Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975

Bài viết của bác Tuổi trẻ 

Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?
Trụ sở Ngân hàng quốc gia (nay là Ngân hàng Nhà nước VN tại TP.HCM) - nơi cất giữ 16 tấn vàng vào tháng 4-1975 - Ảnh: N.C.T.
16 tấn vàng - đó là khoản tài sản dự trữ còn lại của chính quyền Sài Gòn vào tháng 4-1975, trị giá khoảng 120 triệu USD vào lúc đó, tức khoảng 320 triệu USD thời điểm hiện nay.
Có khá nhiều "dị bản" xung quanh câu chuyện 16 tấn vàng suốt hơn 30 năm qua kể từ khi báo chí Sài Gòn đầu tháng 4-1975 đưa tin: tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tìm cách tẩu tán 16 tấn vàng thuộc tài sản quốc gia ra nước ngoài. Đặc biệt, vào đầu năm 2006, Đài BBC đã "xới" lên câu chuyện này bằng một bản tin dẫn từ nguồn tài liệu của Bộ Ngoại giao Anh.
Sự thật ra sao? Tuổi Trẻ lật lại hồ sơ vụ việc này, 31 năm trước...
Từ một bản tin trên BBC
Ngày 29-12-2005, trong chương trình phát thanh Việt ngữ và trên trang web BBC, hãng thông tấn này đã loan một bản tin đáng chú ý về chuyện ra đi của ông Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 4-1975 sau khi từ chức tổng thống VN cộng hòa. Bản tin khá dài nói trên, theo BBC, được trích từ hồ sơ mới công bố của Cục Văn khố quốc gia Anh:
"Chính phủ Anh hôm thứ năm đưa ra các văn bản cho biết về chuyến bay rời khỏi Sài Gòn của cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cách đây hơn 30 năm.
Theo phóng viên BBC Rick Fountain từ Cục Văn khố quốc gia Anh, ông Thiệu được máy bay trực thăng chở tới một tàu chiến của Mỹ, và sau đó ông tới Đài Loan cùng với vợ và phụ tá của mình.
Cuối cùng ông Thiệu bắt đầu cuộc sống mới không phải ở Mỹ như nhiều người tưởng, mà ở London.
Các tường thuật của báo chí nói ông Thiệu đã bỏ trốn với một số lượng vàng lớn lấy đi từ ngân khố quốc gia của chính quyền Nam VN".
Mặc dù trong bản tin này BBC có phỏng vấn một nhân chứng là tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Mỹ), phụ tá đặc biệt của tổng thống Thiệu vào năm 1975, nhưng vẫn không ngăn được làn sóng tranh luận ngay trên trang web BBC và các diễn đàn khác trên mạng. Bởi TS Hưng đã bay sang Mỹ công cán từ giữa tháng 4-1975 và kẹt luôn ở đó, nên ông không phải là nhân chứng trong câu chuyện 16 tấn vàng tại Sài Gòn vào cuối tháng 4-1975 được.
Do vậy, chi tiết về 16 tấn vàng tài sản quốc gia tháng 4-1975 đã dẫn tới cuộc bàn thảo trên mạng xung quanh câu hỏi: có hay không kế hoạch tẩu tán số lượng vàng khá lớn nói trên? Chẳng hạn, một bạn trẻ tên Hưng đã đặt câu hỏi trên trang web BBC: "Từ trước tới nay người ta đều nói ông Thiệu mang theo 18 tấn vàng (chính xác là khoảng 16 tấn) ra nước ngoài. Giờ đây lại có thông tin ông ta không mang theo vàng ra nước ngoài. Vậy số vàng ấy có tồn tại hay không và nếu có thì đã nằm trong tay ai?".
Tin đồn về việc "ông Thiệu cuỗm 16 tấn vàng tài sản quốc gia"ngày càng lan rộng vào thời điểm ấy. Trong khi đó, báo chí Sài Gòn, vì nhiều lý do khác nhau, đã không có thông tin gì rõ ràng, và dân chúng hoàn toàn không biết thực hư câu chuyện đó như thế nào cho đến ngày 30-4-1975.
Trong khi đó, một phụ nữ tên là Nguyễn Thị Mai nhớ lại bản tin 31 năm trước của BBC rằng: "Hồi ông Thiệu đi Đài Loan, BBC tường thuật là có nghe tiếng kim loại lẻng xẻng trong vali, ám chỉ ông Thiệu đã mang 16 tấn vàng trong ngân hàng quốc gia đi...".
Bản tin cuối năm 2005 của BBC do vậy đã gây sự chú ý của nhiều người. Thứ nhất, nó liên quan đến khoản tài sản lớn của quốc gia. Thứ hai, nó khiến nhiều người đặt dấu hỏi về sự chính xác của những "hồ sơ Anh" vừa được giải mật. Vậy chuyện gì đã xảy ra 31 năm trước?
"Lời bác bỏ" gây nghi vấn
Tìm đọc lại những nhật báo Sài Gòn tháng 4-1975, thấy trên mặt báo tràn ngập tin tức chiến sự và di tản. Đột nhiên, nhiều báo ra giữa tháng tư đã đồng loạt đăng một bản tin đáng chú ý về 16 tấn vàng. Như tờ Chính Luận ngày 16-4 đã đăng như sau:
“Phát ngôn viên chính phủ: Hoàn toàn bác bỏ tin 16 tấn vàng.
Sáng nay, được hỏi về vụ có 16 tấn vàng của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và tổng thống Kampuchia Lon Nol chở từ Việt Nam ra ngoại quốc do Hãng AP (Mỹ) loan tin (chi tiết hóa tin của đài BBC loan tải trước đây), phát ngôn viên chính phủ tuyên bố: “Hoàn toàn là tin thất thiệt, đầy ác ý, cố ý bôi lọ”. Phát ngôn viên nhấn mạnh: “Tình trạng loan tin thất thiệt và cố ý bôi lọ của các hãng thông tấn và báo chí ngoại quốc loan đi không phải mới xảy ra mà đã kéo dài từ lâu”.
Lời bác bỏ nói trên dường như xác nhận một điều là vào lúc đó, nhiều hãng tin nước ngoài và các tờ báo lớn có phóng viên thường trú tại Sài Gòn đã cùng đưa tin“tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị mang 16 tấn vàng ra khỏi VN”. Không chỉ BBC, AP mà nhiều tờ báo lớn khác ở Mỹ như Los Angeles Times lúc đó đã đăng tin như sau: “Công ty vận chuyển đường không Balair của Thụy Sĩ vào hôm thứ hai đã xác nhận rằng: họ đã từ chối chở 16 tấn vàng, dường như thuộc quyền sở hữu của tổng thống Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, từ Sài Gòn sang Thụy Sĩ”.
Những thông tin có dẫn nguồn rõ ràng như thế đã tạo ra nhiều nghi vấn, dù nó đã bị chính quyền Sài Gòn lúc đó bác bỏ. Có lẽ giới báo chí quốc tế ngày ấy đã biết sơ qua về một kế hoạch bí mật từ dinh Độc Lập, và kế hoạch bí mật đó dường như đã bị “xì” ra ngoài “Radio Catinat” - tức các quán cà phê Givral, Brodard... (trên đường Đồng Khởi ngày nay), nơi tụ tập thường xuyên của các nhà báo, dân biểu, chính khách Sài Gòn lúc bấy giờ.
Trong khi dư luận còn bán tín bán nghi thì báo Độc Lập ngày 28-4 đã đăng một bản tin về chuyến ra đi bí mật của ông Nguyễn Văn Thiệu với chi tiết như sau: “Theo tin UPI, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm đã đến Đài Bắc bằng phi cơ quân sự Mỹ vào lúc 4 giờ sáng thứ bảy 26-4 với 16 viên chức Việt Nam cộng hòa cùng thân nhân tháp tùng. Tin Reuters ghi nhận liền sau khi đoàn người xuống phi cơ và được đưa vào phòng khách danh dự, một số hàng hơn 10 tấn cũng đã được cất xuống theo”.
... Có quá ít tài liệu trong nước đề cập một cách chính xác và đầy đủ về chuyện này sau năm 1975. Trong một cuốn sách khá nổi tiếng đã được tái bản khá nhiều lần trong hơn 20 năm qua, người ta đọc được một đoạn “có vẻ chắc chắn” như sau:“Thiệu và Khiêm đáp máy bay rời Sài Gòn sang Đài Loan, nơi anh ruột của Thiệu đang còn làm đại sứ (tức ông Nguyễn Văn Kiểu - NV). Thiệu mang theo năm vali chứa đầy đôla. Trước đó, Thiệu đã mướn một chiếc máy bay chở hành khách cỡ lớn của Mỹ, đưa khỏi VN 17 tấn vàng bạc, châu báu, tài sản quí mà gia đình y đã vơ vét được sau hai nhiệm kỳ làm tổng thống”.
Còn trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên mạng Internet, một “sử gia” nào đó đã cung cấp những thông tin “giật gân” hơn nữa: “Martin (đại sứ Mỹ tại Sài Gòn - NV) giúp gia đình Thiệu ra đi, nhưng chỉ cho mang theo đồ vật cá nhân nhỏ. Thế là tay cựu tổng thống và bà vợ phải tính đến cách khác. Mai Anh (vợ Thiệu) đã xoay xở lấy được 16 tấn vàng ra khỏi ngân hàng quốc gia bằng cách ép dọa thuộc cấp. Bà ta cho chuyển phần lớn số vàng thỏi ấy lên một chiếc máy bay thuê của Hãng hàng không Thụy Sĩ. Nhưng các phi công, sau khi khám phá ra đó là vàng, đã hỏi sứ quán Thụy Sĩ và cuối cùng từ chối không chở nữa. Lý Long Thân (chồng em nuôi vợ Thiệu) nhảy vào cứu nguy. Thân ra lệnh chở vàng bằng tàu Trương Tinh đi Pháp, để sau này Thiệu nhận lại ở đó”.
Có khá nhiều “dị bản” như thế xung quanh chuyện ra đi và tẩu tán vàng của ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1975. Trong đó, “dị bản” của BBC là mới nhất và bị phê phán nhiều nhất.

Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật


Ông Thiệu đã từ chức ra sao?
Vào đầu tháng tư, sau khi quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng và hành quân thần tốc về phía Nam, chiếc ghế tổng thống của ông Thiệu đã bắt đầu lung lay.
Lúc đó, người Mỹ, kể cả những người Pháp ở sứ quán Sài Gòn, đang toan tính về một giải pháp thương lượng với Hà Nội. Ông Thiệu trở thành vật cản lớn cho những toan tính đó. Theo hồi ký của nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp, ngày 13-4 trùm CIA tại Sài Gòn Thomas Polgar đã gửi về Washington một bản tường trình có chủ ý: "Nhiều sĩ quan cao cấp và nhân vật chính trị muốn tổng thống Thiệu từ chức để tránh một thất bại quân sự hoàn toàn". Bản tường trình đó có nhắc đến hai từ "đảo chính".
Và tấm bia mộ chính trị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã được tạc vào chiều 17-4 khi đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin quyết định đề nghị với Nhà Trắng một phương án: Thiệu phải ra đi! Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (người sau này đã phỏng vấn Martin nhiều lần tại Mỹ), đại sứ Martin đã gửi mật điện cho ngoại trưởng Kissinger như sau: "Tôi sẽ cho ông Thiệu rõ tôi đã đi đến một kết luận vô tư là nếu ông ta không chịu xuống thì các tướng lĩnh dưới quyền ông ta sẽ bắt buộc ông ta làm điều này. Có một cách rút lui êm đẹp nhất là tự ý ông từ chức…".
Ba ngày sau, đại sứ Martin đến gặp ông Thiệu để nói thẳng điều đó, trong cuộc trò chuyện căng thẳng kéo dài hơn một giờ rưỡi.
... Tối đó (tức ngày 20-4), tổng thống Thiệu quyết định từ chức. Và trưa ngày hôm sau, ông ta triệu tập phó tổng thống Trần Văn Hương và tướng Trần Thiện Khiêm đến dinh Độc Lập, báo cho hai người đó biết ông ta sẽ tuyên bố từ chức tối nay. Thiệu chỉ có một yêu cầu: việc chuyển giao quyền lực được thực hiện theo đúng hiến pháp để tránh lộn xộn...
Tại sao Frank Snepp biết chính xác nội dung cuộc gặp đó và thuật lại như trên trong cuốn Decent Interval (đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Cuộc tháo chạy tán loạn)? Câu trả lời thật đáng kinh ngạc: máy nghe lén của CIA đặt bí mật trong phòng làm việc của tổng thống Thiệu tại dinh Độc Lập đã truyền đi từng lời nói về trụ sở CIA tại Sài Gòn.
Tối 21-4, sau khi tuyến phòng thủ quan trọng nhất của quân đội Sài Gòn là Xuân Lộc đã bị quân giải phóng chọc thủng, ông Nguyễn Văn Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức tổng thống. Trong cuộc diễn thuyết kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, ông ta vừa khóc lóc bảo vệ mình trước lịch sử, vừa lên án gay gắt sự phản bội của chính quyền Mỹ:
... Nếu tôi không nói rằng các ông đã bị cộng sản đánh bại ở VN thì tôi cũng xin thưa rằng các ông cũng không thắng được họ. Nhưng các ông đã tìm được một lối tháo lui trong danh dự. Và bây giờ khi quân đội chúng tôi thiếu súng ống, đạn dược, trực thăng, phi cơ và B52, các ông lại bắt chúng tôi làm một việc như lấp cạn bể Đông, tỉ như các ông cho tôi ba đồng bạc mà bắt chúng tôi lấy vé máy bay hạng nhất, thuê phòng ngủ 30 đồng một ngày, ăn bốn năm miếng bít-tết và uống bảy tám ly rượu vang một ngày. Thật là phi lý !... (trích nguyên văn)
Và trong cuộc diễn thuyết cuối cùng trên tivi đó, ông Thiệu cũng đã chửi thẳng Hoa Kỳ là "một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo".
Ông Thiệu đã ra đi như thế nào?  
Sau khi từ chức tổng thống, ông Thiệu dọn về ở nhà quốc khách trong khu Hải quân (nay là đường Tôn Đức Thắng). Tài sản riêng của gia đình ông đã được chuyển đi trước đó. Dù không còn quyền hành gì, nhưng sự có mặt của ông Thiệu tại Sài Gòn trong những ngày căng thẳng nhốn nháo đó không phải là một điều hay ho đối với nhiều người.
Theo lời kể của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuốn The Palace File (Hồ sơ mật dinh Độc Lập), tân tổng thống Trần Văn Hương đã gọi điện thoại khuyên ông Thiệu nên sớm rời khỏi VN. Ông Hương cũng đề nghị đại sứ Mỹ Martin dàn xếp giùm cho chuyến ra đi của ông Thiệu.
Cùng lúc ấy, ông Nguyễn Văn Kiểu, em ông Thiệu, cũng bay về nước khuyên ông Thiệu sớm ra đi và địa chỉ đến an toàn nhất là Đài Loan (vì ông Kiểu đang làm đại sứ VN cộng hòa tại Đài Loan). Cũng theo tiến sĩ Hưng, để sự ra đi của ông Thiệu được hợp pháp, tổng thống Hương đã ký quyết định cử ông Thiệu làm đặc sứ của VN cộng hòa đi Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch (ông Tưởng Giới Thạch mất ngày 5-4). 
Ngày 25-4, ông Thiệu ra đi lặng lẽ không cờ không trống. Và cũng không có một quan chức người Việt nào tiễn đưa ông cựu tổng thống hết thời. Trớ trêu thay, những người đưa ông ra sân bay lại là các nhân viên CIA Mỹ tại Sài Gòn, trong đó có Frank Snepp. Frank Snepp chính là người lái xe đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất.
Đó là một chuyến ra đi bí mật trong đêm. Nhưng ông Thiệu có mang theo 16 tấn vàng không? Theo lời Frank Snepp thuật lại trong cuốn Decent Interval, vào chiều 25-4, nhóm CIA tại Sài Gòn bất ngờ nhận được lệnh đưa cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra nước ngoài trên một chuyến bay đặc biệt của quân đội Mỹ.
...Khoảng 20g30, bốn người chúng tôi (tức bốn tay nhân viên CIA tại Sài Gòn: Charles Timmes, Thomas Polgar, Joy Kingsley và Frank Snepp - NV) đi ba xe đến bộ tổng tham mưu Nam Việt Nam. Nhà Khiêm nằm trong khu vực này. Chúng tôi không thể không tính đến việc tái diễn cuộc ám sát như đã xảy ra đối với anh em Diệm - Nhu trước đó. Chúng tôi vạch kế hoạch: nếu có những sĩ quan trẻ nào đó trong quân đội Sài Gòn ngăn chúng tôi lại trên đường đi và có ý định bắt, tức thì chúng tôi sẽ nổ súng…
Hơn 21 giờ, đoàn xe CIA dừng trước nhà ông Khiêm, đợi ở đó. Một lát sau, chiếc Mercedes đưa  đến "một người tầm thước, tóc bạc và chải lật ra sau, mặt bôi kem, quần áo chỉnh tề". Đó là ông Nguyễn Văn Thiệu, mà theo Frank Snepp, trông giống một người mặc quần áo quảng cáo trên một tạp chí châu Á hơn là một nguyên thủ quốc gia.
...Ít phút sau, có mấy người lực lưỡng, mỗi người xách một vali nặng đi đến chỗ xe chúng tôi và xếp vali vào.
Tiếp đó Thiệu, Khiêm, Polgar, Timmes cùng một vài nhân vật người Việt (phụ tá và cận vệ) bước nhanh ra khỏi cửa nhà Khiêm rồi chui vào xe. Thiệu ngồi xe tôi, ở ghế đằng sau, giữa Timmes và một người Việt. Timmes khuyên ông Thiệu: tổng thống ngồi thấp xuống để được yên ổn!
Đoàn xe lao nhanh về phía sân bay Tân Sơn Nhất. Trên đường băng, một chiếc máy bay bốn động cơ C118 của không quân Mỹ đang đậu ở đấy. Đại sứ Mỹ Martin và các tay súng thủy quân lục chiến Mỹ mặc thường phục đã có mặt ở đó từ lâu. Ông Thiệu và ông Khiêm rời xe, lặng lẽ lên máy bay. Những nhân viên tùy tùng theo sau, tay xách vali…
Như vậy, theo Frank Snepp, chuyến bay đặc biệt đêm 25-4 chở ông Thiệu qua Đài Loan không mang theo 16 tấn vàng. Bởi không thể nào nhét số lượng vàng thỏi khổng lồ ấy vào mấy chiếc vali xách tay được. Còn trước đó một ngày, bà Mai Anh, vợ ông Thiệu, cũng đã bay sang Bangkok (Thái Lan) trên một chuyến bay thương mại bình thường.
BÙI THANH
Vậy 16 tấn vàng ở đâu? Hay chuyện tẩu tán tài sản quốc gia vào thời điểm Sài Gòn lộn xộn đó chỉ là tin vịt trên báo chí?
Không, đó là một kế hoạch có thật, được vạch ra bí mật tại dinh Độc Lập từ đầu tháng 4-1975. Kế hoạch đó được vạch ra nhằm tìm kiếm một chút ánh sáng cuối đường hầm.

Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm

Từ phải sang: Tổng thống Gerald Ford, phó tổng thống Nelson Rockefeller và ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Một không khí căng thẳng bao trùm Nhà Trắng vào những ngày cuối tháng 4-1975 trước những tin tức liên quan đến VN. Ảnh tư liệu
“Nắm lấy bất cứ cái phao nào...”
Ngày 25-3-1975, ông vua Faisal của Saudi Arabia bị cháu mình ám sát chết.
Nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc ấy đã đưa chi tiết chuyện này ở mục thời sự quốc tế, như một “breaking news” (tin nóng) ở xứ người. Chỉ vậy thôi.
Trong khi đó, lật lại những chồng báo cũ tháng ba, tháng tư năm ấy, người ta thấy mục quảng cáo rao vặt “bán nhà ở Sài Gòn” tăng vọt, đồng thời xuất hiện một mục mới chiếm nhiều diện tích trên các nhật báo: “Tìm người thân mất tích” trong các đợt di tản từ miền Trung vào Sài Gòn.
Nhưng cái chết của vua Faisal lại làm choáng váng tổng thống VN cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu và các cộng sự ở dinh Độc Lập!
Vì sao vậy? Vì nó liên quan đến những cam kết bí mật về tài chính của ông vua xứ dầu lửa này với chính quyền Sài Gòn. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tổng trưởng kế hoạch VN cộng hòa lúc ấy, đã nói về sự cam kết đó rằng: “Khi sắp chết đuối, ta nắm lấy bất cứ cái phao nào nổi!”.
Có nghĩa là chính quyền Sài Gòn lúc đó đang “sắp chết đuối” về mặt tài chính. Các tài liệu lưu trữ cho biết rằng cái túi viện trợ khổng lồ của Mỹ ngày càng xẹp đi nhanh chóng và sắp sửa trống rỗng. Để làm đầy lại cái túi đó, ông Thiệu trông chờ vào những cái phao.
Và một cái phao có thể nổi như dầu là vua Faisal. Cuốn Hồ sơ mật dinh Độc Lập của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter viết: Đầu năm 1975 vua Faisal đã bí mật đồng ý trên nguyên tắc cho chính quyền Sài Gòn vay dài hạn mấy trăm triệu USD với lãi suất thấp.
Số tiền này được dùng để vực dậy nền kinh tế và mua thêm nhiên liệu, đạn dược cho quân đội Sài Gòn. Một cách thức khác cũng được thỏa thuận với Faisal: Saudi Arabia sẽ đứng ra bảo đảm cho VN cộng hòa vay viện trợ quân sự của Mỹ để mua thêm súng đạn từ Mỹ (cho tương thích với vũ khí Mỹ đã đổ vào miền Nam trước đó).
Đùng một cái, vua Faisal bị ám sát chết. Kế hoạch đó đã bị phá sản ngay khi bắt đầu thực thi.
Nhưng thật ra cái phao lớn nhất mà ông Thiệu cố vói tới lúc đó chính là Quốc hội Mỹ. Trong những ngày hấp hối của chế độ VN cộng hòa tháng 4-1975, ông Thiệu đã tiếp đón tham mưu trưởng lục quân Mỹ Frederick C. Weyand tại Sài Gòn. Vị tướng Mỹ cùng êkip sang VN để tìm biện pháp khẩn cấp cứu lấy chính quyền VN cộng hòa.
Theo nhân viên chiến lược CIA Frank Snepp trong cuốn Decent interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), trong cuộc gặp với tướng Weyand, ông Thiệu đã đề nghị Mỹ tăng viện trợ quân sự khẩn cấp để chặn bước tiến của quân giải phóng. Ngoài ra, ông Thiệu còn có thêm một yêu cầu đáng sợ: cho máy bay B-52 của quân đội Mỹ ném bom rải thảm để bảo vệ Sài Gòn.
Sau đó, tướng Weyand bay về California tường trình với tổng thống Gerald Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger: phải viện trợ quân sự khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn 722 triệu USD.
... Ngày 10-4 giờ Washington, tổng thống Ford đọc bài diễn văn quan trọng trước quốc hội về tình hình VN và Campuchia. Ông ta yêu cầu quốc hội chấp thuận ngân khoản 722 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho VN cộng hòa và còn ấn định hạn chót để quốc hội đưa ra quyết định là 19-4-1975. “Đúng như dự đoán của đại sứ VNCH Trần Kim Phượng trong bức điện đánh về cho ông Thiệu: thỉnh cầu một ngân khoản lớn như thế chắc chắn sẽ “gây ra kinh hoàng và la ó tại Quốc hội Mỹ” - tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại như thế trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập.
Còn thượng nghị sĩ Mỹ Jackson đã tuyên bố thẳng thừng về yêu cầu của tổng thống Ford trên tờ New York Times ngày 12-4: “Yêu cầu đó chết rồi! Không một ai trong phe mà tôi biết lại ủng hộ nó”.
  ... Ở đây xin mở ngoặc nói thêm một chút về những giếng dầu đầu tiên. Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở miền Nam bắt đầu từ năm 1973. Rất nhiều hãng dầu quốc tế nhảy vào. Chỉ qua hai vòng đấu thầu năm đó, chính phủ VN cộng hòa đã thu được 17 triệu USD và đến năm 1974, số tiền thu được lên đến 30 triệu USD. Việc phát hiện mỏ dầu ở vùng biển VN đã làm nức lòng bao người VN (nhưng ngay sau đó, vào tháng 1-1974, Trung Quốc đã đưa hải quân tấn công quân đội Sài Gòn và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa cho tới nay). Ngày 17-8-1974, Hãng Pecten khoan trúng dầu ở lô 08-LTD, đặt tên là Hồng-X, rồi giếng thứ hai là Dừa 1-X. Tới tháng 10-1974, Hãng Mobil khoan mỏ Bạch Hổ 1. Hãng Marathon và Union Texas quyết định khoan dầu vào cuối năm 1974, còn Hãng Esso và Sunningdale dự định bắt tay vào tháng 4-1975...
Thế chấp cả mỏ dầu và vàng dự trữ
Thế là xong, cái phao của chú Sam đã tự xì trước khi ông Thiệu với tới nó.
Nhưng còn nước còn tát. Ngay sau khi được tin vua Faisal bị ám sát chết, tổng thống Thiệu đã chỉ thị cho ngoại trưởng Vương Văn Bắc bay sang Saudi Arabia. Trong cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy xuất bản ở Mỹ năm 2005, TS Nguyễn Tiến Hưng cho biết mục đích chuyến đi của ngoại trưởng Bắc là xin quốc vương Haled (vừa kế vị vua Faisal) tiếp tục đồng ý cho VN cộng hòa vay tiền như phụ vương của ông ta đã hứa trước khi bị hạ sát.
Trong bức điện gửi về cho ông Thiệu ngày 14-4, ông Bắc thông báo là đã “nhận được những bảo đảm vững chắc từ phía quốc vương mới và thủ tướng Saudi Arabia”. “Tôi hi vọng là quyết định về khoản tiền và phương thức của viện trợ sẽ được Chính phủ Saudi Arabia cứu xét sớm” - ngoại trưởng Bắc lạc quan như vậy.
Cũng theo TS Nguyễn Tiến Hưng, ông Thiệu biết rõ rằng việc thương thuyết vay tiền của Saudi Arabia phải mất ít nhất ba bốn tháng, trong khi “số mạng” của VN cộng hòa lúc đó đang được tính từng ngày một. Do đó, tổng thống Thiệu bèn tính tới một nước cờ khác: bắt tay vào kế hoạch vay nợ của Mỹ, với số vay khổng lồ - 3 tỉ USD. Cần nói rõ đây là vay, chứ không phải xin viện trợ Mỹ như trước đó.
TS Nguyễn Tiến Hưng nhớ lại:
“... Ngày 14-4-1975, ông Thiệu bảo tôi thảo gấp một lá thư cho tổng thống Ford đề nghị vay 3 tỉ USD trong ba năm, chia ra mỗi năm 1 tỉ USD. Theo kế hoạch, nếu tại Washington tôi dò xét thấy có triển vọng về khoản vay đó thì đánh điện về ngay để ông Thiệu ký thư và trao cho đại sứ Mỹ Martin”.
Ngày hôm sau, 15-4-1975, tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng bay sang Mỹ để cùng ngoại trưởng Vương Văn Bắc xúc tiến “lobby” (vận động hành lang) vụ vay 3 tỉ USD nói trên. Ông Hưng đã mang theo lá thư của ông Thiệu gửi tổng thống Ford, trong đó có đoạn: “Tôi trân trọng thỉnh cầu ngài kêu gọi quốc hội cho VN cộng hòa vay dài hạn 3 tỉ USD, chia làm ba năm, lãi suất do quốc hội ấn định, và xin triển hạn 10 năm trước khi trả vốn và lời. Tài nguyên dầu hỏa và canh nông của VN cộng hòa sẽ dùng làm tiền thế chân cho món nợ này”.
Tài nguyên canh nông nói trên chính là tiềm năng xuất khẩu gạo của miền Nam. Còn tài nguyên dầu hỏa? Đó là mỏ dầu có trữ lượng lớn vừa phát hiện ở thềm lục địa VN.
Tuy nhiên, ngoài tiềm năng dầu lửa và xuất khẩu gạo, trong cuốn Khi đồng minh tháo chạy, TS Nguyễn Tiến Hưng đã khẳng định thêm hai khoản thế chân khác được đưa ra khi mặc cả với người Mỹ.
Đó là số tiền mấy trăm triệu USD mà quốc vương Haled hứa cho vay. Còn khoản thế chân cuối cùng chính là 16 tấn vàng dự trữ đang nằm trong hầm của Ngân hàng Quốc gia ở bến Chương Dương.

Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống

Tổng thống Trần Văn Hương (giữa) ngày 27-4-1975 - một ngày trước khi trao quyền cho ông Dương Văn Minh - Ảnh tư liệu
Mục đích của nó là để khối tài sản khổng lồ đó không lọt vào tay Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam? Không hẳn như thế.
Thụy Sĩ hay New York?
Dinh Độc Lập, ngày 1-4-1975. Một không khí nặng nề và căng thẳng bao trùm cuộc họp của các nhân vật chóp bu chính quyền Sài Gòn trước tin tức nghiêm trọng về việc quân giải phóng đã tiến vào giải phóng Đà Nẵng.
Tự thuật trong cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File), tổng trưởng kế hoạch Nguyễn Tiến Hưng cho biết trong cuộc họp đó tướng Cao Văn Viên đã đề nghị dùng hỏa lực mạnh, vũ khí hạng nặng để ngăn bước tiến của "Việt Cộng".
Nhưng trong tình hình tài chính cạn kiệt lúc đó, ông Hưng đã đề nghị "dùng số dự trữ của Ngân hàng quốc gia, bằng vàng hay ngoại tệ, để mua thêm đạn dược" cho quân đội Sài Gòn. Không ai thảo luận tiếp.
Sang hôm sau, 2-4, nội các nhóm họp. Ông Nguyễn Tiến Hưng lại nêu tiếp việc di chuyển và sử dụng số vàng dự trữ vào "nỗ lực phòng thủ cuối cùng".
Ông ta cũng trình bày với nội các về thông lệ của các quốc gia trên thế giới thường ký thác dự trữ vàng tại Ngân hàng Thanh toán quốc tế ở Thụy Sĩ hoặc Ngân hàng Dự trữ liên bang tại New York. Nội các đã đi đến quyết định chuyển vàng một cách bí mật ra nước ngoài. Nơi đến là Thụy Sĩ - Ngân hàng Bank of International Settlement.
Thống đốc Ngân hàng quốc gia lúc đó là ông Lê Quang Uyển đã được lệnh thi hành nhiệm vụ bí mật này và không cho người Mỹ biết. Ông Uyển lập tức liên lạc với các hãng hàng không TWA, Pan Am và Hãng bảo hiểm Lloyd's ở London (Anh).
Nhưng thật không ngờ, kế hoạch tuyệt mật đó ngay lập tức đã lọt ra "radio catinat" và đến tai các phóng viên nước ngoài thường trú tại Sài Gòn. Và từ ngày 5-4, một số tờ báo nước ngoài đã bắt đầu đăng tải những bản tin sốt dẻo đó, với sự ám chỉ về một âm mưu chiếm đoạt của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Ai đã "xì" tin đó ra ngoài? Không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn là phòng làm việc của ông Thiệu ở dinh Độc Lập đã bị cài rất nhiều "rệp" nghe lén. Nhưng CIA có can dự vào vụ nghe lén và làm lộ kế hoạch bí mật này?
Trong cuốn Decent Interval (Cuộc tháo chạy tán loạn), nhân viên CIA tại Sài Gòn Frank Snepp đã tiết lộ: "Trước khi 16 tấn vàng được chuyển đi Thụy Sĩ, có một người đã báo tin cho sứ quán Mỹ biết. Một cộng tác viên của đại sứ Martin cho là không thể tin được ông Thiệu nên đã tố cáo với giới báo chí".
Nhưng cũng có tài liệu cho rằng chính những người chống đối lại việc đưa 16 tấn vàng tài sản quốc gia ra nước ngoài đã bắn tin cho giới báo chí. Như vậy, tin tức về việc chuyển vàng đi Thụy Sĩ mà báo chí loan tin lúc đó là sự thật, mặc dù chính quyền Sài Gòn đã liên tục bác bỏ.
Kế hoạch chuyển vàng đi Thụy Sĩ vì thế đã bị vỡ. Các hãng hàng không và bảo hiểm quốc tế từ chối phi vụ này vì sợ báo chí công kích.
Cuối cùng, dù không muốn, dinh Độc Lập vẫn buộc phải nhờ cậy đến người Mỹ. Theo Frank Snepp, đại sứ Mỹ Martin đã đề nghị ông Thiệu chuyển số vàng đó sang Mỹ. Ông Thiệu đồng ý.
Ngày 16-4, đại sứ Martin đã điện về Washington xin một chuyến bay quân sự đặc biệt được bảo hiểm để chở số vàng đó đi New York. Nhưng không quân Mỹ và Ngân hàng dự trữ liên bang New York đã không dễ dàng tìm được hợp đồng bảo hiểm cho một khối tài sản lớn như thế từ một nước đang có chiến tranh. Cuối cùng thì Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dàn xếp xong vấn đề bảo hiểm.
Cái gì của Việt Nam phải để lại Việt Nam!
Ngày 25-4-1975, một chiếc máy bay quân sự từ căn cứ Clark (Philippines) đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất và sẵn sàng bốc 16 tấn vàng ra khỏi VN "trước 7 giờ sáng 27-4".
Nhưng tình thế đã đổi thay: lúc chiếc máy bay đó đáp xuống Tân Sơn Nhất, ông Thiệu đã từ chức tổng thống và ông Trần Văn Hương lên nắm quyền. Những người có thẩm quyền lúc đó đã không chịu làm theo ý ông Thiệu nữa! Các tài liệu lưu trữ nhắc nhiều đến cái tên Nguyễn Văn Hảo - phó thủ tướng đặc trách sản xuất kiêm tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ.
Ông Nguyễn Văn Hảo lúc đó là người giữ liên lạc giữa chính quyền Sài Gòn và sứ quán Mỹ, hoàn toàn không muốn chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN.
Trong Hồ sơ mật dinh Độc Lập, TS Nguyễn Tiến Hưng mô tả như sau: Hảo vào gặp tổng thống Trần Văn Hương và dọa rằng: "Nếu tổng thống cho phép chuyển số vàng ấy ra ngoại quốc thì trong trường hợp tướng Minh (tức ông Dương Văn Minh) lên thay, tổng thống sẽ bị lên án là phản quốc!".
Ông Hương hoảng sợ và đồng ý phải giữ vàng lại. Ngay sau đó, Hảo điện cho cố vấn kinh tế đại sứ quán Mỹ Denny Ellerman, nói rằng: tổng thống Trần Văn Hương đã quyết định không chuyển vàng ra khỏi VN!...
Đại sứ Martin bất ngờ trước tin này. Theo hồi ký của Frank Snepp, đại sứ Martin đã yêu cầu máy bay tiếp tục nằm chờ ở Tân Sơn Nhất, đồng thời cố thuyết phục ông Hương hủy bỏ lệnh ấy. Không có kết quả.
Thậm chí trong một cuộc họp, ông Hương còn nói: "Cái gì của VN phải để lại VN!". Martin xoay qua tác động ông Nguyễn Văn Hảo nhưng cũng không thành công. "Hảo đã không muốn chuyển vàng đi, có thế thôi. Ông ta đã tưởng tượng là có thể sống chung được với những người cộng sản", Martin sau này kể lại.
Quả thật lúc ấy đại sứ Mỹ Martin rất điên khi không lấy được 16 tấn vàng chở qua Mỹ. Đến mức, trong cuộc trả lời phỏng vấn TS Nguyễn Tiến Hưng ngày 27-3-1985, Martin thú nhận một điều điên rồ: "Vào lúc chót, tôi (tức Martin - NV) có nghĩ đến việc liên lạc với người bạn cũ ở Thái Lan là tư lệnh không quân Dhawee Chulasapaya. Sau đó, kêu gọi thêm một số thủy quân lục chiến Thái Lan bay qua Sài Gòn để giải phóng số vàng, mang nó đi. Nhưng chỉ nghĩ thế thôi… Vàng vẫn còn lại ở đó".
Vàng còn ở đó là ở đâu, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn? Theo TS Nguyễn Tiến Hưng, 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn ở ngân hàng. Còn theo Frank Snepp, "16 tấn vàng nằm trong khoang một chiếc máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc quân của tướng Dũng (tức đại tướng Văn Tiến Dũng - NV) tràn vào Sài Gòn".
BÙI THANH
Cả hai đều không chính xác. Vàng không đóng thùng gì cả và cũng không nằm ở sân bay Tân Sơn Nhất. Vậy nó ở đâu? Những nhân chứng của ngày 30-4 sẽ trả lời câu hỏi này trong số báo tới.
Ngày 27-1-1976, cựu đại sứ Martin đã giải trình về chuyện 16 tấn vàng trước Quốc hội Mỹ như sau:
"...Những sắp xếp tạm thời đã được thực hiện để chuyển số vàng dự trữ của VN cộng hòa sang Ngân hàng Bank of International Settlement (BIS) ở Basel bên Thụy Sĩ nhằm có thể làm thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược tại châu Âu. Khi tin này lộ ra thì không có cách nào chở vàng đi bằng đường hàng không thương mại được nữa.
Bởi vậy đã có những sắp xếp tiếp theo để chuyển nó sang tài khoản (của VN cộng hòa - NV) tại Ngân hàng Dự trữ liên bang New York (Federal Reserve Bank of New York).
Chẳng may, đang khi có sự chậm trễ về phía Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm nguồn bảo hiểm (cho việc chuyên chở số vàng) thì tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra đi. Ông phó thủ tướng (Nguyễn Văn Hảo) và tổng trưởng tài chính đã không xin được phép của tân tổng thống (Trần Văn Hương) để chuyển số vàng này đi...".
(Nguồn: Khi đồng minh tháo chạy, Nguyễn Tiến Hưng)

Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng

Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30-4-1975.
Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.
Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.
Phải nói đó là những ngày rất thảnh thơi đối với tất cả anh em chúng tôi, hầu hết ở độ tuổi trên dưới ba mươi. Chúng tôi vui vẻ, yên tâm. Thái độ của các anh cán bộ trong Ban Quân quản rất lịch sự, đúng mực nhưng khá xa cách. Vào thời điểm đó, nhiều người trong chúng tôi chưa nghĩ đến tương lai như thế nào. Mong muốn của tôi cũng như những người khác vào lúc đó là an ninh trật tự sẽ được vãn hồi, mỗi người sẽ có một vị trí làm việc trong chế độ mới và tiếp tục đóng góp theo khả năng của mình cho xứ sở.
Cuối tháng 5-1975, chúng tôi được lệnh trình diện tập trung đi học tập cải tạo tại Trường nữ trung học Gia Long (bây giờ là Trường Nguyễn Thị Minh Khai). Nhóm viên chức Ngân hàng Quốc gia được xếp vào mấy tổ, tôi thuộc tổ 32. Trong ba ngày tập trung tại Trường Gia Long, chúng tôi được phục vụ ăn uống khá chu đáo. Chiều ngày thứ ba, sau khi dùng cơm chiều xong, vào khoảng 6 giờ, loa phóng thanh đọc danh sách những người phải thu dọn đồ đạc và tập trung tại sân cờ nghe lệnh. Tên tôi có trong danh sách đó.
Lúc đó tôi cảm thấy rất lo lắng, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra, nhất là khi thấy danh sách người được gọi tên chiếm không đến 10% sĩ số. Nhưng khi đến tập trung tại sân cờ, tôi cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe ban chỉ huy trại thông báo là do số người trình diện quá đông nên một số được cho về nhà vào tối đó, hôm sau đến để nhận giấy tờ tùy thân và trình diện cơ quan đang công tác, chờ lệnh tập trung mới. Bảy giờ sáng hôm sau, tôi quay trở lại Trường Gia Long, thấy ngôi trường vắng lặng như tờ.
Như vậy là trong đêm trước mọi người đã di chuyển. Một lần nữa số mệnh đã cho tôi ở lại. Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh.
Sau này, vào cuối tháng tám, khi có lệnh gọi tập trung lần thứ hai cho những người được trả về đợt trước, tôi có đến gặp và hỏi ý kiến anh Ba Sáng, cán bộ Ban Quân quản. Sau khi tham khảo ý kiến Ban Quân quản, anh thông báo cho tôi biết trường hợp của tôi đã được Ban Quân quản xem xét, tôi được bố trí tham gia chiến dịch đổi tiền Sài Gòn cũ và cải tạo tư sản nên không phải đi trình diện học tập tập trung.
Lần kiểm kê cuối cùng
Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.
Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.
Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.
Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.
Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.
Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.
Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.
Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.
Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam. Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.
Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.       
Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia.
HÙYNH BỬU SƠN
Bảng kê thoi vàng đựng trong các tủ sắt

Hầm số 3
Hầm số 6
Tủ số 40:  80 thoi
Tủ số 41:  80 thoi
Tủ số 42:  80 thoi
Tủ số 43:  80 thoi
Tủ số 44:  80 thoi
Tủ số 45:  80 thoi
Tủ số 46:  80 thoi
Tủ số 47:  73 thoi
Tủ số 202:  35 thoi
Tủ số 203:  80 thoi
Tủ số 204:  80 thoi
Tủ số 205:  80 thoi
Tủ số 206:  79 thoi
Tủ số 207:  89 thoi
Tủ số 215:  88 thoi
Tủ số 216:  70 thoi
633 thoi
601 thoi

 Tổng cộng: 1.234 thoi vàng
(Nguồn: Nha Phát hành, tháng 4-1975)

NGUYỄN LÂN THẮNG “CON RẬN” CẮN NÁT BẢNG VÀNG GIA PHONG

Bùi TÍn

NVM FB – Sau khi NVM viết bài “Điều trần một phía, làm sao khách quan” phê phán Nguyễn Lân Thắng cùng một nhóm “cá nóc gơ” tự xưng “nhà báo độc lập” được đám rận cờ vàng câu kéo sang Mỹ sủa bậy nói xấu Tổ quốc, Nguyễn Lân Thắng đã có bài viết tiếp tục xuyên tạc về NVM. Lẽ ra, theo quan điểm “chó cứ sủa đoàn người cứ đi”, NVM sẽ không thèm chấp luận điệu ba xu của những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Thuỳ Trang đang công kích mình. Nhưng để rộng đường dư luận, NVM cũng có vài điều nói rõ như sau:
1/ Việc Thắng bịa đặt “nhưng chúng ta chưa hề thấy Nguyễn Văn Minh một lần nào viết bài bênh vực cho chính những người bộ đội phục viên hay thanh niên xung phong bị cưỡng chế đất…” là hết sức hồ đồ. Trên thực tế, NVM hoàn toàn không phải là cây bút chuyên nghiệp viết về chính luận hay chống Diễn biến hoà bình như Thắng và các nhà rận chủ vẫn rêu rao mà chỉ thi thoảng tham gia viết, còn công việc chính, vẫn là thường xuyên viết tin bài nhiều mặt về kinh tế - xã hội, trong đó có việc bảo vệ những người dân bị oan sai, có tới hàng trăm bài báo như thế trong mấy năm qua.
2/ NVM là sĩ quan QĐND Việt Nam làm việc và được đề bạt quân hàm đúng niên hạn, không hề có chuyện “cơ hội chính trị”, chỉ trong 3 năm nhảy từ đại uý lên trung tá như Thắng suy diễn. Cũng như Nguyễn Hùng BBC từng viết bài xuyên tạc NVM, Nguyễn Lân Thắng đã tỏ rõ sự nghiệp dư, không phải là nhà báo khi hồ đồ, không tìm hiểu kỹ đã suy diễn tùm lum như vậy
3/ Những sự việc nhà báo bị xâm hại, cản trở khi tác nghiệp ở VN là có, cũng như ở bất cứ quốc gia nào nhưng chỉ là số ít và những người vi phạm đều đã bị xử lý nghiêm. Những nhà báo như Ngọc Năm, Thế Dũng, Phi Long…đều là những đồng nghiệp đang tác nghiệp chung địa hạt với NVM, không thấy họ bức xúc gì cả khi đã được bảo vệ theo đúng pháp luật, đâu cần những kẻ “đó rách ngáng…nước mát tưới ruộng” như Lân Thắng kêu quyền lợi giùm họ. Không thể viện dẫn những trường hợp như thế để nói VN không có tự do báo chí.
4/ Điều nữa, con chim có tổ, con người có cội nguồn, Nguyễn Lân Thắng hãy biết sám hối, quay đầu là bờ vẫn còn kịp, Đừng là con rận cắn nát bảng vàng gia phong của gia đình, dòng họ như một bạn đọc trên mạng đã từng viết về Thắng, xin trích lại để mọi người cùng suy ngẫm: 
Nguyễn Lân Thắng – người đã bị tạm giữ vì được cho là hành động của y phá hoại Đảng Cộng sản Việt Nam, vừa được thả ra, có một thân thế mà rất nhiều người mong muốn. Sinh ra và lớn lên trong họ tộc Nguyễn Lân, hiếm có gia đình nào có đến 8 người con đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ như gia đình cố giáo sư – nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân. Đáng lẽ ra, Nguyễn Lân Thắng nên có ý thức, có tư tưởng chính trị vững vàng như ông, như bác, như cha, như anh, chị của mình còn đằng này, Thắng lại có chuỗi hành động phá hoại đất nước, cổ súy, kêu gọi chống Đảng Cộng sản Việt Nam – nơi mà gia đình ông đã dành nhiều tâm huyết xây dựng đóng góp. “Một con rận” cắn nát bằng khen danh giá của gia đình, Thắng có thấy thẹn? Hành động lố bịch của Thắng cũng như vết ố sẽ còn mãi, khó mà tẩy sạch khi mà tư tưởng của Thắng bây giờ chỉ có một, đó là “Chống…” mà thôi?
Nguyễn Lân Thắng là cháu nội của cố Giáo sư Nguyễn Lân – người Thầy về tâm lý giáo dục và có công rất lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam; Là con của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng, giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Là cháu của Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, Giám đốc Trung tâm vi sinh vật học ứng dụng, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, XI, XII, giảng viên khoa Sinh học trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là gia đình danh giá, bởi tất cả những người bác, cô, chú ruột của Nguyễn Lân Thắng đều là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ. Nhưng điều thất vọng nhất có lẽ là trong gia đình tài hoa, đức cao vọng trọng này lại có một đứa cháu trịnh thượng mang tên Nguyễn Lân Thắng.
Trong dòng họ nhà “Nguyễn Lân” từ con ruột đến con rể; con dâu; đến cháu của cố Giáo sư Nguyễn Lân đều có chỗ đứng vững chãi trong xã hội, cống hiến hết lòng cho đất nước. Vợ của giáo sư – tiến sĩ – nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất là phó giáo sư – nghệ sĩ công huân Liên bang Nga Svetlana Kurbetova; chồng của tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh là giáo sư Bùi Thế Kỳ, sinh thời là chuyên gia đầu ngành về tim mạch ở Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô. Vợ của giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng là đại tá – phó giáo sư – tiến sĩ – thầy thuốc nhân dân Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (bà Hiếu là con của cố giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946 đến năm 1975). Các con dâu nhà Nguyễn Lân phần lớn là giáo viên, bác sĩ…
Truyền thống hiếu học của gia đình lan tỏa sang thế hệ thứ ba. Đại tá Bùi Ngọc Quang, người con cả của tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh, hiện là Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin – Bộ Quốc phòng; tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, con trai của giáo sư Nguyễn Lân Dũng, nay là chuyên gia tim mạch có tên tuổi, giữ chức Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; Em gái tiến sĩ Hiếu, chị Nguyễn Kim Nữ Thảo, hiện đang làm luận án tiến sĩ ở Mỹ. Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (con trai của giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng) là một nhà điểu học có triển vọng, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Khoa Sinh học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài ra, còn có tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lưu Ly (con gái của phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Lân Trung), tiến sĩ Bùi Ngọc Minh (con trai của tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh)… Tất cả đều có học vị, có trình độ hiểu biết hẳn hoi và hành động luôn hết lòng cống hiến thật sự cho đất nước, còn Nguyễn Lân Thắng thì đi ngược lại truyền thống mà ông cha đã mở lối…
Hành động ngông cuồng, của Nguyễn Lân Thắng khi ngang nhiên xông vào cơ quan chức năng, chụp hình vu khống Công an trại Lộc Hà đánh người rồi cho người tung ảnh trên mạng; sau đó lại thách thức đố ai bắt được tôi: “Nói luôn cho vuông nhá, hơn 100 thằng áo xanh đủ loại từ hình sự, phòng chống ma túy, cảnh sát cơ động của thành Vinh đạp cửa xông vào vồ 3 thằng bọn tớ còn chả làm được các đếch gì… nữa là cái loại trung cấp cảnh sát, trung cấp an ninh chưa tốt nghiệp như các bạn nhá” thật không khác nào ném bùn vào mặt gia đình của mình. Một gia đình danh giá, đức cao trọng vọng thế kia không biết đã tạo ra oan nghiệt gì để bây giờ lại chịu cảnh trớ trêu, mang tai mang tiếng? Tiếc cho ông, tiếc cho cái lý lịch sạch, cái lý lịch mà nghìn người ao ước mà ông có được giờ không còn ý nghĩa gì đối với Nguyễn Lân Thắng. Tiếc cho một con người “rận chủ” đã đi lầm đường, lạc lối, chống lại tất cả thành viên, dòng họ nhà “Nguyễn Lân”…!
Có lẽ, giờ đây thân phụ Nguyễn Lân Thắng (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng) rất buồn và thấy có lỗi với dòng họ tổ tiên, nhất là với cha mình, cố Giáo sư Nguyễn Lân. Bởi, thân làm cha sinh ra con mà không dạy được con, để cho con làm xằng, làm bậy, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của gia đình thì đau khổ vì sự bất lực của mình. Người ta nói, “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” nên dù có muốn, một khi con đã sinh tật, sinh dã tâm thì khó lòng dạy con thành người tốt, khó dìu con đi về với chính đạo. Có lẽ Nguyễn Lân Thắng không biết rằng, cái hành động động tày trời của mình ngày hôm nay như là con dao đâm thấu tim thân phụ của mình và vết thương đó sẽ không bao giờ lành, trở thành vết sẹo đeo đẳng đeo theo ông, ám ảnh ông đến suốt cuộc đời”.
Tái bút: Khuyến mại thắng mấy tấm hình Bùi Tín - người giỏi, tài hoa gấp hàng nhìn lần thắng mà còn phải đi thái bánh phở ở Paris khi trót lội dòng nước ngược, một tấm gương tày liếp cho Thắng!


Chống cộng cực đoan và LÝ LẼ CỦA PHƯỜNG TRỘM CƯỚP


Các bạn CC thường thích lấy một vài tấm hình chụp một góc cạnh hào nhoáng nhưng nhỏ hẹp nào đó của SG dưới thời Mỹ ngụy rồi phán một câu đại loại như 'SG (hay miền Nam) giàu nên không cần giải phóng.'

Nếu bạn để ý thì 'lý lẽ' như kiểu đó không nằm trong bất cứ một sách vở đứng đắn của một tác giả đứng đắn nào ở Việt Nam hay trên thế giới!

Vì nói chuyện ngang ngược kiểu đó chỉ là lý lẽ của phường trộm cắp cướp giật hay của con nít ba tuổi không biết gì cứ lấy đồ của người ta chơi đại rồi khóc không chịu trả!

Chúng ta nói chuyện người lớn và lương thiện thì phải có đầu đuôi chứ không thể bắt ngay giữa muốn nói gì thì nói.

SG hay miền Nam là tài sản chung của tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Tài sản này bị Pháp chọn cướp đoạt đầu tiên vì sự giàu có và dễ dàng bị đánh chiếm của nó. Khoảng 25 năm sau đó, Pháp mới chiếm hết phần còn lại của Việt Nam. Vì vậy Pháp đã sớm xây dựng cơ ngơi thuộc địa của mình ở đây khá tươm tất nhưng cũng chẳng đáng là gì so với nguồn lợi tài nguyên mà Pháp cướp được từ miền Nam trù phú.

Ngụy chẳng làm gì để SG có cái bộ mặt như thế cả!

Sau khi Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ và phải rút về nước trả lại tài sản này thì chỉ có chính quyền hợp pháp của Việt Nam mới có quyền quản lý nó. Pháp thua Việt Minh nên chính phủ Việt Minh, được đại đa số nhân dân ở cả ba miền ủng hộ, mới có quyền quản lý tài sản này.

Bạn nào thắc mắc hỏi tại sao biết Việt Minh được đại đa số nhân dân Việt Nam ủng hộ thì mời bạn hỏi Tổng thống Mỹ Eisenhower cho nó khách quan nhé:https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/ddeho.htm

Vì biết chắc nếu tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ thắng với sự ủng hộ của 80% quần chúng nên Mỹ đã quyết định cướp phần tài sản này và dựng lên chính quyền ngụy để cố hợp thức hóa chủ quyền tài sản ăn cướp.

Mục tiêu của Việt Minh đánh Pháp không phải là để lấy lại một nửa Việt Nam mà là toàn bộ. Việt Minh đã không chọn đánh luôn để kiểm soát toàn bộ lãnh thổ mà đã chịu tiến hành bầu cử để thống nhất trong hòa bình thì đó đã là thiện chí lớn. Mỹ đã lợi dụng thiện chí hòa bình này nhảy vào, chà đạp lên nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, cướp không và dựng lên một chính quyền ngụy để hợp thức hóa của ăn cướp thì đó mới là muốn chiến tranh. Giựt đồ của người ta mà người ta giựt lại thì lại la làng là bị giựt đồ! Vừa ăn cướp vừa la làng là sở thích của đế quốc Mỹ.

Mỹ đã sơn phết tô điểm thêm một ít cho SG nhưng về căn bản nó vẫn là một thành phố với đại đa số công trình có từ thời Pháp thuộc và bản chất vẫn là của ăn cướp! SG là tổng hành dinh của quân xâm lược Mỹ cho nên nhà lầu xe hơi mà bạn thấy cũng chỉ là tài sản của chỉ huy Mỹ ngụy và tầng lớp trục lợi trên máu của hàng ngàn đồng bào Nam Bắc chết thảm mỗi ngày vì bom đạn thừa mứa của Mỹ. Bạn không thể trộm cướp tài sản của người khác đem về đầu tư sơn phết lại một tí rồi bảo rằng vì bạn đã làm cho nó đẹp lên nên chủ hợp pháp của nó không nên lấy lại nữa!

Nói như thế thì bây giờ Hoàng Sa trông giàu hơn xưa nhiều vậy nên Việt Nam phải bỏ nó luôn rồi?!

Và từ đầu đến cuối chính quyền ngụy chỉ là một lớp sơn để che phủ ngụy trang tài sản ăn cướp. Cái lớp sơn ngụy trang này chẳng có quyền hạn, lý lẽ, hay sức mạnh gì để sở hữu hay quản lý cái tài sản này cả. Nó hoàn toàn là vật bị động dưới tay kẻ cướp.

Ngụy quân, ngụy quyền chỉ là thành phần tay sai dưới quyền chỉ hưy của Pháp và sau đó là Mỹ. Việt Nam đã đánh được hai thằng ăn cướp đi rồi tại sao lại để cái lớp sơn ngụy trang sở hữu và quản lý tài sản ăn cướp đó?! Đó đâu phải là mục đích của việc đánh đuổi bọn ăn cướp?!

Gần 40 năm sau, tầng lớp người Việt trục lợi từ chiến tranh để mua xe hơi nhà lầu sung sướng cho riêng mình vẫn còn tiếp tục đòi hỏi phần còn lại của dân tộc phải chịu đựng chết chóc tang thương để mình tiếp tục sướng và nhiều người ngu dốt nhẹ dạ vẫn không có khả năng nhận ra những 'lý lẽ' còn trên cả ngang ngược và quái đản đó!

M

40/4 và xe tăng Mỹ


Chắc hẳn các bạn cũng không lạ gì về những tấm biển tuyên truyền đang làm nổi sóng mạng Internet Việt Nam mấy hôm qua , tất nhiên đây chỉ là nỗi sai nhỏ , do sơ xuất cá nhân , nhưng điều này phản ảnh một thứ lớn hơn : hành động quan liêu của những người làm băng rôn , khẩu hiệu này .
Chắc các bạn sẽ đổ lỗi cho người làm , xin thưa , tôi biết tỏng những tấm áp phích này ra đời như thế nào , chẳng phải là một cơ quan như văn hóa sẽ bỏ tiền ra thuê một cửa hàng in phông quảng cáo để làm , và có khi lại nhờ chính họ treo lên , việc duy nhất Văn hóa làm là lấy hóa đơn tiền công đó ra bên tài chính kết toán .
Ok , chuyện chẳng sao đến khi công việc duy nhất cần thiết đến họ ở đây chính là việc kiểm tra nội dung của tấm quảng cáo , à nhầm , của cái áp phích ấy có đúng hay không họ cũng không thèm làm , hoặc làm một cách tắc trách đáng khinh bỉ .
Nếu như những con người đa nghi như chúng ta nghĩ đến việc tay làm 2 tấm biển này thay vì tuyên truyền như nội dung đơn đặt hàng mà tuyên truyền ủng hộ , hay cổ động cho cái Việt Nam cọng hành , thay lá cờ giải phóng thành cờ ba que , thay kỉ niệm thành quốc hận thì chắc chẳng có ai trong giới văn hóa nhà nước kia để ý , kiểm soát đâu nhỉ ? Và rồi, vâng , đấy chỉ là những nghi ngờ vô căn cứ mà thôi , tuy nhiên , biêts đâu đấy !!!

Sri Lanka phát hành bộ tem Hồ Chí Minh đúng dịp VN hoàn toàn giải phóng

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 28-4, lễ phát hành bộ tem Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức long trọng tại trụ sở Bộ Bưu chính Sri Lanka ở thủ đô Colombo. Tới dự có Bộ trưởng Bưu chính J. Kumaranathunga (Cu-ma-ra-na-thun-ga), Bộ trưởng Nguồn Nhân lực, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka Dew Gunasekara (Đu Gu-na-xê-ca-ra) và một số Bộ trưởng Chính phủ, Đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành, cùng nhiều quan chức các bộ Ngoại giao, Văn hóa, Thông tin truyền thông, lãnh đạo các Hội đoàn kết và hữu nghị với Việt Nam, Thư viện Colombo, cán bộ Ngoại giao đoàn cùng đông đảo bạn bè, báo chí truyền hình Sri Lanka cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam và bà con người Việt tại Sri Lanka.
Đại sứ Tôn Sinh Thành vui mừng chào đón các quan chức và các vị khách quý tới dự buổi lễ đánh dấu việc phát hành bộ tem đầu tiên tại Sri Lanka vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Chính phủ và nhân dân Sri Lanka về tình cảm chân thành dành cho Việt Nam nói chung và Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, Đại sứ nhấn mạnh lễ phát hành bộ tem có ý nghĩa đặc biệt, đúng vào dịp kỷ niệm 124 ngày sinh của Người, đồng thời là một sự kiện tốt đẹp nữa trong quan hệ hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam và Sri Lanka mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng đầu tiên với nhiều lần đến thăm Sri Lanka trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Ôn lại mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai nước với chi tiết thú vị là Hiệp định Dịch vụ Bưu chính được ký vào năm 1976 chính là thỏa thuận hợp tác đầu tiên giữa hai Chính phủ ngay sau khi Việt Nam thống nhất, Đại sứ tin tưởng rằng việc phát hành bộ tem Hồ Chí Minh không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực này, mà chắc chắn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ nhiều mặt giữa nhân dân và giới doanh nghiệp hai nước trong tương lai.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguồn Nhân lực, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Sri Lanka Dew Gunasekara ca ngợi cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quốc tế cộng sản, anh hùng giải phóng dân tộc đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam vượt qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ và đi tới thống nhất đất nước. Ông nhấn mạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng, nguồn động viên to lớn đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh vì dân tộc Việt Nam mà còn vì các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, chính vì vậy Người không chỉ là lãnh tụ của nhân dân Việt Nam mà còn là lãnh tụ của nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Bộ trưởng nhấn mạnh Hồ Chí Minh là lãnh tụ nước ngoài thứ hai sau Thánh Mahatma Gandhi (Ma-hát-ma Gan-đi) - lãnh tụ Ấn Độ có tem phát hành tại Sri Lanka; đồng thời khẳng định cùng với việc dựng tượng đài Hồ Chí Minh tại Colombo cuối năm 2013, đợt phát hành tem về Bác Hồ lần này là sự kiện quan trọng đánh dấu tình hữu nghị truyền thống và quan hệ tốt đẹp ngày càng phát triển của nhân dân hai nước Sri Lanka và Việt Nam.
Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bưu chính Sri Lanka J. Kumaranathunga đã long trọng tuyên bố sẽ phát hành 500.000 bộ tem Hồ Chí Minh tại Sri Lanka. Những bộ tem Hồ Chí Minh đầu tiên đã được đóng dấu bưu điện và gửi tặng Đại sứ Tôn Sinh Thành, Bộ trưởng Nguồn Nhân lực Dew Gunasekara, cùng một số Bộ trưởng, các quan khách và đông đảo bạn bè tới dự buổi lễ.
Mẫu tem Hồ Chí Minh do họa sĩ Sri Lanka Kumudu Tharaka (Cu-mu-đu Tha-ra-ca) thiết kế, được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng với màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Nổi bật ở trung tâm mẫu tem là chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh nổi bật trên nền cờ đỏ sao vàng. Bên trái là dòng chữ HO CHI MINH (1890 - 1969) và phía dưới là dòng chữ SRI LANKA được thể hiện bằng 3 ngôn ngữ Sinhala, Tamil và tiếng Anh.
Trong không khí ấm áp, thắm tình hữu nghị Sri Lanka - Việt Nam, các đại biểu tới dự buổi lễ đã được xem trích đoạn bộ phim tư liệu "Hồ Chí Minh - chân dung một con người". Buổi lễ đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới và truyền hình Sri Lanka.
TTXVN