Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Đơn kêu cứu của con trai công ty bị nổ ở Quận 12, TpHCM gửi diễn đàn Nhà báo trẻ

Kính gửi admin Bút Lông cùng các anh chị em trong diễn đàn
ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP GỬI BAN QUẢN TRỊ VÀ TOÀN THỂ THÀNH VIÊN “DIỄN ĐÀN NHÀ BÁO TRẺ”
từ con trai ông Huỳnh Văn Hải, giám đốc công ty Đặng Huỳnh, đơn vị liên quan trực tiếp đến vụ nổ ở Quận 12, TpHCM nhờ em gửi dùm lên đây ạ.
Mong các anh chị bớt chút thời gian đọc qua nhé.










Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Nghĩ cũng lạ , tướng Lê Mã Lương

Mấy hôm nay, “cộng đồng mạng” lại xôn xao với clip tướng Lê Mã Lương chém gió về Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988. Clip ghi từ giữa tháng 6, bây giờ mới được đưa lên mạng, để làm gì? Chắc là để chào mừng quốc khánh Trung Quốc?
Trong cái clip đó, tướng Lê Mã Lương bịa ra một chiến sĩ là Nguyễn Văn Luyện, bị lính Trung Quốc đâm nhiều nhát, nhưng đáng kể nhất là ông nói, đã có nhân vật cao cấp lệnh cho lính ta ở Trường Sa không được nổ súng vào lính Trung Quốc. Dựa vào đây, nhiều thánh phán nào là đê hèn bán nước, nào là mang lính đi làm bia đỡ đạn. Những người lính ở Gạc Ma ngày 14/3/1988, như Lê Hữu Thảo khẳng định không có lệnh đó, các thánh cũng chẳng chịu nghe, phán rằng lệnh đó là lệnh tuyệt mật, không được phổ biến cho lính.
Hê hê, nghĩ cũng lạ, ra lệnh mà không truyền lệnh cho lính, lính làm sao biết có lệnh mà chấp hành?
Nghĩ cũng lạ, cái ông bị cho là ra cái lệnh “bán nước”, cũng trong thời gian đó lại chỉ đạo quân ta đóng giữ thêm 12 đảo ở Trường Sa, nâng tổng số đảo Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa từ 9 đảo lên 21 đảo. Rồi ngày 7/5/1988, tại đảo Trường Sa, ổng lại đọc một bài phát biểu hùng hồn, mạnh mẽ lên án Trung Quốc, với Lời thề manghồn nước: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của Tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".
Nghĩ cũng lạ các lão lãnh đạo Trung Quốc, biết lãnh đạo quân Việt Nam có lệnh không được bắn vào quân Trung Quốc, thế mà không tận dụng cơ hội chiếm hết các đảo ở Trường Sa, nên bây giờ bị “cộng đồng mạng” Trung Quốc mắng là nhu nhược, để Việt Nam chiếm mất bao nhiêu đảo “Nam Sa”.
Nghĩ cũng lạ, tướng Lê Mã Lương.    
Thiềm thừ Blog

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Vụ 3 cha con nghèo ở Quận 7, chúng ta bị lừa ?

Chiều nay tui trở lại thăm 3 cha con tính cho thuốc uống như đã hứa với họ mấy ngày trước và cũng muốn nắm rõ thực hư chuyện họ bị chính quyền gây khó dễ mà báo chí vừa nêu. Nhưng tới nơi thì họ đã chuyển đi nơi khác mà ko ai biết họ về đâu. Tui gặp ông Lê Văn Đực( người mặc áo thun) là thương binh quê ở Bến Tre sống dưới ghe bên cạnh cha con họ 3 năm nay và ông Lương Văn Long cựu thiếu tá CSGT Đội tuần tra dẫn đoàn 16 Phạm Ngọc Thạch, hiện nay phụ trách thanh tra Taxi hãng Vinasun khu vực Q7 ( người mặc áo sơ mi trắng). Cả hai người trên là thân cận thường xuyên gần gũi cha con a Tấn, họ bức xúc kể tui nghe về Tấn:
_ Nó rất tàn nhẫn đánh 2 đứa con gái như thú, có lần hộc máu họng ra và Tấn lấy đá chọi tét môi một trong hai đứa con. Tiền các nhà hảo tâm cho có đêm Tấn mua rượu uống và vào siêu thị Lotte nướng vào Game. Tổng số tiền và hiện vật các nhà hảo tâm cho trên 100 triệu đồng, khi bỏ đi chở 3 chiếc xe lam mà ko nói lời từ biệt với những người từng cưu mang giúp đỡ này( nguyên văn)
Tui nghe nữa tin nữa ngờ liền điện thoại cho một người bạn là trực ban hình sự CAP sở tại hỏi thì nghe vầy" Mày đừng có khùng mà nghe tầm bậy, nếu tụi tao đuổi hay khó dễ gì thì làm sao có chuyện cho cha con nó tồn tại ở đây mấy năm trời, nó đánh con và tụ tập băng nhóm tụi tao biết hết, nhưng thấy tội nghiệp nên lơ. Nhà má nó thuê ở hẻm 83 trong phường mà nó ko chịu ở chung"
Tui nghe mà hụt hẫng và thấy hơi đắng lòng tí xíu cho bản thân và các cơ quan báo chí cùng mọi người hảo tâm chúng ta quá. hixxxxxxxx. haaaaaaaa. kaaaaaaaaaaaaa
 Trương Bình Minh

Huyền - Thoại trên vỉa -Bài viết của báo Tuổi Trẻ vẫn mang tính chụp giật chưa hề khảo chứng thông tin trước khi đăng bài .

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Phim Sống cùng lịch sử ế ẩm , tại làm sao ?

Thứ nhất : Phim cúng nhầm ngày giỗ
Phim kỉ niệm , hay còn gọi là Phim cúng , là dòng phim được đẻ ý đến ở mọi quốc gia , trong đó phải kể đến một quốc gia khá tương đồng là Trung Quốc . Ba bộ phim lớn : Kiển Đảng vĩ nghiệp ,Kiến Quốc Đại Nghiệp và Cách Mạng Tân Hợi được coi là 3 bộ phim kinh điển của điện ảnh hiện đại về dòng phim cúng này . Và cả 3 bộ phim đều đạt thành công về vé , về sức ảnh hưởng với sự lan truyền trên internet và được nhiều quốc gia mua về chiếu lại . Vì thế dòng Phim Cúng không phải là dòng phim thất bại .

Tuy nhiên Sống cùng lịch sử dù được mang mác là phim cúng nhưng lại ra mắt vào 29/8/2014 , điều nực cười nhất trên đời đều xuất hiện ở Việt Nam là phim kỉ niệm xuất hiện sau lễ kỉ niệm vài tháng đến cả năm trời , như vậy còn có ý nghĩa gì nữa ?
Đây chính là điểm cần nghiêm khắc chú ý , năm sau là năm quan trọng nhất , là năm kỉ niệm nhiều ngày lễ lớn , nếu tiếp tục làm phim kiểu này thì không bao giờ ra cái hồn nào đâu .
Phim cách mạng thời trước , những bộ phim kỉ niệm đều ra mắt rất đúng thời điểm kỉ niệm , thời kì thị trường bây giờ càng phải ra đúng thời điểm .
Thứ hai : Phim cúng mà toàn dùng hàng kém chất lượng .
Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu , chấn động địa cầu , phim về Điện Biên Phủ càng cần phải như thế . Nhưng tiếc thay , ở phim Sống Cùng Lịch Sử lại xuất hiện sự yếu kém toàn diện về cả Kịch bản đến Đạo diễn và diễn viên .
Về kịch bản , đây là mô típ dòng Xuyên không nổi tiếng trong "cộng đồng mạng " Việt Nam mấy năm nay , chịu ảnh hưởng tuyệt đối của các trang web truyện của Trung Quốc với những pha về quá khứ , nhập vai .... Về một bộ phi giáo dục ,có lẽ lựa chọn hướng đi như thật nực cười là cái hướng đi tưởng như khá ổn ấy lại là một thất bại toàn diện , bối cảnh xuyên không biến cho mọi thứ trở lên nhảm nhí khi chính tác giả kịch bản vẫn không đủ vốn sống và tinh thần đủ độ "lửa " để viết ra , mọi thứ trong phim diễn ra cứ bình bình như đọc lại sách sử .
Về Đạo diễn :Sự kém cỏi khi không thể tạo ra một khung cảnh Điện Biên máu lửa , những hình ảnh kệch cỡm  , những hạt sạn liên tiếp xuất hiện .
Diễn viên khô khan thì không cần nói nhiều .
Trong khi đó thiếu xuất hiện những ngôi sao lớn . Ở trong 3 bộ phim kỉ niệm mà tôi đã nói ở trene , những ngôi sao hàng đầu của Trung QUốc đều đến và coi đó là một vinh dự , họ làm việc mà không nhận tiền công và sẵn sàng đóng những vai nhỏ nhất , đáng tiếc tinh thần ấy không được các nghệ sĩ Việt Nam hướng đến /.
Hàng lọat ngôi sao hàng đầu của Trung Quốc 

Chính vì các yếu tố kém chất lượng đến như vậy nên Phim đã kém lại càng kém .
Thứ ba : Phim không bán được vé nhưng không có nghĩa là thất bại .
Nhớ lại vào năm 2004 phim Ký ức Điện Biên thu được rất ít vé trong nước nhưng được quốc tế chú ý đến , nhiều nước như Trung QUốc , Nhật Bản đã mua bản quyền hàng chục năm để chiếu cho khán giả họ xem , hàng triệu lượt đồng bào xem phim miễn phí trên khắp cả nước . Đạo Diễn Đỗ Minh Tuấn từng đánh giá : Phim đạt đến 2 triệu lượt người xem trên khắp cả nước .
Vì vậy vé ít chứng tỏ phim ấy không phải là dòng phim thị trường , nhưng không có nghĩa là dấu chấm hết cho dòng phim Cúng này . HI vọng sẽ có các dự án phim mới của cả tư nhân lẫn nhà nước đặt hàng đạt chất lượng bầy vào mâm cỗ chào mừng ngày Quốc khánh 2015 .

Vạch trần sự thật về bản chất tuyên truyền của BBC Việt ngữ

Dạo gần đây BBC liên tục đưa tin về việc những người lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia , tất nhiên tôi có đọc , nhưng càng đọc càng buồn cười , và tất nhiên , cảm thương cho cái bộ não khốn khổ của BBC Việt ngữ .
1 : Bôi nhọ lính tình nguyện Việt Nam , BBC vớt vát cái gì ?
BBC hay bất cứ hãng truyền thông nào khác của phương tây trong những năm 1975 -1989 liên tục lên án Việt Nam , nhất là trong giai đoạn 1978-1989 , chúng lên án chúng ta "Xâm lược Campuchia " , Miêu tả người dân Campuchia phải chịu đựng sự "bóc lột " "tàn nhẫn " của những người lính Việt Nam đang đóng quân tại đây .
Chúng , cùng với bè lũ Bành trướng Bắc KInh , liên tục tung hô lực lượng Diệt Chủng Khơ-me đỏ như những con người anh hùng , những người giải phóng , thậm chí vận động để cho Khơ-me đỏ được tiếp tục giữ ghế trong Liên Hợp Quốc bất chấp sự phi nhân tính của chúng gây lên đầu người dân Campuchia ,cũng như sự bất Danh của chúng khi không hề được lòng người dân Campuchia .
Khi mà những tên đầu sỏ của tập đoàn Khơ-me đỏ phải đền nợ , kẻ bị bắt , người bị tù , kẻ bị đưa ra pháp trường , người hạ súng đầu hàng , thì BBC hết dám đưa những tin tung hô Khơ-me đỏ , hết dám đưa tin tung hô "Những người anh hùng " , tuy nhiên , đến hẹn lại lên , chúng vẫn tiếp tục "chiến đấu đến cùng " để hạ thấp giá trị người Lính tình nguyện Việt Nam .
Khi mà mọi người dân Campuchia mà tôi gặp , tôi tiếp xúc đều có cảm tình không thể che giấu với người lính Việt Nam , BBC Việt ngữ , vâng , vẫn tiếp tục bôi nhọ .
Đến tận giờ tôi vẫn không hiểu những người viết bài và biên tập trên BBC Việt ngữ cố chấp như thế để làm gì ? Họ không chấp nhận Khơ-me đỏ là một công địch của nhân loại ư ? Hay họ cho rằng hành động cứu vàng hàng triệu người Campuchia của lính tình nguyện Việt Nam là phi nghĩa và phi nhân đạo ?
Tôi hoàn toàn không hiểu nếu như không đọc bài viết tiêu đề :

Bao nhiêu lính VN thiệt mạng ở Campuchia?

Trên BBC Việt ngữ .
2 :BBC Việt ngữ và cái đầu Phi logic

Từ Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận thêm:
"Từ sau năm 1975, chính quyền cộng sản miền Bắc đã tiến chiếm miền Nam, đã gây ra một phong trào thuyền nhân rất vĩ đại. Chính vì vậy, cái nhìn của thế giới đối với chế độ, chính quyền Việt Nam lúc đó rất là xấu, mặc dù Việt Nam đã đưa quân qua, sang Campuchia để giải phóng dân tộc Campuchia khỏi nạn diệt chủng.
"Nhưng mà hình ảnh Việt Nam, một quốc gia xua đuổi người ra biển một cách khủng khiếp như vậy, thành ra người ta có một cái nhìn xấu. Như vậy, mặc dù Việt Nam đã đuổi chế độ diệt chủng Pol Pot ra khỏi biên giới, nhưng thế giới vẫn không có một cái nhìn thiện cảm với Việt Nam, mà nghĩ Việt Nam là một quốc gia xâm lăng...
"Thành ra tôi thấy vấn đề này hết sức tế nhị, vấn đề hoàn toàn là chính trị, chứ không liên quan gì đến nhân đạo hết. Thành ra tôi nghĩ rằng nếu trở lại vấn đề này, phải nhìn lại vấn đề khách quan thời đó là nước Việt Nam dưới con mắt của thế giới rất là xấu, người ta nhìn Việt Nam như một quốc gia không tôn trọng nhân quyền cũng như là sự bình yên của miền Nam thời đó."
Vâng ,hóa ra những kẻ lên án hành động nhân đạo , cao thượng của Lính tình nguyện Việt Nam ở Campuchia đều là những kẻ đã thất bại , và là đồng minh của Mỹ ở Việt Nam , những người đã phải cút khỏi Việt Nam với mối nhục lịch sử , những kẻ thù truyền kiếp như Bành trướng TQ , chúng hợp với nhau lại để lên án Việt Nam , để Cấm vận Việt Nam , để làm Việt Nam không khá được , để phần nào trả mối thù năm 1975 .
Hành động Nhân Đạo của Lính tình nguyện Việt Nam khi giúp đỡ nhân dân Campuchia cứu lấy tính mạng của chính mình bị cấm vận , bị cho là phi nhân đạo ? Đấy chính là câu trả lời cho việc tại sao Công cuộc Giải phóng Miền Nam cũng bị coi là phi nhân đạo . Đơn giản vì bất kì thứ gì đi ngược lại với lợi ích của Mỹ , lợi ích của bè lũ Thực dân đế quốc Phương tây đều bị coi là Phi Nhân Đạo cả , đều Đáng bị cấm vận cả .
Câu trả lời đã tìm lại được , truyền thông phương tây bấy lâu nay vẫn chỉ có 1 thiên kiến duy nhất là bất kì cái gì đi ngược lại với lợi ích của bè lũ thực dân-đế quốc đều đáng bị lên án và xâu xé .
Có lẽ điều này vẫn đúng trong hoàn cảnh hiện tại khi BBC Việt ngữ vẫn liên tục bôi nhọ , vu khống , coi Việt Nam là phi nhân đạo ,phi nhân quyền chăng ?
 3:Từ đó nhận ra mục tiêu lợi dụng Nhân quyền của bè lũ phản động nước ngoài cũng chỉ nhằm mục đích trục lợi chính trị mà thôi 
25 năm kể từ ngày Việt Nam rút khỏi Campuchia , cũng từ đó BBC Việt ngữ mất đi nguồn thông tin bôi nhọ với chính quyền Việt Nam một cách khả dụng nhất , chính vì điều này ,họ bắt đầu đào sâu vào tình hình trong nước với việc kêu cầu , đòi quyền tự do nhân đạo cho kẻ trốn thuế , tội phạm tình dục .....
Tuy nhiên đúng như ông tiến sĩ Nguyễn Văn Huy nói trên BBC , bản thân tất cả trò lố ấy đều là vấn đề chính trị , chẳng có nhân quyền hay phi nhân quyền , chẳng có tự do hay cấm vận tôn giáo gì ở đây cả , tất thảy mấy thứ ngụy tạo mà BBC Việt ngữ nêu nên , gán cho Việt Nam hiện nay đều năm trong ván bài chính trị của họ hết .

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Người nghèo và tăng giá Điện

Nhiều thằng tăng động tay đi trước não xem cái hình này nhảy dựng nên chửi ông sếp của EVN muốn đưa dân nghèo trở lại dùng đèn dầu với nến mà chúng nó, dù cũng xem những cái mà "lũ viết thuê" viết hàng ngày trên những cái gọi là "báo điện tử", lại đ** biết rằng tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lúc đó là ông Vũ Đức Đam đã nói rằng: "Chính phủ khẳng định, đối với hộ nghèo, chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ. Tôi xin nói rằng, từ trước tới nay tất các hộ dân nghèo tiêu thụ dưới 50 số (kW h) điện, Chính phủ bao cấp hoàn toàn, bao cấp ở đây là cho tiền mặt, ai không dùng hết thì giữ lại số tiền mặt. DÙ CÓ ĐIỀU CHỈNH THẾ NÀO, NGƯỜI NGHÈO VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ", và thực tế vẫn đang áp dụng.

Tìm lại link những bài như thế này trên báo điện tử Dân Trí, chỉ có 4 người thích và 0 bình luận. Trong khi nếu Chính phủ lỡ hở ra cái gì, thì y như rằng diễn biến ngược lại ngay 
Nguyễn Văn Hồng 
Báo Dân trí từng đề cập :
Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, lộ trình điều chỉnh giá điện được thực hiện theo chủ trương chung của Chính phủ và mỗi lần điều chỉnh đều tuân thủ những quy định và điều kiện chặt chẽ. Theo đó, mức tăng 5% trở  xuống thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công thương và như vậy, các lần tăng giá từ tháng 7/2012, tháng 12/2012 và 1/8 vừa qua đều đã được triển khai đúng theo quy định hiện hành.
Bộ trưởng cho biết thêm, tại phiên họp hôm nay của Chính phủ, Thủ tướng cũng đề cập và quán triệt, việc điều chỉnh giá điện tiến đến cơ chế thị trường cần có lộ trình, có chính sách kèm theo cụ thể cho người nghèo và cho các đối tượng chính sách và phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân. 
Trên thực tế, trong việc tính giá điện hiện nay, Chính phủ vẫn đang hỗ trợ, hay nói cách khác là bao cấp cho một bộ phận người tiêu dùng là đối tượng người nghèo, người có thu nhập thấp. 
“Chính phủ khẳng định, đối với hộ nghèo, chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ. Tôi xin nói rằng, từ trước tới nay tất các hộ dân nghèo tiêu thụ dưới 50 số điện, Chính phủ bao cấp hoàn toàn, bao cấp ở đây là cho tiền mặt, ai không dùng hết thì giữ lại số tiền mặt. Dù có điều chỉnh thế nào, người nghèo vẫn được hỗ trợ” – Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, cùng với chính sách không cào bằng đối với giá bán lẻ điện, Chính phủ cũng tiếp tục nghiên cứu chính sách để làm sao khuyến khích người dân sử dụng được trang thiết bị điện ít tiêu hao năng lượng. 
“Tới đây, giá điện cũng như xăng dầu, Chính phủ chỉ đạo phải công khai, minh bạch với dân, vì chúng ta làm tất cả cũng là lo cho nền kinh tế và cho dân” – người phát ngôn Chính phủ cho biết.
Báo Công Thương cũng đề cập
Theo Quyết định 4887, các hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (không thuộc diện hộ nghèo) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50kWh sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện. Hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Không ít người có ý kiến, quy định mới về biểu giá bán lẻ điện đưa lại lợi tích cho một số đối tượng khách hàng dùng nhiều sẽ được giảm tiền điện, nhưng đối tượng người nghèo lại phải trả tiền tăng hơn.Bởi, theo quy định mới, hộ nghèo theo đúng tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ sẽ bị giảm hỗ trợ trên thực tế, vì giá điện cho 50 kWh đầu tăng từ 993 lên 1.271 đồng/kWh. Cũng theo quy định mới, hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 30 kWh/tháng (tính theo giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1). Nghĩa là từ ngày 1/6, mỗi hộ nghèo sẽ được hỗ trợ trực tiếp 38.730 đồng/tháng.Như vậy so với quy định cũ (quyết định 268/2011 của Thủ tướng), với mức hỗ trợ cố định là 30.000 đồng/tháng, người nghèo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn quy định cũ 8.730 đồng/tháng. Tuy nhiên, như quy định cũ giá điện cho 50 kWh đầu chỉ là 993 đồng/kWh, người nghèo nếu sử dụng 50 kWh/tháng chỉ phải đóng 49.650 đồng/tháng, nhưng từ nay với giá mới, các hộ nghèo sẽ phải đóng tới 64.550 đồng. Như vậy, dù tăng mức hỗ trợ, nhưng thực tế người nghèo sẽ vẫn phải đóng tiền nhiều hơn.

Trước thắc mắc này, Thứ trưởng Bộ Công Thương - Lê Dương Quang khẳng định: “Quy định mới với cách tính giá mới thì hộ nghèo được hưởng ưu đãi nhiều hơn.  Cụ thể trước đây, hộ nghèo được hỗ trợ 30.000 đồng một hộ trong một tháng, nhưng từ 1/6/2014, thực hiện biểu giá điện mới, thì chúng tôi đã tính toán chỉ tương đương với 27 kWh/tháng và nếu như sau này, giá điện điều chỉnh lên, thì đương nhiên tiền nhà nước hỗ trợ cho hộ nghèo cho 30 kWh cũng sẽ tăng theo. Như vậy, người nghèo sẽ được sự hỗ trợ bằng tiền của nhà nước cao hơn và đây cũng là một minh chứng về sự quan tâm của Đảng và Chính phủ với hộ nghèo”.

Để chính sách hỗ trợ tiền điện cho 2 đối tượng trên sớm được thực thi, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện.  Trong đó đề xuất, mức hỗ trợ tiền điện trực tiếp cho mục đích sinh hoạt hàng tháng cho các hộ trên tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 42.000 đồng/hộ/tháng.Theo các chuyên gia, đây là hình thức hỗ trợ mới rất đáng hoan nghênh, nếu làm tốt tiền hỗ trợ sẽ đến trực tiếp được với người nghèo, giúp cho các hộ nghèo, hộ chính sách cảm nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ Chính phủ. Trong điều kiện khó khăn, eo hẹp về ngân sách Nhà nước hiện nay, đây cũng là sự nỗ lực lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, việc xét thủ tục hộ nghèo phải đảm bảo tính chính xác để tiền hỗ trợ về đúng địa chỉ. 

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Suy ngẫm về chiến tranh ở Việt Nam

Đôi điều suy ngẫm quanh "Có một sự kiện lịch sử đẩy Dân Tộc Việt Nam vào chiến tranh và đau khổ"( Dân Luận)

Dù khác biệt nhiều quan điểm , tôi phải công nhận tác giả rất lương thiện về mặt tri thức. Ấy là là dám nhìn nhận sự thật : dân ta kháng chiến chống Pháp ( chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất theo cách gọi của Tây ) là do Pháp - Mỹ ép dân ta. :
"Kết luận mà tôi rút ra cho tôi là đau khổ của Dân Tộc Việt Nam từ Thế Chiến II là do chủ nghĩa Thực Dân ăn sâu vào trong đầu dân Pháp sau hơn 80 năm đô hộ và bóc lột Việt Nam, vào thời điểm đó, kẻ thực dân đại diện là De Gaulle. Dù ôngnày là anh hùng của dân Pháp cũng không ngăn tôi gọi ông ta là tên thực dân..." 
Bất kỳ một người có "dân tộc tính" đều phải nhận thức được điều này. Tôi không hiểu làm sao người ta lại có thể đổ hết tội ( làm bùng nổ chiến tranh) cho chính phủ Việt Nam DCCH với các cáo buộc "hiếu chiến" , "đưa dân tộc vào máu lửa" với lý lẽ " không cần đánh Pháp , Pháp cũng trả lại độc lập". 
"ông Hồ Chí Minh rất xứng đáng được coi là một lãnh tụ tuy cộng sản nhưng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa, dành mọi tâm trí, thủ đoạn và ưu tiên cho Độc Lập của Việt Nam. Chỉ rất tiếc và rất đau, chính vì sự ngoan cố của Thực Dân chỉ muốn tiếp tục vai trò chủ nhân ông của Đất Nước cộng thêm với thế chính trị của Mỹ sau Thế Chiến là ưu tiên cho đồng minh của mình dù đồng minh ấy là thứ chủ nghĩa thực dân mà chính Mỹ cũng không muốn. Không ít hơn tám lần Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã liên lạc với Tổng Thống Mỹ Roosevelt và sau đó là Truman sẳn sàng hợp tác toàn diện với Mỹ và chỉ mong một điều mà Dân Tộc ta đã qua bao nhiêu lần vùng dậy mà không đạt được: Độc Lập..." 
Tôi không đồng ý với Tác giả khi cho rằng cuộc chiến hai chục năm tiếp theo của người Mỹ là một cuộc chiến Ý Thức Hệ Quốc Gia - Cộng Sản cứ như thể người Mỹ tiếp quản cái đống bầy hầy do người Pháp để lại. Người Mỹ không hề nhảy vào Việt Nam một cách miễn cưỡng như cái giá phải trả để Pháp cộng tác "chống làn sóng đỏ" tại Tây Âu Người Mỹ không phải là kẻ thụ động trong giai đoạn 9 năm. Từ năm 1948, họ đã đẩy mạnh viện trợ cho Pháp . Khi Đờ - cát phất cờ trắng tại Điện Biên Phủ thì Mỹ đã góp tới 80% tổng cộng chiến phí. Một núi tiền được bỏ ra như vậy lẽ nào chỉ vì lý do miễn cưỡng , có qua có lại với đồng minh ? Từ vai trò kẻ đứng sau, sau hiệp định Geneve Mỹ đã chính thức xâm lược Việt Nam cho tới ngày cuốn cờ khỏi xứ sở này vào năm 1973. Giai đoạn 1954- 1973 nước Mỹ xâm lược trực tiếp Việt Nam chỉ vì muốn đạt được điều họ muốn từ sau thế chiến thứ II. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp đã không hề là chiến tranh Quốc - Cộng thì 20 năm tiếp theo cũng không phải là "chiến tranh ý thức hệ " hay "nội chiến". Không có chiến tranh Đông Dương lần I hay lần II như Phương Tây đã gọi , chỉ có duy nhất một cuộc xâm lược của Thực dân - đế quốc mà thôi. Có vẻ như Tác giả không công tâm khi đánh giá vai trò Pháp và Mỹ ở "chiến tranh Đông Dương"? Ở góc độ một người dân Việt Nam tôi không thấy khác biệt nào(về mục đích ) giữa Pháp và Mỹ khi họ đặt chân vào đất nước tôi. Và bằng hiểu biết lịch sử tôi thấy rằng cái khác biệt duy nhất là người Mỹ thông minh hơn người Pháp. Họ không duy trì các chức danh sặc mùi thực dân như "toàn quyền Đông Dương" hay "Cao Uỷ". Họ đặt Tòa Đại sứ tại Sài Gòn thay vì "phủ toàn quyền " , và VNCH không phải nằm trong "Liên Hiệp Mỹ" như Pháp đã từng làm với nhiều chính phủ "Quốc gia". Người Mỹ làm chủ miền Nam một cách tế nhị hơn người Pháp trên phương diện ngoại giao. Điều này làm nhiều người Việt tại Miền Nam , nhất là với tầng lớp thượng lưu , thu nhập cao không thấy rằng mình bị cai trị bởi thứ chủ nghĩa thực dân tiến hoá hơn. Sự ngộ nhận này kéo dài hàng mấy chục năm cho tới khi đủ độ lùi lịch sử để người ta khách quan và công tâm hơn khi suy ngẫm về lịch sử nước nhà. 
Tôi không hoàn toàn đồng ý với tác giả rằng "sự thực là dân tộc ta, nhược tiểu yếu kém về mọi phương diện trừ tình yêu Tổ Quốc vĩ đại,phải chịu thân phận con chốt cho các cường quốc trong bàn cờ chia chác tài nguyên, thị trường". 
Hoàn cảnh Việt Nam 1946 cho đến 1973 là đúng như vậy nhưng Việt Nam bây giờ là nước nhỏ chứ không "nhược tiểu". 
Năm 1972 đã diễn ra cuộc mua bán lãnh thổ Việt Nam giữa Mỹ - Trung mà hậu quả là ngày nay câu chuyện Hoàng Sa vẫn là cái kim đâm sâu nhức nhối . Chúng ta chiến đấu mất 9 năm chỉ để làm chủ một nửa đất nước , hiệp định Geneve đã bị người ta bội ước. Có công bằng không ? Luật chơi quốc tế nó là như thế , các nước nhỏ luôn là quân cờ của các cường quốc. Điều duy nhất các nước nhỏ có thể làm là luồn lách né Đông tránh Tây cốt sao toàn mạng , kiếm được lợi ích và giảm thiểu nguy cơ bị các cường quốc mua bán trên lưng. Dù còn nhiều khó khăn , vẫn còn là nước nghèo nhưng Việt Nam của 69 năm sau ngày quốc cách mạng đã có một vị thế tương đối vững chải , chí ít cũng không phải miếng bánh để người ta "hội đàm tìm giải pháp tháo gỡ bế tắc chính trị" hay "hội nghị X bên bàn về tương lai Việt Nam " mà thực chất là họ cò kè trả giá với nhau. Sẽ có những ý kiến kiểu "Việt Nam nằm trong quỹ đạo Trung Quốc" hay "chư hầu" " lệ thuộc". Tôi đã nhiều lần phân tích vấn đề này. Trong phạm vi trao đổi về bài viết này , tôi chỉ muốn nhắc các bạn một sự thật khách quan là làm gì có một nước nhỏ nhưng vị thế địa chính trị nhạy cảm nằm bên cạnh một cường quốc mà có thể muốn làm gì thì làm ? Nước nhỏ chỉ có thể bình yên nếu không về phe nước khác chống cường quốc láng giềng , không biến thành nơi để các cường quốc khác làm bàn đạp tấn công nhau. Các bạn có bao giờ tự hỏi chuyện gì xảy ra nếu Mexico bỗng nhiên muốn thân Trung Quốc hay gia nhập một liên minh quân sự nào đấy của Nga , nước Mỹ sẽ khoanh tay đứng nhìn sao ? Vì vậy các bạn đừng có đòi hỏi Việt Nam phải thân Mỹ hay trở mình thành đồng minh Mỹ. Con đường ngoại giao đa phương của Việt Nam đã quá tuyệt vời ,nó đảm bảo cho chúng ta được hòa bình ổn định , có thời gian xây dựng kinh tế , tích trữ đạn dược phòng thân. Một nước nhỏ mà trở thành chiến trường cho các cường quốc đấu với nhau thực sự là một bi kịch. Việt Nam vẫn đang "lăng ba vi bộ " giữa các cường quốc và đường lối ngoại giao như thế này sẽ còn phát huy hiệu quả trong thời gian dài cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ III. Vì vậy các bạn có thấy các lãnh đạo Việt Nam tay bắt mặt mừng với ai , nói vài lời có cánh các bạn phải hiểu rằng ngoại giao (của ta) là như vậy , lời nói của chính trị gia không phải lời thề non hẹn biển của đôi lứa yêu nhau. Việt Nam mới tiếp tướng Mỹ sang thăm , hôm sau lại sang Bắc Kinh hội đàm , thắt chặt quan hệ hợp tác. Trong khi nâng cao mối quan hệ "hợp tác toàn diện" với Mỹ thi mới đây lại tuyên bố giúp Nga trong bối cảnh Nga bị Âu - Mỹ trừng phạt thương mại. Lời tác giả trong đoạn trích dưới đây nên thay từ "lãnh đạo Việt Nam" bằng "cộng đồng mạng Việt Nam ". Bởi lẽ lãnh đạo đã thừa hiểu bụng dạ của các cường quốc và hết sức khôn khéo trong quan hệ với họ còn dân ta thì chặt chém nhau , chia rẽ nhau vì các vấn đề "thân Mỹ" , "phụ thuộc Tàu" , "cuồng Nga" hết sức vô bổ. 
"Lãnh đạo Việt Nam đọc để thấy chuyện đời là một màn chơi với những quy luật và thế trận của nó, tiếp tục lấy Tổ Quốc làm trọng vì đó là cái tinh túy nhất của những người làm và đi theo cách mạng chỉ mưu cầu cho độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc. Họ cần phải thấy “không ai mãi mãi là bạn,không ai mãi mãi là thù”, phải thấy nước nào cũng xem quyền lợi của nước họ là tối thượng mà bỏ qua trong trong tâm trí mấy chữ “anh em” và càng cảnh giác hơn nữa với những danh từ hoa mỹ. "

Bao Bất Đồng

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Thoát Trung Luận-Thoát Y Luận (3) :Thoát Tàu là Thoát sư tử đá?

Khoảng hơn một tháng trước, khi thấy các “nhơn xỹ” ầm ĩ hội thảo bàn chuyện “thoát Tàu”, tôi còn đang phân vân lắm, vì chưa hiểu rõ, thoát Tàu là thoát cái gì.
Các “nhơn xỹ” thì nói như đinh đóng cột, rằng thoát Tàu, tức là thoát về “ý thức hệ”, nhưng “ý thức hệ” cuả Tàu, nó là cái gì? Bản chất có giống “ý thức hệ” của Ta không? Và nếu có giống nhau thật, thì tại sao các “nhơn xỹ” không kiến nghị để Tàu nó phải thoát Ta, mà lại cứ khăng khăng đòi Ta phải “thoát Tàu”? Lưu ý là nếu xét đến yếu tố “bản quyền”, thì “ý thức hệ” của Ta sinh ra trước Tàu vài năm, vậy Tàu nó phải “thoát Ta” thì mới là phải đạo.
Trong khi quan hệ Ta – Tàu từ trước đến nay, thì điều quan trọng nhất vẫn có đó:
Xưa, Tàu cho không, biếu không Ta đủ thứ (có lúc Tàu định “biếu” cả người, nhưng Ta không nhận) mà còn đách cấm được Ta chơi với Nga Xô,  rồi "uýnh" cho Mỹ cút, "uýnh" Ngụy nhào, "uýnh" Khờ me đỏ, sau lại "uýnh" luôn cả Tàu.
Xưa đã chả cản được ta "uýnh", và nay thì, làm cách nào để Tàu có thể cấm được Ta thực hiện “mong muốn làm bạn với tất cả các nước”, như Ta đã tuyên bố công khai với bàn dân thiên hạ, ngay trước mũi Tàu đấy thôi. (Sáng nay (15/9/2014), nghe tin radio, quả vải, quả nhãn Ta rồi đây sẽ sang “làm bạn” với dân Mỹ).
Do chả thấy vị “nhơn xỹ” nào đòi Tàu thoát Ta về “ý thức hệ”, tôi buộc phải đi đến kết luận rằng, thực chất các “nhơn xỹ” của chúng ta chỉ nhăm nhăm đòi “Ta thoát Ta”. Nhưng ngoài mồm các ông ấy cứ hô toáng lên là “thoát Tàu”.
Cho đến hôm nay đọc báo mới biết, hóa ra các nhà làm Văn Hóa nước nhà mới thực sự là người muốn thoát Tàu, thật đơn giản, bằng cách “bài trừ” những con sư tử đá.
Gì chứ “thoát Tàu” kiểu này thì tôi đồng ý ngay, nhưng vì lý do gì, để nói sau.
Quả vậy, một chiến dịch bài trừ “linh vật ngoại lai” ra khỏi các đền chùa, di tích, công sở, do Bộ Văn hóa đề xuất vừa được phát động và hưởng ứng rầm rộ.
Trong công văn của Bộ Văn Hóa, “linh vật ngoại lai” được chỉ đích danh là “sư tử đá” và  “một số vật phẩm khác”.
Cụ thể, thì đó là những con sư tử đá, tạc theo lối Tàu, ví dụ như hai chú này, đang canh cổng đình Yên Phụ:

"Linh vật ngoại lai": Sư tử đá tại đình Yên Phụ - Hà Nội
PGS Trần Lâm Biền, ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia ví von " Đem hai tên lính ngoại quốc canh cửa nhà mình, liệu có được yên ổn?". 
Trước hết, phải nói là tôi không thấy ví von của PGS Trần Lâm Biền có tính thuyết phục chút nào, vì chỉ có những anh “có điều kiện” mới có thể thuê người nước ngoài canh cửa. Sau đó, nếu bàn đến chuyện liệu có được “yên ổn” với “lính ngoại quốc” thì mỗi ngày, có hàng trăm chuyến bay Việt do cơ trưởng là người nước ngoài lái và 100% hành khách vẫn giao trọn sinh mạng cho các “tên lính ngoại quốc” đấy thôi, sao không thấy ai thắc mắc.
Hơn nữa, những con sư tử đá ấy cũng không thể gọi là “lính ngoại quốc” vì  chúng được làm từ đá Đà Nẵng, Thanh Hóa hay Ninh Bình cả, lại do chính tay thợ Ta tạo tác. Tức là chỉ có mỗi cái hình dáng bên ngoài, lớp vỏ, là “theo kiểu Tàu”, thì có khác gì Ta mặc quần “phăng”, áo “phông” giặt bằng “xà bông”, nghĩa là toàn thứ “ngoại lai” cả, mà thiên hạ có ai gọi Ta là Tây đâu.
Xét thực chất, thì ở Tàu, con sư tử cũng không phải là một sinh vật bản địa, chính người Tàu cũng du nhập nó, mới thành ra con sư tử đá kiểu Tàu.
Thôi thì khi đã quyết dẹp bỏ các “linh vật ngoại lai” thì phải dùng các linh vật thuần Ta để thay thế. Linh vật Ta là thế nào, đại khái các nhà nghiên cứu cũng lúng túng, hiện nay tạm thống nhất lấy con Nghê để thay thế.
Ở Ta, ngoài con Nghê thì còn có mấy con khác được gọi là “linh vật”, từ voi đá, ngựa đá, chó đá, đến những con chưa biết đặt tên gì, nhưng phổ biến nhất vẫn là con Nghê. Con Nghê có mặt từ lan can cho đến cổng làng, cổng chùa, dinh thự, lăng tẩm, đền miếu với đủ loại hình thức (tượng tròn, phù điêu) và chất liệu (vữa vôi, đá, đồng, gỗ).
Con Nghê, thì cũng không phải là linh vật 100% thuần Việt, vì ở Tàu con sư tử đá có lúc còn được gọi là con Toan Nghê. Nhưng con Nghê ở ta trông vừa nhang nhác con sư tử lại vừa giống con cún con nên khi dịch ra tiếng Anh, các nhà chuyên môn ít khi dịch là lion mà hay dịch là fo dog,khổ thay, chữ Nghê trong tiếng Hán cũng gồm bộ Cẩu (chó) với chữ Nhi (trẻ con) mà thành.
Ta cũng chả có huyền thoại hay truyền thuyết gì về con Nghê, chỉ biết những con Nghê đã có mặt ở các di tích từ hàng nhiều trăm năm trước khi con “sư tử đá kiểu Tàu” đổ bộ vào di tích, đền chùa và công sở như ngày nay.
Nghê đá, đền vua Đinh, Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình, thế kỷ 17

Nghê đá, lăng Ngọ tộc, Hiệp Hòa, Bắc Giang, thế kỷ 17

Nghê đá, đền Gióng, Gia Lâm, Hà nội, thế kỷ 17
Nghê đá, cửa Hiển Nhân, Đại nội, Huế, thế kỷ 19
Và đây là hai “linh vật thuần Việt” khác, rất đẹp, nhưng giới chuyên môn cũng chưa biết đặt tên là gì.
Bây giờ, ngắm Nghê, rồi so con Nghê với con sư tử Tàu, thì thấy rõ:
Con Nghê đầu to, chi trước mảnh dẻ hơn chi sau, thân trơn, có khi có vảy, dáng vẻ vẻ hiền lành. Mắt nhỏ vừa phải, miệng có khi ngậm khi há nhưng không phô ra hàm răng nhọn như để đe dọa. Trạng thái biểu cảm khá đa dạng, từ vui tươi (nơi cổng đình, cổng làng), nghiêm trang, cung kính (đền miếu) đến buồn rầu (nếu ở lăng tẩm).
So với con Nghê thì con “sư tử đá kiểu Tàu” có ít tính cách điệu hơn, nghĩa là thiên về tả thực dáng vẻ hung dữ, trấn áp với cơ bắp, móng vuốt, răng nanh và vẻ mặt.
Ví dụ như thế này:
Xét về độ oai phong, nghê không thể sánh được sư tử, ngược lại về sự thân thiện, thì Nghê gần gũi con người và cảnh quan hơn.
Về cách bố trí trên mặt bằng thì ở Ta, con Nghê và các linh vật khác thường được xếp theo vị trí “chầu”, như nghênh đón, tức là được đặt cân xứng hai bên lối đi, hướng nhìn vuông góc với trục giao thông (sân, đường). Còn ở Tàu, thì đôi sư tử đá được bố trí theo tư thế “trấn”, có cái nhìn uy hiếp và trực diện vào khách dọc theo trục đường.
Như đã nói ở trên, con Nghê cũng không hẳn là thuần Việt, vậy tại sao tôi lại đồng ý với việc thay thế “sư tử đá kiểu Tàu”?
Đơn giản, xem ảnh thì biết, chỉ vì tôi thấy con “Nghê” đa dạng, hiền lành và nhất là đẹp hơn con “sư tử Tàu” hung hăng và đơn điệu. Chỉ thế thôi, chứ không hề mơ mộng hão huyền thoát nọ thoát kia.
Nhưng, ở các di tích cổ, đền, chùa, đình, miếu, dùng Nghê, Sấu, Voi, Ngựa đá... thì được, chứ ở các nơi công sở, thay con sư tử đá bằng con Nghê, con Sấu, thì buồn cười lắm. Hay là ta cứ đặt quách con chó đá ở công sở, có khi lại hay các Ngài ạ, vì sẽ đỡ "trộm".
Thực tình, khi viết entry này, tôi vẫn hy vọng là các nhà làm công tác Văn Hóa nước ta không thiếu tự tin tới mức phải tiên phong “thoát Tàu”, bằng cách mở chiến dịch “bài trừ linh vật ngoại lai”, mà tội đồ chính là những con “sư tử đá ”, vốn được làm từ đá Việt và do chính thợ Việt tạo tác, chỉ tiếc, với hình dáng “kiểu Tàu”.
Có chút khôi hài là, để thoát khỏi những con “sư tử đá kiểu Tàu” vô tri vô giác, thì các nhà Văn Hóa lại dùng 4 chữ thuần Tàu là “Linh Vật Ngoại Lai”, (nếu cộng thêm 2 chữ “bài trừ” nữa thì là 6, cộng thêm 2 chữ “chiến dịch” nữa thì thành 8 chữ thuần Tàu...), thành ra các Ngài chưa “thoát” được chỗ nọ thì đã lại “nhập” chỗ kia.
Vì thế, tôi đâm lo xa rằng, trong khi loay hoay thoát nọ thoát kia theo cái cách đó, thì các nhà Văn hóa xứ ta lại không thoát được cái phép "thắng lợi tinh thần" của các chú AQ chính hiệu.
Và binh luận của cá nhân tôi :Tiếp tục thanh trừng  ?
Nghinh đón cơ hội ?

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Thoát Trung Luận - Thoát Y luận (2)

Một người bạn của tôi đã bình luận về bài báo trên Báo Giáo Dục như sau :
Chữ Hán hay bản thân chữ Quốc Ngữ mà chúng ta đang viết ngày nay, về căn bản không phải là của người Việt sáng tạo nên. Chữ Hán hay Việt La-tinh đều là công cụ ban đầu mà cả Trung Quốc và phương Tây muốn đưa vào Việt Nam, nhằm cai trị Việt Nam. Thế nên, xét cho công bằng, đòi hỏi tẩy chay chữ Hán thì có nên tẩy chay luôn Việt La-tinh?
Nói chữ Hán không thể hiện hết tiếng Việt, chữ Nôm cũng được tạo ra để thể hiện đầy đủ cái đẹp của tiếng Việt đấy. Chữ Việt La-tinh dễ học dễ thuộc, nhưng nó cũng đâu thể hiện đầy đủ cái nghĩa mà mỗi từ được viết, nhất là đồng âm khác nghĩa. Xét thấy bộ chữ nào cũng có cái hay cái dở của nó, lựa chọn là quá trình của lịch sử, thế nhưng cần phải có cái cách nhìn nhận công bằng và khoan dung.
Người Pháp đã chủ trương loại bỏ Hán Nôm trong trường học An Nam, nhằm biến những đứa trẻ An Nam thành người ngoại quốc trên chính đất nước mình, có lẽ họ đã thành công. Kho tàng sách vở ít nhất 500 năm coi như chẳng còn có giá trị.
Một người bạn khác :
Đến Nơm quốc sơn hà văn phạm cũng sặc mùi chữ hớn. Thực chất bài văn Nơm quốc sơn hà là viết cho bọn Tống triều nó nghe, chửi thẳng vào mặt quân xâm lược...
Không biết trước thời bị con cháu ông Triệu Đà sát nhập quốc thổ vào đất nhà Hán thì dân ta có chữ viết hay chưa chớ từ thời Hán đến cuối thời Nguyễn Triều các chính quyền phong kiến vẫn sài Hán văn làm chính thống. Vì các triều đại phong kiến sử dụng Hán văn là chính thống nên hầu hết các áng thiên cổ hùng văn đều viết bằng văn tự hán văn.

Cũng phải nói thêm Hán văn ngoài các văn tự cổ theo kiểu giáp cốt và đặc trưng từng tộc người Hán, tạng, mãn,... thì ngày nay với việc phân chia Trung hoa dân quốc và đại lục lại có thêm hai dòng phồn thể (truyền thống) và canh tân giản thể (chữ do Mao Trạch đông phê duyệt)... Hầu hết các chữ viết trong đình đền miếu mạo, trong các nhà thờ, gia phả, cuốn cổ văn ở Việt Nam là viết theo lối truyền thống phồn thể.
Mặc dù, phải văn mượn chử viết của nước ngoài nhưng hán văn với vai trò của nó cũng không khác thứ chữ cũng được vay mượn là chử quốc ngữ cũng chỉ là công cụ để đưa suy nghĩ tư tưởng của tiền nhân, của các danh nhân nước ta truyền lại cho con cháu... Như vậy, biết và thông thạo chữ Hán phồn thể là cơ sở, tiền đề quan trọng để con cháu chúng ta hiểu hơn tiền nhân, tiến đến việc khảo cứu đưa ra được các đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc vùi sâu trong các áng văn phạm hán văn.
Một ngày kia, khi người ta theo một luận thuyết cho rằng sử dụng chữ Hán là nô dịch văn hóa, đưa ra những hạn chế cấm đoán người ta nghiên cứu về văn hóa đời sống con người xưa thông qua các văn tự cổ. Lại có những thằng thần kinh đến văn miếu, đến tự viện cạo bỏ các tích thư cổ mang chữ Hán, đốt hết văn bia... lịch sử cách mệnh văn hóa Trung quốc được tái diễn thì độ lùi văn minh quốc gia dân tộc có thể biến những con người Việt Nam thành những kẻ mất gốc ngay chính quê hương của mình. Bởi vì, những cuốn gia phả cổ chữ Hán bị đám trẻ trâu xé nát vì không biết đọc, anh em chia li vì không biết tổ họ, ra đường đánh nhau chí chết vì không biết dòng tộc tình không biết lịch sử tổ tông ông bà của chúng...
Từ Nam quốc sơn hà đến việc sử dụng chử Hán là cả vấn đề quan trọng. Nhưng thật kỳ lạ khi có cái đề tài vấn đề nô dịch và việc sử dụng chử Hán, trong khi hiện nay đa phần dân số giới trẻ chỉ quan tâm đến tiếng Anh, sự mọc lên như nấm các trường học anh ngữ quốc tế... Các thánh họ không thấy lấn cấn cảm thấy sự nô dịch văn hóa Tây Âu Anh Mỹ mà vẫn cứ chăm chăm sĩ vã một thứ nô dịch thuộc về quá khứ của hơn ngàn năm bắc thuộc thuở trước. Trong ba quốc gia từ lệ thuộc vào chữ kiểu Tàu thì Hàn Quốc và Nhật bản vẫn sử dụng và dạy chữ Hán phồn thể có que có gậy đàng hoàng chớ không phải phiên âm nị nộ kiểu mấy anh tiều quảng đông lói chuyện phiếm với nhao ở chợ bến thành :)))

Bài viết trên báo Giáo Dục 
Người viết rất trân trọng ý kiến của tác giả Thanh Phong trong bài: Cần nhìn nhận về hệ thống tư liệu chữ Hán ở nước ta như thế nào?.  Một vài nhận định chừng mực, đúng đắn của tác giả xin không bình luận thêm, bạn đọc của Giáo dục Việt Nam sẽ tự cảm nhận và đánh giá.
Bài viết này xin trao đổi cùng tác giả đôi điều, ngõ hầu đi đến một sự thống nhất trong đa dạng về cái mà chúng ta gọi là “văn hóa ngoại lai” cùng một số nhận định đã nêu trong bài viết.
Trước tác giả Thanh Phong, chưa thấy các nhà nghiên cứu công bố một công trình nào kết luận rằng “khoảng đầu Công nguyên  nước ta chưa có một hệ thống chữ viết phục vụ cho nhu cầu ghi chép của người dân”. Một số học giả Việt Nam và nước ngoài như Victor Goloubev, Phillipe Le Failler, Lê Trọng Khánh… khi nghiên cứu bãi đá cổ Sa Pa  nằm tại thung lũng Mường Hoa huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy những văn tự cổ khắc trên đá. Sự tương đồng giữa các nét vẽ trên đá Sa Pa với nét vẽ trên trống và các đồ gia dụng bằng đồng Đông Sơn đã đưa đến nhận định rằng hình vẽ và chữ viết trên đá này có tuổi đời khoảng 2.500 năm.
Chữ khắc trên đá cổ Sa Pa
Điều này có nghĩa là trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng khoảng 500 năm, người Việt cổ đã biết dùng hình ảnh,  chữ viết  để ghi lại các hiện tượng xã hội, thiên nhiên quanh mình. 
Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, Mã Viện đã cho tịch thu trống đồng và dụng cụ bằng đồng của người Việt đúc lên chiếc cột đồng chôn ở biên giới Giao Chỉ và nhà Hán (nay thuộc Quảng Tây, Trung Quốc). Bắt đầu từ thời điểm này những kẻ xâm lược ngoại bang tìm đủ cách đồng hóa người Việt không chỉ về phương diện nhân chủng học mà còn về văn hóa. Thời kỳ bắc thuộc 1.000 năm là quá đủ để quân xâm lược tiêu diệt chữ viết của người Việt cổ.
Tiếp nhận chữ Hán, xem nó là văn tự chính thống từ thời Mã Viện là điều mà giới cầm quyền, trí thức Việt buộc phải tuân theo vì người Việt không còn chữ viết, nhiều trăm năm sau việc sử dụng chữ Hán mới được xem như một sự mặc định. Mặc dù vậy tiếng nói của người Việt vẫn không phải là tiếng Hán, đó là tiếng nói tồn tại đến ngày nay, tuy đôi khi có pha trộn các từ Hán Việt. 
Đại bộ phận cư dân, những người lao động không biết chữ Hán và không nói tiếng Hán do vậy không thể kết luận chữ Hán  “phục vụ đúng mực cho các nhu cầu giao tiếp trong xã hội”, nói chính xác đây chỉ là giao tiếp của tầng lớp quan lại, sĩ phu chứ không phải của người dân.
(GDVN) - Bản thân chữ Hán không có tội, nó chỉ là một loại công cụ của văn hóa, mà đã là công cụ thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng.
Nếu có điều kiện tác giả Thanh Phong nên đọc Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong đó có nhận định: “Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bản thân người Việt. Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt, thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán.
Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI). Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh".
“Bản thân chữ Hán không có tội, nó chỉ là một loại công cụ của văn hóa, mà đã là công cụ thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng”. Lập luận này đôi khi trở thành một công cụ ngụy biện.
Các loại vũ khí hạt nhân, hóa học… cũng chỉ là công cụ của chiến tranh, bản thân chúng đều vô tri vô giác nhưng vẫn bị thế giới nghiêm cấm sử dụng, thậm chí còn bị nghiêm cấm tàng trữ,  phổ biến. Vì sao, vì không thể lường trước được thảm họa đến với nhân loại nếu các loại vũ khí này rơi vào tay bọn khủng bố. Tương tự, vài chục, vài trăm sau nếu một lúc nào đó những kẻ khùng bên kia biên giới nói rằng Bạch Long Vỹ là của họ vì toàn bộ chữ viết trong chùa chiền ở đó là chữ Hán thì điều gì sẽ xảy ra?
Đánh giá chữ Hán về mặt học thuật đương nhiên cần sự khách quan, công bằng, cần thấy tác dụng của nó trong giai đoạn lịch sử trước đây của dân tộc, song người Việt, nhất là giới trí thức có nhiệm vụ nhắc nhở người dân về thảm họa của sự ngây thơ chính trị, hãy ghi nhớ câu nói nổi tiếng của  Giulius  Phuxích  “Nhân loại hỡi ! Tôi yêu tất cả mọi người. Hãy cảnh giác!".
Là một giảng viên đại học, không biết tác giả Thanh Phong có cân nhắc trước khi viết những dòng này : “Sau 1945, người Việt không còn học tập chữ Hán nữa, nền giáo dục Việt đã có chữ quốc ngữ thay thế, dòng mạch truyền tải văn hóa truyền thống bị đứt gãy, không còn liên tục giống như các nước Đông Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc) ".
Dòng mạch truyền tải văn hóa của người Việt chưa bao giờ bị đứt gãy, bởi lẽ dù không biết chữ Hán, người Việt vẫn có văn hóa dân gian, vẫn lưu truyền các sự tích từ đời này qua đời khác. Không ít trường hợp dựa vào truyền thuyết và tư liệu truyền miệng mà các nhà khoa học tìm ra manh mối một số sự kiện lịch sử.  
Nhận định của tác giả Thanh Phong không chỉ thiếu luận cứ khoa học mà còn ẩn chứa một suy luận nguy hiểm, rằng muốn truyền tải văn hóa truyền thống thì phải sử dụng chữ Hán, còn nếu dùng chữ quốc ngữ thì sự truyền tải sẽ đứt gãy, không liên tục?
Vì không am hiểu Hán-Nôm nên có thể ý kiến của người viết có chỗ chưa thấu đáo, hy vọng Hội đồng Khoa học – Đào tạo Đại học An Giang, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm về mặt học thuật của nhà trường  góp thêm tiếng nói để cùng đi đến một nhận thức chung về vấn đề này.
Người viết có điều băn khoăn không biết tác giả Thanh Phong có nên cân nhắc khi cho rằng : “hệ thống chữ quốc ngữ tiện lợi dễ học dễ nhớ có thể chuyển tải hầu hết mọi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống“.
Chữ quốc ngữ ngày nay, bao gồm một số từ nước ngoài đã được Việt hóa có thể truyền tải toàn bộ (xin nhấn mạnh chữ “toàn bộ”) mọi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống chứ không phải là hầu hết như  tác giả Thanh Phong nhầm lẫn. Tất cả các văn kiện chính trị như hiến pháp, văn bản luật, tác phẩm văn học, sách giáo khoa từ tiểu học đến đại học, luận án thạc sĩ, tiến sĩ… đều viết bằng chữ quốc ngữ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Phải chăng cái ý tưởng ẩn sâu của tác giả sau một số nhận định có vẻ khoa học, khách quan là định hướng người đọc đến một kết luận có vẻ vô tư: “Việc thiết lập chùa chiền, tạo dựng văn bia, liễn đối bằng chữ Hán là một sự tiếp nối truyền thống, điều đó chẳng có gì sai, chẳng có gì là nô dịch văn hóa ở đây cả“.
Theo tác giả Thanh Phong:  “thiết lập chùa chiền, tạo dựng văn bia, liễn đối bằng chữ Hán  là một sự tiếp nối truyền thống”, ẩn ý ở đây là nói về các công trình mới xây dựng (thì mới có sự tiếp nối truyền thống) chứ không phải các công trình trùng tu, tôn tạo. Nếu ai đó xây mới các công trình mà sử dụng chữ Hán thì  “chẳng có gì sai, chẳng có gì là nô dịch văn hóa ở đây cả”.
Còn nếu các công trình “thiết lập” mới mà dùng chữ quốc ngữ thì sẽ không thể tiếp nối truyền thống, sẽ bị “mất gốc”?
Tác giả Thanh Phong dường như muốn chuyển tải đến bạn đọc một lời khuyên, rằng chữ quốc ngữ chưa có khả năng chuyển tải toàn bộ mọi giao tiếp, trong khi sử dụng chữ Hán vừa “chẳng có gì sai” vừa bảo đảm “sự tiếp nối truyền thống” nên  các công trình xây mới cứ sử dụng chữ Hán mà không sợ gì  “nô dịch văn hóa” của nước ngoài. Còn nếu ai đó dùng chữ quốc ngữ trong công trình xây mới thì hãy thận trọng vì chữ quốc ngữ chỉ truyền tải được “hầu hết” chứ không phải toàn bộ văn hóa Việt, thêm nữa dùng chữ quốc ngữ là mạch truyền thống sẽ bị gián đoạn nên sẽ trở thành “mất gốc”?
Vì tác giả Thanh Phong là giảng viên nên xin nêu để bạn biết một vài quy định của ngành Giáo dục, Khoản 1 Điều 7 Luật Giáo dục 2005: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác“. Điều 10 Luật giáo dục đại học 2012: “Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục đại học”. Tất nhiên còn một số quy định khác về tiếng Việt trong các lĩnh vực quảng cáo, văn hóa, xã hội mà người viết đã trình bày trong bài Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? nên xin không đề cập ở đây.
Để tránh dài dòng, xin nêu nhận xét về câu kết của tác giả Thanh Phong “Điều quan trọng là chúng ta cần có bản lĩnh tự thân, không hèn yếu, đứng vững trên lập trường dân tộc để tiếp thu văn hóa nhân loại nói chung, chữ Hán nói riêng“.
Tiếp thu văn hóa nhân loại là một chuyện, tiếp thu  chữ Hán (hay tiếng Hán) lại là chuyện khác. Với một dân tộc cụ thể, chẳng hạn người Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán… chỉ là ngoại ngữ  mà con người trong xã hội toàn cầu cần biết để giao tiếp với nhau, việc học tập ngoại ngữ nào là tùy theo nhu cầu của mỗi cá thể. Trẻ con ngay khi mới chập chững biết đi đã có thể học ngoại ngữ, việc này không liên quan gì đến chuyện “hèn yếu“ hay “lập trường dân tộc" cả. Chỉ những ai thông qua truyền dạy ngoại ngữ  để lồng vào đó sự tuyên truyền, cổ vũ cho văn hóa ngoại lai mới cần có “lập trường dân tộc”. Không thể vì một chút hiểu biết Hán Nôm mà vội kết luận rằng thiếu nó thì  “dòng mạch truyền tải văn hóa truyền thống bị đứt gãy”.
Phát biểu chính kiến cá nhân là quyền của mỗi người, nhưng nhất thiết nên tránh việc lồng ghép những quan điểm chưa được kiểm chứng vào bài giảng chuyên môn cho sinh viên, càng không được phép đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, điều này những người đứng trên bục giảng không được phép quên. 
Có lẽ tác giả Nguyễn Thanh Phong, Đại học An Giang cũng đồng quan điểm với người viết./.
Xuân Dương
Bình để tạm đến chiều viết tiếp =)