Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Việt Nam chậm khởi kiện Trung Quốc,nguyên nhân do VNCH ( Việt Nam Cộng Hòa ) ?

Từ trước đến nay ai cũng cho rằng lý do mà Việt Nam không khởi kiện Trung Quốc là do những lí do chính trị , kinh tế . Có nhiều kẻ hoang đường còn làm quá nên khi nói rằng những bằng chứng mà phía Trung Quốc nắm giữ trong đó Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên bố ủng hộ Trung Quốc hay sách giáo khoa của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa in hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là Tây Sa và Nam Sa khiến họ mở miệng mắc quai .
Nhân câu chuyện sau bữa chém gió điên cuồng với một anh bạn cũng ham thích chém gió điên cuồng nhưng được cái hơn mình cái khoản ngoại ngữ và tìm kiếm , không phải tìm kiếm quẩn quanh trên mạng Internet mà trên các trang mạng Thư viện , chẳng là anh ta cũng hay lần mò vào các thư viện đại học lớn để lượm lặt cho cái công việc viết lách linh tinh mệt nhoài kia . Và thật , nói theo ngôn ngữ hiện đại là :ĐẮNG LÒNG  khi hàng chục tấm bản đồ của Việt Nam Cộng Hòa do họ vẽ hoặc do Mỹ vẽ hộ ( cũng như là sách giáo khoa kia là do Trung Quốc in hộ ) trong hơn chục năm đều hoàn toàn vắng bóng Hoàng Sa , Trường Sa . Trong khi đó , đấy là những tấm bản đồ cực kì chính xác đến từng con chữ vì nó được in theo tiêu chuẩn cao nhất .
Trước hết phải kể đến bản đồ in dưới thời Việt Nam cộng hòa dù mang cái tên rất mĩ miều là : nhưng hoàn toàn mất đi của chúng ta quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa . Đơn của là tấm bản đồ dạy trẻ con này cũng không có , khác hoàn toàn với thời trẻ con bây giờ .
Hay trong SGK
Đến việc dạy trẻ con lớp 3 tập vẽ cũng quên bẵng đi những hoàn đảo chủ quyền của dân tộc , trong khi tôi nhớ tôi từng được vẽ bản đồ đến mỏi tay hồi bé , và tất nhiên phải thêm vài chấm dễ thương ở phía Đông và Đông Nam /
Cho đến khi Việt Nam Cộng Hòa có in vào bản đồ thì bản đồ cũng xuất hiện một cái chữ TÂY SA to tướng , đẹp toẹt vời với việc mất đi hoàn toàn nhóm đảo An Vĩnh .
Chẳng những mất đi quần đảo Trường Sa , mà còn mất đi hoàn toàn một nửa quần đảo HOàng Sa . Thật đáng thương , đáng tiếc .
Bản đồ đã ăn mất toàn bộ phía Đông quần đảo cho một nước nào đó ?
Đấy chính là sự thật về quân lực Việt Nam Cộng Hòa "anh hùng" , là sự thật của nước Việt Nam Cộng Hòa đấy các bạn , chỉ cần nhìn vào tấm bản đồ trên bản chất bán nước của chế độ Ngụy quyền Việt Nam Cộng Hòa nổi lên hơn bao giờ hết , vùng Trường Sa họ chắc tặng cho Phi lip pin và Đài Loan nên không ghi vào bản đồ , vùng Hoàng Sa dâng tặng một nửa quần đảo cho Trung Quốc chiếm giữ .
Nhưng trách sao được khi ông chủ của nó là Đế Quốc Mỹ hùng mạnh khi vẽ bản đồ đứa em đã hoàn toàn cắt bỏ đi luôn vùng quần đảo này :

Đầu tiên đơn cử phải kể đến bản đồ hành chánh Việt Nam cộng hòa 1966 (The Government of the Republic of Viet Nam 1966) 

Nguồn : Dự án Việt Nam -thư viện đại học công nghệ Texas
Link
Bản đồ các khu quân sự của Việt Nam Cộng Hòa cũng nằm trong bộ sưu tập của Dự án Việt Nam -thư viện đại học công nghệ Texas Link


Bản đồ hành chính và dân số của Việt Nam Cộng Hòa năm 1967 (South Vietnam Population and Administrative Divisions. December 1967)  cũng nằm trong bộ sưu tập trên , đường Link . Đáng chú ý là bản đồ này trong mục các huyện hoàn toàn không xuất hiện huyện Hoàng Sa hay huyện Trường Sa trong khi đó lại ghi rất rõ hầu hết tất cả các đảo khác thuộc chủ quyền Việt Nam , kể cả đường phân giới Phú QUốc 1939.

Bản đồ khu vực Đông Dương do CIA xây dựng cực kì chính xác về núi non , các đảo của Việt Nam , Cam phu Chia , và thật đáng tiếc họ lại hoàn toàn không đề cập đến 2 quần đảo của chúng ta . link bản đồ hiện đang tọa lạc ở thư viện Texas cho bất cứ ai muốn kiểm chứng .
Bản đồ hành chính Đông Dương cũng vậy , dù xác nhận chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam trên đảo Bạch Long Vĩ , nhưng tiếc thay họ hoàn toàn khước từ đi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo .
Link hiện đang nằm trong kho lưu trữ về chiến tranh Việt Nam ở texas đợi mợi người đến tìm hiểu .

Tuy nhiên ông bạn ham chém gió và viết lách linh tinh kia của tôi , sau khi tôi tình nguyện chi tiền bữa nhậu để được đọc mấy tấm bản đồ trên máy tính của ông ta đã nói nguyên văn thế này :
" Bằng chứng bán nước của Việt Nam Cộng Hòa ai cũng biết , bản lĩnh dâng đảo cho kẻ thù của Việt Nam Cộng Hòa ai cũng hiểu chẳng qua Bắc Kinh họ không dùng đến mấy thứ tư liệu đó do họ trước giờ vẫn chỉ công nhận 1 nhà nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa , sau đó công nhận thêm Mặt trận của ta chứ hoàn toàn không công nhận VNCH , vì không công nhận nên họ không thèm vớ mấy thứ tư liệu bán nước của Việt Nam Cộng Hòa trong tư liệu tuyên truyền của họ .
Cậu cũng đừng nhìn thấy chính quyền ta cứ công nhận , tôn vinh những ngụy quân chết trận ở Hoàng Sa hay những tư liệu chủ quyền của họ mà bảo nhà nước mình thay đổi không nhất quán , tuổi trẻ nhưng đầu không thể rẻ mạt , ta đang làm thế vì biết để lừa cho TQ chấp nhận đưa những tư liệu của Việt Nam Cộng Hòa bán biển đảo ra , ngửa hết quân bài với nhau rồi mới có thể tính tiếp kiện cáo thế nào chứ cứ úp mở như thế thì dễ bị đâm sau lưng lắm . Một nước như Việt Nam , một Đảng như Đảng cộng sản chẳng bao giờ có thể khinh xuất cái gì ,họ biết căn cơ của họ nằm trong nhân dân chứ chẳng phải ở cường quốc nào khác , Liên Xô cũng hay , Trung Quốc cũng vui nhưng sức Đảng cộng sản Việt Nam mấy mươi năm qua chỉ dựa vào người Việt Nam ."
Ừ thì cứ coi đó là câu nói của người bạn say hay viết linh tinh chém gió nhằng , nhưng kể ra cũng có cái lí , người Hoa Kiều ở Việt Nam Cộng Hòa có địa vị siêu nhiên , tổ chức của Đảng cộng sản Trung Quốc hoạt động trong chi bộ người Hoa ở Chợ Lớn trước 1975 cũng là đội ngũ mạnh , biết đâu họ chẳng thừa cơ in vài mươi tấm bản đồ sai lệch rồi hối lộ cho ông quan nào ở sở đo đạc cho phát hành mà ta không hay biết ,mà ở cái cơ quan nước trong trong cái thời kì hỗn loạn từ Tổng thống đến thứ dân như cái thời ấy ở VNCH , cái gì cũng có thể xảy ra lắm .

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Lệ Rơi- Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ?


Mấy ngày hôm qua dân mạng đưa nhau xem nhiều clip của Lệ Rơi , và sau khi nghe tầm chục bài có lẻ của anh , tôi bất chợt nhớ đến :Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ? Người ca sĩ ắt hẳn hát rất nghệ thuật , thứ nghệ thuật hàn lâm được những đôi tai vàng thưởng thức và chấp nhận , hoặc giả thứ nghệ thuật được tôn cao lên bởi nhiều thứ không nghệ thuật như nó như tiền  ,chiến thuật pr hay cả clip minisex . Tuy nhiên âm nhạc nói riêng hay nghệ thuật nói chung vẫn phải giải quyết một yêu cầu căn bản nhất là Nhân sinh  , không thể nào tách khỏi nhân sinh được , một giọng nam cao dù có tuyệt vời đến đâu nhưng nếu không có khán giả thưởng thức thì cũng không bằng tiếng kẻng rác .
Ở Lệ rơi chúng ta không phát hiện , dù một chút nhỏ nhặt nhất thứ nghệ thuật kinh điển hàn lâm , cũng chẳng hề thấy một thứ pr gì đi theo cả vì đến tận giờ Lệ Rơi vẫn không tụt quần , không khoe thân càng không phát ngôn chửi bới ai cả , vẫn cái giọng hát rất "lệ rơi " , vẫn cái điệu bộ rất "lệ rơi " và cũng cái khung cảnh rất "lệ rơi " với tâm điểm duy nhất là đôi loa màu đỏ và món trang sức duy nhất là đôi kính râm , Lệ Rơi đã thể hiện hết tính vị nhân sinh của mình . Tôi từng yêu cầu Lệ rơi hát , và quả thật anh hát , hát nồng cháy , bùng nổ , rất hay , không biết mọi người cảm thấy ra sao nhưng tôi thấy rất rất hay vì bài hát đó dành cho tôi , kẻ không đóng góp gì cho anh ngoài mấy cái like vặt vãnh mà thừa thãi mà nếu như dành cho ca sĩ X nào đó thì khó bằng trời .
Có lẽ phong trào Lệ rơi rồi cũng sẽ chấm dứt , có lẽ Lệ rơi rồi sẽ từ bỏ ca hát cho đời vui hơn , cũng có lẽ anh sẽ sa vào một hình tượng khác , nhưng đối với tôi Lệ Rơi vẫn mãi là cái tên gắn với một hiện tượng nghệ thuật , rất ư nghệ thuật , vì nó phục vụ chính bản thân chúng tôi , vì nhân sinh , vì con người không biết mệt mỏi và không tư lợi .
Hữu Chí

Lệ Rơi mạn đàm. 
Khoảng năm 93-94 ở Nha Trang có nhân vật tên là Hòa Mốc. Anh chàng vốn con nhà khá giả ,tên Hòa nhưng ăn mặc lôi thôi nhìn cứ mốc meo thế nào ấy. Chả biết cái chữ Mốc gắn vào tên anh từ bao giờ. Khi tôi quen biết anh thì ah học năm cuối Thủy Sản ( nay là DH Nha Trang). Dạo ấy cứ tầm tan học , anh lại vác mớ đồ nghề bơm vá ngồi ngay cổng trường Cao Đẳng sư Phạm hành nghề. Trông anh đến là nản. Anh chỉ hành nghề vào cuối tháng , khi cạn tiền. Có lần tôi hỏi anh
- anh không ngại hả
Anh nói :
- ngại dek gì , ở đây ai biết tao mà ngại
- người quen biết anh cũng không ngại hả
- người quen thì quá biết tao rồi , ngại đéo gì nữa.
Với một đứa nhóc 11 tuổi thì câu trả lời của anh rất không thuyết phục.
Anh học Thủy sản nhưng lại ở chui Ký túc xá Sư Phạm. Mấy năm trời chả tốn cắc nào thuê nhà. Bảo kTX nhẵn mặt anh cả , lại là bạn nhậu của anh nên chẳng ai làm khó dễ. Kẻ ở chui này lại nổi tiếng nhất ký túc Xá theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đêm nào anh cũng tra tấn lỗ tai của thiên hạ bằng tài năng âm nhạc của mình. Cứ tầm 9h đêm anh lại ôm đàn lên sân thượng KTX bắt đầu show ca nhạc. Anh chuyên chơi các bản nhạc Âu - Mỹ được yêu thích thời đó bằng thứ tiếng Anh nửa mùa. Có khi anh lại chế lời Việt rất bựa. Tôi còn nhớ được vài lời nhạc chế bài Hotel Califonia của anh " mới sáng sớm ăn khoai lang nướng , uống nước lã rồi đi làm ...". Điều kỳ cục là anh rất đào hoa , các thể loại gái từ năm nhất đến năm cuối mê anh như điếu đổ. Có thể xem anh là một Don Juan hay Cassanova phiên bản Đại Cồ Việt. Sau này thành người lớn tôi mới hiểu tại sao các cô gái si mê anh. Vì anh ...Độc đáo không giống ai đã thế nói chuyện với gái ngọt xớt dù rằng anh luôn tỏ ra vẻ bất cần đời , cái sự lập dị của anh nó dễ thương.
Trở lại chuyện anh Lệ Rơi , có lẽ nhiều người ngạc nhiên tại sao anh ta lại nổi đến thế , mức độ hot của anh ta có thể còn hơn cả ca sĩ Lệ Quyên. Anh ta nổi nhưng không phải bằng cách phát ngôn shock hay trêu chọc cộng đồng bằng cách đạp các giá trị đạo đức xuống đất như Bà tưng hay Quân Kun. Người ta không ghét anh. Anh chẳng chọc ghẹo ai. Ai thích anh ca bài nào thì anh cứ ca và up lên Youtube. Slogan của anh "hát tuy dở nhưng nhiệt tình " !!!
Anh ta sở hữu một vẻ ...xấu trai + quê mùa kinh điển. Anh mặc đồ rất nhà quê ,hợp với trường quay lụp xụp của anh. Anh nói chuyện trước ống kính tỉnh queo, ngọng L, N và cả nói lắp. Điều thú vị là tổng hòa các nét xấu và mộc ấy đâm ra dễ mến , thân thương. Nói túm cái váy là anh này Xấu duyên như kiểu các danh hài Hoài Linh , Công Lý , Quang Tèo.
Anh ta có một giọng ca dạng "đấm vào tai người nghe" rất ...keo dán chuột. Ai đã từng nghe cái giọng rao ông ổng của mấy xe bán keo dính chuột thì biết. Anh chuyên cover các siêu phẩm âm nhạc với một phong cách tỉnh như ruồi kệ mẹ cái sự đời , bố thích thì bố hát , chả ngại bố con thằng nào. Hát không sợ ai chê dở , chê thì làm gì được nhau ? Chính cái phong cách đặc dị này làm cư dân mạng hâm mộ anh. Người ta mong chờ các siêu phẩm âm nhạc qua lối trình diễn "keo dán chuột" sẽ thế nào. Anh thực sự là Sát thủ âm nhạc thượng thừa , đủ sức hạ gục bất kỳ một bản hit nào từ nhạc Việt đến nhạc ngoại.
Anh được yêu thích cuồng nhiệt. Lệ Rơi đã trở thành một hiện tượng. !!!
Hiện tượng này có thể giải thích được dựa vào phong cách của Lệ Rơi nhưng nguyên nhân sâu xa nằm ở chỗ khác. Đời sống tinh thần của cộng đồng mạng hiện nay rất nhàm chán buộc người ta tìm đến những thứ lập dị không giống ai. Showbizt đầy rẫy những anh ca sĩ nhạc chợ giống nhau lạ kỳ theo một công thức chế tạo ngôi sao. Điện ảnh , truyền hình , văn học ...nhạt nhòa không đủ sức cuốn hút giới trẻ. Cá nhân tôi một thời gian dài cũng thấy hờ hững với thế giới giải trí vì không có gì đặc sắc , ngắm mãi các hot girl cũng chán , dí mũi vào các scandal showbizt thì càng tởm. Lệ Rơi đúng là làn gió mới , không thơm nhưng ...độc.
Đằng sau hào quang của Lệ Rơi là một khoảng trống mênh mông trong đời sống tinh thần của giới trẻ.
Xin cảm ơn Lệ Rơi vì sự lập dị , nổi loạn không toan tính !!!

Bao Bất Đồng

Vì sao nền kinh tế Việt Nam thảm haị đến thế?

Sau khi đọc bài viết “Nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc không phanh”, tôi thiết nghĩ nên có đôi lời cần chia sẻ với độc giả. Cũng như tôi, có lẽ những điều tôi sắp nói mọi người đã biết cả rồi, nhưng lạ lùng thay chẳng tờ báo nào viết lại cả. Và có vẻ các nhà kinh doanh ở Việt Nam đều tảng lờ chẳng ai dám thẳng thắn thừa nhận.

Chúng ta hãy dẹp hết những khái niệm, học thuyết hay những ngôn từ phức tạp trong kinh tế đi mà dùng những lời lẽ “bình dân học vụ” nhất mà ai cũng từng biết.
Mọi người có biết một trong những lí do tại sao nền kinh tế Việt Nam thảm hại đến thế không? Đó là do chính con người Việt Nam tạo ra đấy! Mọi người đừng nhảy cẫng lên phản đối, vì tôi cũng là người Việt Nam mà, có thế nên tôi mới biết điều đấy!
- Trên đời này làm gì có dân tộc nào mua nhà thì bằng vàng, mua xe thì bằng USD như người Việt chúng ta? (cho đến khi CP chịu không nổi nữa, điên lên gào: “Tất cả các mua bán, giao dịch ở Việt Nam đều phải sử dụng VNĐ” thì mới miễn cưỡng thôi không chơi USD nữa). Chúng ta cũng không hề yêu Mỹ mà chúng ta yêu dollar Mỹ thôi.
- Thử hỏi cả thế giới này, có dân tộc nào sính ngoại kinh khủng như Việt Nam? Nghe tới đồ khựa, đồ Việt là không chơi, nhưng chỉ cần nghe đồ Nhật đồ Mỹ là chơi tuốt mà chả cần biết là nó cũng "Made in China" cả. Trong cơn thập tử nhất sinh, hoặc khi nhờ bác sĩ kê đơn thuốc người nhà bệnh nhân vẫn "căn dặn" bác sĩ dùng thuốc ngoại cho nó xịn và bỏ ngoài tai lời khuyên của bác sĩ.
- Thử hỏi có doanh nghiệp nào “ngu” như doanh nghiệp tư nhân Việt Nam? Lúc kinh tế hưng thịnh thì bỏ rơi người tiêu dùng trong nước, lao đầu ra thế giới tìm kiếm vài xu lẻ ngoại tệ. Xui thay mới gia nhập WTO thì khủng hoảng kinh tế (nhờ Mỹ cả, cảm ơn cuộc chiến Apganistan của anh nhiều, nó đẩy dân anh ra đường và cả thế giới lao đao !) Thế rồi bán hàng không được, cuống cuồng đâm đầu về đất mẹ dựng vào cái chiêu bài rẻ tiền nhờ truyền thông nhà nước "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt"?. Vậy cái lúc kinh tế hưng thịnh còn thấy được cơ hội tranh đồng ngoại tệ, các anh ở đâu ? có trưng khẩu hiệu này hay không? Và cả lúc hưng thịnh lẫn khốn đốn. Các doanh nghiệp có thực sự “Ưu tiên cho người Việt dùng hàng Việt chất lượng cao hay không? “.
Các anh có thực sự muốn làm kinh tế Việt Nam sáng sủa lên không, làm người dân Việt Nam giàu có lên không hay chỉ đơn thuần xem Việt Nam như cái phao cứu sinh cho các phi vụ làm ăn vô cùng manh mún của các anh. Câu này tôi gửi thẳng cho các tập đoàn, công ty lớn luôn chứ không chỉ các công ty nhỏ đâu, vì tôi đã theo dõi động tĩnh và hành động các anh trên truyền thông một thời gian dài rồi, từ trước khủng hoảng kinh tế cơ đấy.
Các doanh nghiệp khối nhà nước và cả chính phủ Việt Nam, đầu óc nhìn xa trông rộng của các anh đến đâu? Kể ra thì vô số cái tên thua lỗ như Vinashin, Vinalines, EVN, hay những kẻ chuẩn bị toi mạng ngầm như Petrolimex chẳng hạn. Khi các anh mở rộng khi doanh các anh có biết bài học cơ bản nhất là để kinh doanh bền vững cần phải kinh doanh xoay quanh lõi không?
Ví dụ như anh đóng tàu thì chỉ kinh doanh quanh việc đóng tàu, nguyên liệu mà thôi, đằng này các anh thấy chứng khoán, bất đồng sản, vàng, CN xe hơi, v.v… Các anh lao vào chơi tuốt vì chỉ 1 chữ duy nhất: “Sinh lời”!
Như vậy các anh sụp đổ hoàn toàn không có gì là bất ngờ đối với người dân và các nhà kinh tế hết. EVN bên điện sao không lo các nhà máy điện hạt nhân, phong điện, nhiệt điện đi? Nhảy vào viễn thông làm gì cho thua lỗ?
Vẫn các vấn đề gạch đầu dòng trên, bây giờ xin mời nhìn qua 2 nước nước láng giềng thân cận, một là Nhật Bản mà người Việt ta vẫn hằng ngưỡng mộ và một là “quốc thù” của dân tộc Việt Nam mà ta vẫn hằng ghét cay ghét đắng: Trung Quốc.
Họ có điểm chung gì? Đấy chính là tinh thần dân tộc cực cao.
Khi các doanh nghiệp mới chập chững những bước đầu tiên. Điều mà họ làm là củng cố thị trường trong nước, để tạo hậu phương vững chắc cho doanh nghiệp, tạo một “không gian sinh tồn” riêng cho doanh nghiệp. Nên khi ra biển lớn đã đầy rẫy kinh nghiệm trong nước, từ triết lý, phong cách để thiết kế sản phẩm, chiều lòng khách hàng cho đến các chiến lược marketing đã chuẩn bị sẵn, có hậu phương vững chắc nên kinh doanh vô cùng thành công.
Một số cái tên có thể tạm nêu ra đó là Toyota, Panasonic, Mitsubishi, … của Nhật hay thậm chí là Huewei, ZTE của Trung Quốc.
Cho nên, nếu vô tình có xảy ra khủng hoảng thì vẫn có hậu phương, vẫn có đấy 1 đội ngũ người dùng quê nhà “vô cùng đông đảo và hung hãn” sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm nội để cứu chữa công ty. Đó là lí do tại sao nhiều tập đoàn Nhật gặp khủng hoảng cũng không đến nỗi phá sản như Việt Nam, họ chỉ suy giảm mà thôi.
Tôi lấy ví dụ trong ngành mà tôi khá rành, đó là hàng công nghệ cao. Món tiêu biểu: điện thoại Nhật! Điện thoại nắp gập của Nhật cấu hình còn khủng hơn điện thoại của thế giới. khi các điện thoại thế giới độ phân giải tối đa là 8MP thì Nhật đã là … 15MP, khi ở Mỹ mới chậm chững ra dòng Nexus đầu tiên của google thì nắp gập Nhật đã có CPU 1Ghz . Tôi đọc bài báo mà tưởng mình nhìn nhầm, còn độ bền điện thoại ? khỏi bàn cãi, điện thoại Nhật bền đến độ đập cũng không hỏng, chứ không phải như điện thoại các hãng gập lên gập xuống vài lần đứt dây màn hình.
Còn về độ ưu tiên cho khách hàng trong nước? Có những đĩa game mà muôn đời không bao giờ họ xuất ra nước ngoài, dẫu cho fan thèm rỏ nước dãi, nếu họ bán họ sẽ thu lợi nhuận lớn nhưng họ chỉ cần sản xuất để phục vụ trong nước mà thôi. Còn người nào thèm thì mặc kệ!
Có ai biết tại sao điện thoại Nhật không gắn sim mà lại tích hợp luôn sim vô điện thoại? Một trong những lí do đấy là để điện thoại không bị xách tay ra nước ngoài, phá mã rồi bán. Ba tôi đi Nhật nói họ còn cấm không cho đem điện thoại họ ra khỏi nước Nhật.
Họ chỉ muốn bán những thứ tốt nhất cho dân họ mà thôi, cho nên nếu các bạn thấy coi phim mà thấy ở Nhật sài iPhone thì đó chỉ là lời nói dối rẻ tiền thôi, chỉ là Apple ngầm đưa tiền để quảng cáo Macbook, iPhone, iPad thôi. Vì số lượng iPhone bán ở Nhật làm sao nhiều bằng ở … Việt Nam! (ai kinh doanh điện tử xin vui lòng kiểm chứng xem tôi nói có đúng không nhé!).
Còn bây giờ ta nói về anh láng giềng sát nách chúng ta, Trung Quốc. Chúng ta thường hay “khen” trình độ ếch nhái thượng thừa trong các sản phẩm copy của Trung Quốc nhưng liệu chúng ta có hỏi ngược lại một câu là những sản phẩm ấy copy ấy tiêu thụ thế nào không? Chính mớ dân số 1 tỷ 4 đấy tiêu thụ.
Dù rằng nói ra thì vẫn có tranh cãi là tại nghèo họ mới tiêu thụ mớ đồ rẻ tiền, nhưng liệu khi có những thương hiệu “tàu” mạnh, liệu họ còn mua iPhone nữa không?
Đó chỉ là dẫn chứng sơ lược vì nếu kể tiếp về tinh thần sính nội và dân tộc cao của Nhật Bản, Trung Quốc thì mấy chục trang giấy cũng không hết được.
Điều tiếp theo cần bàn đến là cái thói bảo hộ của chính phủ chúng ta và cái thói “chó cậy gần nhà” của doanh nghiệp nhà nước. Một dẫn chứng duy nhất thôi nhé: Beeline. Thế có ai tự hỏi phần chìm của tảng băng, phần lí do tại sao rút vốn không được trưng lên mặt báo chính thống ấy là gì hay không?
Ta hãy tập xâu chuỗi các vấn đề lại một tý, ngay trước thời điểm Beeline rút khỏi Việt Nam, hãng này đã đánh một cú rất mạnh trong kinh doanh: Đó là gói cước tỷ phú mà người tiêu dùng Việt Nam vô cùng thích thú. Và chuyện gì đã xảy ra?
Ngay tức khắc các doanh nghiệp trong nước, hay nói thẳng là doanh nghiệp nhà nước thay vì tìm cách tung chiêu cạnh tranh lành mạnh thì lại rỉ tai Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông để tìm kiếm một lệnh cấm, phạt cho Beeline. Và Beeline nói gì? Họ im lặng.
Kết quả là vài tháng sau đấy. VimpelCom lặng lẽ rút vốn khỏi Việt Nam mà lí do thì rất loanh quanh. Sự thực là sao? Là họ sợ chính phủ Việt Nam quá, bênh vực “gà nhà” quá! Doanh nghiệp Việt Nam chơi bẩn quá.
Bây giờ ta sẽ nói đến mặt tối nhất của vấn đề viễn thông. Mọi người có ai tự hỏi tại sao chỉ có mỗi VimpelCom của Nga vào Việt Nam kinh doanh viễn thông không? Tại sao không có AT&T (Mỹ), Vodafone (Úc), NTTDocomo (Nhật), ZTE (Trung Quốc)? Đó là vì đối tác Nga từ xưa (là Liên Xô) đã thân thiết với Việt Nam, nên họ kinh doanh chỉ thuần kinh doanh và không có mưu đồ chính trị gì cả.
Còn những nhà mạng trên như tôi kể tên, đặc biệt là AT&T và Vodafone thì chúng ta sẽ tha hồ thấy các sản phẩm “có vấn đề” tràn ngập điện thoại mình, góp thêm việc cho ngành an ninh. Đây cũng là một trong những lí do rất tế nhị khi để đối tác kinh doanh ở Việt Nam.
Thêm vào đó, Beeline cũng đâu có vào Việt Nam được một mình. Mà phải hợp tác với Gtel. (Còn nhìn lại các nhà mạng Việt Nam hiện tại xem, VNPT (Vinaphone, Mobifone) hay Viettel, hai “thằng” đứa thì con đẻ nhà nước, đứa thì … con hoang của chính phủ. Hỏi xem tại sao không “chó cậy gần nhà”? Khi ngành công nghiệp viễn thông ở Việt Nam đã đạt đến độ bão hòa, đây là lúc cho các anh vung cánh phát triển ra khỏi đất nước, các anh có lượng người dùng mạnh thì yên tâm ra khỏi bóng mẹ rồi đấy. Đầu tư đi, thiếu gì nơi hứa hẹn như Châu Phi? Châu Mỹ La Tinh, sao cứ tiếp tục bám váy mẹ (Chính phủ) để chăn dắt gà nhà (người Việt) vậy?
Movitel ở Mozambique chỉ là 1 dự án đầu tư rất nhỏ của Viettel cho Châu Phi mà thôi, trong khi các anh thừa sức làm hơn thế vì viễn thông là thế mạnh của Việt Nam mà? “Bao cấp” luôn cho Viễn thông 2G và internet ADSL Việt Nam đi, rồi 2 anh hợp sức “chống Mỹ” ở USA hay tấn công vào Châu Phi, Châu Mỹ? Venezula, Cuba luôn mở rộng vòng tay chào đón đồng minh thân thiết cơ mà?
- Vấn nạn nữa, đó chính là trình độ “làm giá” của người Việt. Tôi nhớ mãi một câu nói của một chuyên gia kinh tế đến Việt Nam mà thầy tôi thuật lại: “Không thấy một đất nước nào như Việt Nam, một người bán hàng tăng giá là đồng loạt mọi người đều tăng” Mà khi xuống giá chẳng có ai muốn xuống, giá cứ giữ mãi thế thôi, hoặc tăng!
Ví dụ: Cổng trường học buổi tối của tôi, từ khi khủng hoảng kinh tế đến nay, giá giữ xe máy từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng và cứ đứng đấy nhìn, không thèm xuống mặc dù khủng hoảng đã hết, ai cũng than nhưng chẳng ai dám ý kiến, rồi thế mỗi ngày trôi qua, thu lời hơn 1.000 đồng, 500 đến 1.000 chiếc xe trong một đêm, “tích tiểu thành đại” thì liệu có ít không?
Bác Sen ơi, bác đừng lo vấn đề đại biểu quốc hội nữa, về coi trường Nhân Văn của mình từ cái khâu nhỏ nhất là giữ cửa đi, lo ba cái việc “đao to búa lớn” quá mà hiệu quả thực chả đến đâu. Trong khi sinh viên trường thì bức bối với gửi xe, với phòng công tác học sinh – sinh viên (nhiều lúc làm mình nhầm tưởng vào lộn sở thuế hay phòng nhà đất của chính phủ - trình “hành dân” cũng tương đương như thế).
Honda làm giá xe máy kinh khủng như vậy (đừng hỏi tôi đưa dẫn chứng chứng minh nguyên nhân làm giá, kẻo bài viết lại dài thêm vài trang), mà lãnh đạo Việt Nam lờ đi không thèm phạt, hóa đơn giả giá sai rành rành, nhưng vẫn “chăn” dân đến chục năm rồi. Tâm thức người Việt vốn trọng bền sâu, thích ổn định nên tâm lý xe Honda Nhật tốt nên muôn đời Honda Việt Nam vẫn tốt dù Yamaha, Suzuki cũng không hề kém cạnh.
Bó rau muống ngoài chợ từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng cách đây 5 năm và tôi đoán chắc giờ phải hơn thế nhiều, nhưng có mấy khi thấy giảm giá không hay chỉ tăng?
Trên đây là những gạch đầu dòng điểm qua các lý do tiêu biểu nhất trả lời cho câu hỏi: “Tại sao nền kinh tế đang nguy cơ lao dốc không phanh”.
Tóm lại ta thấy cái lí do lớn nhất khiến không chỉ nền kinh tế, mà toàn bộ xã hội xã hội “lao dốc không phanh” (ví dụ như chuyện cướp, giết, hiếp, tai nạn, tham nhũng v..v tràn lan), đó chính là Ý THỨC CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM.
Dân không sính ngoại thì làm sao đồng tiền mất giá? đồng tiền mất giá mới dẫn đến lạm phát. Rồi chính người dân than rồi chửi chính phủ kém. Làm chính phủ đi rồi sẽ thấy họ bù đầu khốn khổ với tính cách thất thường của người dân Việt Nam như thế nào, phải “ở trong chăn mới biết chăn có rận” nhé!
Doanh nghiệp tư nhân bao giờ mới có tầm nhìn đủ xa trong việc xây dựng thương hiệu bền vững? Trong việc đem lại sức mạnh cho nền kinh tế Việt Nam? Nếu cho một bài thuốc thử: doanh nghiệp anh đang vững mạnh, bảo các anh hy sinh đi để cứu cả nền kinh tế, các anh có dám chấp nhận sẵn sàng hi sinh phá sản ra đường để cứu cả nền kinh tế Việt Nam hay không?
Nếu các anh mạnh dạn gật đầu: “Có” thì tức là các anh chắc chắn sẽ kiếm được con đường vững chãi nhất cho mình. Yên tâm doanh nghiệp anh sẽ tìm được hướng đi tốt và không sợ phá sản vì sẽ được chính phủ, người dân tin yêu mà chống lưng cho khi ra biển lớn (cùng lắm là tăng trưởng … âm vài tháng là cùng). Doanh nghiệp là ai? không phải là dân đi làm kinh doanh thành ra doanh nghiệp à, doanh nghiệp sai lầm đổ vỡ không phải là người dân sai lầm à? Đó là vấn đề ý thức.
Chính phủ là ai? quan chức là ai? Họ không phải dân đen, nhờ may mắn mà lên nắm quyền lực à? Khi còn là dân đen, ta thường chửi xéo lũ quan làm tham nhũng, là hành dân, nhưng rồi khi chúng ta leo lên cái ghế đấy ngồi, liệu chúng ta không lãng phí của công, tham nhũng, hay coi thường chính dân đen hay không? Thói đời là thế. Gặp người nghèo thì ta khinh, gặp người giàu thì ta ghen ghét. Vẫn là vấn đề ý thức.
Chính phủ muốn con mình cứng cáp (các tập đoàn nhà nước), thì dìu như vậy là đủ rồi, hãy thả ra cho chúng nó tự bơi đi, tụi nó mà chìm tụi nó sẽ tự có kinh nghiệm mà đứng lên. Đừng dùng pháp luật hay các chính sách bảo kê nó.

Nếu tất cả các thành phần tôi kể phía trên mà tự mình nâng tầm ý thức lên cao hơn, thì liệu chúng ta còn thấy đồng tiền Việt Nam yếu đuối như bây giờ không? Thì liệu có cần công an “đứng đường” canh đua xe không? Liệu có tai nạn giao thông nữa không? Liệu còn tham nhũng không và cuối cùng, có giải quyềt được bài toán “Nền kinh tế đang có nguy cơ lao dốc không phanh“ không ? Chắc chắn là được, hoàn toàn có thể.

Vậy cá nhân tôi thì sao ? Tôi thực ra là một người khá cầu toàn một chút, tôi chỉ chọn thứ gì tốt nhất (tốt nhất với tôi sẽ có những tiêu chuẩn lựa chọn riêng), và nếu hàng Việt đáp ứng yêu cầu của tôi (không cần phải tốt vượt trên hàng ngoại) thì tôi hoàn toàn chọn sài ngay mà không cần phải đắn đo suy nghĩ!
NIGHTMOONLIGHT
Nightmoonlight ( moonlightofthenight@gmail.com) /Redvn

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

THOÁT TRUNG?



Một cậu em nói rằng 95% con người trên trái đất đi sao chép kiến thức của người khác. Ý này đúng, nhưng phải nói thêm là người có bản lĩnh thì không chỉ biết sao chép mà còn biết tự vệ, bằng cách đặt các câu hỏi ngược. Ví như vừa qua có loại bài vở hô hào "thoát Trung", nghe hay quá, ghét Trung Quốc sẵn rồi nên cái gì chứ "thoát Trung" thì ủng hộ vô điều kiện. Đi đâu cũng thấy nhăn trán nghĩ cách "thoát Trung". Việt Nam bị Trung Quốc bắt hồi nào mà thoát? Tư duy ngu ngốc như thế mà làm lãnh đạo thì chỉ có chết dân chết nước. Thế "đối đầu" và thế "vùng vẫy để thoát ra" là hai thế hoàn toàn có tính chất khác nhau, nhận định sai tính chất thì các bước tiếp theo sai bèm hết. Khi vùng vẫy để thoát ra khỏi cái gì đấy, cứ có cọc là bám có tay là bấu thôi, còn khi đối đầu, nghĩa là huy động và tranh thủ mọi nguồn lực để đẩy lùi đối thủ. Thế đấy! ĐT♥HNNGBPĐ
Xem thêm các bài cùng chủ đề

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Sự thật hiệp định Thành Đô

Hiện nay nhiều người nói mò về sự kiện Thành Đô 1990 , vì đây là một hiệp định "bí mật" nên có nhiều người có thể mặc sức thể hiện trí tưởng tượng siêu nhân của mình khi xung quanh thông tin duy nhất có thể biết chỉ là qua cuốn hồi kí ngoại giao của Lý Bằng- thủ tướng TQ.

Tại sao bạn quyết định Giang năm 1990 để bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
03 tháng 9 năm 1990, Giang Trạch Dân, Lý Bằng và  Tổng Bí thư Việt Nam  Nguyễn Văn Linh (thứ ba từ phải sang),Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Việt Nam là Đỗ Mười (thứ hai từ phải sang), Cố vấn Phạm Văn Đồng (phải) nói chuyện với nhau
  [1990]
  Thứ tư tháng sáu 6, Trời quang
  Nguyễn Văn Linh gặp đại sức Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy .Ông hy vọng việc bình thường hóa quan hệ giữa hai bên và hy vọng cho một chuyến thăm đầu tiên tới với Trung Quốc.
  Chủ Nhật 26 tháng 8 mưa
  Về chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam đến Trung Quốc , tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông nói hoàn toàn đồng ý.
  Thứ hai Tháng Tám 27 mưa
  Đồng chí Giang Trạch Dân trên đường Nguyễn Văn Linh và tôi sẽ đáp ứng với vấn đề này, tôi báo cáo với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Asian Games sắp tới được tổ chức tại Bắc Kinh, và cuộc họp liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương bị đe dọa, để dễ địa điểm các cuộc đàm phán bí mật được bố trí ở Thành Đô.
  Thứ Năm ngày 30 tháng 8 rõ ràng
  Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và chủ tịch hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười . Đã gửi lời mời đến Việt Nam , phải xem họ phúc đáp thế nào ?
  Chủ Nhật ngày 02 tháng 9 nắng
  15:30, Tôi đến từ các vùng ngoại ô phía tây của Bắc Kinh Sân bay bằng máy bay đặc biệt, đến Sân bay Thành Đô.
        6:00. Chúng tôi đi qua hơn 20 phút bằng xe hơi đến khác sạn Kim Ngưu, bí thư tỉnh Dương Nhữ Đại chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đã đi chuyên bay khác đến  Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút.
 8:30-11:00 tối, tôi đồng chí Giang Trạch Dân  bàn về chính sách và những kế hoạch trao đổi với Việt Nam vào ngày hôm sau
  Thứ 2 ngày 3/9 , trời quang
  Buổi sáng, buổi chiều, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các cuộc đàm phán chính sách với phía Việt Nam cùng với đồng chí Giang Trạch Dân.
  Khoảng 14:00, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười , chủ tịch hội đồng cố vấn Phạm Văn Đồng đến khách sạn Thành Đô Kim Ngưu, Giang Trạch Dân, và tôi chào đón họ trong căn nhà 1. Nguyễn Văn Linh mặc một bộ đồ nâu,khí chất học giả. Đỗ Mười cơ thể vẫn còn mạnh mẽ, mái tóc bạc trắng, mặc một bộ đồ màu xanh. Họ là những người đàn ông bảy mươi ba tuổi, còn Phạm Văn Đồng với đôi mắt nhìn như bị đục thủy tinh thể , mặc một bộ đồ đại cán màu xanh, nhìn như  lão cán bộ Trung Quốc.
  Buổi chiều, các cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài.Tuy cần phải giải quyết vấn đề Campuchia trước mắt, và  việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, nhưng bày tỏ sự miễn cưỡng khi can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Có vẻ như là ở Campuchia, Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm cho  có một sau đó tập trung vào việc bình thường hóa quan hệ Trung-Việt Nam.
  Các cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 20:00, 20:30 ăn tối bắt đầu. Ở bàn ăn, tôi và Giang Trạch Dân làm việc với từng người Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười.

  
Thứ 3 ngày 4/9, trời u ám
  Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, câu hỏi cần được nâng lên, cho biết cuộc họp đã tương đối thành công trong việc đạt được một sự đồng thuận, quyết định soạn thảo bản ghi nhớ cuộc họp.
  14:30, Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết ghi nhớ về bình thường hóa quan hệ giữa hai nước  tại khách sạn Kim Ngưu, hai bên đã ký riêng biệt do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam.

Đồng chí Giang Trạch Dân đã đọc một câu thơ ngay lúc đó
"度尽劫波兄弟在相逢一笑泯恩仇"

Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu.
Có nghĩa là
Sau kiếp nạn anh em còn đó , gặp nhau mỉm cười quên ân thù .

(thơ Lỗ Tấn )

  16:00, máy bay cất cánh trở lại Bắc Kinh, đến khoảng 18:10.  
[1991]
  Thứ Bảy 29/6
  Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam, Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư thay Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng vẫn làm cố vấn.Đại hội VII  duy trì chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế, Ủng hộ quan hệ Việt-Xô ,cải thiện quan hệ Việt-Trung
  Thứ 3 , ngày 30/7 Bắc Kinh trời tỏ
  Buổi chiều, tôi đã gặp với Đại diện đặc biệt của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Lê Đức Anh và Hồng Hà. Họ yêu cầu cuộc họp cấp cao tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, hội nghị nên tổ chức ở cả 2 quốc gia, các nước ASEAN khác cũng không có bất kì thái độ nào về cuộc gặp cấp Thứ trưởng và cấp Bộ trưởng ngoại giao cũng như các cuộc gặp cấp cao hơn , phía Trung Quốc hoàn toàn tán thành . Đồng chí Giang Trạch Dân vào ngày mai sẽ cho họ câu trả lời chính thức . Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế Trung-Việt, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi , hai bên cùng tư vấn cho nhau những vấn đề cùng quan tâm, phía Trung Quốc về thương mại, bưu chính, vận tải, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao thông đường bộ đang diễn ra với thái độ tích cực .
  Nguồn: Nhật ký của Ngoại giao Li: Li Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Tân Hoa Xã

[1990年]
  六月六日 星期三 晴
  阮文灵总书记在越国防部会见了张德维大使。阮希望实现两国、两党关系正常化,并希望早日访华。
  八月二十六日 星期日 阴雨
  关于越共总书记阮文灵等越方主要领导人来华内部访问一事,我告江泽民同志,他表示完全赞成。
  八月二十七日 星期一 雨
  关于江泽民同志和我将会见阮文灵一事,我向邓小平同志汇报了。鉴于亚运会即将在北京举行,而此次会晤涉及中越两国关系正常化,事关重大,为便于保密,会谈地点拟安排在成都。
  八月三十日 星期四 晴
  江泽民同志和我去成都与越共总书记阮文灵、越南部长会议主席杜梅内部会谈一事,已向越南发出邀请。现在就看越南如何答复了。
  九月二日 星期日 晴
  下午3时半,我乘专机从北京西郊机场起飞,6时左右到达成都机场。我们乘汽车经过20多分钟路程,到达金牛宾馆,省委书记杨汝岱在等。江泽民同志乘另一架专机晚我半小时到达成都。晚8时半至11时,我和江泽民同志就明天与越南方面会谈的方针交换了意见。
  九月三日 星期一 成都 晴
  上午,我在江泽民同志处和他继续研究下午将与越方会谈的方针。
  下午2时左右,越共中央总书记阮文灵、部长会议主席杜梅和越共中央顾问范文同到达成都金牛宾馆,江泽民和我在1号平房迎接他们。阮文灵身着咖啡色西装,有些学者风度。杜梅身体还健壮,头发全白,穿一身蓝色西装。他俩都是七十三四岁的人,而范文同双目白内障视力极差,穿一身蓝色的干部服,像中国的老干部。
  下午,会谈开始,阮文灵先作了长篇讲话。虽然表示了尽快解决柬埔寨问题的愿望,并且说成立柬最高委员会是当务之急,不应排除任何一方,但又表示不愿干涉柬埔寨内部的事务。看来在柬埔寨问题上,阮文灵只想作一个原则的表态,而把重点放在了中越关系正常化方面。
  会谈一直持续到晚上8时,8时半才开始晚宴。在饭桌上,我和江泽民同志又分别做了杜梅和阮文灵的工作。
  九月四日 星期二 阴
  上午,我们继续与越南的领导同志开会。至此,会议所提出的问题应该说已经比较圆满地达成共识了,决定起草一份会议纪要。
下午2时半,中越双方在金牛宾馆1号平房举行了签字仪式,双方分别由总书记和总理签字。这在中越关系上是历史性的转折。江泽民同志当场赠越南同志诗句“渡尽劫波兄弟在,相逢一笑泯恩仇”。这句诗出自鲁迅。对此,越南的同志表示高兴。
  下午4时,专机起飞回北京,6时10分左右到达。
  [1991年]
  六月二十九日 星期六
  越共七大闭幕,杜梅当选总书记,阮文灵、范文同为顾问。越共七大总的基调是坚持社会主义,搞经济改革,主张越苏、越中友好。这一会议精神有利于中越关系的改善。
  七月三十日 星期二 北京 晴
  下午,我会见越南党中央特别代表黎德英与红河。他们要求举行中越高级会晤。我说为了使两国人民有所准备,东盟其他国家不至于产生疑虑,中越应先进行副外长和外长级会晤,至于高级会晤,中方认为原则上没有问题。明天江泽民总书记将向他们作正式答复。关于中越经济关系正常化,可以在平等互利的原则下,由双方对口单位协商解决,中国对贸易、通邮、通航、银行结算、恢复陆上交通均持积极态度。
  摘自:李鹏外事日记 作者:李鹏 出版社:新华出版社


Đầu tháng Chín năm 1990, Chủ tịch Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh,chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười , cố vấn Phạm Văn Đồng đã có cuộc gặp cấpTrung ương được tổ chức tại Thành Đô, Tứ Xuyên.đây là cuộc gặp kết thúc quá khứ.Cả hai bên đều nhận ra việc bình thường hóa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước là hành động hết sức quan trọng.


Du học hay là về ? Tâm thư hay một sự lừa phỉnh bản thân

Tôi khó hiểu với những người như thế này , tôi cũng có rất nhiều bạn và cũng từng đưa nhiều người bạn đi đến những phương trời xa lạ để học hành , để tu nghiệp , hay đơn giản là để tự khẳng định mình . Khi đi học cũng chẳng có nói hoài bão lớn lao là kinh bang tế thế , trị nước cứu đời gì cả , họ đi , đơn giản là như chúng ta sách vali và bước ra khỏi nhà để nhập đại học . Mấy năm sau , tức giờ đây tôi lại thấy họ lò dò về , ông bạn vàng học tận Hàn Quốc đến 4 năm ( học thạc sĩ Hàn Quốc tốn khá nhiều thời gian và công sức ) cũng về giờ đang làm việc trong mọt viện nghiên cứu . Với họ , khi ra nước ngoài họ chỉ Học và về Việt Nam họ mới chính thức là Làm .Tôi cũng nhớ đến một người bạn của tôi trước kia học Bách KHoa Hà Nội sau sang Đức tu nghiệp học đến Thạc sĩ xong về nước xin vào Viện cũ ( ở BK lúc đó phân viện ) nhưng dù được các thầy cô rất giúp đỡ nhưng vẫn không được vì bằng tốt nghiệp đại học Bách khoa của anh ấy kém không đạt yêu cầu , anh ấy làm ở Viện mấy tháng không biên chế rồi lại sang Đức học tiếp Tiến sĩ , nghe mọi người nói kiểu gì anh ấy cũng về , tôi cũng tin thế .
Người Việt Nam ngày nay , tức là đa số người dân , họ những tưởng đi du học là một điều đặc biệt ,là một tầng lớp khác hẳn với những người khác , vâng , họ hẳn nhiên là giỏi , nhưng không phải họ thực sự giỏi đến mức có thể khinh thường mọi người trong nước . Một người bạn của tôi dù có đi học thạc sĩ khoa học ở một trường nổi tiếng bên Mỹ về vẫn chỉ cặm cụi học việc hay nói oai hơn là nghiên cứu cùng với một tiến sĩ trong một trường Đại học để hoàn thiện kĩ năng của mình .
Nói dài chẳng bằng nói thằng : Du học tuy tốt nhưng cũng chẳng đến mức như Kim quy .


                                                                  *                     *
                                                                              *
Mới đây, một du học sinh ở Mỹ viết tâm thư nói về chuyện ở hay về. Tâm thư khá dài , đại để rằng bạn cũng muốn về Việt Nam lắm nhưng…
Mẹ bạn bảo đi đi, đừng về vì cơ quan mẹ bạn toàn con ông cháu cha, họ không trọng dụng nhân tài vì chỉ tuyển người thân. Đại khái mội trường làm việc ở bệnh viện mẹ bạn (và có lẽ nhiều bệnh viện khác cũng thế) tiêu cực.
Dì bạn thì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!”
Bạn thân của bạn (đang học công nghệ thực phẩm) thì bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”
Bạn khác bảo: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”
Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.
Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể.”
Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”
Kết tâm thư bạn viết:
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.
Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”


******************************************
Theo tôi, bạn này viết lấy được, viết cho có, viết ra vẻ yêu nước, thích phụng sự và ảo tưởng.
Ra vẻ bởi dù bạn nói bạn muốn về nước cống hiến nhưng với các dẫn chứng của bạn cho thấy quyết định của bạn là không về. Không thấy bạn đưa bất kỳ điểm sáng nào tại Việt Nam vì dù có tiêu cực đến đâu thì cũng không thể có một nơi nào trên thế giới chỉ có bóng tối.
Chưa kể những tiêu cực mà bạn kể rất cũ, nó là cái cớ nhiều người đã dùng, đã phê phán dù đó chưa hẳn đã là sự thật. Một sự thật khác là ối anh chị bất tài vô dụng cũng bám vào đó để cứu rỗi cho cái gọi là danh dự của mình. Tóm lại, bốc phét và sĩ.
Ảo tưởng bởi chưa ai biết tài năng của bạn đến đâu trừ gia đình bạn, đặc biệt là dì bạn. Bố mẹ khen con, dì khen cháu nhiều khi nó rất khác với thực tế, đúng hơn nó khá lòe loẹt, diêm dúa và không thật.
Chưa kể chả biết ấy là do dì bạn nói thật hay bạn bịa ra bà dì nào đó.
Tất nhiên tôi có cơ sở để hoài nghi vì tôi không tin lời những thằng Mỹ nào đó trong tâm thư ấy. “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?” – lời nói của người bạn Mỹ nói với bạn.
Nếu người Mỹ cần người Việt sang cống hiến cho họ và sợ người Việt phủi thế thì có lẽ nước Mỹ không siết chặt “nạn” nhập cảnh với người Việt (hay người của các nước) chặt chẽ thế!
Có thể tôi sai nhưng suy nghĩ chủ quan của tôi, nước Mỹ chỉ muốn bạn đến học và trả tiền các dịch vụ cho họ. Bạn học xong thì mời bạn về nước chứ chúng tôi không chứa. Mới có chuyện người Việt phải cố đấm ăn xôi, học xong thì cố tìm mọi cách để ở lại cho hợp pháp chứ họ không yêu cầu phải ở lại cống hiến, trả ơn cho nước Mỹ, trừ những trường hợp xuất sắc. Nói trắng phớ, họ sợ các bạn ở lại bỏ mẹ.
Còn những thằng Mỹ nào đó nói với bạn thế, nhiều khi nó đang say hoặc đang vui, hưng phấn quá trớn, lời khi ấy, không có nhiều sự thật. Hoặc cũng có thể bạn tưởng tượng những thằng Mỹ bảo với bạn thế chứ thực tế, thì không.
Cứ làm mình như Ngô Bảo Châu không bằng.
Tôi không huơ đũa cả nắm nhưng thực tế là chỉ một phần du học sinh ở ta sang đấy học, nghiên cứu, phần còn lại sang ấy vì nhà giàu, tiền tiêu ở Việt Nam không hết nên sang ấy tiêu cho nhanh.
Cũng có thể là gia đình định hướng sẽ sang ấy định cư nên cho con sang trước theo diện du học, sau tìm cách ở lại, định cư rồi mang gia đình sang sau. Cũng có những trường hợp sang đấy chơi bời lêu lổng dưới cái mác du học.
Tôi không phủ nhận nền giáo dục Mỹ, họ trước ta cả thế kỷ nhưng cứ bảo sang Mỹ học là giỏi, là thành tài năng thì tôi hơi e ngại. Một người quen sau rất nhiều năm cung phụng cho con cái sang du học ở Mỹ thì cuối cùng chúng cũng có tự nuôi nổi mình đâu, vẫn phải tiêu từ tiền tích cóp của mẹ. Còn mẹ chúng tích cóp được từ đâu thì tôi không rõ, đúng hơn là rõ nhưng hơi ngại trình bày.
Thêm vào đó, người mẹ này cũng dùng quan hệ của mình để giai con được thực tập trong các tập đoàn tài chính lớn nhất Việt Nam. Mẹ lo cho con là điều dễ hiểu, càng dễ chia sẻ, hay ít ra dù nhức nhối nhưng chúng ta phải thừa nhận đó là một thực tế khó thể khác nhưng nếu bảo chúng giỏi thì tôi nghĩ chúng ta cần khái niệm lại chữ…giỏi.
Cũng có một người mẹ khác hào hứng kể với tôi rằng, chỉ cần một cái chứng chỉ vớ vẩn nào đó bên Mỹ, hay Anh thì khi về Việt Nam cũng kiếm được bộn tiền. Đơn giản người Việt sính và mờ mắt với tất cả những gì liên quan đến Tây, nhất là bằng Tây.
Và tôi tin rằng nếu bạn giỏi, thực sự giỏi thì chỗ nào bạn cũng có thể đứng vững được vì chân lý không còn nhiều song không có nghĩa nó đã mất đi tại Việt Nam. Ở Việt Nam nếu bạn chả làm công thì làm tư và nếu bạn làm tốt, tôi tin rằng sẽ có người ủng hộ bạn. Có thể đám vớ vẩn, hay bốc phét, nhảm nhí vẫn được tán tụng tại Việt Nam nhưng không có nghĩa sự tử tế đã mất, ít hay nhiều cũng có.
Còn bạn cho rằng, ở Mỹ là thiên đường nghiên cứu thì hãy chỉ cho tôi được mấy người của ta nghiên cứu thành công hay thành danh? Hay khi vớ câu hỏi này, bạn sẽ lại đổ lỗi do Việt Nam?
Ngược lại tôi thấy hàng loạt người ngược dòng về Việt Nam thì sự nghiệp sáng chói, cứ nhìn showbiz thì rõ. Như cô Thanh Bùi, cô Zương Khắc Luynh xinh đẹp, giai Trí Nguyễn, Victor Vũ…
Tài năng không có chỗ cho sự phàn nàn, ca thán. Bốc phét vừa thôi!
Hà Cao.