Tháng 9-1951, Nhật Bản ký Hiệp định Hòa bình tại San Fracisco trong đó điều 14 quy định rất rõ về tiền bồi thường cho các quốc gia đồng minh.
Ngày 8-5-1952, Chính phủ Bảo Đại đã phê chuẩn Hiệp định San Francisco.
12-1-1960 phía Nhật bản chính thức chấp nhận mức bồi thường thiệt hại chiến tranh cho VNCH là 39 triệu USD và viện trợ 16,6 triệu USD bổ sung cho tiền bồi thường .Đến đầu năm 1965 toàn bộ tiền bồi thường đã được thanh toán .
#2: VNCH đã làm gì với số tiền ấy ?
- 27,8 triệu USD để xây dựng nhà máy thủy điện Đa Nhim.
- 7,5 triệu USD chi cho hàng tiêu dùng (thực tế chỉ dùng cho chính quyền Sài Gòn gây quỹ bằng tiền địa phương cần cho công trình Đa Nhim).
- 2 triệu USD cho các công trình khác do chính quyền Sài Gòn quyết định.
- 1,7 triệu USD chi cho phái đoàn Nam Việt Nam tại Tokyo chịu trách nhiệm về bồi thường chiến tranh.
Cùng ngày, hiệp định cơ bản về cho vay để phát triển Nam Việt Nam cũng được ký kết. Theo đó, Nhật Bản sẽ cung cấp 7,5 triệu USD trong vòng ba năm và sau đó, một khoản vay khác 9,1 triệu USD trong vòng 5 năm, bắt đầu từ năm 1965.
#3 :Nhận xét gì về số tiền bồi thường ấy ?
Theo nhận xét của chúng tôi thì số tiền Nhật Bản bồi thường cho 2 triệu người chết đói năm Ất Dậu mang đậm tính chính trị và không hiệu quả cũng như phân biệt đối xử .vì
Thứ nhất : 2 triệu người chết chủ yếu nằm ở miền Bắc lúc này là VNDCCH, việc bồi thường cho VNCH là điều vô cùng phi lí .
Thứ hai : Hầu hết tiền bồi thường đều nhằm xây dựng công trình thủy điện Đa Nhim, tưởng chừng rất là "ý nghĩa" nhưng thực tế là bất khả thi trong điều kiện chiến tranh.
Thứ 3: Khi so với khoản tiền bồi thường 550 triệu USD cho Philippin,200 triệu USD cho Myanma, 223,08 cho Inđo thì số tiền bồi thường 39 triệu USD cho Việt Nam là vô cùng phi lý, nhất là khi Đông Dương Việt Nam là vùng chịu ảnh hưởng bởi sự chiếm đóng nhất của quân Nhật khi Việt Nam vừa là nơi đóng quân chính, vừa là hậu phương chính của quân Nhật ở Đông Nam Á .
A Kỳ
Bài viết có tham khảo QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA TỪ 1955 ĐẾN 1965 của Văn Ngọc Thành(*) - Phạm Anh(**) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số tháng 5 - 2009