1.Làn sóng xây dựng của Trung Quốc ở Trường Sa -Tằm ăn rỗi
Sau những kế hoạch mang đầy tính phiêu lưu ngoại giao như HD981 hay những vụ đụng độ với tàu cá Việt Nam , Trung Quốc đã làm một việc "thiết thực" hơn và chắc chắn hơn là xây dựng mở rộng các điểm đóng quân ở Trường Sa của Việt Nam , một hành động mà không có một quốc gia nào có thể ngăn cản được cũng như không mang đến những mâu thuẫn ngoại giao không thể giải quyết được .
Việc biến từ "không" sang " có " của Trung Quốc hiện nay khiến cho các thế hệ xâm lược "tiền bối " của họ phải ngả mũ thán phục ví như Đá Vành Khăn ( thuộc Trường Sa-chủ quyền Việt Nam ) bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippin những năm 90 đã thay đổi từ một bãi đá thành một khu đất có diện tích đến 4km2 , đây là điều không thể tưởng được hay như đá Xubi Trung Quốc chiếm được của ta năm 88 cũng đã thay đổi từ không có gì lên 3,6km2 .Đá Chữ Thập củata bị họ chiếm cũng được nâng từ 0,1 km2 lên đến 2,6km2 . Tất thảy những điều trên đều vi phạm trắng trợn , thay đổi hoàn toàn địa hình địa mạo của các bãi đá và hoàn toàn không có giá trị vể pháp lý theo luật Quốc tế , nhưng những hành động trên lại không thể bị ngăn cản nếu chỉ dùng chế tài của DOC cũng như giải pháp ngoại giao hiện nay .
Làn sóng xây dựng của Trung Quốc trong thời gian qua nhằm mục đích gì , theo tôi , nó không nằm ngoài 2 mục đích chính :
-Nhằm đánh lạc hướng dư luận trong nước và quốc tế trong quá trình giảm tăng trưởng theo chu kỳ và chống tham những hay đúng hơn là tranh chấp bè phái đang lên đến đỉnh điểm . Tầm mắt của báo chí truyền thông quốc tế chỉ dừng lại ở biển Đông ( Hoa Nam ) cũng như tầm mắt của cư dân mạng Trung Quốc chỉ nhìn ra bên ngoài với lòng " ngưỡng mộ " ( của một đất nước có tinh thần xâm lược ) với "triều đình " .
-Trước sức ép của cộng đồng quốc tế , nhất là của Việt Nam , Trung Quốc khó lòng có thể không chấp nhận đàm phán COC , và việc xây dựng như vậy không ngoài mục đích tạo ra sự đã rồi , tạo lợi thế về tranh chấp lãnh thổ sau này khi COC được ký và có hiệu lực .
Âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc thì ai cũng rõ , nhưng âm mưu như tằm ăn rỗi , từng bước , từng chút nhưng nguy hại lâu dài , làm thay đổi tương quan lực lượng ở Trường Sa theo hướng bất lợi cho ta , có lợi cho địch , nhất là khi đảo đá Vành Khăn được xây dựng thành công sẽ có sân bay đủ sức để cho Trung QUốc lấn lướt ở đây bằng cà không quân và hải quân thường trực .
=> Trước âm mưu ấy của Trung Quốc , Việt Nam đã có những giải pháp ngoại giao vô cùng khéo léo và mạnh mẽ , một mặt lật tẩy âm mưu của Trung Quốc trong các cuộc hội nghị , hội đàm mang tính quốc tế về An ninh-chính trị liên quan đến Biển Đông , khiến cho các quốc gia , đặc biệt là các nước lớn và nhân dân trên toàn thế giới biết được bộ mặt thật của Trung Quốc ở Biển Đông , không cho Trung Quốc bước tiếp vào những cuộc phiêu lưu xây dựng mới ,chặn đứng được âm mưu "tằm ăn rỗi " .
|
Bảng thống kê tàu chấp pháp biển của Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực .Trong đó các tàu lớn (large ) là tàu trên 1000 tấn,tàu nhỏ (small) là từ 500 đến 1000 tấn . Các bạn có thể thấy rõ là Việt Nam tuy ít tàu lớn hơn hẳn khi so với Trung Quốc hay Nhật Bản nhưng là quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á về tàu chấp pháp , Điều đó phản ánh tầm nhìn xa , rộng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tranh chấp biển hiện đại khi không thể chỉ dựa vào Hải Quân hay Quân đội chính quy mà dựa chủ yếu vào lực lượng chấp pháp trên biển .Việc Cải hoán tàu quân sự cũ cũng như các tàu khác sang mục đích chấp pháp cũng như thành lập các đội tàu của Cảnh sát biển-Biên phòng-cũng như Kiểm ngư và mới nhất là Thủy Sản đã cho thấy quyết tâm cũng như sự khôn khéo của ta trong lĩnh vực này . |
|
Tàu TS500-02 là tàu Thủy Sản 500cv đủ sức vươn khơi bám biển dài ngài , vừa hoạt động kinh tế đánh bắt thủy hải sản dài ngày , vừa thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển chống đánh bắt trộm của "tàu lạ (gồm từ Trung đến Mã ) " vừa làm chỗ dựa cho ngư dân vươn khơi bám biển .
|
Đảo Trường Sa lớn ,trái tim của quần đảo Trường Sa đang được mở rộng 600m2 , theo các "chuyên gia cư dân mạng " thì song song với việc móc san hô để mở âu tàu mới ( nghe vẻ khá là to nếu so với chiếc tàu ) ta còn lấp đất để "nối dài thứ ai cũng biết là thứ gì đó " . Điều này sẽ cho sân bay Trường Sa lớn đủ sức hoạt động và tiếp nhận những con chim sắt "béo hơn và khỏe hơn " . Tất nhiên quan điểm của Việt Nam là không thay đổi hiện trạng ở Trường Sa , chúng ta chỉ "bồi đắp phục vụ dân sinh " cũng như không mở rộng diện tích chiếm đóng cũng như số đảo chiếm đóng ở đây .
2.Kế hoạch biến Việt Nam làm lá chắn trên biển Đông của Mỹ-Mượn dao giết người .
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không liên minh quân sự , không theo ai để chống ai , độc lập tự chủ tự quyết . Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ khoan nhượng với hành vi đáng ghê tởm của Trung Quốc ở Biển Đông , nhưng Việt Nam không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận hợp tác quân sự đi ngược với quan điểm Trung lập tích cực của ta , đi ngược với lập trường Đa phương hóa , Đa dạng hóa mà Đảng đã chỉ ra . Chúng ta không hề có bất kỳ lợi ích nào trong việc liên kết hay tham gia với bất kỳ quốc gia nào khác về Quân sự .
Tuy nhiên trong thời gian qua , bằng với việc leo thang trong hành vi của Trung Quốc ở biển Đông , Mỹ và đồng minh đã có những tuyên bố ủng hộ ta , giúp đỡ ta bằng vật chất trong việc xây dựng hệ thống chấp pháp ở Việt Nam ( Việt Nam không chấp nhận bất kỳ trợ giúp nào về quân sự của bất kỳ ai , đặc biệt là Mỹ ) . Những thiện chí này của họ , Việt Nam công nhận và chào đón như việc công nhận và chào đón bất kỳ lời nói lương tri và lương tâm nào của bất cứ công dân cũng như quốc gia nào khi nói về sự thật ở biển Đông .
Nhưng không bằng lòng ở điều đó , hình như Mỹ cũng như đội ngũ truyền thông to lớn của họ , hay những chân rết trong nước , đều mong muốn một cuộc hợp tác sâu rộng hơn và bức ép ta phải tỏ thái độ rõ ràng như không cho Nga vào vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào hồi tháng 3 /2015
bà Jen Psaki lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích:"Tôi muốn nói rõ lập trường của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi quan ngại vì những hoạt động mà Nga có thể thực hiện trong khu vực. Vấn đề bao hàm ở chỗ, vì sao họ có mặt tại đó và để làm gì…Chuyện ở đây không nói về việc tiếp nhiên liệu, mà là về mối quan ngại của chúng tôi trước hoạt động của Nga trong khu vực" — bà Jen Psaki lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích.
Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/usa/20150316/78815.html#ixzz3eE4Tb365
|
Cam Ranh-Hải cảng quan trọng nhất ở Biển Đông |
Hay như việc máy bay Mỹ bay sát vào khu vực đang xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông ( hiển nhiên cũng đang vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam khi bay vào lãnh thổ Việt Nam )
Đặc biệt là việc báo DW đưa tin gây nhầm lẫn khi ngay phần tiêu đề đã nói chúng ta ( tức Việt Nam) mở rộng đảo mà hoàn toàn không đề cập đến việc chúng ta mở rộng đảo rất ít , gần như chỉ mang tính sửa chưa , phục vụ cư dân trên đảo chứ không mang tính quân sự hóa đảo như Trung Quốc đang làm .
Đặc biệt trong bài báo
Who Is the Biggest Aggressor in the South China Sea?
Bài báo của tác giả Greg Austin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Đông Tây ở New York, đăng trên tạp chí The Diplomat đã gây ra những tranh cãi mạnh mẽ về việc ông này gọi Việt Nam là "quốc gia hung hăng nhất ở Biển Đông".
Cố tình đánh lạc hướng sự việc , ông ta đã nói :
In 1996, Vietnam occupied 24 features in the Spratly Islands (source). At that time, according to the same source, China occupied nine. By 2015, according to the United States government, Vietnam occupied 48 features, and China occupied eight.
"Năm 1996 , Việt Nam chiến 2 đảo ở Trường Sa còn Trung Quốc chiếm 9 , năm 2015 thì Việt Nam chiếm 48 đảo còn Trung Quốc chiếm 8 "
Hay như đoạn
In the past 20 years, according to the United States, China has not physically occupied additional features. By contrast, Vietnam has doubled its holdings, and much of that activity has occurred recently. The Vietnamese occupations appear to have increased from 30 to 48 in the last six years.
Trong 20 năm qua , chính quyền Trung Quốc không mở rộng số điểm chiếm giữ trong khi chỉ trong 6 năm , số điểm chiếm giữ của Việt Nam từ 30 lên 48 điểm .
Cũng như nhiều câu nói mang tính chất xuyên tạc , kiểu như Trung Quốc chưa từng có một sân bay nào ở Trường Sa trong khi Việt Nam và các nước khác đều có .
Hoặc trong một bài báo khác của cùng một tác giả :
Intelligence Check: Just How 'Preposterous' Are China's South China Sea Activities?
Ông Austin này liên tục nhắc lại những "quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng hành động các nước tố cáo Trung Quốc là rất lố bịch .
Phải chăng đây là một hành động mang tính chất cá nhân ?
Theo tôi không phải , truyền thông phương tây không phải không đủ lý chí để nhận ra đâu là sự thật . Họ cũng không phải không biết là chẳng bao giờ theo thông lệ quốc tế thì một hòn đảo chìm được bắc 3 trạm đóng quân thay vì một trạm được gọi là 3 điểm đóng quân , hay việc 2 trạm đóng quân trên 1 bãi đá được san lập để thành "1 hòn đảo " thì được gọi là giảm điểm đóng quân cả . Hành động của họ mang lại âm mưu gì ?
-Thứ nhất , Mỹ và các quốc gia đồng minh đang thúc ép chúng ta xác lập chiến tuyến và lao lên ngọn cờ đầu "chống Trung Quốc-Bao vây Trung Quốc " . Âm mưu này ngày càng rõ khi Mỹ lập lờ giữ những khoản "viện trợ " cực kỳ nhỏ cùng với sự tuyên truyền lớn để cho Trung Quốc tưởng nhầm , ít nhất là nhân dân và truyền thông Trung Quốc , tưởng nhầm Việt -Mỹ đã gắn kết và Việt Nam là tiền đồn chống Trung Quốc như Philippin .
-Thứ 2 , Mỹ và các quốc gia đồng minh đang đục nước béo cò , một mặt thì ra sức tấn công Trung Quốc tên bàn ngoại giao , một mặt thì ra sức đàm phán với Trung Quốc trên đầu Việt Nam, cụ thể cuộc gặp mặt của Trung-Mỹ vừa qua có sự ảnh hưởng trực tiếp đến những ngôn luận trái chiều trong thời gian gần đây xuyên tạc bản chất sực việc , đánh đồng việc xây kè chống nở đất do sóng vài m2 với việc mở rộng diện tích hàng km2 của Trung Quốc , giữa việc đường băng tự nhiên được kế thừa nằm hoàn toàn tỏng khuôn viên đảo với đường băng quân sự hoàn toàn nhân tạo .
=> Việt Nam vốn nổi tiếng là những người giỏi ngoại giao với cả ngoại giao nhân dân , ngoại giao quân sự lẫn ngoại giao nhà nước , giờ đây Việt Nam sẽ tiếp tực mở ngoại giao chuyên gia để phản ánh và làm "họng hải pháp" bảo vệ chủ quyền trên các cuộc gặp mặt hay trong các hội thảo , nơi mà các "học giả" Trung Quốc thường cứng luỡi và ngụy biện . VD như một bài phản biện xuất sắc của t
iến sỹ Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã có bài viết mang tựa đề "Sự thật về 'kẻ hung hăng' ở Biển Đông" (The Truth About Aggression' in the South China Sea), để phản biện lại những thông tin sai lệch mà nhà nghiên cứu Austin đã công bố. đã được đăng trên báo Infonet và trên chính báo The Diplomat.
Nhà nghiên cứu Austin đã dẫn không chính xác phát biểu của Trợ lý Shear hôm 13/5 rằng: “Việt Nam có 48 tiền đồn” (Viet Nam has 48 outposts). Trong khi đó, ông Austin lại dùng từ “thực thể” (feature) để mô tả là hoàn toàn sai".
Điều thứ hai vô cùng quan trọng là thái độ của Việt Nam trên Biển Đông thay vì các con số thống kê. Điển hình, vào năm 1995, nhằm giảm thiểu căng thẳng trong khu vực và hướng tới mục tiêu giải quyết các tranh chấp trong hòa bình, Việt Nam là quốc gia đầu tiên kêu gọi các nước giữ nguyên hiện trạng Biển Đông. Nói cách khác, "Việt Nam đã không mở rộng chiếm đóng mới trên bất kỳ một thực thể nào mà chỉ tăng cường các điểm quan sát trên cùng một thực thể để bảo đảm quản lý và chống sự xâm nhập từ nước ngoài lên đảo.
Do đó, thật không công bằng khi so sánh các hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông với quy mô rầm rập cải tạo và xây dựng trái phép của Trung Quốc. Theo tuyên bố hôm 1/6 của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Việt Nam vẫn duy trì các tiền đồn tại 9 đảo và 12 bãi đá. Tuy nhiên, nhiều điểm đóng trên một thực thể tồn tại tự nhiên chưa chắc đã bằng việc mở rộng thực thể gấp nhiều lần kích thước thật để xây dựng cả một tổ hợp căn cứ quân sự trên đó như Trung Quốc đang làm.
Điều thứ ba, rõ ràng Trung Quốc đang ngang nhiên cải tạo đất và xây dựng trái phép trên những khu vực đã được các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền và đây là hành động mang tính khiêu khích. Quá trình xây dựng trên Biển Đông của Việt Nam, Philippines và Malaysia diễn ra trước thời điểm Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) vào năm 2002.
Ngoài ra, Việt Nam, Philippines và Malaysia đều có điểm chung là những khu vực mà 3 quốc gia này tuyên bố chủ quyền đều là những hòn đảo và bãi đá tự nhiên bị ngập nước khi thủy triều dâng. Ba nước đều cùng chung mục đích cải tạo đất để chống xói mòn và nâng cao chất lượng đời sống người dân bằng cách chuyển vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo. Những thực thể này còn đang được dân sự hóa và bắt đầu mở dịch vụ du lịch. Đáng nói, tại các thực thể này không có vũ khí hạng nặng. Cả 3 nước chỉ có ý định phòng thủ chứ không xây dựng các căn cứ quân sự nhằm đe dọa an ninh của những quốc gia khác. Ngoài ra, Việt Nam, Philippines và Malaysia cũng không thay đổi môi trường tự nhiên trên các thực thể.
Trong khi đó, kể từ năm 1988, Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo đất tại các “bãi triều thấp” (LTE) nằm cách xa đất liền Trung Quốc tới 1.000 km với quy mô lớn và tốc độ cực nhanh.
Những bức ảnh vệ tinh mới đây cho thấy trung Quốc đã mở rộng diện tích cải tạo đất từ 20 hecta lên thành 810 hecta. Điển hình, tại bãi đã Subi thuộc quần đảo Trường Sa, tốc độ cải tạo đất trái phép của Trung Quốc từ tháng 5 – 6/2015 là 8 hecta/ngày. Mục đích của Trung Quốc là biến bãi triều thấp này thành một căn cứ quân sự rộng khoảng 3,87 km2 và cho xây một đường băng dài khoảng 3 km. Trên thực tế, toàn bộ các hòn đảo và bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa chỉ có diện tích chưa tới 10 km2, trải dài trên vùng biển từ 160.00 – 180.000 km2.
Ngoài quy mô xâm chiếm trái phép, hành động của Trung Quốc còn tạo ra những tác động xấu tới khu vực và coi thường luật pháp quốc tế. Bởi Trung Quốc đang sử dụng các tàu nạo vét cát cỡ lớn nhất thế giới để phá hủy hệ sinh thái rặng san hô nhằm trích xuất nguyên liệu. Việc Trung Quốc phá hủy hơn 300 hecta rặng san hô đã gây thiệt hại hơn 100 triệu USD/năm cho các nước nằm quanh Biển Đông cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển.
Thậm chí, Bắc Kinh còn cố tình biến các “bãi triều thấp” thành đảo nhân tạo để ép buộc cộng đồng quốc tế công nhận và trao tính hợp pháp cho những khu vực này như các đảo tự nhiên. Trung Quốc còn ra yêu sách, đòi các nước công nhận vùng lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo của nước này. Những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc đã đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh là một thành viên tham gia.
Hoạt động cải tạo đất của Việt Nam chỉ bằng 0,2% so với quy mô mà Trung Quốc tiến hành hồi tháng Ba năm nay. Trung Quốc thì khăng khăng tuyên bố hoạt động xây dựng tại các bãi triều thấp nhằm bảo vệ an ninh hàng hải, nghiên cứu khoa học biển và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn trên biển. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc nhằm cho ra đời những căn cứ quân sự trang bị vũ khí hạng nặng, cầu cảng và sân bay.
Việc làm của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại về nguy cơ cản trở hoạt động tự do hàng hải ít nhất là quanh vùng 12 hải lý từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép. Nguy hiểm hơn, những căn cứ này có thể trở thành sở chỉ huy của lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quân, kiểm ngư của Trung Quốc để xua đuổi, bắn chìm, cướp bóc các tàu cá của Malaysia, Philippines và Việt Nam trên Biển Đông. Thậm chí, qua thời gian, Trung Quốc còn thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và hiện thực hóa cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” phi lý.
Trong bài viết của mình, ông Thao khẳng định rõ ràng các căn cứ của Trung Quốc đang đe dọa môi trường tự nhiên và an ninh, ổn định trong khu vực. Đây là lý do mà Mỹ, nhóm G7 và các nước trong khu vực lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động ngang ngược của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tiếp tục việc làm sai trái trên Biển Đông, một cuộc đua vũ trang trong khu vực sẽ được kích hoạt bởi các nước nhỏ cho rằng họ cần đầu tư thêm vũ khí để bảo vệ quyền chủ quyền và hợp nhất lãnh thổ quốc gia. Trên Biển Đông, Trung Quốc dường như đang không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn đang áp đặt những quy định của riêng nước này ở vùng biển chiến lược, ông Thao nhấn mạnh. (
Infonet )
VNV