Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Chặt Xà cừ-Trồng cây đô thị- nghĩ người đô thị ở Hà Nội

1.Xà cừ Chẳng cần google thì bất kỳ ông kĩ sư nông nghiệp nào cũng biết nó thuộc ngành hạt kín và là cây hai lá mầm sinh trưởng mạnh ở vùng nhiệt đới  . Điều đó nói lên cái gì ? Nói lên đây là một cây rễ cọc (ít bị ngã đổ trước bão, rễ không mọc lan phá hoại công trình
 ) và là cây xanh quanh năm (ít rụng lá ) hai điều quá ư là phù hợp với một cây trồng ở vùng đô thị ở nước nhiệt đới gió mùa nhiều mưa bão như Việt Nam .
Thế nhưng mà người ta lại muốn chặt cây xà cừ , đến lạ , những cây thân to nhất , tán lá rộng nhất và chắc hẳn rễ cũng sâu không kém được khai đao đầu tiên , và chiến dịch tận diệt cây xà cừ được thổi lên đến tầm vĩ mô , tức là khi ông Bí thư và Chủ tịch Tp Hà Nội cũng phải lên tiếng đề cập đến vấn đề này .

2.Cây đô thị .
Cuộc chiến giữa những cây đô thị đang diễn ra giữa cây vàng tâm (hay cây mỡ  ) với những người khác .
Họ nói cây vàng tâm có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng thực tế đây là cây có nguồn gốc từ cây Nam Hoa Bắc Việt , tức là ta cũng có thể nhận đây là cây của Việt Nam , chẳng sao cả vì điều đó chẳng nói lên điều gì, nhất là khi cây Xà cừ cũng đâu phải giống bản địa của Việt Nam ta  . Vấn đề cây giống thì ở VN có rất nhiều trại cây giống trồng cây này , bạn có thể tìm thấy dễ dàng khi tra cứu thông tin .
Còn về cây Vàng tâm (hay mỡ ) cớ hợp lý làm cây đô thị hay không ? Câu hỏi rất hay và theo tôi là có . Bởi lẽ chẳng có gì khác nhau giữa cây vàng tâm và cây xà cừ cả : cả hai cây đều rễ cọc , đều sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và đều là cây xanh quanh năm . Còn nếu bạn quan tâm đến việc cây vàng tâm quý hiếm đến thế liệu có bị đốn hạ hay cần bảo vệ như sưa (đỏ ) ? tôi cũng thấy xà cừ nằm trong nhóm dễ bị tổn thương của trung tâm giám sát TG =))
Và cuối cùng nên trồng cây nào để bão không đổ cũng như là không làm hại công trình khác  ( rễ cọc ) hay thường xanh để làm cây đô thị ?
Theo tôi nên trồng đa dạng hóa cây trồng , Hà Nội đang hướng đến thành một thành phố xanh và là một vườn hoa của Việt Nam , mà chẳng có vườn hoa nào mà chỉ độc có một cây cả , nên tiên hành trồng nhiều loại cây theo tùng khu phố , biết đâu đấy lại có một nhà thơ mấ mươi năm sau ca tụng sự anh minh ấy bây giờ .
3.Người đô thị .
Tôi nghĩ đến thời điểm này tôi chẳng còn lạ gì người đô thị , một cách rất riêng , tôi tự biến mình thành một bộ phận trong đó , đóng góp vai trò của mình trong việc xây dựng thành phố xanh -sạch-đẹp .
No cmt
Tuy nhiên tôi cũng thấy ngạc nhiên vì độ yêu Hà Nội của những người khác ở xung quanh , họ thậm chí chụp ảnh một vài nàng "bướm đêm" trên vỉa hè để minh họa cho việc giữ cây , và thậm chí , chính những người đang ngày ngày đóng đinh lên cây , tưới nước sôi , rắc muối để cây chết trước kia ( có không gian để xe trên vỉa hè và lộ biển hiệu ) lại hào hứng chửi ỏm tỏi tên đã chặt cây , việc mà họ đang làm từ rất rất lâu trên những con phố cổ .

Và cũng một lẽ gì đó khi nhà khoa học bắt đầu bút chiến với nhau về việc có ha chăng nên trồng cây Lâm nghiệp trong thành phố Hà Nội mà hồn nhiên quên bén đi rằng chính "họ" đã từng hào hứng giới thiệu mô hình trồng cây ăn quả rễ chùm đồng bằng lên phủ xanh đồi núi để xóa đói giảm nghèo mà mỗi khi nghĩ đến thì lại thấy đau lòng vì mùa màng thất bát và cây đổ hàng loạt .
Lại nói đến mô hình nhân nhanh cây giống lâm nghiệp -thứ cây mà các vị đang bàn cãi ấy hiện nay đều được nhân giống bằng nuôi cấy mô in vitro và giâm hom , và đắng thay khi báo Nông nghiệp VN hay nhiều báo khác nói , cây in vitro hầu hết đều không có RỄ CỌC tức chẳng có giá trị nào về phòng chống đổ cả ( lý do tại sao thì có thể hiểu là sau lần cấy chuyển thì cái rễ phôi-rễ cọc ấy đứt mất rồi ) nên cây trồng ở HN mà dùng cây được các trại nuôi hay dùng kia thì chẳng cần phải bàn cãi nữa nó chẳn khác nào rễ trùm cả , rễ sẽ mọc lan và đổ như thường =))
Nguồn
Cây Vàng tâm-mỡ có ở Nam Hoa-Bắc Việt
http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=200008476
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3131
http://apps.kew.org/wcsp/namedetail.do;jsessionid=6A7731433A979D3125813EA5293FE720?name_id=119643
http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/taxon.pl?23361
Cây xà cừ cũng cần được bảo vệ /
http://www.iucnredlist.org/details/62600/0


Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Trận chiến bảo vệ Trường Sa-27 năm nhìn lại !

Tổng hợp những bài viết về Trường Sa -1988 .
CQ-88: CHÚNG TÔI KHÔNG CẦN NHỮNG KẺ KHÓC MƯỚN GIẢ TẠO.
Ngày hôm nay có nhiều cá nhân tổ chức hô hào tuần hành, tưởng niệm ngày 14/3/1988 khi Hải quân Trung Quốc xâm lược bắn giết dã man 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam ở khu vực đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Những cá nhân tổ chức nói trên cứ đều đặn hàng năm đến ngày này chỉ rêu rao về riêng Gạc Ma nhằm kích động những cái đầu nóng, tận dụng xương máu của các cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam phục vụ mưu cầu riêng của chúng. Thật là đê hèn!
CQ-88 không chỉ là riêng Gạc Ma. Trước khi tình hình căng thẳng diễn ra ở Trường Sa có hàng chục bãi chìm mà không nước nào chiếm đóng. Khi ấy tất cả chỉ đóng quân trên các đảo nổi. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu xâm lược của Trung Quốc, mặc dù đất nước còn đang kiệt quệ vì hàng trăm năm chiến tranh đằng đẵng, cấm vận liên miên, trang bị vũ khí của Hải quân thì thiếu thốn, lạc hậu nhưng chúng ta đã kịp thời tổ chức củng cố chủ quyền trên hàng chục bãi chìm khác.
Cụm Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao chúng ta giữ được Cô Lin, Len Đao. bảo vệ đường tiếp tế cho cụm đảo nổi Sinh Tồn phía sau. Nhưng tuyệt nhiên những kẻ hay kều gào to nhất, khóc to nhất cho Gạc Ma không bao giờ nhắc đến chiến công của các liệt sĩ Trường Sa trong việc giữ được những bãi chìm khác. Tại sao?
Chúng luôn kêu gào, than khóc rằng tại sao chúng ta không nổ súng đánh trả? Những kẻ chỉ biết bỏ chạy, chỉ biết nghe lời ngoại bang không có quyền chất vấn những người đã hi sinh vì Tổ quốc này. Với tương quan lực lượng của Hải quân ta với Trung Quốc thời điểm đó nếu dùng vũ lực chắc chắn chúng ta không giữ lại được bãi chìm nào mà còn bị chúng lấy cớ tấn công và nguy cơ cao là mất nốt các đảo nổi quan trọng đang nắm giữ.
Chủ quyền là của ta, nhỏ đánh lớn không thể chỉ dùng sức mà còn phải dùng mưu. Nói thẳng ra chúng ta không thể giành chiến thắng trước những kẻ thù to lớn nếu dàn quân đối đầu trực tiếp kể cả Mỹ hay Trung Quốc. Nhưng với chính nghĩa, sự khôn khéo và phải đánh đổi bằng máu, rất nhiều máu chúng ta đã chiến thắng.
Ảnh minh họa: LIỆT SĨ - Trung sĩ HỒ VĂN NUÔI (quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An) hi sinh tại Gạc Ma
"Hắn trốn tau đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, chỉ khám có một phòng là trúng luôn, khi đó mới 16 tuổi. Đó là lời của Mẹ (liệt sĩ Nuôi), mẹ nói tiếp, tau không đồng ý, tau khóc, hắn kéo tau ra tận ngoài bãi cát, nơi có rặng phi lao, hắn ôm tau rồi nói, mẹ cho con đi, con chỉ đi 3 hay 4 năm là con về, đi sớm về sớm, nghĩa vụ ai cũng phải đi cả mẹ ạ. Rứa là tau bằng lòng cho hắn đi, hắn đi và đi mãi đến bây giờ không về, nói rồi mẹ lại khóc…"
*//
Bài viết sử dụng tư liệu của nhà báo Thiềm Thừ

#Com_Com

Tiếng nói người trong cuộc : Lệ Nổ súng
Tôi là người trực tiếp dưới đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/88 ,là tiểu đội trưởng chỉ huy tổ bảo vệ cờ ,có 2 khẩu AK 47 .
Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng ,và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng và bằng chứng trong clip vẫn còn đó .
Nhưng có một số bài báo viết hơi vội vàng ,nên thiếu độ chuẩn xác.
Có một số cá nhân phát biểu ,viết status,làm thơ nói rằng do có lệnh không được nổ súng nên dẫn đến 64 chiến sĩ ta phải hy sinh .
Xin thưa với quý bạn bè và các đọc giả quan tâm ,nếu các bạn tin ở tôi thì tôi nói thêm rằng : Nếu ta nổ súng trước sớm hơn 30 giây thì địch bj tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên ,còn ta sẽ hy sinh từ con số 64 trở lên .
Còn ta nổ súng sau chừng 15 giây thì sự việc như đã xẩy ra rồi mà mọi người đã theo dõi bấy lâu nay .
Tôi rất mong những ai đã viết ,đã phát biểu dù với mục đích gì cũng nên kiểm điểm lại ,gỡ bài hoặc đính chính kẻo đến lúc tôi điểm mặt chỉ tên thì sự bất lợi sẽ thuộc về các bạn.
Lê Hữu Thảo