Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM TRÊN VÙNG ĐẤT NAM BỘ

    GS.TSKH Vũ Minh Giang
Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Lập luận chủ yếu (mà không chứng minh) của quan niệm này là đồng nhất nước Phù Nam ở trung tâm của vung hạ lưu sông Mê Kông với nhà nước đầu tiên của người Khmer[1]. Trong một hội thảo về Bảo tồn di sản văn hoá tổ chức năm 1993 tại thành phố Nara (Nhật Bản), báo cáo chính thức của Campuchia do ông Vann Molivann, Bộ trưởng Quốc vụ khanh trình bày trước hội nghị cũng xếp văn minh Phù Nam vào nhóm “dạng thức đặc biệt của nhóm Khmer”[2]. Để giải quyết thoả đáng vấn đề này không thể không trở lại xem xét cụ thể nguồn gốc và diễn biến chủ quyền lãnh thổ đối với vùng đất này. Hiển nhiên, việc xem xét lịch sử chủ quyền phải bắt đầu từ nhà nước Phù Nam.
1. Vấn đề nước Phù Nam
Căn cứ vào những ghi chép trong các thư tịch cổ Trung Quốc thì Phù Nam là một quốc gia nằm ở phía nam của Lâm Ấp (Champa) nghĩa là tương đương với đất Nam Bộ ngày nay[3]. Cũng dựa vào các thư tịch cổ, các nhà khoa học đã thống nhất nhận định rằng nước Phù Nam xuất hiện vào khoảng đầu Công nguyên và biến mất vào khoảng thế kỷ thứ VII [4]. Mùa xuân năm 1944 nhà khảo cổ học Pháp Louis Malleret đã tiến hành một cuộc khai quật có ý nghiã lịch sử ở khu vực gần núi Ba Thê (nay thuộc địa phận xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Từ sau cuộc khai quật này bắt đầu xuất hiện khái niệm văn hoá Ốc Eo và một cách tự nhiên các nhà khoa học đã dễ dàng đi tới nhận định rằng vấn đề Phù Nam không thể tách rời vấn đề Ốc Eo. Hay nói cách khác, hoàn toàn có cơ sở khoa học nếu đồng nhất những di vật thuộc văn hoá Ốc Eo là di tích văn hoá vật thể của nước Phù Nam. Vấn đề này đã được khắng định trong nhiều tác phẩm và hội thảo khoa học, đặc biệt là hội thảo về Văn hoá Ốc Eo - Phù Nam do Bộ KH-CN tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2004, nhân kỷ niệm 60 năm sự kiện phát hiện văn hoá ốc Eo. Các học giả cũng đã khẳng định Ốc Eo là một nền văn hoá có nguồn gốc bản địa, ít ra là từ thời đại kim khí và trong thời kỳ cường thịnh nhất, Phù Nam đã phát triển thành một đế chế rộng lớn bao gồm toàn bộ phần phía nam bán đảo Đông Dương (Nam Bộ của Việt Nam hiện nay, nước Campuchia, một phần nam Lào), một phần Thái Lan và bán đảo Malaca, nhưng trung tâm vẫn là vùng đất Nam Bộ.
Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng là xác định chủ nhân của văn hoá ốc Eo. Trước đây, người ta thường nói mà không chứng minh rằng chủ nhân nền văn hoá này là tổ tiên của người Khmer. Nhưng dưới ánh sáng của những nghiên cứu mới thì vấn đề không phải như vậy. Trước hết, tất cả những di tích thuộc văn hóa Ốc Eo có thể dễ dàng nhận thấy là khác biệt với văn hóa Khmer. Những dấu vết của Chân Lạp trên đất Nam Bộ không thể hiện là sự phát triển liên tục của văn hóa Phù Nam[5]. Về phong tục tập quán, sử liệu Trung Quốc cũng cho biết rằng tang lễ và hôn nhân của Phù Nam gần giống với Lâm ấp (tức Champa).
Về mặt lịch sử, các tư liệu trong thư tịch cổ Trung Quốc cũng phân biệt rất rõ Phù Nam với Chân Lạp (quốc gia của người Khmer). Sử ký của nhà Tùy chép rằng nước Chân Lạp ở về phía tây nam Lâm ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đã đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam [6]. Sử ký nhà Đường cũng chép: “Trong nước [Phù Nam] bấy giờ có thay đổi lớn. Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về miền nam, trú ở thị trấn Na Phất Na[7]. Những sự kiện được chép trên đây diễn ra vào đầu thế kỷ VII. Căn cứ vào sự kiện 627 Phù Nam còn đến tiến cống nhà Đường lần cuối cùng, các học giả cho rằng đó có thể coi đó là năm sớm nhất nước Phù Nam bị tiêu diệt[8].
Như vậy Chân Lạp là một quốc gia xuất hiện ở vùng trung lưu sông Mê Kông, khu vực gần Biển Hồ, lấy nông nghiệp là nghề sống chính. Còn Phù Nam là một quốc gia ven biển có truyền thống hàng hải và thương nghiệp khá phát triển. Trong thời kỳ Phù Nam cường thịnh đã có nhiều nước nhỏ thần phục với tư cách là những thuộc quốc hoặc chư hầu, trong đó có Chân Lạp. Vào đầu thế kỷ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy. Lãnh thổ Phù Nam về tay Chân Lạp do kết quả của những cuộc chiến tranh.
2. Vùng đất Nam Bộ dưới thời Chân Lạp
Sau khi chiếm được Phù Nam, vùng đất này được gọi là Thuỷ Chân Lạp[9]. Việc cai quản vùng lãnh thổ mới đối với Chân Lạp hết sức khó khăn. Trước hết đây là một vùng đồng bằng mới bồi lấp còn ngập nước và sình lầy, người Khmer với dân số ít ỏi chưa thể tổ chức khai thác trên quy mô lớn. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Châu Lạp cũng còn đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Vào nửa sau thế kỉ thứ VIII quân đội Srivijaya của người Java đã liên tục tiến công vào các quốc gia trên bán đảo Đông Dương. Kết cục là Thuỷ Chân Lạp bị quân Java chiếm. Cả vương quốc Chân Lạp gần như bị lệ thuộc vào Srivijaya. Cục diện này mãi đến năm 802 mới kết thúc. Tuy nhiên người Khmer lúc này muốn dồn sức phát triển các vùng trung tâm truyền thống của họ ở khu vực Biển Hồ, trung lưu sông Mê Kông và hướng nỗ lực bành trướng sang phía tây, vùng lưu vực sông Chao Phaya. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ IX đến cuối thế kỷ XI, Chân Lạp trở thành một quốc gia cường thịnh, tạo dựng nên nền văn minh Angkor rực rỡ, đồng thời mở rộng lãnh thổ lên tận Nam Lào và trùm lên cả lưu vực sông Chao Phaya. Trong khi đó qua các di tích khảo cổ học, dấu tích của văn hoá Khmer và văn minh Angkor ở vùng Đồng Nai - Gia Định hết sức mờ nhạt[10].
Do chiến tranh và phải tập trung công sức phát triển các trung tâm ở vùng lục địa, sau mấy thế kỷ thuộc Chân Lạp, đến thế kỷ XIII theo Chu Đạt Quan, vùng đất Nam Bộ vẫn còn là một vùng đất hoang vu với những “bụi rậm của khu rừng thấp... tiếng chim hót và thú vật kêu vang dội khắp nơi… những cánh đồng bị bỏ hoang phế, không có một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẫy, hàng trăm hàng ngàn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy trong vùng này, tiếp đó là nhiều con đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…”[11].
Bắt đầu từ thế kỷ XIV Chân Lạp phải đối phó với sự bành trướng của các vương triều Thái từ phía tây, đặc biệt là từ sau khi vương quốc Ayuthaya hình thành. Trong gần một thế kỷ Chân Lạp liên tiếp phải đối phó với những cuộc tiến công từ phía người Thái, có lúc kinh thành Angkor đã bị quân đội Ayuthaya chiếm đóng.
3. Công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ
Từ thế kỉ XVI, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc và dần bước vào thời kì suy vong, hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước ở phía đông và trên thực tế đã không đủ sức quản lý vùng đất này. Trong bối cảnh đó nhiều cư dân Việt từ đất Thuận Quảng đã vào vùng Mô Xoài, Đồng Nai (miền Đông Nam Bộ) khai khẩn đất hoang lập làng sinh sống.
Năm 1620 vua Chân Lạp Chey chetta II đã cưới con gái chúa Nguyễn Phúc Nguyên làm vợ. Đối với Chân Lạp, việc kết thân với chúa Nguyễn là để dựa vào lực lượng quân sự của người Việt lúc này đang rất mạnh nhằm làm giảm sức ép từ phía Xiêm. Với chúa Nguyễn, quan hệ hữu hảo này tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt, vốn đã có mặt từ trước, được tự do khai khẩn đất hoang và làm ăn sinh sống trên đất Thuỷ Chân Lạp và tăng cường ảnh hưởng của họ Nguyễn với triều đình Oudong.
Năm 1623 chúa Nguyễn chính tức yêu cầu triều đình Chân Lạp để cho dân Việt mở rộng địa bàn khai phá trên những vùng đất thưa dân và để quản lý, chúa Nguyễn lập ở Pray Kor (vùng Sài Gòn ngày nay) một trạm thu thuế. Vua Chân Lạp đã chấp thuận đề nghị này[12] . Vào thời điểm đó cư dân Việt đã có mặt ở hầu khắp miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn.
Sau cái chết của Chey Chetta II vào năm 1628 nội bộ giới cầm quyền Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc. Nhiều cuộc chiến giữa các phe phái đã diễn ra với sự trợ giúp quân sự của một bên là quân Xiêm, một bên là quân Nguyễn. Những cuộc chiến ấy chẳng những không ảnh hưởng đến việc người Việt tiến hành khai phá những vùng đất hoang hóa ở đồng bằng sông Cửu Long, mà trái lại, còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúa Nguyễn thiết lập quyền kiểm soát chính thức của mình trên những vùng đất cư dân Việt đã dựng nghiệp. Trong thời kỳ này sự thần phục của các nhóm di thần nhà Minh góp phần đã đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn trên lãnh thổ Nam Bộ. Từ năm 1679 chúa Nguyễn Phúc Tần đã tạo điều kiện để nhóm Dương Ngạn Địch cùng nha môn, quân sĩ vùng Quảng Tây tổ chức việc khai phá và phát triển kinh tế vùng lưu vực sông Tiền Giang (Mỹ Tho), cho nhóm Trần Thượng Xuyên và những đồng hương Quảng Đông của ông chiêu dân tiếp tục mở mang vùng Biên Hòa - Đồng Nai. Trong vòng gần 20 năm, một vùng đất trải dài từ Bà Rịa đến sông Tiền Giang, vốn đã được cư dân Việt đến sinh cư lập nghiệp từ trước, nhanh chóng trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với nhiều làng mạc trù phú, phố phường sầm uất, hải cảng nhộn nhịp có thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Dương, Bồ Bà (Java) tới buôn bán.
Trên cơ sở những đơn vị tụ cư đã trù mật những trung tâm kinh tế đã phát triển, năm 1698, chúa Nguyễn đã cử thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất này và cho lập ra ở đây một đơn vị hành chính lớn là phủ Gia Định. Như vậy vào cuối thế kỷ XVII chúa Nguyễn đã xác lập được quyền lực của mình tại vùng trung tâm của Nam Bộ, khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mà trên thực tế, chính quyền Chân Lạp chưa khi nào thực thi một cách đầy đủ chủ quyền của mình.
Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708 Mạc Cửu ở Hà Tiên xin quy phục chúa Nguyễn. Là một thương nhân Hoa kiều ở Lôi Châu, thường xuyên tới buôn bán ở vùng biển Đông Nam Á, Mạc Cửu đã sớm nhận ra vị trí địa lý thuận lợi của vùng đất Mang Khảm (sau đổi là Hà Tiên) nên đã lưu ngụ lại, chiêu mộ dân sửa sang bến thuyền, mở mang chợ búa, khai phá đất đai, biến một vùng đất còn hoang vu thành một nơi buôn bán sầm uất. Lúc đầu (vào khoảng năm 1680) Mạc Cửu đã từng xây dựng quan hệ thần phục với vua Chân Lạp, nhưng sau này thế lực Chân Lạp suy giảm, không đủ sức bảo vệ cho công việc làm ăn của cư dân vùng đất này khỏi sự tiến công cướp bóc của người Xiêm nên đã tìm đến chúa Nguyễn xin nội thuộc vào năm 1708. Năm 1757 khi đất Tầm Phong Long (tương đương với vùng tứ giác Long Xuyên) được vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn để đền ơn cứu giúp trong lúc hoạn nạn và giành lại ngôi vua, quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của người Việt trên đất Nam Bộ về cơ bản đã hoàn thành.
Từ quá trình lịch sử trên đây, không thể quan niệm một cách đơn giản rằng chủ quyền của người Việt trên vùng đất Nam Bộ là do chiếm của Chân Lạp. Chứng cứ lịch sử cho thấy quốc gia đầu tiên trên đất này là Phù Nam mà cư dân chủ yếu là người protomalais, đến đầu thế kỷ thứ VII mới bị Chân Lạp tiến công tiêu diệt. Tuy nhiên, Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của các nhóm cư dân chủ yếu là người Việt từ thế kỷ XVII. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình khai phá này và việc khẳng định quyền quản lý lãnh thổ là một hệ quả tự nhiên.
Quá trình thụ đắc vùng đất Nam Bộ của chúa Nguyễn chủ yếu thông qua khai phá hoà bình kết hợp với đàm phán ngoại giao để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức được thừa nhận là phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế hiện hành.
4. Thực thi và bảo vệ chủ quyền
Cùng với quá trình khai thác những vùng đất còn hoang vu ở Nam Bộ của cộng đồng cư dân, các chính quyền của người Việt đã liên tục thực hiện các chính sách quản lý lãnh thổ với tư cách là chủ nhân vùng đất này. Từ thế kỷ XVII để thực thi chủ quyền, các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Phủ Gia Định thành lập năm 1698 gồm hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định) quản lý hơn 4 vạn hộ. Sau năm 1774 vùng đất từ nam Hoành Sơn đến mũi Cà Mau được chia làm 12 dinh, trong đó vùng đất Nam Bộ chia thành 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và Hà Tiên). Trừ Hà Tiên lúc đầu còn là một dinh phụ thuộc, mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng hay xã. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn. 
Triều Nguyễn thành lập vào năm 1802 tiếp tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn đã hoàn thiện hệ thống hành chính và thống nhất quản lý trên quy mô cả nước. Năm 1836 vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ toàn bộ Lục tỉnh Nam Kỳ. Bên cạnh chính sách chính trị, quân sự, triều đình khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội, mở mang phát triển các dinh điền, đồn điền, xây dựng các công trình thuỷ lợi, phát triển giao thông thuỷ bộ. Năm 1817 vua Gia Long cho đào kênh Thoại Hà. Vào đầu những năm 20, vua Minh Mạng giao cho đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên dài trên 70km.
Ngay từ khi mới khẳng định quyền quản lý, các chính quyền người Việt đã ý thức sâu sắc về trách nhiệm đối với chủ quyền lãnh thổ. Chính quyền các chúa Nguyễn đã từng kiên quyết đánh bại các cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ của quân Xiêm vào các năm 1715,1771... Tiêu biểu cho ý chí bảo vệ chủ quyền là cuộc kháng chiến chống Xiêm với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút vang dội của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào năm 1785. Sang thế kỷ XIX, các Vua Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống các trường luỹ và đồn bảo trấn thủ dọc theo biên giới để bảo vệ lãnh thổ. Trong suốt nửa đầu thế kỷ XIX cùng với xây dựng nước Đại Nam hùng cường, các vua Nguyễn đã bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Khi thực dân Pháp tấn công xâm lược, triều Nguyễn đã tổ chức kháng chiến chống lại. Đến khi triều đình tỏ rõ sự bất lực thì nhân dân Việt Nam đã không tiệc máu xương liên tục đứng lên đấu tranh anh dũng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước của mình. Thắng lợi vẻ vang năm 1975 là đỉnh cao của quá trình chiến đấu hy sinh bền bỉ lâu dài vì lý tưởng cao đẹp đó.
5. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ thể hiện ngay trong quá trình thụ đắc lãnh thổ bắt đầu từ thế kỷ XVII. Từ giữa thế kỷ XIX, chủ quyền này được chính thức ghi nhận trong văn bản các Hiệp ước quốc tế. Tháng 12 năm 1845 ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Miên (Cămpuchia) đã ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm sau, trriều Nguyễn và Xiêm lại ký một Hiệp ước có nhắc lại điều đó. Đây là Hiệp ước mà sau này Cao Miên cũng tham gia[13]. Như vậy muộn nhất là đến năm 1845 các nước láng giềng với Việt Nam, trong đó có cả Cămphuchia đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam. 
Pháp tấn công Nam Bộ rồi sau đó lần lượt chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ là các sự kiện thể hiện rõ sự xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ trên vùng đất Nam Bộ, nhưng Cămpuchia không có bất cứ một phản ứng gì. Trái lại, triều Nguyễn đã điều động quân đội tiến hành kháng Pháp và khi kháng chiến thất bại, đã đứng ra ký các Hiệp định nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông (năm 1862) và 3 tỉnh miền Tây (năm 1874). Đây là những chứng cớ và cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đất này.
Sau khi lập ra Liên bang Đông Dương, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử thực thi chủ quyền trên vùng đất Nam Bộ, Pháp đã tiến hành hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ và Cămpuchia theo luật của nước Pháp. Việc khảo sát, đo đạc trên thực địa được tiến hành bởi các chuyên gia Pháp và Cămpuchia. Năm 1889 giữa Pháp và Cămpuchia đã ký một loạt các văn bản pháp lý về hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới giữa Nam Kỳ và Cămpuchia. Tất cả các văn bản pháp lý này đều khẳng định vùng đất Nam Kỳ hoàn toàn thuộc về Việt Nam.
Trước những thắng lợi liên tiếp của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngày 4 tháng 6 năm1949 tổng thống Vincent Aurol ký Bộ luật số 49 - 733 trả lại Nam Kỳ cho chính quyền Bảo Đại. Trong Bộ luật còn có chữ ký của Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp.
Giải thích những thắc mắc của vương quốc Cămpuchia về quyết định này, ngày 8 tháng 6 năm 1949 Chính phủ Pháp đã có thư chính thức gửi quốc vương Sihanouk, trong đó có đoạn nói rõ: “Về pháp lý và lịch sử không cho phép Chính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Cămpuchia để sửa lại các đường biên giới của Nam Kỳ” vì “Nam Kỳ đã được An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước năm1862 và 1874…. chính từ triều đình Huế mà Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam… về pháp lý, Pháp có đủ cơ sở để thoả thuận với Hoàng đế Bảo Đại việc sửa đổi quy chế chính trị của Nam Kỳ”. Trong bức thư đó Chính phủ Pháp còn khẳng định: “thực tế lịch sử ngược lại với luận thuyết cho rằng miền Tây Nam Kỳ vẫn còn phụ thuộc triều đình Khmer lúc Pháp tới ”  “Hà Tiên đã được đặt dưới quyền tôn chủ của Hoàng đế An Nam từ năm 1715 và kênh nối Hà Tiên với Châu Đốc được đào theo lệnh của các quan An Nam từ nửa thế kỷ trước khi chúng tôi đến” [14].
Vậy là đến năm 1949, vùng đất Nam Bộ vốn từng bị triều Nguyễn “bán” cho Pháp, đã được trả lại bằng một văn bản có giá trị pháp lý. Chính phủ Pháp còn khẳng định những cơ sở lịch sử và luật pháp của văn bản này với vương quốc Cămpuchia. Từ đó về sau chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ liên tục được tất cả các Hiệp định định có giá trị pháp lý quốc tế như Hiệp định Genève (1954), Hiệp định Paris (1973) công nhận.
Như vậy, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ không chỉ được khẳng định bởi tính tính chính đáng trong quá trình thụ đắc lãnh thổ cũng như công lao của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vùng lãnh thổ đó suốt từ thế kỷ XVII đến nay mà còn phù hợp với nguyên tắc uti possidetis (tôn trọng nguyên trạng), phù hợp thông lệ và các công ước quốc tế hiện hành.
Kết luận
Vùng đất Nam Bộ vốn là một địa bàn giao tiếp và đã từng có nhiều lớp cư dân đến khai phá. Vào khoảng đầu công nguyên, cư dân vùng đất này đã xây dựng nên nhà nước Phù Nam. Trong thời kỳ phát triển nhất vào khoảng thé kỷ V-VI, Phù Nam đã mở rộng ảnh hưởng và trở thành một đế chế rộng lớn với nhiều thuộc quốc phân bố ở phía nam bán đảo Đông Dương và bán đảo Malaca. Vào đầu thế kỷ VII đế chế Phù Nam tan rã, nước Chân Lạp của người Khmer, vốn là một trong những thuộc quốc của Phù Nam ở vùng Tongle Sap đã tấn công đánh chiếm vùng hạ lưu sông Mêkông (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay).
Tuy nhiên, trong suốt thời gian gần 10 thế kỷ vùng đất Nam Bộ không đựơc cai quản chặt chẽ và gần như bị bỏ hoang. Từ cuối thế kỷ XVI và đặc biệt là từ đầu thế kỷ XVII, dưới sự bảo hộ của các chúa Nguyễn người Việt đã từng bước khai phá vùng đất này. Người Việt đã nhành chóng hoà đồng với các cộng đồng cư dân tại chỗ và những cư dân mới đến (người Hoa) cùng nhau mở mang, phát triển Nam Bộ thành một vùng đất trù phú. Cũng từ đây người Việt là cư dân chủ thể và thực sự quản vùng đất này. Từ đó đến nay chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đã được khẳng định không chỉ bằng thực tế lịch sử mà còn trên các văn bản có giá trị pháp lý được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Trong suốt hơn ba thế kỷ với biết bao thăng trầm của lịch sử, nhiều thế hệ người Việt Nam (với ý nghĩa cộng đồng cư dân đa dân tộc) đã đổ biết bao công sức để dựng xây và bảo vệ vùng đất Nam Bộ. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm mồ hôi và máu. Chính vì thế mà đối với mỗi người dân Việt Nam, Nam Bộ không đơn thuần chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà cao hơn thế, còn là vùng đất của những giá trị thiêng liêng.


[1] Bộ ngoại giao Campuchia: Sách đen. Phnom Penh, 1978
[2] Vann Molivann: Plan d’ urgence pour la réhabilitation des ressources culturelles, humaines et economiques des Sites d’Ankor, trong tập “Conservation of Cultural Heritage and International Assistance in Asian Countries”, Nara 1993, tr. 45.
[3] Lịch Đạo Nguyên: Thủy Kinh chú.
[4] Xem Lê Hương: Sử liệu Phù Nam, Sài Gòn 1974.
[5] ý kiến của các chuyên gia Ramesh, Raman (Ấn Độ) và N. Karashima (Nhật Bản).
[6] Tùy thư.
[7] Tân Đường thư.
[8] Lê Hương, sđd, tr. 93.
[9] Mã Đoan Lâm: Văn Hiến thông khảo
[10] Võ Sỹ Khải: Nghiên cứu văn hoá khảo cổ ốc Eo: mười năm nhìn lại, Khảo cổ học, số 4/1985.
[11] Chu Đạt Quan: Chân Lạp phong thổ kí (bản chữ Hán, mục Sơn xuyên)
[12] A. Dauphin Meunier: Le Cambodge, Paris 1965, tr.56.
[13] Raoul Marc Jennar, Les Frontières du Cambodge contemporain. INALCO, Paris 1998, tr. 89
[14] Dẫn theo Raoul Marc Jennar, sđd, tr. 97.


Sách dẫn
1. Bộ ngoại giao Campuchia: Sách đen.Phnom Penh, 1978
2. Christopho Borri: Xứ Đàng trong năm 1621, Hà Nội, 1998.
3. Cœdès G.: Deux inscriptions sanskrites du Fou-nan, BEFEO vol. XXXI, 1931.
4. Dauphin Meunier A.: Le Cambodge, Paris, 1965.
5. Lê Hương: Sử liệu Phù Nam, Sài Gòn, 1974
6. Hà Văn Tấn: Phù Nam và Óc Eo: ở đâu? Khi nào? và Ai? // Kỷ yếu Hội thảo khoa học Biên giới Tây Nam, ĐHQG HN, 1996.
7. Vũ Minh Giang: Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ phía nam của Việt Nam // Kỷ yếu Hội thảo khoa học Biên giới Tây Nam, ĐHQG HN, 1996.
8. Malleret L.: L’Archeologie du Dellta du Mékong, BEFEO vol XL-IXI, Paris 1959 -1963.
9. Nguyễn Văn Hầu: Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long, chặng cuối cùng của cuộc Nam tiến, Sử Địa, 1970 số 19 - 20.
10. Raoul Marc Jennar: Les Frontières du Cambodge contemporain. INALCO, Paris 1998.
11.Vann Molivann: Plan d’urgence pour la réhabilitation des ressources culturelles, humaines et economiques des Sites d’Angkor // Conservation of Cultural Heritage and International Assistance in Asian Countries, Nara 1993.
12. Võ Sỹ Khải: Nghiên cứu văn hoá khảo cổ Óc Eo: mười năm nhìn lại, Khảo cổ học, số 4/1985.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Từ Thiên An Môn đến Thiên An Môn

Nhắc đến sự kiện Thiên An Môn , có lẽ trong chúng ta ai cũng nghĩ đến sự kiện vào năm 1989 mà đỉnh điểm vào ngày 4/6/1989 , nhiều người đánh giá sự kiện này thay đổi đất nước Trung Quốc hay nâng tầm vóc của nó lên nhiều , nhiều lần . Thực tế với tôi , sự kiện Thiên An Môn rất quan trọng , nhưng đó là sự kiện Thiên An Môn năm 1976 đánh dấu sự kết thúc của cách mạng văn hóa , mở đường cho bè lũ Đặng Tiểu Bình nhảy lên vũ đài để rồi mâu thuẫn Việt -Trung ngày càng sâu rộng và kết thúc vào năm 1979 khi chiến tranh biên giới nổ ra . Cũng để giải thích thực sự cho mọi người hiểu rõ sự kiện Thiên An Môn 1989 , chúng ta cần phải nhìn rõ sự kiện 1976 và ảnh hưởng của nó đối với đất nước Trung Quốc .
I. Sự kiện Thiên An Môn 1976 : Tân Ngũ Tứ Vận Động

 Sự kiện Thiên An Môn , còn được gọi là sự kiện Ngũ Tứ vận động, diễn ra ngày 5 tháng 4 năm 1976  nhằm chống lại "Tứ nhân bang" ,cuộc biểu tình lan rộng ra toàn quốc.
Sự kiện bắt đầu khi ngày 08 tháng 1 năm 1976,Chu Ân Lai- người được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng , thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc từ khi thành lập năm 1949. Tuy nhiên, "Tứ Nhân Bang"  đã đàn áp quần chúng thương tiếc Chu Ân Lai, tăng cường giám sát Đặng Tiểu Bình ( vốn được coi là người kế thừa tinh thần của Chu Ân Lai ).
Từ Tháng Ba đến cuối tháng 5, người dân ở các thành phố lớn trên toàn quốc tự để tang Chu Ân Lai bấp chấp lệnh của "Tứ nhân bang ". Trước và sau lễ truy điệu , nhân dân Bắc Kinh xuống đường tập trung ở nhà tang lễ nhân dân để tưởng niệm Chu Ân Lai và hỗ trợ Đặng Tiểu Bình, tố cáo "Bè lũ bốn tên". Nhóm bốn tên lừa dối bộ chính trị Trung Quốc lúc đó .
Chính vì thế , ngày 04 Tháng Tư, Hoa Quốc Phong đã triệu tập bộ chính trị ở Bắc Kinh , kết tội những người tưởng niệm là phản cách mạng và ra lệnh tiêu hủy những vòng hoa và biểu ngữ cũng như bắt những người cầm đầu , người liên lạc viên của Mao Trạch Đông đã nói rằng lệnh này do Mao ra lệnh .  

Ngày 5 tháng 4 , Người dân Bắc Kinh xuống đường biểu tình , và một cuộc xung đột nghiêm trọng với lực lượng dân quân, cảnh sát và binh lính của người lao động , kết quả là xe bị đốt cháy và bảo vệ bị đánh đuổi. Buổi tối 7:30, bí thư thứ nhất của CPC thành phố Bắc Kinh  phát biểu trong đài phát thanh , trong đó tuyên bố đây là hành vi xấu , cần nhận thức rõ hành vi phản cách mạng này .9:30 10.000 dân quân, 3.000 nhân viên cảnh sát và năm tiểu đoàn tập trung với dùi cui bao quanh Quảng trường Thiên An Môn đàn áp đẫm máu và bát bớ người.
 06 tháng 4, thành viên của Bộ Chính trị ở Bắc Kinh, Ủy ban thành phố Bắc Kinh lắng nghe báo cáo cho rằng sự kiện Thiên An Môn chắc chắn là cuộc bạo loạn phản cách mạng  . Mao Trạch Đông đồng ý với quan điểm trên. 
ngày 7 tháng 4 , Mao Trạch Đông chỉ định phóng viên Nhân dân Nhật Báo trực tiếp tại hiện trường. Báo Nhân Dân Nhật  Báo đã cho ra các bài báo gây nhầm lẫn khi mô tả các hành động của quân chúng như một hành động phản cách mạng thực sự , trực tiếp cách li Đặng Tiểu Bình và cho rằng Đặng phải chịu trách nhiệm với cuộc phản cách mạng ở Thiên An Môn . Cũng trong ngày này , Hoa Quốc Phong được bổ nhiệm là phó chủ tịch nước , thủ tướng Quốc Vụ viện . Trong khi đó, họ xác định sai lầm bản chất của cuộc biểu tình và tiến hành chống lại Đặng Tiểu Bình 
.
Đến tận năm 1978 người ta mới xác nhận lại trong hội nghị thứ 3 , trong đó khẳng định sự kiện Thiên An Môn năm 1976 trong phong trào để tang Chu Ân Lai là sự kiện hoàn toàn không hề phản cách mạng , đây là cuộc biểu dương sức mạnh của nhân dân Trung Quốc trong vai trò lật đổ sự chuyên chế của tứ nhân bang , lật đổ những thành phần phản cách mạng , những tên tiến hành lên cuộc các mạng văn hóa . 
Sự kiện Thiên An Môn 1976 được ghi vào lịch sử Trung Quốc với tên gọi là SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN hay NGŨ TỨ VẬN ĐỘNG *( vai trò và ảnh hưởng như sự kiện Ngũ Tứ vận động thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc ).
II Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 -Lục Tứ Sự Kiện
Nhắc đến Thiên An Môn 1989 hay Lục Tứ sự kiện , chúng ta hãy dành ra chút thời gian ít ỏi để đọc trong lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc:
1989年6月3日,一个多月来极少数人在北京制造的动乱,发展成为一场反革命暴乱。驻守在北京城区周围的戒严部队奉命平息暴乱。4日凌晨,戒严部队实行清场同时进驻天安门广场,平息了这场暴乱。
Ngày 3.6.1989 ,sau một số tháng mất ổn định ở Bắc Kinh đã được đẩy lên thành cuộc bạo loạn phản cách mạng . Quân đội đóng quân xung quanh Bắc Kinh được tiến hành thực hiện thiết quân luật để ổn định tình hình . Ngày mùng 4 ,quân đội tiến vào Thiên An Môn để thiết quân luật , dập tắt cuộc bạo loạn .[1]
 Chỉ với những con chữ bé nhỏ trong lịch sử ĐCS TQ đề cập đến cuộc biểu tình bạo loạn ngày 4/6 có lẽ không thể làm hài lòng tất cả chúng ta , cả tôi và các bạn , nhất là khi cuộc biểu tình bạo loạn này đã được thi vị hóa , thi nhân hóa trên khắp thế giới này . Nhân Dân Nhật Báo , tờ báo năm 1976 đã lên án cuộc biểu tình trong Tân Ngũ Tứ Vận Động lại một lần nữa tiến hành lên án trong cuộc lục tứ sự kiện này không ?
  Cuối những năm 1980, cuộc cải cách đã đặt ra một xu hướng là tự do hóa tư sản, tự do hóa của phân tử nền dân chủ tư sản và tự do tuyên truyền, chống đảng và các hoạt động chống xã hội chủ nghĩa. Trong thực tế, đầu tháng tư năm 1989, một số trường đại học Bắc Kinh sinh viên trẻ để thực hiện các hình thức hoạt động cho các vấn đề trong thế giới thực, sự hình thành của phong trào sinh viên. Ngày 15 tháng 4 cái chết cựu CPC Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, quần chúng và sinh viên trẻ tổ chức các hình thức tang, nhưng trong đó có một số phân tử lấy việc thương tiếc như một cái cớ để thực hiện chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội . Dưới sự kích động của họ,một số lượng lớn sinh viên đã xuống đường ở Bắc Kinh, Tây An, Trường Sa và  thế lực tội phạm khác đã có cơ hội để thực hiện một số các đánh đập, đập phá, cướp bóc, đốt cháy, các cuộc biểu tình sinh viên nhanh chóng phát triển thành tình trạng hỗn loạn. 
26 tháng 4, "Nhân Dân Nhật Báo" xuất bản một bài báo có tựa đề "Kì xí tiên minh phản đối động loạn "  bài xã luận chỉ ra rằng đây là một âm mưu kế hoạch, một tình trạng hỗn loạn, và bản chất của nó là để phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng về cơ bản phủ nhận chế độ chủ nghĩa xã hội . Bài xã luận kêu gọi mọi người hành động với các biện pháp khẩn cấp  và hiệu quả để ngăn chặn tình trạng bất ổn.
Tuy nhiên, tình hình không được cải thiện. 
Tối ngày 19, Ủy ban Trung ương CPC quyết định thực hiện thiết quân luật ở các bộ phận của thủ đô, nhưng một vài phần tử nổi dậy để kích động một số người có võ quân luật đối đầu. Trong khi đó, Thượng Hải, Quảng Châu và những nơi khác cũng tác động của một loạt các sự cố đám đông bên nghiêm trọng và các cơ quan chính phủ, phá hủy các phương tiện vận tải. Về vấn đề này, Hội đồng Nhà nước, Ủy ban Quân sự Trung ương có biện pháp quyết định để dập tắt cuộc nổi loạn. Cơn bão đã phá hủy đất nước trật tự xã hội, phá vỡ quá trình bình thường của sự phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước và nhân dân gây ra thiệt hại đáng kể.Dập tắt tình trạng bất ổn và phản cách mạng chiến thắng cuộc nổi dậy và củng cố các kết quả của thập kỷ cải cách và mở cửa của vị trí xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, mà còn với đảng và những người cung cấp bài học hữu ích.
Vấn đề Lục Tứ Sự Kiện Thiên An Môn 1989 được coi là 1 trong 80 sự kiện quan trọng nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ khi thành lập đến giờ .
 III Hoàn cảnh xã hội lúc ấy 
Có lẽ mọi người có thể chấp nhận là có những tên phản cách mạng tham gia vào cuộc biểu tình , mục tiêu của họ chính là việc lật đổ Đảng cộng sản Trung Quốc , lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc . Tuy nhiên , bản thân những tên phản cách mạng ấy cũng chẳng có giá trị gì sất khi người sinh viên ở Trung Quốc tham gia biểu tình nhưng giơ cao dòng chữ Ủng hộ Đảng cộng sản Trung Quốc , ủng hộ Xã hội chủ nghĩa , tiến hành hát Quốc tế ca trên khắp các nẻo đường biểu tình ? Tại sao ? Nguyên nhân nào ?

Thực tế bối cảnh những năm 80 ấy của đất nước Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn , số người nghèo giảm đáng kể , từ năm 1976 khi ở một vài nơi trên đất nước Trung Quốc vẫn còn có người chết đói thì đến cuối năm 1980 , Trung Quốc đã gần như tiêu diệt được nạn nghèo đói . Trung Quốc những năm 80 với sự phát triển huy hoàng , khi mà những ông trùm tư bản phương tây đến Trung Quốc để tìm mảnh đất hứa cho họ đầu tư , mối quan hệ Mỹ -Trung tốt đẹp hơn bao giờ hết .
Tuy nhiên , Trung Quốc những năm 80 cũng là thời đại của sự hỗn loạn nghiêm trong xã hội , những người thanh niên trí thức vốn được đưa về nông thôn trong cách mạng văn hóa nay được trở về thành phố , họ thành sinh viên , thành giáo sư trong các trường đại học , họ nắm quyền trong các công sở , và họ cũng thành những kẻ cướp . Sự kiện tàn nhẫn diễn ra ở Nội Mông khi băng cướp "trí thức " cướp hiếp giết man rợ đã gây chấn động nhân dân Trung Quốc , ở mọi nơi khác , xã hội đen vô học cũng đã được nảy sinh . Chính sự hỗn loạn ấy , năm 1983 , Đặng Tiểu Bình phải ra chính sách Nghiêm Đả chống lại xã hội đen , địa chủ và phản cách mạng trong cách mạng văn hóa , hàng loạt án tử hình đã được phát ra , sự hỗn loạn chấm dứt trong đáy xã hội . Nhưng sự việc vẫn chưa thể kết thúc .
Cuối thập niên 80 , Trung Quốc tiến thêm một bước nữa trong cải cách sâu rộng thêm nữa , chính sách mới được mang ra đã khiến cho giá cả các loại hàng hóa tăng vọt , hàng loạt quốc xĩ - xí nghiệp quốc doanh bị phá sản làm gia tăng tỉ lệ thấp nghiệp trong công nhân , cũng trong thời gian này , học thuyết Đặng Tiểu Bình lại một lần nữa tái khẳng định việc :trong quá trình xây dựng CNXH của Trung Quốc chấp nhận cho một số bộ phận giàu lên trước . Hành động này như giọt nước tràn ly , đẩy mạnh sự mất cân đối giàu nghèo trong xã hội .
Trong sự tự do hóa của Trung Quốc lúc ấy cũng có cả tự do thông tin tuyên truyền , hàng loạt các vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiển , hàng trăm tham quan phải chịu án tù trên khắp Trung Quốc , cả xã hội Trung Quốc đắm chìm trong tư tưởng Quan Thương cấu kết làm bậy .
Sinh viên Đại học ở Trung Quốc , đứa con cưng của ông trời Trung Quốc vẫn không thể tách rời khỏi sự liên quan chặt chẽ với gia đình ở quê hương , sinh viên Bắc Kinh hay sinh viên Hồ Nam đều không tránh khỏi điều đó tuy nhiên điều này càng trầm trọng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh , Thượng Hải , Quảng Đông . Giá cả hàng hóa tăng vọt , công nhân thất nghiệp , nhiều sinh viên không thể tiếp tục đi học khi gia đình lâm vào thất nghiệp cũng như không thể chi phí được cho việc học hành đẩy họ vào nguy cơ thất học - Vốn là nơi họ dồn toàn bộ tâm huyết . Điều đó khiến họ không thể chấp nhận được việc đó .
Trí thức cũng không thể tránh khỏi điều đó , họ đã từng bị áp bức đến tận năm 1978 mới được thả về thành phố , tay trắng , không gia đình , nghề nghiệp lương ba cọc ba đồng , một thời thanh niên đang bị biến mất , họ không còn gì cả . Đời sống ngày càng đói kém khi giá cả tăng vọt , gánh nặng gia đình khiến họ lâm vào cùng quẫn , những người trí thức lúc đó ở Trung QUốc , những người trí thức thuần túy ấy cũng không thể chấp nhận được điều đang xảy ra đó .
Như vậy , vấn đề mâu thuẫn trong nhân dân Trung Quốc ngày càng tăng cao , nhưng dường như , mâu thuẫn đó lại bắt nguồn từ cuộc cải cách của Trung Quốc , chính vì thế , việc họ xuống đường để phản đối cải cách hay ủng hộ dân chủ cần phải xem xét từ Hồ Diệu Bang vì sự kết dính họ với nhau bắt nguồn từ tang lễ của nhân vật lịch sử này .
IV Làm rõ lý do từ chức của Hồ Diệu Bang để xác định bản chất của sự kiện Thiên An Môn.
 "Tháng 12 năm 1986, có một vài cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra. Ở Thượng Hải , cuộc biểu tinh đã gây tiếng vang , không chỉ ở trong nhân dân mà ở trong các cấp chính quyền điện phương . Đặng Tiểu Bình triệu tập  ngày 30 tháng 12 với sự có mặt của Diệu Bang , Vạn Lý , Hồ Khải Lập , Lý Bằng ,Hà Đông Xương và Tôi ( Triệu Tử Dương ) đến nhà mình để bàn về chuyện phong trào biểu tình của sinh viên . Ông cho rằng phong trào sinh viên không phải là tình cờ,mà là kết quả của giai cấp tư sản tự do hóa trong kinh doanh đầu têu . Ông chỉ đích danh Phương Lệ Chi (Phó hiệu trưởng trường ĐH KH CN Trung Quốc ,  sau Thiên An Môn lưu vong tại Mỹ ) , Vương Nhược Vọng ( sau bị tù 14 tháng sau sự kiện Thiên an Môn , lúc đó là tổng biên tập báo Thượng Hải ) , và hỏi Diệu Bang là: ông đã nói trục xuất Vương Nhược Vọng ra khỏi Đảng, tại sao không làm gì bây giờ? Đặng  chủ trương để xử lý các cuộc biểu tình sinh viên các biện pháp kiên quyết để dập tắt thậm chí dùng cả biện pháp mạnh , tất nhiên là phải khi thực sự cần thiết và thận trọng. Bài phát biểu của Đặng trên thực là đã quy trách nhiệm cuộc biểu tình là thuộc về phong trào sinh viên dưới quyền Diệu Bang được nảy sinh từ năm 1984 dưới sự bảo hộ của Hồ Diệu Bang khi ông ấy có tư tưởng tự do hóa nhưng giờ đây đã phản tác dụng.Bài phát biểu của Đặng sau đó đã được nhiều người biết . tháng ngày, tôi bất ngờ nhận được một thông báo, yêu cầu tôi đến gặp Đặng Tiểu Bình ,khi tôi đến đã có 10 người đến trong đó có Trần Vân , Vạn Lý , Thượng Công ,Nhất Ba, Vương CHấn , Bành Chân đều đã về Bắc Kinh ... Sau khi tôi đến, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra một lá thư chuyển cho tất cả mọi người. Bức thư này được gửi đến Đặng Tiểu Bình trong đó Hồ Diệu Bang yêu cầu từ chức thư. Có nêu rằng, trong nhiều năm chủ trì công việc không cẩn thận, đã làm nhiều việc ngu ngốc cần phải loại bỏ. Chủ yếu là về việc vi phạm bốn nguyên tắc cốt yếu của mình, chống lại tự do hóa tư sản yếu,ngọn cờ không rõ ràng, góp phần vào sự lây lan của xu hướng tự do hóa, làm ô cho một số kẻ xấu lợi dụng. Theo quan điểm của các lỗi nghiêm trọng, yêu cầu để cho ông ấy từ chức , dọn đi những suy nghĩ xấu , cũng là để tránh không cho những kẻ xấu tiếp tục lợi dụng ".[2]
Triệu Tử Dương 
Như vậy Hồ Diệu Bang từ chức quả thật là do những sai lầm mang tính chất nghiêm trọng và bản thân ông ấy cũng đã nhận trách nhiệm về mình . Vậy tư tưởng của Hồ Diệu Bang là gì ? Chính là mở cửa , mở cửa ,và mở cửa tuy nhiên sai lầm của ông ấy là mở cửa , phát triển kinh tế nhưng không đi đôi với việc phát triển nhận thức của Đảng viên làm xảy ra hiện tượng thoái hóa biến chất trong nội bộ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc , cuối cùng chính là việc :quan thì bị bắtt hàng loạt vì tham nhũng , dân thì bất bình xuống đường vì tham nhũng . Tuy nhiên , Hồ Diệu Bang từ chức vẫn không thể triệt tiêu được tận gốc vấn đề bởi lẽ đồng chí Triệu Tử Dương vốn cũng chỉ có tài về kinh tế hơn nữa việc cải cách bắt đầu từ năm 1979 không thể bị trì hoãn bởi vài cuộc xuống đường nhỏ mà tạm dừng .
Sai Lầm của Trung QUốc ,kể cả Đặng Tiểu Bình là ở đấy .
V Xuống đường 
Cái chết của Hồ Diệu Bang đã bùng phát phong trào Thiên An Môn . Tại sao lại lấy cái chết của ông là cơ hội để bùng phát ? Nguyên nhân chính là những người trong phái cải cách cấp tiến của Hồ Diệu Bang trước kia như Phương Lệ CHi ,Vương Nhược Vọng đã bị lên án nhưng vẫn còn có ảnh hưởng với sinh viên , hàng loạt các quan chức , đảng viên ủng hộ quan điểm tự do hóa giai cấp , quan điểm lật đổ Đảng cộng sản Trung Quốc trong năm 87,88 bị ghẻ lạnh ,không được trọng dùng ngày càng trở lên bất mãn và yêu cầu đòi quyền lực . Và cái chết của Hồ Diệu Bang khiến cho những kẻ đó ngồi lại với nhau và ngồi với những người vẫn còn đang đương chức để tiến hành cuộc biểu tình .
Nắm bắt được cơ hội đó , hàng loạt những người vốn bị trù dập trong "biện pháp mạnh nhưng không mạnh " của Đặng Tiểu Bình năm 1986 đã đứng lên kích động cuộc xuống đường của sinh viên và trí thức bất mãn .
Cuộc xuống đường và kéo về Thiên An Môn , được sự ủng hộ của những tên sâu bọ trong chính quyền , sự dẫn dắt của những tên phản cách mạng , những người sinh viên đã ngây thơ hô to khẩu hiệu ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc , ủng hộ Chủ nghĩa xã hội , hát vang thánh ca Quốc tế ca tiến về Thiên An Môn , bài viết trên báo Nhân Dân Nhật Báo càng làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm vì trong tâm hồn thơ ngây của họ thì việc họ đang làm là "ủng hộ Đảng , ủng hộ Chế độ ", cảm xúc bị bỏ rơi ngày càng mạnh và những người sinh viên nghĩ họ đang làm như những người trong Ngũ tứ vận động 1976 đã làm để lật đổ nhóm 4 tên .
Phong trào bắt đầu vào tháng 4 , lắng xuống dần vào tháng 5 nhưng tháng 6 đột nhiên bùng phát khi Gooc Ba Chốp đến Bắc Kinh làm cho những kẻ phản động cảm thấy có cơ hội để tiến hành xuống đường , cuộc bạo loạn vào tháng 6 chính thức là cuộc bạo loạn có bàn tay của nước ngoài vào trong đó , bằng chứng là Phương Lệ Chi đã trốn ngay vào đại sứ quan Mỹ để ra nước ngoài .
Diễn biến cuộc cuộc xuống đường tôi miễn bàn .
VI hậu quả
Triệu Tử Dương lại bị mất chức , lí do rất đơn giản , ông ta phạm sai lầm như việc Hồ Diệu Bang từng phạm sai lầm ,từ là người kế vị , ông ấy đã bị nghỉ để chịu trách nhiệm thay cho cả tập thể 8 nguyên lão ấy . Cũng chính từ sau sự kiện Thiên An Môn , phong trào cải cách của Trung Quốc lắng xuống dần đến tận khi Đặng Tiểu Bình nam tuần đến các tỉnh phía nam tái khẳng định mở cửa là tất yếu với đất nước Trung Quốc .
Với nước ngoài , sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đánh dấu thời kì đóng băng quan hệ quân sự Mỹ -Trung , từ đây việc xuất khẩu hàng loạt vũ khí hiện đại của Mỹ sang Trung Quốc đã kết thúc , các nhà máy quân sự ở Đông bắc Trung Quốc không còn được sao chép hồn nhiên như đã từng được sao chép những chiếc máy bay F của không quân Mỹ .
VII Phương tây kì lạ
Tôi cảm thấy người phương tây , và giờ đây cả những kẻ da vàng nhưng não tây đều rất kì lạ khi phong trào tân ngũ tứ 1976 với những cuộc đàm áp đẫm máu nhất lại không hề được kỉ niệm dù đó mới chính thức là cuộc vận động đòi tự do dân chủ lớn nhất Trung Quốc nửa sau thế kỉ XX , và cũng là điều đánh dấu Trung Quốc tái hòa nhập với thế giới hiện đại sau 10 năm dài thẩm du với nhau trong đất liền .
Trong khi đó lại khuếch trương sự kiện 1989 lên thành sự kiện tiêu biểu , phải chăng hành động đó là vì 1989 chính là chiến công của các nước phương tây hay sự kiện 1989 mới là sự kiện chủ yếu để bôi nhọ lãnh đạo Trung Quốc . Tôi không biết , cũng không quan tâm , tuy nhiên , với tư cách một người trung cmn Lập  ,tôi cũng biết tỏng mấy bác.
VIII Bài học với Việt Nam
Việc Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn chính là bài học vói VN , điều đó cho chúng ta một nhận thức rất rõ ràng Mỹ luôn luôn bóp chết tất cả các quốc gia , dù hiện đang thân thiện với Mỹ đến đâu đi chăng nữa , vì mục tiêu của Mỹ là sự thống trị tuyệt đối chứ không phải là đồng minh , Li Bi dân chủ và Li Bi chết , Ai Cập dân chủ thân Mỹ và AI Cập chết .
Thứ 2 chính là việc kiểm soát truyền thông , sự kiện Vương Nhược Văn chính là ví dụ , chủ tịch hội nhà văn Trung Quốc , phó tổng biên tập , đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc lại chính là đối tượng phản cách mạng đầu tiên . Phương Lệ Chi , một nhà khoa học , một giáo sư nổi tiếng của Trung Hoa Khoa Đại , một chính trị gia có ảnh hưởng với sinh viên cũng là kẻ phản cách mạng hàng đầu là một điều cần chú tâm .
Cuối cùng , nhân dân , nhất là công nhân , sinh viên trí thức là những đối tượng rất dễ bị kích động , nhiều khi không lường trước được tác hại mà họ đang làm , hành động hát quốc tế ca đi lật đổ Đảng cộng sản cũng chẳng khác gì hành động cầm cờ đỏ sao vàng đi chống Trung Quốc đi đập phá nhà máy của người nước ngoài ở Bình Dương , đều phản tác dụng và đều bị kẻ xấu lợi dụng .

[2]
 1986年12月,一些城市闹起了学潮。上海闹得很大,不仅上街游行,而且冲击了市政府。这件事震动了邓小平。他于 12月30日召集耀邦、万里、胡启立、李鹏、何东昌和我到他家里,就学潮问题讲了一篇话。他说,这次学潮不是偶然的,是对资产阶级自由化放任的结果。他点了方励 之、王 若望的名,并且责问耀邦,他早就说过要开除王若望的党籍,为什么到现在还没有办?对处理学潮他主张采取坚决的措施平息,甚至可以采取专政的手段,没有专政手段是不行的,当然使用时要慎重。他这篇讲话实际上把学潮的责任,完全归到耀邦的身上,也是1984年以来两人对自由化问题分歧日益加深的情绪的一次爆发。
这次讲话的记录稿,当时就印发到一定的范围,所以很多人也就知道了。14日,我突然接到通知,要我到邓家里开会,我大约10点钟到达,那时陈云、万里、杨尚昆、薄一波、王震、彭真已经到了。等到齐后,邓就拿出一封信让大家传阅。这封信是耀邦写给邓小平要求辞职的信。大意是说,几年来主持工作不够谨慎,办了许多糊涂事,内事外事都有。主要讲他对坚持四项基本原则、反对资产阶级自由化软弱无力,旗帜不鲜明,所以助长了自由化思潮的泛滥,做了一些坏家伙的保护伞。鉴于错误严重,请求让他下来,清理思想,向党作出交待。