Lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ của riêng VN ,đại diện cho nhân dân VN .
"Lá cờ Phúc Kiến
Biến cố ở Phúc Kiến (福建事變, Phúc Kiến sự biến) hay còn gọi la` "Mân biến" (閩變) là một biến cố quân sự trong quân đội của Tưởng Giới Thạch (蔣介石) tại Phúc Kiến năm 1933 [1,tr. 357],[2,t.39,tr.234],[3,q.3, ch.23],[4]. Kết quả của biến cố này là sự ra đời của chính phủ Cách mạng Nhân dân và nước Cộng hoà Trung Hoa (Trung Hoa Cộng hoà quốc, 中華共和國). Chính phủ nước Cộng hoà Trung Hoa sẽ chẳng có gì đặc biệt đối với người Việt Nam nếu không có câu chuyện lá cờ của chính phủ này. Một nguồn thông tin trên internet cho rằng lá cờ của chính phủ Trung Hoa Cộng hoà này là lá cờ đỏ sao vàng giống như lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hay nước Việt Nam ngày nay. Nhưng sự thực có phải như vậy?
Trước tiên chúng ta điểm qua các sự kiện chính của biến cố này. Sau cố gắng bảo vệ Thượng Hải khỏi quân Nhật, lộ quân 19 của Tưởng Giới Thạch chuyển về Phúc Kiến. Ngày 1 tháng 6 năm 1933, hai ngày sau "Hiệp định Đường cô" (塘沽協定, Đường cô hiệp định), Tưởng Quang Nãi (蔣光鼐), Thái Đình Khải (蔡廷鍇) tại Phúc châu phát thông điện phản đối Tưởng Giới Thạch thoả hiệp với Nhật. Lộ quân 19 từ đây chịu ảnh hưởng chủ trương kháng Nhật của Đảng Cộng sản Trung quốc. Ngày 26 tháng 10 năm 1933, Lộ quân 19 phái đại biểu tới Giang tây cùng với hồng quân công nông Trung quốc bàn bạc và thoả thuận Hiệp định sơ bộ phản Nhật phản Tưởng (反日反蔣的初步協定, Phản Nhật phản Tưởng đích sơ bộ hiệp định). Ngày 20 tháng 11 năm 1933, Đại hội đại biểu lâm thời nhân dân Trung quốc họp tại Phúc châu. Đại hội thông qua quyết định thành lập Chính phủ Cách mạng Nhân dân (人民革命政府, Nhân dân Cách mạng Chính phủ) và ra Tuyên ngôn quyền lợi nhân dân (人民權利宣言, Nhân dân quyền lợi tuyên ngôn). Ngày 21 tháng11, Thái Đình Khải tuyên bố ly khai Quốc dân Đảng và thành lập Nhân dân Đảng. Ngày 22 tháng 11 năm 1933, Chính phủ Cách mạng Nhân dân nước Cộng hoà Trung Hoa tuyên cáo chính thức thành lập với Lý Tế Thâm [5] làm chủ tịch. Hạ tuần tháng 12 năm 1933 Tưởng Giới Thạch tấn công khu Tô Giang, đến trung tuần tháng 1 năm 1934 chiếm toàn bộ Phúc châu. Chính phủ Cách mạng Nhân dân nhập vào Lộ quân 19 rút lui về Chương châu và Tuyền châu. Ngày 21 tháng 1 năm 1934 Tuyền châu và Chương châu thất thủ. Mân biến đến đây hoàn toàn thất bại. Như vậy Trung hoa Cộng hoà quốc tồn tại trong vòng 2 tháng.
Một trong những tuyên bố của Chính phủ Phúc Kiến ngày 22 tháng 11 là từ bỏ lá cờ "Thanh thiên bạch nhật" của chính phủ Tưởng Giới Thạch và dựng một quốc kỳ mới. Quốc kỳ mới được miêu tả là: nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh lam, ở giữa là ngôi sao năm cánh màu vàng (nguyên văn: 以上紅下藍中崁五角黃星旗為國旗, dĩ thượng hồng hạ lam trung khảm ngũ giác hoàng tinh kỳ vi quốc kỳ) [1, tr. 357], [3, q. 3, ch. 23],[4]. Như vậy lá cờ của Chính phủ Phúc Kiến là lá cở nửa đỏ nửa xanh có sao vàng năm cánh ở giữa. Lá cờ này giống như lá cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguồn thông tin trên mạng internet về lá cờ đỏ sao vàng của Chính phủ Phúc Kiến hoàn toàn sai sự thật. Người viết bài này không tìm được tài liệu nói về ý nghĩa của lá cờ hai màu này, nhưng căn cứ vào khẩu hiệu "Phản Tưởng kháng Nhật" và chính thể tập hợp công, nông, thương, học và binh của Chính phủ Phúc Kiến thì có thể suy đoán hai màu thể hiện Cách mạng và Giải phóng (phản Tưởng là Cách mạng, kháng Nhật là giải phóng), còn sao vàng năm cánh tượng trưng cho năm giới nhân dân."
http://blogdonga.blogspot.com/
VTV1 cũng có 1 phóng sự về lá cờ VN, trong đó hiện nay đang có tranh cãi giữa tác giả thật: ông Nguyễn Hữu Tiến và ông Lê Quang Sô. lá cờ được cho là xuất hiện lần đầu tại VN trong khởi nghĩa Nam Kỳ (1940), trước khi Bác về VN. Phóng sự cũng đưa ra giả thiết là ý tưởng cờ đỏ sao vàng là của tập thể, sau đó giao cho 2 ông trên thể hiện.
Ngoài ra, hình ảnh sao vàng 5 cánh đã được BH nói đến từ rất sớm: báo Thanh Niên ra đời 1925, có logo là 1 ngôi sao 5 cánh
http://baohoabinh.com.vn/
ý kiến riêng: trò bới bèo ra bọ này không đáng quan tâm, những người CCCĐ muốn chứng minh rằng VN là "tay sai" cho TQ mà thôi. Việc cờ các quốc gia có nét tương đồng là quá bình thường vì các biểu tượng, màu sắc thiết kế không có quá nhiều trong khi ý tưởng có thể trùng nhau vì xét cho cùng, mong muốn của con người, dân tộc về cơ bản là giống nhau. Huống hồ đây là cờ 1 quốc gia với 1 phong trào nhỏ nào đó!
Còn những kẻ già giọng nói sao gầy sao béo thì xin mời nhìn :
Những lá cờ này đều là sao "béo " hoàn toàn không giống quốc kì VN về bản chất ,mẫu mã và hình dáng
HÌnh ảnh ngôi sao rất thông dụng trên nhiều nước khác nhau trên thế giới ,và họ đùng ngôi sao rất giống với chúng ta ngày nay
Cũng có rất nhiều quốc gia mà cờ giống nhau kì lạ
Những người cho rằng sao cờ Việt Nam là 1 sao trên lá cờ Trung Quốc thì hãy thử nghĩ
Vậy theo đúng nguyên tắc này thì TQ phải là thuộc địa của Việt Nam chứ nhỉ
Thụy bất trước (tức Không ngủ được) trích trong Nhật Ký Trong Tù (giai đoạn 1942-1943). Hơn nữa, "mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh" nghĩa là " chập chờn trong giấc ngủ thấy ngôi sao năm cánh". Theo điển tích TQ xưa thì giấc mộng thấy ngôi sao năm cánh màu trắng là điếm báo vợ chồng tái ngộ, ân ái. Không có chữ hoàng (màu vàng) hay chữ kim (mang bản chất kim loại-vàng).
Trả lờiXóaNhất canh ... nhị canh... hựu tam canh,
Trả lờiXóaTriển chuyển, bồi hồi, thụy bất thành;
Tứ, ngũ canh thì tài hợp nhãn,
Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh.
HCM
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
NT
Có thể bạn giải thích như thế là hay ,tuy nhiên cái điểm cố đó thì tôi chưa từng nghe ,bạn có thể cho tôi xem nơi nguồn gốc điển tích ,còn bài
Ngoại cảm Hoa thiên tân lãnh nhiệt,
Nội thương Việt địa cựu sơn hà;
Ngục trung hại bệnh chân tân khổ,
Bản ưng thống khốc khước cuồng ca.
"Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh,
"Nội thương" đất Việt cảnh lầm than;
Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn!
Bạn đừng nói là nguỵ biện chứ ,hay nói Người khóc vì ốm .
http://www.geocities.ws/xoathantuong/xtt_yNghiaCuaLaCoDoSaoVang.htm
Trả lờiXóaXem trong này có cờ đỏ sao vàng của Phúc Kiến
Xóahttp://web.archive.org/web/20021010094056/http:/worldstatesmen.org/China.html
trang phản động!!!
Trả lờiXóa