Nhắc đến sự kiện Thiên An Môn , có lẽ trong chúng ta ai cũng nghĩ đến sự kiện vào năm 1989 mà đỉnh điểm vào ngày 4/6/1989 , nhiều người đánh giá sự kiện này thay đổi đất nước Trung Quốc hay nâng tầm vóc của nó lên nhiều , nhiều lần . Thực tế với tôi , sự kiện Thiên An Môn rất quan trọng , nhưng đó là sự kiện Thiên An Môn năm 1976 đánh dấu sự kết thúc của cách mạng văn hóa , mở đường cho bè lũ Đặng Tiểu Bình nhảy lên vũ đài để rồi mâu thuẫn Việt -Trung ngày càng sâu rộng và kết thúc vào năm 1979 khi chiến tranh biên giới nổ ra . Cũng để giải thích thực sự cho mọi người hiểu rõ sự kiện Thiên An Môn 1989 , chúng ta cần phải nhìn rõ sự kiện 1976 và ảnh hưởng của nó đối với đất nước Trung Quốc .
I. Sự kiện Thiên An Môn 1976 : Tân Ngũ Tứ Vận Động
Sự kiện Thiên An Môn , còn được gọi là sự kiện Ngũ Tứ vận động, diễn ra ngày 5 tháng 4 năm 1976 nhằm chống lại "Tứ nhân bang" ,cuộc biểu tình lan rộng ra toàn quốc.
Sự kiện bắt đầu khi ngày 08 tháng 1 năm 1976,Chu Ân Lai- người được nhân dân Trung Quốc vô cùng kính trọng , thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc từ khi thành lập năm 1949. Tuy nhiên, "Tứ Nhân Bang" đã đàn áp quần chúng thương tiếc Chu Ân Lai, tăng cường giám sát Đặng Tiểu Bình ( vốn được coi là người kế thừa tinh thần của Chu Ân Lai ).
Từ Tháng Ba đến cuối tháng 5, người dân ở các thành phố lớn trên toàn quốc tự để tang Chu Ân Lai bấp chấp lệnh của "Tứ nhân bang ". Trước và sau lễ truy điệu , nhân dân Bắc Kinh xuống đường tập trung ở nhà tang lễ nhân dân để tưởng niệm Chu Ân Lai và hỗ trợ Đặng Tiểu Bình, tố cáo "Bè lũ bốn tên". Nhóm bốn tên lừa dối bộ chính trị Trung Quốc lúc đó .
Chính vì thế , ngày 04 Tháng Tư, Hoa Quốc Phong đã triệu tập bộ chính trị ở Bắc Kinh , kết tội những người tưởng niệm là phản cách mạng và ra lệnh tiêu hủy những vòng hoa và biểu ngữ cũng như bắt những người cầm đầu , người liên lạc viên của Mao Trạch Đông đã nói rằng lệnh này do Mao ra lệnh .
Ngày 5 tháng 4 , Người dân Bắc Kinh xuống đường biểu tình , và một cuộc xung đột nghiêm trọng với lực lượng dân quân, cảnh sát và binh lính của người lao động , kết quả là xe bị đốt cháy và bảo vệ bị đánh đuổi. Buổi tối 7:30, bí thư thứ nhất của CPC thành phố Bắc Kinh phát biểu trong đài phát thanh , trong đó tuyên bố đây là hành vi xấu , cần nhận thức rõ hành vi phản cách mạng này .9:30 10.000 dân quân, 3.000 nhân viên cảnh sát và năm tiểu đoàn tập trung với dùi cui bao quanh Quảng trường Thiên An Môn đàn áp đẫm máu và bát bớ người.
06 tháng 4, thành viên của Bộ Chính trị ở Bắc Kinh, Ủy ban thành phố Bắc Kinh lắng nghe báo cáo cho rằng sự kiện Thiên An Môn chắc chắn là cuộc bạo loạn phản cách mạng . Mao Trạch Đông đồng ý với quan điểm trên.
ngày 7 tháng 4 , Mao Trạch Đông chỉ định phóng viên Nhân dân Nhật Báo trực tiếp tại hiện trường. Báo Nhân Dân Nhật Báo đã cho ra các bài báo gây nhầm lẫn khi mô tả các hành động của quân chúng như một hành động phản cách mạng thực sự , trực tiếp cách li Đặng Tiểu Bình và cho rằng Đặng phải chịu trách nhiệm với cuộc phản cách mạng ở Thiên An Môn . Cũng trong ngày này , Hoa Quốc Phong được bổ nhiệm là phó chủ tịch nước , thủ tướng Quốc Vụ viện . Trong khi đó, họ xác định sai lầm bản chất của cuộc biểu tình và tiến hành chống lại Đặng Tiểu Bình
.
Đến tận năm 1978 người ta mới xác nhận lại trong hội nghị thứ 3 , trong đó khẳng định sự kiện Thiên An Môn năm 1976 trong phong trào để tang Chu Ân Lai là sự kiện hoàn toàn không hề phản cách mạng , đây là cuộc biểu dương sức mạnh của nhân dân Trung Quốc trong vai trò lật đổ sự chuyên chế của tứ nhân bang , lật đổ những thành phần phản cách mạng , những tên tiến hành lên cuộc các mạng văn hóa .
Sự kiện Thiên An Môn 1976 được ghi vào lịch sử Trung Quốc với tên gọi là SỰ KIỆN THIÊN AN MÔN hay NGŨ TỨ VẬN ĐỘNG *( vai trò và ảnh hưởng như sự kiện Ngũ Tứ vận động thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc ).
II Sự kiện Thiên An Môn năm 1989 -Lục Tứ Sự Kiện
Nhắc đến Thiên An Môn 1989 hay Lục Tứ sự kiện , chúng ta hãy dành ra chút thời gian ít ỏi để đọc trong lịch sử Đảng cộng sản Trung Quốc:
1989年6月3日,一个多月来极少数人在北京制造的动乱,发展成为一场反革命暴乱。驻守在北京城区周围的戒严部队奉命平息暴乱。4日凌晨,戒严部队实行清场同时进驻天安门广场,平息了这场暴乱。
Ngày 3.6.1989 ,sau một số tháng mất ổn định ở Bắc Kinh đã được đẩy lên thành cuộc bạo loạn phản cách mạng . Quân đội đóng quân xung quanh Bắc Kinh được tiến hành thực hiện thiết quân luật để ổn định tình hình . Ngày mùng 4 ,quân đội tiến vào Thiên An Môn để thiết quân luật , dập tắt cuộc bạo loạn .[1]
Chỉ với những con chữ bé nhỏ trong lịch sử ĐCS TQ đề cập đến cuộc biểu tình bạo loạn ngày 4/6 có lẽ không thể làm hài lòng tất cả chúng ta , cả tôi và các bạn , nhất là khi cuộc biểu tình bạo loạn này đã được thi vị hóa , thi nhân hóa trên khắp thế giới này . Nhân Dân Nhật Báo , tờ báo năm 1976 đã lên án cuộc biểu tình trong Tân Ngũ Tứ Vận Động lại một lần nữa tiến hành lên án trong cuộc lục tứ sự kiện này không ?
Cuối những năm 1980, cuộc cải cách đã đặt ra một xu hướng là tự do hóa tư sản, tự do hóa của phân tử nền dân chủ tư sản và tự do tuyên truyền, chống đảng và các hoạt động chống xã hội chủ nghĩa. Trong thực tế, đầu tháng tư năm 1989, một số trường đại học Bắc Kinh sinh viên trẻ để thực hiện các hình thức hoạt động cho các vấn đề trong thế giới thực, sự hình thành của phong trào sinh viên. Ngày 15 tháng 4 cái chết cựu CPC Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang, quần chúng và sinh viên trẻ tổ chức các hình thức tang, nhưng trong đó có một số phân tử lấy việc thương tiếc như một cái cớ để thực hiện chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội . Dưới sự kích động của họ,một số lượng lớn sinh viên đã xuống đường ở Bắc Kinh, Tây An, Trường Sa và thế lực tội phạm khác đã có cơ hội để thực hiện một số các đánh đập, đập phá, cướp bóc, đốt cháy, các cuộc biểu tình sinh viên nhanh chóng phát triển thành tình trạng hỗn loạn.
26 tháng 4, "Nhân Dân Nhật Báo" xuất bản một bài báo có tựa đề "Kì xí tiên minh phản đối động loạn " bài xã luận chỉ ra rằng đây là một âm mưu kế hoạch, một tình trạng hỗn loạn, và bản chất của nó là để phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng về cơ bản phủ nhận chế độ chủ nghĩa xã hội . Bài xã luận kêu gọi mọi người hành động với các biện pháp khẩn cấp và hiệu quả để ngăn chặn tình trạng bất ổn.
Tuy nhiên, tình hình không được cải thiện.
Tối ngày 19, Ủy ban Trung ương CPC quyết định thực hiện thiết quân luật ở các bộ phận của thủ đô, nhưng một vài phần tử nổi dậy để kích động một số người có võ quân luật đối đầu. Trong khi đó, Thượng Hải, Quảng Châu và những nơi khác cũng tác động của một loạt các sự cố đám đông bên nghiêm trọng và các cơ quan chính phủ, phá hủy các phương tiện vận tải. Về vấn đề này, Hội đồng Nhà nước, Ủy ban Quân sự Trung ương có biện pháp quyết định để dập tắt cuộc nổi loạn. Cơn bão đã phá hủy đất nước trật tự xã hội, phá vỡ quá trình bình thường của sự phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước và nhân dân gây ra thiệt hại đáng kể.Dập tắt tình trạng bất ổn và phản cách mạng chiến thắng cuộc nổi dậy và củng cố các kết quả của thập kỷ cải cách và mở cửa của vị trí xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, mà còn với đảng và những người cung cấp bài học hữu ích.
Vấn đề Lục Tứ Sự Kiện Thiên An Môn 1989 được coi là 1 trong 80 sự kiện quan trọng nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ khi thành lập đến giờ .
III Hoàn cảnh xã hội lúc ấy
Có lẽ mọi người có thể chấp nhận là có những tên phản cách mạng tham gia vào cuộc biểu tình , mục tiêu của họ chính là việc lật đổ Đảng cộng sản Trung Quốc , lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc . Tuy nhiên , bản thân những tên phản cách mạng ấy cũng chẳng có giá trị gì sất khi người sinh viên ở Trung Quốc tham gia biểu tình nhưng giơ cao dòng chữ Ủng hộ Đảng cộng sản Trung Quốc , ủng hộ Xã hội chủ nghĩa , tiến hành hát Quốc tế ca trên khắp các nẻo đường biểu tình ? Tại sao ? Nguyên nhân nào ?
Thực tế bối cảnh những năm 80 ấy của đất nước Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn , số người nghèo giảm đáng kể , từ năm 1976 khi ở một vài nơi trên đất nước Trung Quốc vẫn còn có người chết đói thì đến cuối năm 1980 , Trung Quốc đã gần như tiêu diệt được nạn nghèo đói . Trung Quốc những năm 80 với sự phát triển huy hoàng , khi mà những ông trùm tư bản phương tây đến Trung Quốc để tìm mảnh đất hứa cho họ đầu tư , mối quan hệ Mỹ -Trung tốt đẹp hơn bao giờ hết .
Tuy nhiên , Trung Quốc những năm 80 cũng là thời đại của sự hỗn loạn nghiêm trong xã hội , những người thanh niên trí thức vốn được đưa về nông thôn trong cách mạng văn hóa nay được trở về thành phố , họ thành sinh viên , thành giáo sư trong các trường đại học , họ nắm quyền trong các công sở , và họ cũng thành những kẻ cướp . Sự kiện tàn nhẫn diễn ra ở Nội Mông khi băng cướp "trí thức " cướp hiếp giết man rợ đã gây chấn động nhân dân Trung Quốc , ở mọi nơi khác , xã hội đen vô học cũng đã được nảy sinh . Chính sự hỗn loạn ấy , năm 1983 , Đặng Tiểu Bình phải ra chính sách Nghiêm Đả chống lại xã hội đen , địa chủ và phản cách mạng trong cách mạng văn hóa , hàng loạt án tử hình đã được phát ra , sự hỗn loạn chấm dứt trong đáy xã hội . Nhưng sự việc vẫn chưa thể kết thúc .
Cuối thập niên 80 , Trung Quốc tiến thêm một bước nữa trong cải cách sâu rộng thêm nữa , chính sách mới được mang ra đã khiến cho giá cả các loại hàng hóa tăng vọt , hàng loạt quốc xĩ - xí nghiệp quốc doanh bị phá sản làm gia tăng tỉ lệ thấp nghiệp trong công nhân , cũng trong thời gian này , học thuyết Đặng Tiểu Bình lại một lần nữa tái khẳng định việc :trong quá trình xây dựng CNXH của Trung Quốc chấp nhận cho một số bộ phận giàu lên trước . Hành động này như giọt nước tràn ly , đẩy mạnh sự mất cân đối giàu nghèo trong xã hội .
Trong sự tự do hóa của Trung Quốc lúc ấy cũng có cả tự do thông tin tuyên truyền , hàng loạt các vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiển , hàng trăm tham quan phải chịu án tù trên khắp Trung Quốc , cả xã hội Trung Quốc đắm chìm trong tư tưởng Quan Thương cấu kết làm bậy .
Sinh viên Đại học ở Trung Quốc , đứa con cưng của ông trời Trung Quốc vẫn không thể tách rời khỏi sự liên quan chặt chẽ với gia đình ở quê hương , sinh viên Bắc Kinh hay sinh viên Hồ Nam đều không tránh khỏi điều đó tuy nhiên điều này càng trầm trọng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh , Thượng Hải , Quảng Đông . Giá cả hàng hóa tăng vọt , công nhân thất nghiệp , nhiều sinh viên không thể tiếp tục đi học khi gia đình lâm vào thất nghiệp cũng như không thể chi phí được cho việc học hành đẩy họ vào nguy cơ thất học - Vốn là nơi họ dồn toàn bộ tâm huyết . Điều đó khiến họ không thể chấp nhận được việc đó .
Trí thức cũng không thể tránh khỏi điều đó , họ đã từng bị áp bức đến tận năm 1978 mới được thả về thành phố , tay trắng , không gia đình , nghề nghiệp lương ba cọc ba đồng , một thời thanh niên đang bị biến mất , họ không còn gì cả . Đời sống ngày càng đói kém khi giá cả tăng vọt , gánh nặng gia đình khiến họ lâm vào cùng quẫn , những người trí thức lúc đó ở Trung QUốc , những người trí thức thuần túy ấy cũng không thể chấp nhận được điều đang xảy ra đó .
Như vậy , vấn đề mâu thuẫn trong nhân dân Trung Quốc ngày càng tăng cao , nhưng dường như , mâu thuẫn đó lại bắt nguồn từ cuộc cải cách của Trung Quốc , chính vì thế , việc họ xuống đường để phản đối cải cách hay ủng hộ dân chủ cần phải xem xét từ Hồ Diệu Bang vì sự kết dính họ với nhau bắt nguồn từ tang lễ của nhân vật lịch sử này .
IV Làm rõ lý do từ chức của Hồ Diệu Bang để xác định bản chất của sự kiện Thiên An Môn.
"Tháng 12 năm 1986, có một vài cuộc biểu tình của sinh viên nổ ra. Ở Thượng Hải , cuộc biểu tinh đã gây tiếng vang , không chỉ ở trong nhân dân mà ở trong các cấp chính quyền điện phương . Đặng Tiểu Bình triệu tập ngày 30 tháng 12 với sự có mặt của Diệu Bang , Vạn Lý , Hồ Khải Lập , Lý Bằng ,Hà Đông Xương và Tôi ( Triệu Tử Dương ) đến nhà mình để bàn về chuyện phong trào biểu tình của sinh viên . Ông cho rằng phong trào sinh viên không phải là tình cờ,mà là kết quả của giai cấp tư sản tự do hóa trong kinh doanh đầu têu . Ông chỉ đích danh Phương Lệ Chi (Phó hiệu trưởng trường ĐH KH CN Trung Quốc , sau Thiên An Môn lưu vong tại Mỹ ) , Vương Nhược Vọng ( sau bị tù 14 tháng sau sự kiện Thiên an Môn , lúc đó là tổng biên tập báo Thượng Hải ) , và hỏi Diệu Bang là: ông đã nói trục xuất Vương Nhược Vọng ra khỏi Đảng, tại sao không làm gì bây giờ? Đặng chủ trương để xử lý các cuộc biểu tình sinh viên các biện pháp kiên quyết để dập tắt thậm chí dùng cả biện pháp mạnh , tất nhiên là phải khi thực sự cần thiết và thận trọng. Bài phát biểu của Đặng trên thực là đã quy trách nhiệm cuộc biểu tình là thuộc về phong trào sinh viên dưới quyền Diệu Bang được nảy sinh từ năm 1984 dưới sự bảo hộ của Hồ Diệu Bang khi ông ấy có tư tưởng tự do hóa nhưng giờ đây đã phản tác dụng.Bài phát biểu của Đặng sau đó đã được nhiều người biết . 1 tháng 4 ngày, tôi bất ngờ nhận được một thông báo, yêu cầu tôi đến gặp Đặng Tiểu Bình ,khi tôi đến đã có 10 người đến trong đó có Trần Vân , Vạn Lý , Thượng Công ,Nhất Ba, Vương CHấn , Bành Chân đều đã về Bắc Kinh ... . Sau khi tôi đến, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra một lá thư chuyển cho tất cả mọi người. Bức thư này được gửi đến Đặng Tiểu Bình trong đó Hồ Diệu Bang yêu cầu từ chức thư. Có nêu rằng, trong nhiều năm chủ trì công việc không cẩn thận, đã làm nhiều việc ngu ngốc cần phải loại bỏ. Chủ yếu là về việc vi phạm bốn nguyên tắc cốt yếu của mình, chống lại tự do hóa tư sản yếu,ngọn cờ không rõ ràng, góp phần vào sự lây lan của xu hướng tự do hóa, làm ô cho một số kẻ xấu lợi dụng. Theo quan điểm của các lỗi nghiêm trọng, yêu cầu để cho ông ấy từ chức , dọn đi những suy nghĩ xấu , cũng là để tránh không cho những kẻ xấu tiếp tục lợi dụng ".[2]
Triệu Tử Dương
Như vậy Hồ Diệu Bang từ chức quả thật là do những sai lầm mang tính chất nghiêm trọng và bản thân ông ấy cũng đã nhận trách nhiệm về mình . Vậy tư tưởng của Hồ Diệu Bang là gì ? Chính là mở cửa , mở cửa ,và mở cửa tuy nhiên sai lầm của ông ấy là mở cửa , phát triển kinh tế nhưng không đi đôi với việc phát triển nhận thức của Đảng viên làm xảy ra hiện tượng thoái hóa biến chất trong nội bộ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc , cuối cùng chính là việc :quan thì bị bắtt hàng loạt vì tham nhũng , dân thì bất bình xuống đường vì tham nhũng . Tuy nhiên , Hồ Diệu Bang từ chức vẫn không thể triệt tiêu được tận gốc vấn đề bởi lẽ đồng chí Triệu Tử Dương vốn cũng chỉ có tài về kinh tế hơn nữa việc cải cách bắt đầu từ năm 1979 không thể bị trì hoãn bởi vài cuộc xuống đường nhỏ mà tạm dừng .
Sai Lầm của Trung QUốc ,kể cả Đặng Tiểu Bình là ở đấy .
V Xuống đường
Cái chết của Hồ Diệu Bang đã bùng phát phong trào Thiên An Môn . Tại sao lại lấy cái chết của ông là cơ hội để bùng phát ? Nguyên nhân chính là những người trong phái cải cách cấp tiến của Hồ Diệu Bang trước kia như Phương Lệ CHi ,Vương Nhược Vọng đã bị lên án nhưng vẫn còn có ảnh hưởng với sinh viên , hàng loạt các quan chức , đảng viên ủng hộ quan điểm tự do hóa giai cấp , quan điểm lật đổ Đảng cộng sản Trung Quốc trong năm 87,88 bị ghẻ lạnh ,không được trọng dùng ngày càng trở lên bất mãn và yêu cầu đòi quyền lực . Và cái chết của Hồ Diệu Bang khiến cho những kẻ đó ngồi lại với nhau và ngồi với những người vẫn còn đang đương chức để tiến hành cuộc biểu tình .
Nắm bắt được cơ hội đó , hàng loạt những người vốn bị trù dập trong "biện pháp mạnh nhưng không mạnh " của Đặng Tiểu Bình năm 1986 đã đứng lên kích động cuộc xuống đường của sinh viên và trí thức bất mãn .
Cuộc xuống đường và kéo về Thiên An Môn , được sự ủng hộ của những tên sâu bọ trong chính quyền , sự dẫn dắt của những tên phản cách mạng , những người sinh viên đã ngây thơ hô to khẩu hiệu ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc , ủng hộ Chủ nghĩa xã hội , hát vang thánh ca Quốc tế ca tiến về Thiên An Môn , bài viết trên báo Nhân Dân Nhật Báo càng làm cho họ cảm thấy bị xúc phạm vì trong tâm hồn thơ ngây của họ thì việc họ đang làm là "ủng hộ Đảng , ủng hộ Chế độ ", cảm xúc bị bỏ rơi ngày càng mạnh và những người sinh viên nghĩ họ đang làm như những người trong Ngũ tứ vận động 1976 đã làm để lật đổ nhóm 4 tên .
Phong trào bắt đầu vào tháng 4 , lắng xuống dần vào tháng 5 nhưng tháng 6 đột nhiên bùng phát khi Gooc Ba Chốp đến Bắc Kinh làm cho những kẻ phản động cảm thấy có cơ hội để tiến hành xuống đường , cuộc bạo loạn vào tháng 6 chính thức là cuộc bạo loạn có bàn tay của nước ngoài vào trong đó , bằng chứng là Phương Lệ Chi đã trốn ngay vào đại sứ quan Mỹ để ra nước ngoài .
Diễn biến cuộc cuộc xuống đường tôi miễn bàn .
VI hậu quả
Triệu Tử Dương lại bị mất chức , lí do rất đơn giản , ông ta phạm sai lầm như việc Hồ Diệu Bang từng phạm sai lầm ,từ là người kế vị , ông ấy đã bị nghỉ để chịu trách nhiệm thay cho cả tập thể 8 nguyên lão ấy . Cũng chính từ sau sự kiện Thiên An Môn , phong trào cải cách của Trung Quốc lắng xuống dần đến tận khi Đặng Tiểu Bình nam tuần đến các tỉnh phía nam tái khẳng định mở cửa là tất yếu với đất nước Trung Quốc .
Với nước ngoài , sự kiện Thiên An Môn năm 1989 đánh dấu thời kì đóng băng quan hệ quân sự Mỹ -Trung , từ đây việc xuất khẩu hàng loạt vũ khí hiện đại của Mỹ sang Trung Quốc đã kết thúc , các nhà máy quân sự ở Đông bắc Trung Quốc không còn được sao chép hồn nhiên như đã từng được sao chép những chiếc máy bay F của không quân Mỹ .
VII Phương tây kì lạ
Tôi cảm thấy người phương tây , và giờ đây cả những kẻ da vàng nhưng não tây đều rất kì lạ khi phong trào tân ngũ tứ 1976 với những cuộc đàm áp đẫm máu nhất lại không hề được kỉ niệm dù đó mới chính thức là cuộc vận động đòi tự do dân chủ lớn nhất Trung Quốc nửa sau thế kỉ XX , và cũng là điều đánh dấu Trung Quốc tái hòa nhập với thế giới hiện đại sau 10 năm dài thẩm du với nhau trong đất liền .
Trong khi đó lại khuếch trương sự kiện 1989 lên thành sự kiện tiêu biểu , phải chăng hành động đó là vì 1989 chính là chiến công của các nước phương tây hay sự kiện 1989 mới là sự kiện chủ yếu để bôi nhọ lãnh đạo Trung Quốc . Tôi không biết , cũng không quan tâm , tuy nhiên , với tư cách một người trung cmn Lập ,tôi cũng biết tỏng mấy bác.
VIII Bài học với Việt Nam
Việc Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn chính là bài học vói VN , điều đó cho chúng ta một nhận thức rất rõ ràng Mỹ luôn luôn bóp chết tất cả các quốc gia , dù hiện đang thân thiện với Mỹ đến đâu đi chăng nữa , vì mục tiêu của Mỹ là sự thống trị tuyệt đối chứ không phải là đồng minh , Li Bi dân chủ và Li Bi chết , Ai Cập dân chủ thân Mỹ và AI Cập chết .
Thứ 2 chính là việc kiểm soát truyền thông , sự kiện Vương Nhược Văn chính là ví dụ , chủ tịch hội nhà văn Trung Quốc , phó tổng biên tập , đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc lại chính là đối tượng phản cách mạng đầu tiên . Phương Lệ Chi , một nhà khoa học , một giáo sư nổi tiếng của Trung Hoa Khoa Đại , một chính trị gia có ảnh hưởng với sinh viên cũng là kẻ phản cách mạng hàng đầu là một điều cần chú tâm .
Cuối cùng , nhân dân , nhất là công nhân , sinh viên trí thức là những đối tượng rất dễ bị kích động , nhiều khi không lường trước được tác hại mà họ đang làm , hành động hát quốc tế ca đi lật đổ Đảng cộng sản cũng chẳng khác gì hành động cầm cờ đỏ sao vàng đi chống Trung Quốc đi đập phá nhà máy của người nước ngoài ở Bình Dương , đều phản tác dụng và đều bị kẻ xấu lợi dụng .
Nguồn
[1]Đảng cộng sản Trung Quốc
[1]Đảng cộng sản Trung Quốc
[2]
邓这次讲话的记录稿,当时就印发到一定的范围,所以很多人也就知道了。1月4日,我突然接到通知,要我到邓家里开会,我大约10点钟到达,那时陈云、万里、杨尚昆、薄一波、王震、彭真已经到了。等到齐后,邓就拿出一封信让大家传阅。这封信是耀邦写给邓小平要求辞职的信。大意是说,几年来主持工作不够谨慎,办了许多糊涂事,内事外事都有。主要讲他对坚持四项基本原则、反对资产阶级自由化软弱无力,旗帜不鲜明,所以助长了自由化思潮的泛滥,做了一些坏家伙的保护伞。鉴于错误严重,请求让他下来,清理思想,向党作出交待。
Nhiều người Mỹ đã hối tiếc vì để Hoàng Sa rơi vào tay TQ.
Trả lờiXóahttp://www.ttxva.net/nhieu-nguoi-my-hoi-tiec-vi-hoang-sa-1974/
Mỹ cũng từng hối tiếc vì tặng cho Đặng Tiểu Bình không ít vũ khí hiện đại và công nghệ quân sự để rồi đây họ phải đối mặng với sự nhái lại trên quy mô không kiểm soát được
XóaCả đời thằng Mỹ lúc đếch nào nó chả tiếc.
Trả lờiXóaNhưng tại sao 1989 mà không 1976 là một vấn đề hay. Hay hơn nữa là bài học với VN.
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa