Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Thưa Người Lao Động onl, có ai bảo đó không phải là cuộc chiến tranh xâm lược ???

Tôi khá bất ngờ khi đọc được một bài viết của giáo sư Vũ Minh Giang trên báo Người Lao Động , bài báo có nhan đề :
Về cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung tháng 2.1979: Cần được xem như chiến thắng chống ngoại xâm
Bất ngờ không phải bởi vì có một người nói như thế , trong thế giới mạng đầy những thằng ngu như hiện nay thì có một người nghĩ như thế , thậm chí là nói và viết như thế cũng là chuyện thường ngày , điều kì lạ là ở đây lại là một giảng viên mà tôi rất kính trọng , một giáo sư -tiến sỹ ưu tú của trường Đại học Quốc gia Hà Nội  -khoa Lịch sử . Ông là người mà tôi lần đầu được biết đến qua một bài báo khoa học :"sở hữu ruộng đất: Một vài nhận xét từ lịch sử". Chính vì vậy tôi quyết định đọc kỹ bài viết , và càng đọc , tôi càng thương cho giáo sư khi đã bị tên phóng viên cố tình nói nhăng để xâm phạm đến uy tín của ông .
Thôi bàn chuyện dài dòng , bây giờ tôi xin giới thiệu cho các bạn một quan điểm về chiến tranh xâm lược :
XÂM LƯỢC, hành động của một nước (hoặc liên minh các nước) sử dụng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của một nước (vùng lãnh thổ) nhằm thực hiện quyền thống trị của mình đối với nước (vùng lãnh thổ) đó dưới các hình thức khác nhau.
Đấy chính là quan điểm được in trong từ điển BKQSVN và được toàn bộ các trường quân sự ở Việt Nam chấp nhận .
Như vậy ,ngài Vũ Minh Giang nói chiến tranh biên giới phía bắc cần xem như chiến thắng chống ngoại xâm ,tức từ trước đến giờ nó chưa từng được xem như là một cuộc chiến tranh xâm lược . 
Có phải thực như vậy không ? Các bạn có thể đọc tiêu đề một bài báo in trong thời kỳ này :
a
Như vậy chính bài báo cũng đã khẳng định chiến tranh này là một cuộc chiến tranh xâm lược với đầy đủ tính chất của nó , phù hợp với khái niệm quân sự về chiến tranh xâm lược , vậy mà Giáo sư vẫn cứ nói như nó chưa từng được xem như vậy , thật buồn lòng và cũng thật khó hiểu .
Phải trả lại vị trí cho những anh hùng đã hy sinh. Chúng tôi đã tiếp cận với rất nhiều bậc lão thành cách mạng, họ rất khắc khoải về cuộc chiến biên giới 1979.
Ban Bí thư cũng đã quyết định biên soạn bộ lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - mà chúng tôi gọi là bộ Quốc sử, tập trung những nhà sử học hàng đầu của Việt Nam. Một trong những nguyên tắc là không được bỏ qua các sự kiện lịch sử hàng đầu, trong đó có cuộc chiến biên giới 17.2.1979.
Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc. 
Từng là một học sinh , tôi đã được tiếp cận đến cả SGK môn sử từ cấp 2 đến cấp 3 , và cả ở hai thời kì này đều có phần về lịch sử chống lại quân xâm lược Trung Quốc này , đều được nghe thầy giáo , tất nhiên chỉ là trường làng thôi chứ không phải là giáo sư hay tiến sỹ đọc lâm li về thời đại này . Có hay chăng là chúng ta chưa thông tin tôts cho học sinh về các quần đảo là Trường Sa hay Hoàng Sa , tuy nhiên ý thức chủ quyền và toàn vẹn vẫn được truyền thụ đầy đủ thông qua sách giáo khoa địa lý và thầy cô .
Những cắc cớ trong quan hệ lịch sử giữa các quốc gia phải xem như những cái hố, hay vết hằn lịch sử. Nếu cứ giấu giếm, hay bảo rằng không có, thì đó là cách che giấu lịch sử. Điều này không chỉ không được phép, mà còn có tội với các liệt sĩ, những người đã đổ xương máu bảo vệ đất nước. Nhưng một thái độ khác, bới sâu nó ra để gây hận thù lại là xuyên tạc lịch sử. Tội này cũng không kém việc che giấu lịch sử.
Có ai che giấu lịch sử không ? Có ai không biết đến các liệt sỹ không ? Không , tôi chưa từng đi đến những vùng biên viễn , chưa từng đến thăm nghĩa trang liệt sỹ nhưng trong tâm thức của người Việt Nam thì họ đã tồn tại , họ đã hy sinh , những ngôi mộ vẫn được chăm sóc , những ngày lễ kỉ niệm vẫn được thắp hương .Nhân dân không quên họ , không ai quên họ , những lời lẽ như cậu :
- Thưa Giáo sư, việc Việt Nam im lặng, trong lúc Trung Quốc chỉ trích Việt Nam tấn công đã gây tổn thương quan hệ giữa hai bên, khi  người dân Trung Quốc hiểu lầm về bản chất cuộc chiến, còn dư luận Việt Nam thì như đã nói ở trên. Theo ông, bài học nào cần rút ra?
- Tại diễn đàn Shangri La vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra thông điệp về lòng tin chiến lược. Đó là một ý tưởng lớn và hay. Nếu Trung Quốc thực tâm, cùng Việt Nam tìm hiểu bản chất sự thật thì sẽ gây dựng được lòng tin. Song nếu cứ “tôi đúng, anh sai” thì lòng tin khó gây dựng lắm.
Câu hỏi của phong viên làm cho chúng ta khó hiểu , Việt Nam im lặng bao giờ , Việt Nam đã từng im lặng , chúng ta đâu có im , chẳng qua những gì mà chúng ta nói cũng đã nói rồi , cái còn lại không cần phải như hai đứa trẻ con cãi đi cãi lại .
Chân Lý Thuộc Về Ai ? Thuộc về Việt Nam , vậy chúng ta đã có chân lý rồi , cần phải suốt ngày kêu gào như TQ hay không , dân tộc Việt Nam kiêu hùng có đủ lịch sử để tự hào , có cần phải ngụy tạo lịch sử hay không ?

2 nhận xét:

  1. Chống Pháp, chống Mỹ, chống Polpot hàng năm đã có nhà nước, báo đảng...tưởng nhớ và chiếu bao nhiêu phim tài liệu công khai. Chỉ tội các liệt sỹ đánh nhau với TQ thôi, có mấy khi được nói đến. SGK lớp 12 thì có nhắc đến nhưng chỉ có 7 dòng cho 1 cuộc chiến đẫm máu. Mong báo ND hay VTV nói đến, nhắc đến, chiếu phim tài liệu...để người Việt Nam hiểu thêm sự đẫm máu và tàn ác của quân TQ trong cuộc chiến đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. SGK lớp 9 cũng có bạn à , có cả hội thảo khoa học nữa ... nói chung là NN đã dùng mọi cách để thông tin truyền tải cho nhân dân biết rồi .

      Xóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !