Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Trung Quốc sẽ thế nào khi bị cô lập trên bàn ngoại giao ?

Trung Quốc đang bị cô lập trên bàn ngoại giao , bất cứ ai cũng biết đến điều đó , từ việc tòa trọng tài PCA phán quyết bất lợi về cái gọi là đường 9 đoạn của Tàu ở biển Đông đến việc bị cô lập trong các cuộc gặp mặt cấp cao , đặc biệt là trong Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Philippin . Việc Trung Quốc đang bị cô lập trên bàn ngoại giao đa phương là việc dễ lý giải , nhất là khi những tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản , Việt Nam , Philippin, về vấn đề lãnh thổ cũng như với Hàn Quốc về vấn đề khai thác đánh bắt cá đang diễn ra với cường độ ngày càng lớn .
Tuy nhiên Trung Quốc sẽ không bao giờ để việc bị cô lập ngoại giao "ngăn cản" những hành động hung hăng của mình bởi lẽ với người dân Trung Quốc , đặc biệt là những nhà lãnh đạo Trung Quốc , việc khuất phục bởi ngoại giao là không thể xảy ra và không thể chấp nhận được .
1.Trung Quốc không sợ cô lập ngoại giao !
Chưa có một quốc gia nào trên thế giới có thể cô lập được ngoại giao Trung Quốc đến mức buộc họ phải giảm hay từ bỏ những tham vọng phi lý về lãnh thổ của họ .
Thứ nhất , không ai có thể "cô lập ngoại giao " hay " gây sức ép ngoại giao " lên một thành viên thường trực hội đồng bảo an Liên hiệp quốc ! Dường như mọi người đã quên việc Liên Xô suốt những năm 50 và 60 của thế kỷ XX phải đơn độc đối mặt với 4 ủy viên đối địch , tuy nhiên không có bất cứ chính sách ngoại giao nào bất lợi bị áp đặt cho Liên Xô , họ vẫn có thể lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra trên khắp thế giới thành công , gây sức ép với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên và từng bước , từng bước khẳng định vị thế siêu cường của mình . Vậy khi một đất nước Trung Quốc mở cửa , một nước Trung Quốc có một đồng minh thân cận là Nga trong khi Pháp không nhất định sẽ đồng lòng với Mỹ trong vấn đề Viễn đông , vậy liệu Trung Quốc có thể gặp những thứ bất lợi hay không ? Không !
Thứ 2 , không ai có thể cô lập công xưởng của thế giới ! Thực sự TQ hiện đang là một công xưởng của thế giới khi rất hiếm ai trên quả đất này sử dụng những món hàng thuần túy không liên quan đến Trung Quốc , Nguồn cung đất hiếm từ TQ chính là đảm bảo cho những tiến bộ vượt bật về công nghệ bán dẫn cũng như nền khoa học điễn tử hiện nay . Vậy liệu có ai ? Ngoài những quốc gia có mâu thuẫn trực tiếp đến Trung Quốc ? Đặc biệt khi những ông chủ ở trời tây đang kiếm tiền từ những nhà máy ở Trung Quốc sẽ quay sang ủng hộ những nước chẳng liên quan . Đến Nhật Bản , trong một thời kỳ băng giá thì trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Hàn -Nhật vừa qua đã có những sự "ấm áp" đến ngạc nhiên .
Thứ 3, ngay cả trong những quốc gia có mâu thuẫn với Trung Quốc thì đều muốn giải quyết một cách hòa bình , tức ngoại giao với kẻ "bị cô lập " .  Quan điểm của Philippin tưởng như rất kiên quyết khi dùng đến cả chiến tranh pháp lý với việc đệ trình lên PCA -tòa án trọng tài thường trực , tuy nhiên dường như họ đang vấp phải cánh đinh khi Trung Quốc -một trong những thành viên đầu tiên chấp thuận công ước Den Haag lại tuyên bố PCA không có quyền quyết định vấn đề này . Và tuy những tuyên bố đầu tiên vào ngày 29/10/2015 vừa qua tương đối có lợi cho Philippin nhưng việc PCA đã từng thất bại trong việc phán quyết với Mỹ năm 1986 chẳng có mấy lạc quan . Nhật Bản như đã nói thì luôn tìm cách giải quyết bằng ngoại giao , đơn giản vì họ là bên thắng thế trong vụ tranh chấp Điếu Ngư và kiểm soát hoàn toàn khu vực này chứ không phải là thế da báo như ở Trường Sa .
2.Trung Quốc vẫn muốn dùng ngoại giao để giải quyết ?
Trung Quốc tất nhiên không sợ những trò cô lập ngoại giao , như Chí phèo không sợ cả làng Vũ Đại . Tuy nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn làm một tên Chí ở cái làng thế giới này , với việc mong muốn vươn lên như một cường quốc thế giới ,hay như việc muốn tiến xa hơn để tranh chấp tài nguyên với người da trắng , Trung Quốc buộc phải dùng đến quyền lực mềm , trước hết giải quyết những vấn đề ở Đông Nam Á .
Mao Trạch Đông từng là người tôn sùng tư tưởng của Monroe khi vào những năm 1920 ông ta đề xuất tư tưởng Hồ Nam tự trị , nhưng có lẽ khi làm chủ tịch Trung Quốc , ông ta nghĩ đến một tư tưởng khác của Monroe -Châu Á tự trị . Và có lẽ cái tinh thần này đã thấm nhuần trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi muốn biến Đông Nam Á thành Nam Mỹ của Trung Quốc ,và việc tranh đoạt Biển Đông là bước đi tiên quyết của Trung Quốc ( tôi sẽ bàn trong một bài khác ) .
Chính vì vậy , việc dùng sức mạnh tổng hợp kinh tế , quân sự ẩn trong chính sách ngoại giao sẽ là ưu tiên đầu tiên của Trung Quốc hiện nay .
Thực tế cho thấy đã có những hiệu quả tích cực ( tất nhiên cho Tàu Quốc ) khi mà từ liên minh ASEAN vs TQ giờ đây chỉ còn có Việt Nam và Philippin .Thái Lan , Malaysia dường như quên mình là nước trong ASEAN . Indonesia còn hài hước hơn khi là quốc gia hàng đầu , anh cả trong gia đình thì chọn thái độ rùa rụt cổ , thậm chí tổng thống Indonesia , ông Joko Widodo còn không dám đến APEC để tránh bị kép giữa những nước lớn . Quan hệ song phương giữa Malaysia , Indonesia và Thái Lan với Trung Quốc dường như tốt đẹp hơn bao giờ hết , gần 1/4 kho vũ khí hải quân của Indonesia có liên quan đến Trung Quốc .
Trung Quốc dường như muốn nhiều hơn thế , với việc tuyên bố tung 10 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ( tất nhiên ) cho các nước Đông Nam Á , Trung Quốc tham vọng nhiều hơn 10 tỉ USD cho vay , đó là sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và sự khuất phục của Philippin và Việt Nam . Tất nhiên Việt Nam không bao giờ khuất phục , quốc hội Việt Nam đã đủ tỉnh táo để đề đạt những yêu cầu hạn chế với những khoản vay . Nhưng còn Philippin thì sao ? Khi mà tổng thống Philippin đang tại nhiệm được tính bằng ngày , và với một quốc gia tư bản như Philippin thì mọi thứ đề được tính bằng lợi nhuận , không gì có thể đảm bảo được .
3.Mỹ bất lực , Nhật vẫn còn hi vọng
Tôi từ lâu đã mất lòng tin vào sự hào hiệp của Mỹ , sự mất lòng tin ấy không xuất phát từ nhưng gì đã diễn ra trong quá khứ mà nó diễn ra ngay trong hiện tại .Cả thế giới phương tây đang bị cuốn vào cuộc chiến vào tổ chức nhà nước hồi giáo IS với những tranh cãi và sự đối mặt với nạn khủng bố và làn sóng tị nạn cũng như những tranh cãi vô tận với Nga , Mỹ liệu có đủ tiềm lực để đối đầu và răn đe quân sự với Trung Quốc ở khu vực này . Hành động chuyển những chiến hạm dự bị hiện đại nhất của mình đến đóng ở Singapo càng thể hiện sự bất lực của họ khi không còn đủ tiềm lực để dàn quân ra khắp Châu Á được nữa . Việc khiêu khích quân sự TQ khi đưa tàu do thám ở Trường Sa chỉ là trò trẻ con , Mỹ không có đủ gan để tạo ra đến một hạm hội hay thậm chí là một hải đội để qua đây như từng xâm phạm vào biển Đen, 1 con tàu , chẳng có giá trị gì sất .
Nhật Bản vẫn tỏ ra mình là một người chơi chính ở khu vực này . Khoản vay 10 tỷ USD đầy hào phóng , những món quà tặng kín tiếng mà đầy ý nghĩa cho cảnh sát biển Việt Nam và sự giúp đỡ hết lòng cho Philippin khiến cho mọi người nhận ra tình bạn trong hoạn nạn . Vẫn biết cái gì cũng có giá của nó nhưng hành động đưa than trong mùa đông này của Nhật khiến tôi tin tưởng , ít nhất là Trung Quốc phải lo sợ .
K9

5 nhận xét:

  1. Hiện nay khi nghe những phát biểu của phía Trung QUốc trên các diễn đàn quốc tế các quốc gia đã không hề đánh giá cao rồi. Và trong tương lại nếu quốc gia này vẫn còn có quá nhiều hành động tiêu cực như hiện nay thì việc bị cô lập là một khả năng không nhỏ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc cô lập đã và đang xảy ra , tuy nhiên sự cô lập đó lại không đem lại hiệu quả đáng khích lệ , cộng đồng chung ASEAN tuy tuyên bố bốn trụ cột rất hùng hồn nhưng tôi lo lắng đấy sẽ là tổ chức kìm kẹp Việt Nam và Philippin chứ không phải tạo ra hiệu ứng bó đũa khi bị phân hóa bởi TQ .
      Nhật -Trung-Hàn và Đài Loan là một vòng luẩn quẩn tự kìm kẹp lẫn nhau ở Đông Bắc Á , nhưng ngạc nhiên thay là quan hệ Đại lục-Đài loan trở lên thân thiết hơn bao giờ hết cũng như vòng tròn Đông Bắc Á lại ngồi lại với nhau cùng những mối quan tâm chung vượt xa vài năm trước , thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn với sự tham gia của Lý Khắc Cường đã tập trung vào quan hệ kinh tế thay vì chỉ giải quyết các vấn đề Triều Tiên .
      Mỹ khi tạo ra một mớ hỗn loạn ở Châu Âu nay sẽ phải chịu những sức ép "hiện diện" ở đấy , và dường như Mỹ đang chỉ nói và làm rất nhỏ ở khu vực này . Không còn những khoản vay hào phòng ( TQ 10 tỉ USD , Nhật 10 tỉ USD , Hàn nhà đầu tư số 1 vào VN , Mỹ ??? ) . Không còn những căn cứ quân sự lợi hại ( thay vì đóng tại Phi , Mỹ lại dời chỉ huy đến Sing để lé HS-TS ) .

      Xóa
    2. các nước cô lập ngoại giao với TQ thì TQ cũng rất ngại

      Xóa
  2. Xét về trục những quốc gia lớn trên thế giới mà giờ Trung Quốc bị cô lập thì người dân quốc gia này vô cùng khổ. Vì họ sống nhiều và rải rác ở hầu hết các quốc gia vì thế họ cần có sự ổn định để sinh sống

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !