Theo như nhận xét cá nhân của tôi thì VTV ngày càng đi ngược lại với những giá trị mà nó cam kết trước nhân dân là kênh truyền hình của quốc gia Việt Nam .
Mục đích của luật sư là để “vạch mặt” ngược những sai phạm pháp luật nghiêm trọng của VTV trong vụ việc tìm kiếm, giám định phần thủ cấp hài cốt liệt sĩ Phùng Kiên.
VTV tiết lộ bí mật quốc gia!?
Mới đây, luật sư Trần Đình Triển vừa “tung” ra bằng chứng về hành vi vi phạm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước của VTV trong Hội thảo về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên diễn ra sáng 6/11.
Theo đó, ông khẳng định việc VTV cùng với vị trưởng phòng của Viện Pháp y Quân đội cho rằng kết quả tìm kiếm đã được giám định không phải là thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên mà chỉ là 1 chiếc răng lợn cùng 9 miếng mảnh sành là 1 sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật với những chứng cụ thể sau:
Thứ nhất, “Đã xác minh văn bản của Viện Pháp y quân đội gửi Thủ trưởng Tổng cục chính trị được VTV chiếu công khai là văn bản nằm trong tập tài liệu được đóng dấu “mật”. Do đó nếu chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố công khai thì vi phạm Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước (chính văn bản này là yếu tố quan trọng nhất trong tập tài liệu đó, có lẽ cũng vì văn bản này mới đóng dấu mật)” –ông nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội thảo, ông cho biết “Gia đình bên con cháu cụ Phùng chí Kiên phản đối và bác Giáp đã có một công văn mật. Tập tài liệu phát hôm nay trên tay các bác hôm nay, bìa bên ngoài tôi đã ghi rõ bìa màu đỏ và nâu nâu được đóng dấu mật. Văn bản dấu mật đó đã được VTV đưa lên đây. Văn bản này là văn bản mật nằm trong tập tài liệu mật đó”.
Từ đó, ông đặt ra câu hỏi: Ai đã cho công bố tài liệu mật này? Tại sao tài liệu mật liên quan đến một vị lãnh tụ lại được đem ra công bố? Trên phương diện pháp lý, luật sư Trần Đình Triển cho rằng các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét việc tiết lộ bí mật nhà nước khi chưa được phép để xử lí nghiêm minh.
Thứ hai, cũng theo văn bản được VTV công khai thì Viện Pháp y quân đội không thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phùng Quang Thanh - Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại công văn số 302-TB/VP-NC ngày 17/7/2008 về việc giao tổ chức giám định ADN xác định 1 phần hài cốt liệt sĩ Phùng Chí Kiên. Thay cho việc giám định ADN thì Viện Pháp y Quân đội lại thực hiện ý kiến của Cục Chính sách là tiến hành phân tích mẫu vật (công văn 418/CV-CS ngày 21/8/2008).
“Tôi lưu ý đến yếu tố pháp lý nhiều hơn. Tôi đề nghị mọi người đọc ngay trong văn bản này, chính văn bản ông Toàn kí, Viện trưởng kí được VTV đưa lên thì cái phần đầu tiên được nói đến công văn số 302 của Phó bí thư Đảng Ủy, bác Phùng Quang Thanh chỉ đạo Phó Bí thư kiêm Bộ trưởng Quốc phòng là chỉ đạo “giám định AND” – Ông Triển nói.
Luật sư Trần Đình Triển khẳng định VTV đã công bố văn bản “mật” quốc gia
Ngược trở lại, phần 2 của công văn 418 của cục chính sách, cấp Cục lại chỉ đạo “tiến hành phân tích mẫu vật”. Bộ trưởng chỉ đạo giám định AND, Cục thì chỉ đạo giám định mẫu vật. Kèm theo lại không có kế hoạch 396. Rõ ràng trong này đã thể hiện, bản thân Viện pháp y rõ ràng đã không thực hiện ý kiến của Bộ trưởng”.
Như vậy, theo luật sư Trần Đình Triển VTV đã sử dụng một tài liệu “mật” để công bố cho “bàn dân thiên hạ” trong phóng sự “Trở về từ kí ức” số 22, vi phạm nghiêm trọng Luật An ninh quốc gia. Đồng thời, có bằng chứng về việc Viện Pháp y quân đội đã không thực hiện đúng chỉ đạo giám định AND 1 phần hài cốt đồng chí Phùng Chí Kiên của Bộ trưởng bộ Quốc phòng.(ở đây là DNA hay ADN ,có lẽ tác giả nhầm -Linh)
“Hay là có sự đánh tráo, tại sao vậy?”
Luật sư Trần Đình Triển cho rằng có nhiều uẩn khúc trong quy trình bàn giao, mẫu vật phần hài cốt còn lại của LS Phùng Chí Kiên.
Theo đó, biên bản bàn giao mẫu vật hồi 9h30’ ngày 15/8/2008 mở niêm phong không có đủ thành phần đã ký vào niêm phong, đặc biệt không có đại diện của thân nhân liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Cũng theo ông Trần Đình Triển, nếu chứng minh được rằng có việc làm mất mát, thất thoát, hư hỏng, đánh tráo hoặc thêm bớt các mẫu vật đã thu hồi được so với biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ ngày 18/5/2008 thì có dấu hiệu vi phạm điều 246 Bộ Luật hình sự: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt “1. Người nào đào, phá mồ mả chiếm đoạt những đồ vật để trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm…”. Điều đó là có căn cứ bởi lẽ mẫu vật trong biên bản đào bới, khai quật, biên bản bàn giao mẫu vật khi mở niêm phong; những mẫu vật liệt kê trong bộ phim tài liệu do VTV thực hiện cuối năm 2008 “Đồng chí Phùng Chí Kiên – Chúng tôi tìm đến Người” với mẫu vật trong công văn của Viện Pháp y quân đội mà VTV vừa nêu lên là không trùng khớp, có dấu hiệu không nguyên bản.
Một vấn đề khác được luật sư này đưa ra là kết quả giám định của Viện Pháp y Quân đội.
“Chúng ta so sánh biên bản khai quật nêu ở đây gồm: răng 1 chiếc và 2 vật thể nghi là răng với 13 mảnh bát vỡ và di vật với đất màu đen được 1 nắm. Trở lại với biên bản bàn giao mẫu vật này thì lại là 13 mảnh sành, thêm nữa, 1 vật thể nhỏ thể hiện các cái chân răng, 4 chân răng và 1 mẫu vật có vật thể lạ. Rõ ràng, cái hộp niêm phong này mở ra có đúng với biên bản hay không? Đó là vấn đề. Hay là có sự đánh tráo, tại sao vậy? Hai cái khác nhau hoàn toàn. Từ 2 cái khác nhau đó lại có cái khác cuối cùng khi VTV đưa lên (có 13 mảnh sành, 3 mảnh đá nhỏ). Trong biên bản mật không có 3 mảng đá nhỏ, vậy thì thêm bớt cái gì đây?” – Luật sư Trần Đình Triển đưa ra lập luận.
Ông nhấn mạnh, kết quả giám định có độ “chênh” so với thực tế. Cụ thể, 13 mảnh vỡ thu được là mảnh sứ (bát sứ) chứ không phải mảnh sành như văn bản của Viện Pháp y quân đội khẳng định (Từ điển Việt Nam đã phân biệt rõ sứ và sành). Đáng lẽ phải phối hợp với cơ quan giám định chuyên môn xem những mảnh bát sứ bị vỡ đó có được sử dụng và sản xuất ở thời kỳ những năm 1941 không? (khi liệt sĩ Phùng Chí Kiên mất).
Ông đưa ra nhiều bằng chứng nêu rõ uẩn khúc trong vụ việc tìm phần còn lại hài cốt LS Phùng Chí Kiên
Vụ việc này từ cuối những năm 2008 thân nhân liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã làm đơn khiếu nại; đồng thời có ý kiến của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp nhưng Viện Pháp y quân đội 5 năm qua chưa trả lời (theo quy định của Luật khiếu nại thời hạn 60 ngày phải trả lời cho người khiếu nại). Vậy mà Viện Pháp y quân đội lại cung cấp văn bản nói trên để VTV phát sóng là răng lợn. Đây là điều vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng, không thể chấp nhận được. Mặt khác, cũng cần phải xem xét việc 1 cán bộ cấp trưởng phòng của Viện Pháp y quân đội phát ngôn trên VTV đã được phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng chưa? – Luật sư Trần Đình Triển nhấn mạnh.
“Động cơ, mục đích của VTV là gì?”
Ông Trần Đình Triển phát biểu tại buổi Hội thảo “Tại sao cô Thu Uyên trả lời “cái việc này chúng tôi đã nhen nhóm 2 năm nay”? Đây là một câu hỏi đặt ra, cơ quan pháp luật phải làm rõ. Đây không phải là một phóng sự bình thường hay có sai sót gì. Rõ ràng là có mục đích gì ở đây”.
“Phát ngôn của cán bộ Viện Pháp y quân đội cho rằng việc tìm hài cốt liệt sĩ qua ngoại cảm cho kết quả bằng 0 là một sự phủ định xóa bỏ công lao của những nhà ngoại cảm đích thực và sự phát ngôn tùy tiện, vô nguyên tắc. Tôi đưa ra dẫn chứng: nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng tìm mộ liệt sĩ Lê Xuân Trứ (nhà lão thành cách mạng, là bố của bác Lê Xuân Tùng – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội). Việc tìm kiếm này đã được tiến hành giám định AND do Viện Pháp y Quân đội thực hiện khẳng định chính xác, có sự tham gia của ông Nguyễn Lê Cát (chính là người trả lời phỏng vấn VTV trong phóng sự nêu trên)” – Ông Trần Đình Triển nói.
Từ một số nội dung nêu trên luật sư này kết luận: “Phóng sự mà VTV kết hợp với cán bộ của Viện Pháp y quân đội thực hiện vừa qua là non kém về ý thức chính trị, làm ảnh hưởng lớn đến chính sách của Đảng và Nhà nước “Uống nước nhớ nguồn”, gây bức xúc, hoài nghi trong nhân dân, ngoài ra đã có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, đưa lại thông tin chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân yên tâm. Đồng thời thực hiện tốt Chỉ thị số 24-CT/TƯ ngày 15/5/2013 của Trung ương Đảng về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.
Mặt khác, vụ việc này từ cuối những năm 2008 thân nhân liệt sĩ Phùng Chí Kiên đã làm đơn khiếu nại; đồng thời có ý kiến của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp nhưng Viện Pháp y quân đội 5 năm qua chưa trả lời (theo quy định của Luật khiếu nại thời hạn 60 ngày phải trả lời cho người khiếu nại). Vậy mà Viện Pháp y quân đội lại cung cấp văn bản nói trên để VTV phát sóng là răng lợn. “Đây là điều vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng, không thể chấp nhận được. Cũng cần xem xét việc 1 cán bộ cấp trưởng phòng của Viện Pháp y quân đội phát ngôn trên VTV đã được phép của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng chưa?”
Đồng thời, luật sư Trần Đình Triển khẳng định sự việc phải được “làm tới nơi” và truy rõ lỗi thuộc về ai, không thể đổ dồn lên đầu một người phụ nữ là nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
Ông cho hay, quá trình tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là công lao của cả quân khu 4. Đầu tiên xuất phát điểm là công văn của quân khu 4 gửi cho bác Giáp, từ đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cho tỉnh Bắc Cạn và có cả quá trình tìm rất lâu dài của việc này để điều tra, xác minh địa điểm, khu vực tìm kiếm thủ cấp đồng chí Phúng Chí Kiên. Quá trình tiếm kiếm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên có sự phối hợp chỉ đạo, thực hiện đồng bộ từ Quân khu 4, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Nghệ An và Bắc Cạn, trong đó có công lao đóng góp vô cùng to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng chỉ là một thành phần tham gia vào công việc chung.
Qua cuộc hội thảo này, luật sư Trần Đình Triển đề nghị:
Thứ nhất, xử lý, xem xét về việc VTV tiết lộ bí mật quốc gia.
Thứ hai, xem xét, làm rõ về việc có đánh tráo mẫu vật của bác Phùng Chí Kiên không?
Thứ ba, làm rõ động cơ, mục đích của VTV khi đưa công bố thiếu tính khách quan làm đảo lộn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bà Hàng đã tìm chính xác hài cốt đ/ c NGUYỄN ĐỨC CẢNH ở Hải Phòng
Trả lờiXóa