Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Máy bay Nga bị bắn rơi và Triều Tiên hồi sinh người chết

1. Loanh quanh Trung Đông
Ngày hôm qua , máy bay Nga đã bị bắn rơi ở Syria .Đây là tổn thất nhân mạng lớn nhất từ khi bắt đầu cuộc chiến chống IS của Nga , và cũng là lần đầu tiên máy bay của Liên Xô/Nga bị một nước NATO bắn hạ .
Có rất nhiều nghi vấn và tranh cãi trong sự kiện này , nhưng không ai có thể phủ nhận , hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho người ta cảm thấy khó hiểu bởi lẽ đây là một chiếc máy bay Su 24 đang thi hành nhiệm vụ , nó hoàn toàn được giám sát bởi cả dưới mặt đất , vệ sinh cùng với hộp đen , việc ngụy tạo chứng cớ là hoàn toàn không thuyết phục .
Việc Putin tuyên bố cứng rắn chứng tỏ một điều : Nga có đầy đủ lý lẽ trong hành động này , và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải bị trừng phạt .
NATO cũng đã họp mặt tại Bỉ để giải quyết vấn đề này , tuy nhiên họ không có bất cứ tuyên bố nào ủng hộ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ , điều này càng khẳng định lý lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đã sai khi gây ra sự vụ này và NATO không sẵn sàng lau chùi hay bao che cho Thổ , tất nhiên , khi chưa có lợi ích thiết thực .
Pháp , một quốc gia tỏ ra khá hăng hái trong NATO trong chục năm nay lại bắt đầu có xu thế hướng đến Nga trong việc chống IS . Pháp là một quốc gia có sự tụ chủ lớn nhất trong NATO , và các bạn lên nhớ , Pháp đã từng gần như không hoạt động trong NATO từ thời Đờ Gôn .
Lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại gây lên sự kiện này , có nhiều lý do có thể giải thích :
-Hoạt động quân sự của Nga tại Syria như không kích các cơ sở kinh tế của IS gây ảnh hưởng đến hoạt động "mậu dịch" giữa IS và Thổ Nhĩ Kỳ .
-Thổ Nhĩ Kỳ không biết đấy là máy bay của Nga ( khả năng này ít xảy ra những chưa thể loại trừ ) mà nghĩ đó là máy bay của Syria nên ra đòn cảnh cáo .
-Thổ Nhĩ Kỳ đang thi hành lệnh của một ai đó =)
Dù điều gì xảy ra nhưng Nga chắn chắn sẽ tăng cường cam thiệp vào Trung Đông và hoàn toàn có nguy cơ bị sa lầy tại đây . Lên nhớ trong chiến tranh Afganistan trước kia , một máy bay của Liên Xô cũng từng bị Pakistan bắn hạ .
TB: Thực ra tổi đang lo sợ một thứ đáng sợ hơn , Pháp/Nga/Anh (Mỹ ) /Thổ Nhĩ Kỳ (ottoman) đã là những kẻ gây lên cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trên thế giới : Chiến tranh Cờ rưm . Vậy liệu sẽ có cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trong thế kỷ XXI giữa các cường quốc làm thay đổi cục diện châu Âu và tiến tới chiến tranh thế giới không ?
2.Triều Tiên đã sở hữu công nghệ hồi sinh người chết .(Nhảm ấy mà )
Từng nghe các nước XHCN đều có những bí quyết của riêng mình và họ hoàn toàn thần bí , như bí quyết tuyệt thực 1 tháng vẫn tăng cân và sau 1 năm thì phải đi chữa bệnh béo phì , hoặc giả là những người có khả năng tự mọc tay sau khi bị cụt . Tuy nhiên , đấy không là ghì so với Triều Tiên , quốc gia duy nhất trên thế giới có thể khiến người chết vẫn sống lại và phát biểu bình thường .
Đoàn nghệ thuật này nghe nói đã bị tử hình đến 4 lần , nghe nói cái cô xinh xinh kìa còn bị giết vì ghen =)
Đoàn nghệ thuật Wangjaesan thành lập từ những năm 80s nổi tiếng với các vũ điệu sexy.
Video buổu biểu diễn của đoàn nghệ thuật Wangjaesan tại sân khấu ngoài trời ở quảng trường Kim Nhật Thành chào mừng kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên (WPK).
https://www.youtube.com/watch?v=BPnXAa4LJK8&feature=share

hay 
Hùng Ngô Mạnh's photo.
Hồi cuối tháng 6/2015 trong lúc Triều Tiên chuẩn bị khánh thành sân bay Quốc tế Sunan, Bình Nhưỡng thì một tờ báo Hàn Quốc đưa tin “Người thiết kế sân bay của Triều Tiên đã bị tử hình vì tội thiết kế xấu” sau đó bệnh dại đã lây lan sang rất nhiều “báo chí cách mạng” Việt Nam.
– Nay báo chí Hàn Quốc đã đưa tin ông Ma Won Chun đã “hồi sinh”
http://news.khan.co.kr/kh_news/khan_art_view.html…
– Báo chí Tây cũng “hân hoan” đưa tin sự kiện đặc biệt kì lạ này
http://www.upi.com/…/Purged-North-Korean-arc…/1941444271056/
====
P/S: Báo chí Hàn Quốc cứ lâu lâu không thấy quan chức nào của Triều Tiên xuất hiện trên sóng truyền hình KCTV là y như rằng người đó “bị tử hình” rồi sau đó cũng người ấy xuất hiện trên truyền hình là y như rằng người đó “hồi sinh”. Vì Hàn Quốc cấm dân không được nói, nghe, xem bất cứ cái gì của Triều Tiên nên dân Hàn Quốc không biết gì về Triều Tiên, cho nên báo chí Hàn Quốc hoàn toàn tự do, tự tung tự tác muốn viết gì về Triều Tiên thì viết dân chả ai biết thật giả thế nào.
Cũng như Cái Ông chủ nhiệm trang trại thủy sản 313 KPA bị "tử hình" hồi tháng 3, bữa nay lại "hồi sinh" rồi.
Dạo này hồi sinh liên tục thế này !
https://actualidad.rt.com/…/192376-resucita-corea-norte-fun…

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Trung Quốc sẽ thế nào khi bị cô lập trên bàn ngoại giao ?

Trung Quốc đang bị cô lập trên bàn ngoại giao , bất cứ ai cũng biết đến điều đó , từ việc tòa trọng tài PCA phán quyết bất lợi về cái gọi là đường 9 đoạn của Tàu ở biển Đông đến việc bị cô lập trong các cuộc gặp mặt cấp cao , đặc biệt là trong Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Philippin . Việc Trung Quốc đang bị cô lập trên bàn ngoại giao đa phương là việc dễ lý giải , nhất là khi những tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản , Việt Nam , Philippin, về vấn đề lãnh thổ cũng như với Hàn Quốc về vấn đề khai thác đánh bắt cá đang diễn ra với cường độ ngày càng lớn .
Tuy nhiên Trung Quốc sẽ không bao giờ để việc bị cô lập ngoại giao "ngăn cản" những hành động hung hăng của mình bởi lẽ với người dân Trung Quốc , đặc biệt là những nhà lãnh đạo Trung Quốc , việc khuất phục bởi ngoại giao là không thể xảy ra và không thể chấp nhận được .
1.Trung Quốc không sợ cô lập ngoại giao !
Chưa có một quốc gia nào trên thế giới có thể cô lập được ngoại giao Trung Quốc đến mức buộc họ phải giảm hay từ bỏ những tham vọng phi lý về lãnh thổ của họ .
Thứ nhất , không ai có thể "cô lập ngoại giao " hay " gây sức ép ngoại giao " lên một thành viên thường trực hội đồng bảo an Liên hiệp quốc ! Dường như mọi người đã quên việc Liên Xô suốt những năm 50 và 60 của thế kỷ XX phải đơn độc đối mặt với 4 ủy viên đối địch , tuy nhiên không có bất cứ chính sách ngoại giao nào bất lợi bị áp đặt cho Liên Xô , họ vẫn có thể lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra trên khắp thế giới thành công , gây sức ép với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên và từng bước , từng bước khẳng định vị thế siêu cường của mình . Vậy khi một đất nước Trung Quốc mở cửa , một nước Trung Quốc có một đồng minh thân cận là Nga trong khi Pháp không nhất định sẽ đồng lòng với Mỹ trong vấn đề Viễn đông , vậy liệu Trung Quốc có thể gặp những thứ bất lợi hay không ? Không !
Thứ 2 , không ai có thể cô lập công xưởng của thế giới ! Thực sự TQ hiện đang là một công xưởng của thế giới khi rất hiếm ai trên quả đất này sử dụng những món hàng thuần túy không liên quan đến Trung Quốc , Nguồn cung đất hiếm từ TQ chính là đảm bảo cho những tiến bộ vượt bật về công nghệ bán dẫn cũng như nền khoa học điễn tử hiện nay . Vậy liệu có ai ? Ngoài những quốc gia có mâu thuẫn trực tiếp đến Trung Quốc ? Đặc biệt khi những ông chủ ở trời tây đang kiếm tiền từ những nhà máy ở Trung Quốc sẽ quay sang ủng hộ những nước chẳng liên quan . Đến Nhật Bản , trong một thời kỳ băng giá thì trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Hàn -Nhật vừa qua đã có những sự "ấm áp" đến ngạc nhiên .
Thứ 3, ngay cả trong những quốc gia có mâu thuẫn với Trung Quốc thì đều muốn giải quyết một cách hòa bình , tức ngoại giao với kẻ "bị cô lập " .  Quan điểm của Philippin tưởng như rất kiên quyết khi dùng đến cả chiến tranh pháp lý với việc đệ trình lên PCA -tòa án trọng tài thường trực , tuy nhiên dường như họ đang vấp phải cánh đinh khi Trung Quốc -một trong những thành viên đầu tiên chấp thuận công ước Den Haag lại tuyên bố PCA không có quyền quyết định vấn đề này . Và tuy những tuyên bố đầu tiên vào ngày 29/10/2015 vừa qua tương đối có lợi cho Philippin nhưng việc PCA đã từng thất bại trong việc phán quyết với Mỹ năm 1986 chẳng có mấy lạc quan . Nhật Bản như đã nói thì luôn tìm cách giải quyết bằng ngoại giao , đơn giản vì họ là bên thắng thế trong vụ tranh chấp Điếu Ngư và kiểm soát hoàn toàn khu vực này chứ không phải là thế da báo như ở Trường Sa .
2.Trung Quốc vẫn muốn dùng ngoại giao để giải quyết ?
Trung Quốc tất nhiên không sợ những trò cô lập ngoại giao , như Chí phèo không sợ cả làng Vũ Đại . Tuy nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn làm một tên Chí ở cái làng thế giới này , với việc mong muốn vươn lên như một cường quốc thế giới ,hay như việc muốn tiến xa hơn để tranh chấp tài nguyên với người da trắng , Trung Quốc buộc phải dùng đến quyền lực mềm , trước hết giải quyết những vấn đề ở Đông Nam Á .
Mao Trạch Đông từng là người tôn sùng tư tưởng của Monroe khi vào những năm 1920 ông ta đề xuất tư tưởng Hồ Nam tự trị , nhưng có lẽ khi làm chủ tịch Trung Quốc , ông ta nghĩ đến một tư tưởng khác của Monroe -Châu Á tự trị . Và có lẽ cái tinh thần này đã thấm nhuần trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi muốn biến Đông Nam Á thành Nam Mỹ của Trung Quốc ,và việc tranh đoạt Biển Đông là bước đi tiên quyết của Trung Quốc ( tôi sẽ bàn trong một bài khác ) .
Chính vì vậy , việc dùng sức mạnh tổng hợp kinh tế , quân sự ẩn trong chính sách ngoại giao sẽ là ưu tiên đầu tiên của Trung Quốc hiện nay .
Thực tế cho thấy đã có những hiệu quả tích cực ( tất nhiên cho Tàu Quốc ) khi mà từ liên minh ASEAN vs TQ giờ đây chỉ còn có Việt Nam và Philippin .Thái Lan , Malaysia dường như quên mình là nước trong ASEAN . Indonesia còn hài hước hơn khi là quốc gia hàng đầu , anh cả trong gia đình thì chọn thái độ rùa rụt cổ , thậm chí tổng thống Indonesia , ông Joko Widodo còn không dám đến APEC để tránh bị kép giữa những nước lớn . Quan hệ song phương giữa Malaysia , Indonesia và Thái Lan với Trung Quốc dường như tốt đẹp hơn bao giờ hết , gần 1/4 kho vũ khí hải quân của Indonesia có liên quan đến Trung Quốc .
Trung Quốc dường như muốn nhiều hơn thế , với việc tuyên bố tung 10 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ( tất nhiên ) cho các nước Đông Nam Á , Trung Quốc tham vọng nhiều hơn 10 tỉ USD cho vay , đó là sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và sự khuất phục của Philippin và Việt Nam . Tất nhiên Việt Nam không bao giờ khuất phục , quốc hội Việt Nam đã đủ tỉnh táo để đề đạt những yêu cầu hạn chế với những khoản vay . Nhưng còn Philippin thì sao ? Khi mà tổng thống Philippin đang tại nhiệm được tính bằng ngày , và với một quốc gia tư bản như Philippin thì mọi thứ đề được tính bằng lợi nhuận , không gì có thể đảm bảo được .
3.Mỹ bất lực , Nhật vẫn còn hi vọng
Tôi từ lâu đã mất lòng tin vào sự hào hiệp của Mỹ , sự mất lòng tin ấy không xuất phát từ nhưng gì đã diễn ra trong quá khứ mà nó diễn ra ngay trong hiện tại .Cả thế giới phương tây đang bị cuốn vào cuộc chiến vào tổ chức nhà nước hồi giáo IS với những tranh cãi và sự đối mặt với nạn khủng bố và làn sóng tị nạn cũng như những tranh cãi vô tận với Nga , Mỹ liệu có đủ tiềm lực để đối đầu và răn đe quân sự với Trung Quốc ở khu vực này . Hành động chuyển những chiến hạm dự bị hiện đại nhất của mình đến đóng ở Singapo càng thể hiện sự bất lực của họ khi không còn đủ tiềm lực để dàn quân ra khắp Châu Á được nữa . Việc khiêu khích quân sự TQ khi đưa tàu do thám ở Trường Sa chỉ là trò trẻ con , Mỹ không có đủ gan để tạo ra đến một hạm hội hay thậm chí là một hải đội để qua đây như từng xâm phạm vào biển Đen, 1 con tàu , chẳng có giá trị gì sất .
Nhật Bản vẫn tỏ ra mình là một người chơi chính ở khu vực này . Khoản vay 10 tỷ USD đầy hào phóng , những món quà tặng kín tiếng mà đầy ý nghĩa cho cảnh sát biển Việt Nam và sự giúp đỡ hết lòng cho Philippin khiến cho mọi người nhận ra tình bạn trong hoạn nạn . Vẫn biết cái gì cũng có giá của nó nhưng hành động đưa than trong mùa đông này của Nhật khiến tôi tin tưởng , ít nhất là Trung Quốc phải lo sợ .
K9

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Nước mẹ Đại Pháp đã giúp dân An Nam ta "thoát Trung "như thế nào ?

Mấy tháng trời đi loanh quanh kiếm cơm không có thời gian viết blog , xin lỗi mọi người rất nhiều .
K9
Thoát Trung ?

Trong thời gian vừa qua , nhiều trí thức đã nêu bật lên việc chúng ta phải thoát trung , họ khẳng định không những cần Thoát Trung bằng kinh tế , mà phải Thoát Trung bằng văn hóa  , bằng lịch sử . Nói chung là lịch sử 4000 năm của chúng ta có bao nhiêu giá trị của Trung Hoa cần phải thoát sạch sẽ .
Và để trấn an cho những ai đang hoang mang về phong trào này , tôi xin được khẳng định đây không phải phong trào mới diễn ra mà là sự lặp lại của lịch sử hàng trăm năm trước , và trăm năm trước cha ông ta đã vượt qua "dễ dàng " thì chẳng nhẽ con cháu trí thức chúng ta lại không ai có thể vượt qua được hay sao ? Nhất là khi phong trào lại được sự ủng hộ bởi một vị tiến sĩ Hán Nôm oai danh lừng lẫy hay đúng hơn là danh chấn quần hùng , chúng ta tin tưởng vào công cuộc Thoát trung đó .
Nhân dây chúng ta cũng nên bàn lại chút chuyện cũ xem công cuộc Thoát trung trước kia chúng ta đã làm như thế nào ?

Người Pháp đã giúp chúng ta không phải học chữ Nho như thế nào ?
Đời người ta thống hận nhất Tần Thủy Hoàng chính là việc giết học trò , đốt sách vở .
Đời người ta tiếc nhất về thời Lý-Trần thịnh thế chính là vì hành động cướp bóc nhân tài , cướp phá sách vở của Nhà Minh ,dù chỉ có hơn 20 năm nhưng đã khiến cho nước Nam mất đi một lượng lớn nhân tài , lượng lớn tri thức mà cha ông tích lũy trong hàng vài trăm năm thịnh trị để đến giờ kho tàng văn học Lý-Trần tuy chỉ còn ít ỏi nhưng đã khiến người đời phải thán phục !
Ấy thế mà nước mẹ Đại Pháp của dân An Nam đã làm một việc tuy không tàn nhẫn như Tần Thủy Hoàng nhưng nguy hiểm hơn Tần Thủy Hoàng nghìn lần , không thẳng tay như nhà Minh nhưng tác hại thì mười nhà Minh cũng không thể sáng bằng : HỦY TỰ .
Sách đã đốt nhiều đến đâu ắt cũng có người giữ , nhân tài bị bắt nhiều đến đâu cũng có người còn sót nhưng chữ viết đã mất đi rồi thì sách cất giữ cũng là phường vô dụng , nhân tài nhiều cũng chỉ là kẻ lạc loài . Nước pHáp kể từ khi chính thức vững chân ở Nam Kì đến khi đặt ách thống trị nên toàn cõi nước Nam ta cũng chỉ mất mấy mươi năm , nhưng để có thể biến dân Đại Nam thành dân An Nam mít hạ đẳng phải mất gấp đôi thời gian ấy , nhưng họ đã thành công , thành công tương đối triệt để .
Nước Việt Nam là nước có văn hóa lâu đời , lịch sử hàng nghìn năm tự chủ , hàng nghìn năm phát triển , hàng nghìn năm hùng bá cõi Đông Dương đã được kết tinh trong sách vở . Những cuốn sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư , những bài thơ hay như Nam Quốc Sơn Hà  , những bài Bình Ngô Đại Cáo , Hịch Tướng Sĩ mà đến nay sau mấy trăm năm chúng ta đọc lại vẫn thấy máu nóng bừng chảy trong huyết mạch .
Tuy nhiên một dân tộc có lịch sử , một dân tộc có văn hóa lâu đời không phải là một thứ dân nô lệ hợp cách . Một dân tộc mà truyền thống đánh giặc được viết la liệt trong sách càng không phải thứ dân nô lệ hợp cách . Để biến con dân nước Nam ta thành dân tộc nô lê hợp cách thì phải loại bỏ sự gắn kết của chúng ta với lịch sử cha ông , trong vài chục năm sẽ quên mất cha ông ta đã làm gì , trong vài trăm năm nhất định sẽ tưởng cha ông ta là "con gà Trống " .
Và mưu sâu kế bẩn ấy đã được viết rất rõ trong Thư của Paulin Vial, Giám Đốc Nội Vụ, Súy Phủ Nam Kỳ gửi Quan Bố Sài Gòn ngày 15 tháng 1 năm 1866:
"Dès les premiers jours, on a reconnu que la langue Chinois était une barrière de plus entre nous et les indigènes; l'instruction donné par le moyen de caractères hiéroglyphiques nous échappait complètement; cette écriture ne permet que difficilement de transmetre à la population les notions diverses qui lui sont nécessaires au niveau de leur nouvelle situation politique et commercial.  Nous sommes obligés en conséquence de suivre les traditions de notre propre enseignement; c'est le seul qui puisse nous rapprocher des Annamites de la colonie en leur inculquant les principes de la civilisation européenne et en les isolant des influences hostiles de nos voisins"
Phỏng dịch : Ngôn ngữ Trung Quốc-chữ Nho là rào cản ngăn cản cho thực dân Pháp thống trị người An Nam , và cần phải thay đổi để cho người An Nam được thấm nhuần những văn hóa của phương Tây khai sáng .
Câu nói rất đường hoàng của ngài Giám đốc nội vụ cũng chỉ là bình phong cho cái gọi là hủy tự mà người Pháp sẽ làm ở nước Nam ta .

Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam Kỳ (tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm).  
Từ  1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ.  
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn.  Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918.  Chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với khoa thi Hội chót năm Kỷ Mùi 1919 ở Huế.  Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.
Hành động từng bước một đó đã khiến cho việc làm của người Pháp không gặp quá nhiều chống đối từ những nhà nho Việt Nam , những người có địa vị tuyệt đối tại địa phương . Nhưng chính từ khoa thi 1919 hay việc chấm dút chữ hán năm 1932 đã khiến cho người Việt sau đó gần như không còn học chữ Nho nữa , nhưng ông Thầy Đồ hay trường tư dạy chữ Nho- nền tảng của giáo dục Việt Nam hàng ngàn năm độc lập dần mất đi địa vị của chính mình .
Chẳng thế mà chỉ vài năm sau đó , năm 1936 , một cuốn sách dạy chữ Nho đã được làm ra để cứu vớt những thứ cần cứu vớt của dân tộc , trước hết là cứu vớt phần nào cái văn hóa ngàn năm ấy .
"Phàm người Nam ta, ai cũng cần biết chữ nho, vì trong tiếng ta, trong quốc-văn, nhan-nhản những tiếng, những chữ gốc ở chữ nho."
Từ việc mất chữ , chúng ta đã "Thoát Trung " ra sao ?
Có thể nói công cuộc hủy đi chữ Nho , phổ biến chữ Quốc ngữ hay giảng dạy tiếng Pháp , người Việt ta chưa bao giờ "thoát Trung " được như lúc này . và để ghi nhớ công cuộc thoát Trung thần thánh đó , người An Nam đã thể hiện bộ mặt của một dân tộc "tự chủ " bằng cái quyền được uống nhiều rượu hơn và hút nhiều thuốc phiện hơn . Cũng để khẳng định mình là người đã Thoát Trung , những nhà Trí thức thời ấy đã tiến nên một bước yêu cầu bỏ luôn chữ Quốc ngữ , để cho những người trí thức An Nam có thể tiếp tục được tiếp thu văn minh của nước Mẹ đại Pháp được trực tiếp hơn , tinh khiết hơn , như việc dùng rượu cồn có khả năng kích thích nhanh hơn rượu lậu vậy .
  Báo Le Saigonnais ra ngày 10 tháng 12 năm 1885 có đăng một kiến nghị của thân hào nhân sĩ xin Hội Đồng Thuộc Địa can thiệp để triệt bỏ chữ quốc ngữ, coi như một thứ chữ vô giá trị.  Chữ quốc ngữ do các giáo sĩ Bồ Đào Nha chế tạo ra theo lối ghép vần của Bồ ngữ.  Người Việt biết chữ quốc ngữ không thể dùng để học chữ Pháp.  Người Pháp nếu đọc chữ quốc ngữ theo vần Pháp thì đọc sai, nhất là đối với các nhân danh và địa danh.  Do đó giới người Pháp cũng không ngớt chê bai chữ quốc ngữ là thứ chữ vô tích sự vì đã không giúp ích gì trong việc truyền bá chữ Pháp.
Đấy là những biểu hiện cụ thể và dễ thấy , còn suy đồi về đạo đức thì nhiều không thể tả , từ những câu thơ của Tú Xương : Nhà kia lỗi phép con khinh bố . mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng . Đã được phát triển nên một bước khi những nhà Trí thức ủng hộ nhiệt thành mở những nhà chứa mà ta thấy thấp thoáng hay hiện rõ trong những bài văn tả thực của Vũ Trọng Phụng . 
Trí thức nước An Nam giờ không phải so kè ai làm thơ hay hơn ai , ai viết chữ đẹp hơn ai , đạo đức ai cao nhất mà là ai đi hát nhiều hơn , ai dùng nhiều thuốc phiện hơn ...
Đấy là ở các thành thị vốn có sự "phát triển " cao hơn về "văn hóa " , ở những vùng nông thôn , thảm cảnh đã xảy ra , nhưng nó xảy ra ở một dạng khác . Khi những Nhà Nho thất thế , khi câu đối đỏ mất đi , người ta thấy thấp thoáng sự dốt nát ở khắp nơi nơi . Nếu như trước kia việc học mỗi làng đều có , thầy dù giỏi hay kém đều có tác dụng dạy chữ cho người , việc học không quá tốn kém nếu chỉ học mà không thi , thì giờ đây khi các lớp Sơ học phải lên tận huyện lị , việc học đã là thứ tốn kém khó chấp nhận được với mỗi gia đình . Chẳng thế mà chữ Quốc ngữ dù rất dễ học nhưng đến khi độc lập năm 1945 người biết chữ ít đến thảm thương .
Chúng ta nên nhận định thời điểm lịch sử này như thế nào ?
Có thể nhiều người trong đây cảm thấy tôi đã có cái nhìn quá hằn học ,phiến diện vè thời kì này , nhiều người còn có thái độ mỉa mai hơn nữa , chính vì thế sau chót tôi phải thêm cái nhận định của mình vào , phần để khách quan hơn , phần vì nhiều lí do khác nữa .
Không ai phủ nhận tác dụng to lớn của chữ Quốc ngữ đem lại , không ai có thể phủ nhận được việc đây là thứ chữ dễ học , dễ dạy , dễ nhớ và học ít mà hiểu nhiều . Có lẽ chính vì chữ quốc ngữ có quá nhiều ưu điểm như thế nên người Việt ta dù trải qua bao nhiêu năm chiến tranh tỉ lệ người biết chữ vẫn ngày càng tăng và khá hơn hẳn những nước có cùng điều kiện phát triển . 
Tuy nhiên việc mất đi chữ Nho trong nền giáo dục Việt Nam chính là thiếu sót lớn nhất cũng là sự đau lòng nhất của của chúng ta hiện nay , nhiều tác hại đã được nêu ở trên nhưng tác hại lớn nhất là việc người Việt đã mất đi truyền thống hàng ngàn năm lịch sử . Một dân tộc có văn hóa đậm bản sắc ,dân tộc đó là dân tộc thịnh vượng , người Trung Quốc có 5000 nhìn năm văn hóa và vì thế dù thế nào họ vẫn vươn lên thành cường quốc , người Mỹ lập quốc chỉ mấy trăm năm nhưng giờ đây họ đã căn nuốt văn hóa cả thế giới , số lượng sách báo tiếng Anh đã chiếm đến 6 thành sách báo của cả thế giới , điều đó cho thấy một tương lai nhất định sẽ ngày càng ổn định và địa vị cường quốc của Mỹ ngày càng bền chắc . Vậy mà lịch sử văn hóa nước ta phần nhiều chỉ biết đến trong trăm năm nay , ngoài trăm năm chẳng những người đọc không chịu tìm hiểu mà người dịch cũng lười dịch ,một sự mù mờ lịch sử , mù mờ văn hóa lan tràn đi khắp nơi và với sự "năng động " trong cách kí âm của chữ quốc ngữ , chúng ta mất đi văn hóa ngàn năm còn sót lại cũng chỉ trong ngày một ngày hai nữa thôi .