Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Cộng sản Trung Quốc bán đất cho Việt Nam !!! phần 1:Bạch Long Vỹ

Trước hết tôi phải khẳng định là bài viết này được dịch từ những nguồn "đen" của báo chí phương Tây và những kẻ pháp luân công chống đối ở Trung Quốc ( khá giống bọn cờ vàng Việt Nam ) nói về việc Đảng cộng sản Trung Quốc chuyển nhượng lãnh thổ , hèn nhát với Việt Nam ở :Bạch Long Vĩ , Lão Sơn , Trường Sa . Trước khi vào bài , tôi xin khẳng định lại : MỌI LÃNH THỔ TRÊN LÀ CHỦ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM CỦA VIỆT NAM !
A.Trung Quốc cộng sản chuyển nhượng bí mật Dạ Oanh Đảo (Bạch Long Vĩ) cho Việt Nam
Washington này 29 tháng 4 năm 2012 , Reuters  . Phương tiện truyền thông Đại lục đã phá vỡ những bí mật về ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông trong phong trào cộng sản ở Châu Á , trong năm 1957 , Trung Quốc đã "chuyển nhượng bí mật " Dạ Oanh Đảo cho Việt Nam . Một số lượng lớn  hàng hóa cung cấp cho Việt Nam thông qua hòn đảo này . Quá trình và nguyên do chuyển nhượng  và thỏa thuận đến nay vẫn là điều bí ẩn .
Dạ Oanh Đảo (Bạch Long Vĩ ) và sự chuyển giao bí mật của Chu Ân Lai với Việt Nam 
Theo Tencent báo cáo rằng hiện tại vùng biển Nam  Trung Hoa ( Biển Đông ) đang có những bế tắc trong vấn đề Hoàng Nham đảo với Philippin đẩy lên mối quan tâm mạnh mẽ trong và ngoài nước (  TQ ) . Bởi vì thời gian trước khi sự kiện Hoàng Nham đảo , Bạch Long Vĩ  cũng đã bị những người cộng sản Trung Quốc chuyển nhượng lại cho Việt Nam .
Bạch Long Vĩ trước kia được gọi là Dạ Oanh Đảo , diện tích khoản 5km2 nằm ở trung tâm của Vịnh Bắc Bộ thuộc về lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc ( ?) . Tháng 7 năm 1955 , Cộng quân  Trung Quốc đã chiếm đóng đảo Dạ Oanh . Nhưng bây giờ đã được giao cho Việt  Nam . Tại sao lại như vậy ? Phiên bản khác nhau  đã nổi lên ,  có nguồn ở Việt Nam , có nguồn ở Trung Quốc .
Quá trình cụ thể , có hai giả thiết về "mượn đảo " . Một giả thiết cho rằng : Vào trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam 1957 , "Để hỗ trợ cho cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam ,  thủ tướng Việt nam Phạm Văn Đông  và Chu Ân Lai đã ký kết thỏa thuận cho phép chính phủ Việt Nam mượn Bạch LongVĩ làm căn cứ radar ở trên như một cảnh báo sớm máy bay Mỹ nắm bom Hà Nội . Chiến tranh Việt Nam đồng thời  là nơi vận chuyển hàng từ Trung Quốc (" Việt Nam ! Biển Đông ! NXB Nhân Dân  Quảng Đông ) .
Một giả thuyết "mượn đảo" khác tuyên bố : Chu Ân Lai đã mượn "Tá đảo "  hiệp nghị ký tên  Mao Trạch Đông được hoàn tất bởi lãnh tụ ĐCS Việt Nam Hồ Chí Minh khi đến Trung Quốc . Chu Ân Lao đã  yêu cầu với Mao Trạch Đông để  cho Việt Nam "mượn " đảo để xây dựng căn cứ radar tiên tiến theo dõi máy bay Mỹ , và ĐCS Trung QUốc như người đàn ông hào phóng , hầu như không tính đến bất kỳ rắc rồi nào , đáp ứng nhu cầu của Hồ Chí Minh ( sách "Khấu tỉnh Trung Quốc hải " của NXB Nhân dân Hà Bắc ) .
Ngoài ra còn có một nguồn tư liệu khác :"Theo bộ phận nghiên cứu của Đại học  Quốc phòng PLA năm 1992 được công bố "Trung Quốc và các nước láng giềng và các tranh chấp sở hữu ranh  giới  hàng hải " ghi :" Ranh giới vịnh Bắc  Bộ liên quan đến một yếu tố quan trọng , cụ thể một hoàn đảo ở giữa biển , nguyên là một phần của đất nước (?) , Dạ Oanh Đảo hay gọi là  Châu  Phù Thủy hay hòn đảo nổi , năm 1957  đã được chuyển về Việt nam và đổi tên thành Bạch Long Vĩ " 
Tóm lại , cả hai giả thuyết là chuyển giao (trả ) đảo cho Việt Nam hay cho mượn đảo , thậm chí cả nhưng thứ không được tiết lộ vào thời diển đó . Nhưng thông qua một chế độ chuyển giao bí mật  . Một học giả Trung Quốc viết " TQ và luật biển Quốc tế " đã nói :" Bạch Long Vĩ trong lịch sử của hòn đảo này thuộc về Trung Quốc một lần  đến tháng 3/1957 đã bị chuyển giao bí mật cho Việt Nam " . Và tất thảy những thứ trong bản chuyển giao đó đến nay vẫn là điều bí ẩn .
Tại sao Đảng cộng sản Trung Quốc  lại chuyển giao Dạ Oanh Đảo cho Đảng cộng sản Việt Nam thành  Bạch Long Vĩ ? Tại sao lại áp dụng  "chuyển giao bí mật " ?  Một lời giải thích khác cho rằng một mặt ĐCSTQ  ủng hộ cuộc chiến giải phóng ở Việt Nam , một mặt TQ không muốn trực tiếp câm thiệp vào tình hình Việt  Nam  đối đầu với Mỹ nên đã chuyển nhượng Dạ Oanh Đảo để giúp Việt Nam xây dựng trạm radar và căn cứ hậu cần vận chuyển hàng tiếp tế . Tuy nhiên đó đã đem đến một thông điệp và bằng chứng về sự ĐẦU HÀNG BÍ MẬT của  Trung Cộng với Việt Nam  .
Người  "di giao" đảo cho Việt Nam đã hối tiếc những gì ?
Cựu phó chỉ huy , người đã chịu trách nhiệm về "chuyển giao" công việc cụ thể , đại diện cho Trung Quốc vào thời điểm đó  trong việc chuyển giao Bạch Lõng Vĩ . Ông ta đã cảm thấy hối hận về sự kiện trên khi nghe những ngư dân TQ trên đảo nói :"Chúng tôi là  người TQ , tại sao bây giờ trở thành người Việt Nam ? "
Mặc dù chỉ thực hiện lệnh, nhưng  tướng Ma Lào trong cuộc phỏng vấn sau này , "nhiều hơn một lần nói nặng nề, có vẻ như tôi đã làm sai."
"Đầu hàng bí mật " và những tổn thất mà ĐCS TQ đã làm khi đầu hàng Việt Nam 
Sau năm 1957 , ĐCSTQ và ĐCS VN đã khí một thỏa thuận bí mật , đảo Bạch Long Vĩ thành lãnh thổ Việt nam , cư  dân TQ trên đảo này trở thành  Hoa Kiều  . Việc chuyển giao Bạch Long Vĩ khiến cho TQ mất đi phần đáng kể quyền  lợi ở Vịnh Bắc Bộ , tiêu diệt sinh kế của trăm nghìn như dân TQ .  Học giả Các Kiếm Hùng chỉ trịch " đối với tranh chấp nghề cá Vịnh Bắc Bộ , thái độ của TQ dường như không cứng không mềm , Việt Nam vẫn có tuần tra và chúng tôi không có gì để được thực hiện ...."
Trong phần tiếp theo tôi xin dịch bài tiếp theo của Đại Kỷ Nguyên với chủ đề về Lão Sơn .
Ảnh về Bạch Long Vĩ  trong một diễn đàn quân sự của Sina 





Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Máy bay Nga bị bắn rơi và Triều Tiên hồi sinh người chết

1. Loanh quanh Trung Đông
Ngày hôm qua , máy bay Nga đã bị bắn rơi ở Syria .Đây là tổn thất nhân mạng lớn nhất từ khi bắt đầu cuộc chiến chống IS của Nga , và cũng là lần đầu tiên máy bay của Liên Xô/Nga bị một nước NATO bắn hạ .
Có rất nhiều nghi vấn và tranh cãi trong sự kiện này , nhưng không ai có thể phủ nhận , hành động của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cho người ta cảm thấy khó hiểu bởi lẽ đây là một chiếc máy bay Su 24 đang thi hành nhiệm vụ , nó hoàn toàn được giám sát bởi cả dưới mặt đất , vệ sinh cùng với hộp đen , việc ngụy tạo chứng cớ là hoàn toàn không thuyết phục .
Việc Putin tuyên bố cứng rắn chứng tỏ một điều : Nga có đầy đủ lý lẽ trong hành động này , và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải bị trừng phạt .
NATO cũng đã họp mặt tại Bỉ để giải quyết vấn đề này , tuy nhiên họ không có bất cứ tuyên bố nào ủng hộ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ , điều này càng khẳng định lý lẽ Thổ Nhĩ Kỳ đã sai khi gây ra sự vụ này và NATO không sẵn sàng lau chùi hay bao che cho Thổ , tất nhiên , khi chưa có lợi ích thiết thực .
Pháp , một quốc gia tỏ ra khá hăng hái trong NATO trong chục năm nay lại bắt đầu có xu thế hướng đến Nga trong việc chống IS . Pháp là một quốc gia có sự tụ chủ lớn nhất trong NATO , và các bạn lên nhớ , Pháp đã từng gần như không hoạt động trong NATO từ thời Đờ Gôn .
Lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại gây lên sự kiện này , có nhiều lý do có thể giải thích :
-Hoạt động quân sự của Nga tại Syria như không kích các cơ sở kinh tế của IS gây ảnh hưởng đến hoạt động "mậu dịch" giữa IS và Thổ Nhĩ Kỳ .
-Thổ Nhĩ Kỳ không biết đấy là máy bay của Nga ( khả năng này ít xảy ra những chưa thể loại trừ ) mà nghĩ đó là máy bay của Syria nên ra đòn cảnh cáo .
-Thổ Nhĩ Kỳ đang thi hành lệnh của một ai đó =)
Dù điều gì xảy ra nhưng Nga chắn chắn sẽ tăng cường cam thiệp vào Trung Đông và hoàn toàn có nguy cơ bị sa lầy tại đây . Lên nhớ trong chiến tranh Afganistan trước kia , một máy bay của Liên Xô cũng từng bị Pakistan bắn hạ .
TB: Thực ra tổi đang lo sợ một thứ đáng sợ hơn , Pháp/Nga/Anh (Mỹ ) /Thổ Nhĩ Kỳ (ottoman) đã là những kẻ gây lên cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trên thế giới : Chiến tranh Cờ rưm . Vậy liệu sẽ có cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trong thế kỷ XXI giữa các cường quốc làm thay đổi cục diện châu Âu và tiến tới chiến tranh thế giới không ?
2.Triều Tiên đã sở hữu công nghệ hồi sinh người chết .(Nhảm ấy mà )
Từng nghe các nước XHCN đều có những bí quyết của riêng mình và họ hoàn toàn thần bí , như bí quyết tuyệt thực 1 tháng vẫn tăng cân và sau 1 năm thì phải đi chữa bệnh béo phì , hoặc giả là những người có khả năng tự mọc tay sau khi bị cụt . Tuy nhiên , đấy không là ghì so với Triều Tiên , quốc gia duy nhất trên thế giới có thể khiến người chết vẫn sống lại và phát biểu bình thường .
Đoàn nghệ thuật này nghe nói đã bị tử hình đến 4 lần , nghe nói cái cô xinh xinh kìa còn bị giết vì ghen =)
Đoàn nghệ thuật Wangjaesan thành lập từ những năm 80s nổi tiếng với các vũ điệu sexy.
Video buổu biểu diễn của đoàn nghệ thuật Wangjaesan tại sân khấu ngoài trời ở quảng trường Kim Nhật Thành chào mừng kỉ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên (WPK).
https://www.youtube.com/watch?v=BPnXAa4LJK8&feature=share

hay 
Hùng Ngô Mạnh's photo.
Hồi cuối tháng 6/2015 trong lúc Triều Tiên chuẩn bị khánh thành sân bay Quốc tế Sunan, Bình Nhưỡng thì một tờ báo Hàn Quốc đưa tin “Người thiết kế sân bay của Triều Tiên đã bị tử hình vì tội thiết kế xấu” sau đó bệnh dại đã lây lan sang rất nhiều “báo chí cách mạng” Việt Nam.
– Nay báo chí Hàn Quốc đã đưa tin ông Ma Won Chun đã “hồi sinh”
http://news.khan.co.kr/kh_news/khan_art_view.html…
– Báo chí Tây cũng “hân hoan” đưa tin sự kiện đặc biệt kì lạ này
http://www.upi.com/…/Purged-North-Korean-arc…/1941444271056/
====
P/S: Báo chí Hàn Quốc cứ lâu lâu không thấy quan chức nào của Triều Tiên xuất hiện trên sóng truyền hình KCTV là y như rằng người đó “bị tử hình” rồi sau đó cũng người ấy xuất hiện trên truyền hình là y như rằng người đó “hồi sinh”. Vì Hàn Quốc cấm dân không được nói, nghe, xem bất cứ cái gì của Triều Tiên nên dân Hàn Quốc không biết gì về Triều Tiên, cho nên báo chí Hàn Quốc hoàn toàn tự do, tự tung tự tác muốn viết gì về Triều Tiên thì viết dân chả ai biết thật giả thế nào.
Cũng như Cái Ông chủ nhiệm trang trại thủy sản 313 KPA bị "tử hình" hồi tháng 3, bữa nay lại "hồi sinh" rồi.
Dạo này hồi sinh liên tục thế này !
https://actualidad.rt.com/…/192376-resucita-corea-norte-fun…

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Trung Quốc sẽ thế nào khi bị cô lập trên bàn ngoại giao ?

Trung Quốc đang bị cô lập trên bàn ngoại giao , bất cứ ai cũng biết đến điều đó , từ việc tòa trọng tài PCA phán quyết bất lợi về cái gọi là đường 9 đoạn của Tàu ở biển Đông đến việc bị cô lập trong các cuộc gặp mặt cấp cao , đặc biệt là trong Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra ở Philippin . Việc Trung Quốc đang bị cô lập trên bàn ngoại giao đa phương là việc dễ lý giải , nhất là khi những tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản , Việt Nam , Philippin, về vấn đề lãnh thổ cũng như với Hàn Quốc về vấn đề khai thác đánh bắt cá đang diễn ra với cường độ ngày càng lớn .
Tuy nhiên Trung Quốc sẽ không bao giờ để việc bị cô lập ngoại giao "ngăn cản" những hành động hung hăng của mình bởi lẽ với người dân Trung Quốc , đặc biệt là những nhà lãnh đạo Trung Quốc , việc khuất phục bởi ngoại giao là không thể xảy ra và không thể chấp nhận được .
1.Trung Quốc không sợ cô lập ngoại giao !
Chưa có một quốc gia nào trên thế giới có thể cô lập được ngoại giao Trung Quốc đến mức buộc họ phải giảm hay từ bỏ những tham vọng phi lý về lãnh thổ của họ .
Thứ nhất , không ai có thể "cô lập ngoại giao " hay " gây sức ép ngoại giao " lên một thành viên thường trực hội đồng bảo an Liên hiệp quốc ! Dường như mọi người đã quên việc Liên Xô suốt những năm 50 và 60 của thế kỷ XX phải đơn độc đối mặt với 4 ủy viên đối địch , tuy nhiên không có bất cứ chính sách ngoại giao nào bất lợi bị áp đặt cho Liên Xô , họ vẫn có thể lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đang diễn ra trên khắp thế giới thành công , gây sức ép với Mỹ trong vấn đề Triều Tiên và từng bước , từng bước khẳng định vị thế siêu cường của mình . Vậy khi một đất nước Trung Quốc mở cửa , một nước Trung Quốc có một đồng minh thân cận là Nga trong khi Pháp không nhất định sẽ đồng lòng với Mỹ trong vấn đề Viễn đông , vậy liệu Trung Quốc có thể gặp những thứ bất lợi hay không ? Không !
Thứ 2 , không ai có thể cô lập công xưởng của thế giới ! Thực sự TQ hiện đang là một công xưởng của thế giới khi rất hiếm ai trên quả đất này sử dụng những món hàng thuần túy không liên quan đến Trung Quốc , Nguồn cung đất hiếm từ TQ chính là đảm bảo cho những tiến bộ vượt bật về công nghệ bán dẫn cũng như nền khoa học điễn tử hiện nay . Vậy liệu có ai ? Ngoài những quốc gia có mâu thuẫn trực tiếp đến Trung Quốc ? Đặc biệt khi những ông chủ ở trời tây đang kiếm tiền từ những nhà máy ở Trung Quốc sẽ quay sang ủng hộ những nước chẳng liên quan . Đến Nhật Bản , trong một thời kỳ băng giá thì trong cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Hàn -Nhật vừa qua đã có những sự "ấm áp" đến ngạc nhiên .
Thứ 3, ngay cả trong những quốc gia có mâu thuẫn với Trung Quốc thì đều muốn giải quyết một cách hòa bình , tức ngoại giao với kẻ "bị cô lập " .  Quan điểm của Philippin tưởng như rất kiên quyết khi dùng đến cả chiến tranh pháp lý với việc đệ trình lên PCA -tòa án trọng tài thường trực , tuy nhiên dường như họ đang vấp phải cánh đinh khi Trung Quốc -một trong những thành viên đầu tiên chấp thuận công ước Den Haag lại tuyên bố PCA không có quyền quyết định vấn đề này . Và tuy những tuyên bố đầu tiên vào ngày 29/10/2015 vừa qua tương đối có lợi cho Philippin nhưng việc PCA đã từng thất bại trong việc phán quyết với Mỹ năm 1986 chẳng có mấy lạc quan . Nhật Bản như đã nói thì luôn tìm cách giải quyết bằng ngoại giao , đơn giản vì họ là bên thắng thế trong vụ tranh chấp Điếu Ngư và kiểm soát hoàn toàn khu vực này chứ không phải là thế da báo như ở Trường Sa .
2.Trung Quốc vẫn muốn dùng ngoại giao để giải quyết ?
Trung Quốc tất nhiên không sợ những trò cô lập ngoại giao , như Chí phèo không sợ cả làng Vũ Đại . Tuy nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn làm một tên Chí ở cái làng thế giới này , với việc mong muốn vươn lên như một cường quốc thế giới ,hay như việc muốn tiến xa hơn để tranh chấp tài nguyên với người da trắng , Trung Quốc buộc phải dùng đến quyền lực mềm , trước hết giải quyết những vấn đề ở Đông Nam Á .
Mao Trạch Đông từng là người tôn sùng tư tưởng của Monroe khi vào những năm 1920 ông ta đề xuất tư tưởng Hồ Nam tự trị , nhưng có lẽ khi làm chủ tịch Trung Quốc , ông ta nghĩ đến một tư tưởng khác của Monroe -Châu Á tự trị . Và có lẽ cái tinh thần này đã thấm nhuần trong tư tưởng của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi muốn biến Đông Nam Á thành Nam Mỹ của Trung Quốc ,và việc tranh đoạt Biển Đông là bước đi tiên quyết của Trung Quốc ( tôi sẽ bàn trong một bài khác ) .
Chính vì vậy , việc dùng sức mạnh tổng hợp kinh tế , quân sự ẩn trong chính sách ngoại giao sẽ là ưu tiên đầu tiên của Trung Quốc hiện nay .
Thực tế cho thấy đã có những hiệu quả tích cực ( tất nhiên cho Tàu Quốc ) khi mà từ liên minh ASEAN vs TQ giờ đây chỉ còn có Việt Nam và Philippin .Thái Lan , Malaysia dường như quên mình là nước trong ASEAN . Indonesia còn hài hước hơn khi là quốc gia hàng đầu , anh cả trong gia đình thì chọn thái độ rùa rụt cổ , thậm chí tổng thống Indonesia , ông Joko Widodo còn không dám đến APEC để tránh bị kép giữa những nước lớn . Quan hệ song phương giữa Malaysia , Indonesia và Thái Lan với Trung Quốc dường như tốt đẹp hơn bao giờ hết , gần 1/4 kho vũ khí hải quân của Indonesia có liên quan đến Trung Quốc .
Trung Quốc dường như muốn nhiều hơn thế , với việc tuyên bố tung 10 tỉ USD để phát triển cơ sở hạ tầng ( tất nhiên ) cho các nước Đông Nam Á , Trung Quốc tham vọng nhiều hơn 10 tỉ USD cho vay , đó là sự phân hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và sự khuất phục của Philippin và Việt Nam . Tất nhiên Việt Nam không bao giờ khuất phục , quốc hội Việt Nam đã đủ tỉnh táo để đề đạt những yêu cầu hạn chế với những khoản vay . Nhưng còn Philippin thì sao ? Khi mà tổng thống Philippin đang tại nhiệm được tính bằng ngày , và với một quốc gia tư bản như Philippin thì mọi thứ đề được tính bằng lợi nhuận , không gì có thể đảm bảo được .
3.Mỹ bất lực , Nhật vẫn còn hi vọng
Tôi từ lâu đã mất lòng tin vào sự hào hiệp của Mỹ , sự mất lòng tin ấy không xuất phát từ nhưng gì đã diễn ra trong quá khứ mà nó diễn ra ngay trong hiện tại .Cả thế giới phương tây đang bị cuốn vào cuộc chiến vào tổ chức nhà nước hồi giáo IS với những tranh cãi và sự đối mặt với nạn khủng bố và làn sóng tị nạn cũng như những tranh cãi vô tận với Nga , Mỹ liệu có đủ tiềm lực để đối đầu và răn đe quân sự với Trung Quốc ở khu vực này . Hành động chuyển những chiến hạm dự bị hiện đại nhất của mình đến đóng ở Singapo càng thể hiện sự bất lực của họ khi không còn đủ tiềm lực để dàn quân ra khắp Châu Á được nữa . Việc khiêu khích quân sự TQ khi đưa tàu do thám ở Trường Sa chỉ là trò trẻ con , Mỹ không có đủ gan để tạo ra đến một hạm hội hay thậm chí là một hải đội để qua đây như từng xâm phạm vào biển Đen, 1 con tàu , chẳng có giá trị gì sất .
Nhật Bản vẫn tỏ ra mình là một người chơi chính ở khu vực này . Khoản vay 10 tỷ USD đầy hào phóng , những món quà tặng kín tiếng mà đầy ý nghĩa cho cảnh sát biển Việt Nam và sự giúp đỡ hết lòng cho Philippin khiến cho mọi người nhận ra tình bạn trong hoạn nạn . Vẫn biết cái gì cũng có giá của nó nhưng hành động đưa than trong mùa đông này của Nhật khiến tôi tin tưởng , ít nhất là Trung Quốc phải lo sợ .
K9

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Nước mẹ Đại Pháp đã giúp dân An Nam ta "thoát Trung "như thế nào ?

Mấy tháng trời đi loanh quanh kiếm cơm không có thời gian viết blog , xin lỗi mọi người rất nhiều .
K9
Thoát Trung ?

Trong thời gian vừa qua , nhiều trí thức đã nêu bật lên việc chúng ta phải thoát trung , họ khẳng định không những cần Thoát Trung bằng kinh tế , mà phải Thoát Trung bằng văn hóa  , bằng lịch sử . Nói chung là lịch sử 4000 năm của chúng ta có bao nhiêu giá trị của Trung Hoa cần phải thoát sạch sẽ .
Và để trấn an cho những ai đang hoang mang về phong trào này , tôi xin được khẳng định đây không phải phong trào mới diễn ra mà là sự lặp lại của lịch sử hàng trăm năm trước , và trăm năm trước cha ông ta đã vượt qua "dễ dàng " thì chẳng nhẽ con cháu trí thức chúng ta lại không ai có thể vượt qua được hay sao ? Nhất là khi phong trào lại được sự ủng hộ bởi một vị tiến sĩ Hán Nôm oai danh lừng lẫy hay đúng hơn là danh chấn quần hùng , chúng ta tin tưởng vào công cuộc Thoát trung đó .
Nhân dây chúng ta cũng nên bàn lại chút chuyện cũ xem công cuộc Thoát trung trước kia chúng ta đã làm như thế nào ?

Người Pháp đã giúp chúng ta không phải học chữ Nho như thế nào ?
Đời người ta thống hận nhất Tần Thủy Hoàng chính là việc giết học trò , đốt sách vở .
Đời người ta tiếc nhất về thời Lý-Trần thịnh thế chính là vì hành động cướp bóc nhân tài , cướp phá sách vở của Nhà Minh ,dù chỉ có hơn 20 năm nhưng đã khiến cho nước Nam mất đi một lượng lớn nhân tài , lượng lớn tri thức mà cha ông tích lũy trong hàng vài trăm năm thịnh trị để đến giờ kho tàng văn học Lý-Trần tuy chỉ còn ít ỏi nhưng đã khiến người đời phải thán phục !
Ấy thế mà nước mẹ Đại Pháp của dân An Nam đã làm một việc tuy không tàn nhẫn như Tần Thủy Hoàng nhưng nguy hiểm hơn Tần Thủy Hoàng nghìn lần , không thẳng tay như nhà Minh nhưng tác hại thì mười nhà Minh cũng không thể sáng bằng : HỦY TỰ .
Sách đã đốt nhiều đến đâu ắt cũng có người giữ , nhân tài bị bắt nhiều đến đâu cũng có người còn sót nhưng chữ viết đã mất đi rồi thì sách cất giữ cũng là phường vô dụng , nhân tài nhiều cũng chỉ là kẻ lạc loài . Nước pHáp kể từ khi chính thức vững chân ở Nam Kì đến khi đặt ách thống trị nên toàn cõi nước Nam ta cũng chỉ mất mấy mươi năm , nhưng để có thể biến dân Đại Nam thành dân An Nam mít hạ đẳng phải mất gấp đôi thời gian ấy , nhưng họ đã thành công , thành công tương đối triệt để .
Nước Việt Nam là nước có văn hóa lâu đời , lịch sử hàng nghìn năm tự chủ , hàng nghìn năm phát triển , hàng nghìn năm hùng bá cõi Đông Dương đã được kết tinh trong sách vở . Những cuốn sử Việt như Đại Việt sử ký toàn thư , những bài thơ hay như Nam Quốc Sơn Hà  , những bài Bình Ngô Đại Cáo , Hịch Tướng Sĩ mà đến nay sau mấy trăm năm chúng ta đọc lại vẫn thấy máu nóng bừng chảy trong huyết mạch .
Tuy nhiên một dân tộc có lịch sử , một dân tộc có văn hóa lâu đời không phải là một thứ dân nô lệ hợp cách . Một dân tộc mà truyền thống đánh giặc được viết la liệt trong sách càng không phải thứ dân nô lệ hợp cách . Để biến con dân nước Nam ta thành dân tộc nô lê hợp cách thì phải loại bỏ sự gắn kết của chúng ta với lịch sử cha ông , trong vài chục năm sẽ quên mất cha ông ta đã làm gì , trong vài trăm năm nhất định sẽ tưởng cha ông ta là "con gà Trống " .
Và mưu sâu kế bẩn ấy đã được viết rất rõ trong Thư của Paulin Vial, Giám Đốc Nội Vụ, Súy Phủ Nam Kỳ gửi Quan Bố Sài Gòn ngày 15 tháng 1 năm 1866:
"Dès les premiers jours, on a reconnu que la langue Chinois était une barrière de plus entre nous et les indigènes; l'instruction donné par le moyen de caractères hiéroglyphiques nous échappait complètement; cette écriture ne permet que difficilement de transmetre à la population les notions diverses qui lui sont nécessaires au niveau de leur nouvelle situation politique et commercial.  Nous sommes obligés en conséquence de suivre les traditions de notre propre enseignement; c'est le seul qui puisse nous rapprocher des Annamites de la colonie en leur inculquant les principes de la civilisation européenne et en les isolant des influences hostiles de nos voisins"
Phỏng dịch : Ngôn ngữ Trung Quốc-chữ Nho là rào cản ngăn cản cho thực dân Pháp thống trị người An Nam , và cần phải thay đổi để cho người An Nam được thấm nhuần những văn hóa của phương Tây khai sáng .
Câu nói rất đường hoàng của ngài Giám đốc nội vụ cũng chỉ là bình phong cho cái gọi là hủy tự mà người Pháp sẽ làm ở nước Nam ta .

Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam Kỳ (tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm).  
Từ  1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ.  
Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn.  Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918.  Chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với khoa thi Hội chót năm Kỷ Mùi 1919 ở Huế.  Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.
Hành động từng bước một đó đã khiến cho việc làm của người Pháp không gặp quá nhiều chống đối từ những nhà nho Việt Nam , những người có địa vị tuyệt đối tại địa phương . Nhưng chính từ khoa thi 1919 hay việc chấm dút chữ hán năm 1932 đã khiến cho người Việt sau đó gần như không còn học chữ Nho nữa , nhưng ông Thầy Đồ hay trường tư dạy chữ Nho- nền tảng của giáo dục Việt Nam hàng ngàn năm độc lập dần mất đi địa vị của chính mình .
Chẳng thế mà chỉ vài năm sau đó , năm 1936 , một cuốn sách dạy chữ Nho đã được làm ra để cứu vớt những thứ cần cứu vớt của dân tộc , trước hết là cứu vớt phần nào cái văn hóa ngàn năm ấy .
"Phàm người Nam ta, ai cũng cần biết chữ nho, vì trong tiếng ta, trong quốc-văn, nhan-nhản những tiếng, những chữ gốc ở chữ nho."
Từ việc mất chữ , chúng ta đã "Thoát Trung " ra sao ?
Có thể nói công cuộc hủy đi chữ Nho , phổ biến chữ Quốc ngữ hay giảng dạy tiếng Pháp , người Việt ta chưa bao giờ "thoát Trung " được như lúc này . và để ghi nhớ công cuộc thoát Trung thần thánh đó , người An Nam đã thể hiện bộ mặt của một dân tộc "tự chủ " bằng cái quyền được uống nhiều rượu hơn và hút nhiều thuốc phiện hơn . Cũng để khẳng định mình là người đã Thoát Trung , những nhà Trí thức thời ấy đã tiến nên một bước yêu cầu bỏ luôn chữ Quốc ngữ , để cho những người trí thức An Nam có thể tiếp tục được tiếp thu văn minh của nước Mẹ đại Pháp được trực tiếp hơn , tinh khiết hơn , như việc dùng rượu cồn có khả năng kích thích nhanh hơn rượu lậu vậy .
  Báo Le Saigonnais ra ngày 10 tháng 12 năm 1885 có đăng một kiến nghị của thân hào nhân sĩ xin Hội Đồng Thuộc Địa can thiệp để triệt bỏ chữ quốc ngữ, coi như một thứ chữ vô giá trị.  Chữ quốc ngữ do các giáo sĩ Bồ Đào Nha chế tạo ra theo lối ghép vần của Bồ ngữ.  Người Việt biết chữ quốc ngữ không thể dùng để học chữ Pháp.  Người Pháp nếu đọc chữ quốc ngữ theo vần Pháp thì đọc sai, nhất là đối với các nhân danh và địa danh.  Do đó giới người Pháp cũng không ngớt chê bai chữ quốc ngữ là thứ chữ vô tích sự vì đã không giúp ích gì trong việc truyền bá chữ Pháp.
Đấy là những biểu hiện cụ thể và dễ thấy , còn suy đồi về đạo đức thì nhiều không thể tả , từ những câu thơ của Tú Xương : Nhà kia lỗi phép con khinh bố . mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng . Đã được phát triển nên một bước khi những nhà Trí thức ủng hộ nhiệt thành mở những nhà chứa mà ta thấy thấp thoáng hay hiện rõ trong những bài văn tả thực của Vũ Trọng Phụng . 
Trí thức nước An Nam giờ không phải so kè ai làm thơ hay hơn ai , ai viết chữ đẹp hơn ai , đạo đức ai cao nhất mà là ai đi hát nhiều hơn , ai dùng nhiều thuốc phiện hơn ...
Đấy là ở các thành thị vốn có sự "phát triển " cao hơn về "văn hóa " , ở những vùng nông thôn , thảm cảnh đã xảy ra , nhưng nó xảy ra ở một dạng khác . Khi những Nhà Nho thất thế , khi câu đối đỏ mất đi , người ta thấy thấp thoáng sự dốt nát ở khắp nơi nơi . Nếu như trước kia việc học mỗi làng đều có , thầy dù giỏi hay kém đều có tác dụng dạy chữ cho người , việc học không quá tốn kém nếu chỉ học mà không thi , thì giờ đây khi các lớp Sơ học phải lên tận huyện lị , việc học đã là thứ tốn kém khó chấp nhận được với mỗi gia đình . Chẳng thế mà chữ Quốc ngữ dù rất dễ học nhưng đến khi độc lập năm 1945 người biết chữ ít đến thảm thương .
Chúng ta nên nhận định thời điểm lịch sử này như thế nào ?
Có thể nhiều người trong đây cảm thấy tôi đã có cái nhìn quá hằn học ,phiến diện vè thời kì này , nhiều người còn có thái độ mỉa mai hơn nữa , chính vì thế sau chót tôi phải thêm cái nhận định của mình vào , phần để khách quan hơn , phần vì nhiều lí do khác nữa .
Không ai phủ nhận tác dụng to lớn của chữ Quốc ngữ đem lại , không ai có thể phủ nhận được việc đây là thứ chữ dễ học , dễ dạy , dễ nhớ và học ít mà hiểu nhiều . Có lẽ chính vì chữ quốc ngữ có quá nhiều ưu điểm như thế nên người Việt ta dù trải qua bao nhiêu năm chiến tranh tỉ lệ người biết chữ vẫn ngày càng tăng và khá hơn hẳn những nước có cùng điều kiện phát triển . 
Tuy nhiên việc mất đi chữ Nho trong nền giáo dục Việt Nam chính là thiếu sót lớn nhất cũng là sự đau lòng nhất của của chúng ta hiện nay , nhiều tác hại đã được nêu ở trên nhưng tác hại lớn nhất là việc người Việt đã mất đi truyền thống hàng ngàn năm lịch sử . Một dân tộc có văn hóa đậm bản sắc ,dân tộc đó là dân tộc thịnh vượng , người Trung Quốc có 5000 nhìn năm văn hóa và vì thế dù thế nào họ vẫn vươn lên thành cường quốc , người Mỹ lập quốc chỉ mấy trăm năm nhưng giờ đây họ đã căn nuốt văn hóa cả thế giới , số lượng sách báo tiếng Anh đã chiếm đến 6 thành sách báo của cả thế giới , điều đó cho thấy một tương lai nhất định sẽ ngày càng ổn định và địa vị cường quốc của Mỹ ngày càng bền chắc . Vậy mà lịch sử văn hóa nước ta phần nhiều chỉ biết đến trong trăm năm nay , ngoài trăm năm chẳng những người đọc không chịu tìm hiểu mà người dịch cũng lười dịch ,một sự mù mờ lịch sử , mù mờ văn hóa lan tràn đi khắp nơi và với sự "năng động " trong cách kí âm của chữ quốc ngữ , chúng ta mất đi văn hóa ngàn năm còn sót lại cũng chỉ trong ngày một ngày hai nữa thôi .

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Việt Nam trước hai làn sóng ở Biển Đông !

1.Làn sóng xây dựng của Trung Quốc ở Trường Sa -Tằm ăn rỗi 
Sau những kế hoạch mang đầy tính phiêu lưu ngoại giao như HD981 hay những vụ đụng độ với tàu cá Việt Nam , Trung Quốc đã làm một việc "thiết thực" hơn và chắc chắn hơn là xây dựng mở rộng các điểm đóng quân ở Trường Sa của Việt Nam , một hành động mà không có một quốc gia nào có thể ngăn cản được cũng như không mang đến những mâu thuẫn ngoại giao không thể giải quyết được .

Việc biến từ "không" sang " có " của Trung Quốc hiện nay khiến cho các thế hệ xâm lược "tiền bối " của họ phải ngả mũ thán phục ví như Đá Vành Khăn ( thuộc Trường Sa-chủ quyền Việt Nam ) bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippin những năm 90 đã thay đổi từ một bãi đá thành một khu đất có diện tích đến 4km2 , đây là điều không thể tưởng được hay như đá Xubi Trung Quốc chiếm được của ta năm 88 cũng đã thay đổi từ không có gì lên 3,6km2 .Đá Chữ Thập củata bị họ chiếm cũng được nâng từ 0,1 km2 lên đến 2,6km2 . Tất thảy những điều trên đều vi phạm trắng trợn , thay đổi hoàn toàn địa hình địa mạo của các bãi đá và hoàn toàn không có giá trị vể pháp lý theo luật Quốc tế , nhưng những hành động trên lại không thể bị ngăn cản nếu chỉ dùng chế tài của DOC cũng như giải pháp ngoại giao hiện nay .
Làn sóng xây dựng của Trung Quốc trong thời gian qua nhằm mục đích gì , theo tôi , nó không nằm ngoài 2 mục đích chính :
-Nhằm đánh lạc hướng dư luận trong nước và quốc tế trong quá trình giảm tăng trưởng theo chu kỳ và chống tham những hay đúng hơn là tranh chấp bè phái đang lên đến đỉnh điểm . Tầm mắt của báo chí truyền thông quốc tế chỉ dừng lại ở biển Đông ( Hoa Nam ) cũng như tầm mắt của cư dân mạng Trung Quốc chỉ nhìn ra bên ngoài với lòng " ngưỡng mộ " ( của một đất nước có tinh thần xâm lược ) với "triều đình " .
-Trước sức ép của cộng đồng quốc tế , nhất là của Việt Nam , Trung Quốc khó lòng có thể không chấp nhận đàm phán COC , và việc xây dựng như vậy không ngoài mục đích tạo ra sự đã rồi , tạo lợi thế về tranh chấp lãnh thổ sau này khi COC được ký và có hiệu lực .
Âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc thì ai cũng rõ , nhưng âm mưu như tằm ăn rỗi , từng bước , từng chút nhưng nguy hại lâu dài , làm thay đổi tương quan lực lượng ở Trường Sa theo hướng bất lợi cho ta , có lợi cho địch , nhất là khi đảo đá Vành Khăn được xây dựng thành công sẽ có sân bay đủ sức để cho Trung QUốc lấn lướt ở đây bằng cà không quân và hải quân  thường trực .
  => Trước âm mưu ấy của Trung Quốc , Việt Nam đã có những giải pháp ngoại giao vô cùng khéo léo và mạnh mẽ , một mặt lật tẩy âm mưu của Trung Quốc trong các cuộc hội nghị , hội đàm mang tính quốc tế về An ninh-chính trị liên quan đến Biển Đông , khiến cho các quốc gia , đặc biệt là các nước lớn và nhân dân trên toàn thế giới biết được bộ mặt thật của Trung Quốc ở Biển Đông , không cho Trung Quốc bước tiếp vào những cuộc phiêu lưu xây dựng mới ,chặn đứng được âm mưu "tằm ăn rỗi " .
Bảng thống kê tàu chấp pháp biển của Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực .Trong đó các tàu lớn (large ) là tàu trên 1000 tấn,tàu nhỏ (small) là từ 500 đến 1000 tấn . Các bạn có thể thấy rõ là Việt Nam tuy ít tàu lớn hơn hẳn khi so với Trung Quốc hay Nhật Bản nhưng là quốc gia hàng đầu ở Đông Nam Á về tàu chấp pháp , Điều đó phản ánh tầm nhìn xa , rộng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về tranh chấp biển hiện đại khi không thể chỉ dựa vào Hải Quân hay Quân đội chính quy mà dựa chủ yếu vào lực lượng chấp pháp trên biển .Việc Cải hoán tàu quân sự cũ cũng như các tàu khác sang mục đích chấp pháp cũng như thành lập các đội tàu của Cảnh sát biển-Biên phòng-cũng như Kiểm ngư và mới nhất là Thủy Sản đã cho thấy quyết tâm cũng như sự khôn khéo của ta trong lĩnh vực này .

Tàu TS500-02 là tàu Thủy Sản 500cv đủ sức vươn khơi bám biển dài ngài , vừa hoạt động kinh tế đánh bắt thủy hải sản dài ngày , vừa thực thi pháp luật của Việt Nam trên biển chống đánh bắt trộm của "tàu lạ (gồm từ Trung đến Mã ) " vừa làm chỗ dựa cho ngư dân vươn khơi bám biển .

Đảo Trường Sa lớn ,trái tim của quần đảo Trường Sa đang được mở rộng 600m2 , theo các "chuyên gia cư dân mạng " thì song song với việc móc san hô để mở âu tàu mới ( nghe vẻ khá là to nếu so với chiếc tàu ) ta còn lấp đất để "nối dài thứ ai cũng biết là thứ gì đó " . Điều này sẽ cho sân bay Trường Sa lớn đủ sức hoạt động và tiếp nhận những con chim sắt "béo hơn và khỏe hơn " . Tất nhiên quan điểm của Việt Nam là không thay đổi hiện trạng ở Trường Sa , chúng ta chỉ "bồi đắp phục vụ dân sinh " cũng như không mở rộng diện tích chiếm đóng cũng như số đảo chiếm đóng ở đây .
2.Kế hoạch biến Việt Nam làm lá chắn trên biển Đông của Mỹ-Mượn dao giết người .
Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là không liên minh quân sự , không theo ai để chống ai , độc lập tự chủ tự quyết . Việt Nam chưa bao giờ và không bao giờ khoan nhượng với hành vi đáng ghê tởm của Trung Quốc ở Biển Đông , nhưng Việt Nam không bao giờ chấp nhận những thỏa thuận hợp tác quân sự đi ngược với quan điểm Trung lập tích cực của ta , đi ngược với lập trường Đa phương hóa , Đa dạng hóa mà Đảng đã chỉ ra . Chúng ta không hề có bất kỳ lợi ích nào trong việc liên kết hay tham gia với bất kỳ quốc gia nào khác về Quân sự .
Tuy nhiên trong thời gian qua , bằng với việc leo thang trong hành vi của Trung Quốc ở biển Đông , Mỹ và đồng minh đã có những tuyên bố ủng hộ ta , giúp đỡ ta bằng vật chất trong việc xây dựng hệ thống chấp pháp ở Việt Nam ( Việt Nam không chấp nhận bất kỳ trợ giúp nào về quân sự của bất kỳ ai , đặc biệt là Mỹ ) . Những thiện chí này của họ , Việt Nam công nhận và chào đón như việc công nhận và chào đón bất kỳ lời nói lương tri và lương tâm nào của bất cứ công dân cũng như quốc gia nào khi nói về sự thật ở biển Đông .
Nhưng không bằng lòng ở điều đó , hình như Mỹ cũng như đội ngũ truyền thông to lớn của họ , hay những chân rết trong nước , đều mong muốn một cuộc hợp tác sâu rộng hơn và bức ép ta phải tỏ thái độ rõ ràng như không cho Nga vào vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào hồi tháng 3 /2015
bà Jen Psaki lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích:"Tôi muốn nói rõ lập trường của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi quan ngại vì những hoạt động mà Nga có thể thực hiện trong khu vực. Vấn đề bao hàm ở chỗ, vì sao họ có mặt tại đó và để làm gì…Chuyện ở đây không nói về việc tiếp nhiên liệu, mà là về mối quan ngại của chúng tôi trước hoạt động của Nga trong khu vực" — bà Jen Psaki lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích.
Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/usa/20150316/78815.html#ixzz3eE4Tb365
Cam Ranh-Hải cảng quan trọng nhất ở Biển Đông

Hay như việc máy bay Mỹ bay sát vào khu vực đang xây dựng trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông ( hiển nhiên cũng đang vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam khi bay vào lãnh thổ Việt Nam )
Đặc biệt là việc báo DW đưa tin gây nhầm lẫn  khi ngay phần tiêu đề đã nói chúng ta ( tức Việt Nam) mở rộng đảo mà hoàn toàn không đề cập đến việc chúng ta mở rộng đảo rất ít , gần như chỉ mang tính sửa chưa , phục vụ cư dân trên đảo chứ không mang tính quân sự hóa đảo như Trung Quốc đang làm .
Đặc biệt trong bài báo
Who Is the Biggest Aggressor in the South China Sea?
Bài báo của tác giả Greg Austin, nhà nghiên cứu thuộc Viện Đông Tây ở New York, đăng trên tạp chí The Diplomat đã gây ra những tranh cãi mạnh mẽ về việc ông này gọi Việt Nam là "quốc gia hung hăng nhất ở Biển Đông".
Cố tình đánh lạc hướng sự việc , ông ta đã nói :
In 1996, Vietnam occupied 24 features in the Spratly Islands (source).  At that time, according to the same source, China occupied nine. By 2015, according to the United States government, Vietnam occupied 48 features, and China occupied eight.
"Năm 1996 , Việt Nam chiến 2 đảo ở Trường Sa còn Trung Quốc chiếm 9 , năm 2015 thì Việt Nam chiếm 48 đảo còn Trung Quốc chiếm 8 " 
Hay như đoạn
In the past 20 years, according to the United States, China has not physically occupied additional features. By contrast, Vietnam has doubled its holdings, and much of that activity has occurred recently. The Vietnamese occupations appear to have increased from 30 to 48 in the last six years. 
Trong 20 năm qua  , chính quyền Trung Quốc không mở rộng số điểm chiếm giữ trong khi chỉ trong 6 năm , số điểm chiếm giữ của Việt Nam từ 30 lên 48 điểm . 
Cũng như nhiều câu nói mang tính chất xuyên tạc , kiểu như Trung Quốc chưa từng có một sân bay nào ở Trường Sa trong khi Việt Nam và các nước khác đều có .
Hoặc trong một bài báo khác của cùng một tác giả :
Intelligence Check: Just How 'Preposterous' Are China's South China Sea Activities?
Ông Austin này liên tục nhắc lại những "quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng hành động các nước tố cáo Trung Quốc là rất lố bịch .
Phải chăng đây là một hành động mang tính chất cá nhân  ?
Theo tôi không phải , truyền thông phương tây không phải không đủ lý chí để nhận ra đâu là sự thật . Họ cũng không phải không biết là chẳng bao giờ theo thông lệ quốc tế thì một hòn đảo chìm được bắc 3 trạm đóng quân thay vì một trạm được gọi là 3 điểm đóng quân , hay việc 2 trạm đóng quân trên 1 bãi đá được san lập để thành "1 hòn đảo " thì được gọi là giảm điểm đóng quân cả . Hành động của họ mang lại âm mưu gì ?
-Thứ nhất , Mỹ và các quốc gia đồng minh đang thúc ép chúng ta xác lập chiến tuyến và lao lên ngọn cờ đầu "chống Trung Quốc-Bao vây Trung Quốc " . Âm mưu này ngày càng rõ khi Mỹ lập lờ giữ những khoản "viện trợ " cực kỳ nhỏ cùng với sự tuyên truyền lớn để cho Trung Quốc tưởng nhầm , ít nhất là nhân dân và truyền thông Trung Quốc , tưởng nhầm Việt -Mỹ đã gắn kết và Việt Nam là tiền đồn chống Trung Quốc như Philippin .
-Thứ 2 , Mỹ và các quốc gia đồng minh đang đục nước béo cò , một mặt thì ra sức tấn công Trung Quốc tên bàn ngoại giao , một mặt thì ra sức đàm phán với Trung Quốc trên đầu Việt Nam, cụ thể cuộc gặp mặt của Trung-Mỹ vừa qua có sự ảnh hưởng trực tiếp đến những ngôn luận trái chiều trong thời gian gần đây xuyên tạc bản chất sực việc , đánh đồng việc xây kè chống nở đất do sóng vài m2 với việc mở rộng diện tích hàng km2 của Trung Quốc , giữa việc đường băng tự nhiên được kế thừa nằm hoàn toàn tỏng khuôn viên đảo với đường băng quân sự hoàn toàn nhân tạo .
=> Việt Nam vốn nổi tiếng là những người giỏi ngoại giao với cả ngoại giao nhân dân , ngoại giao quân sự lẫn ngoại giao nhà nước , giờ đây Việt Nam sẽ tiếp tực mở ngoại giao chuyên gia để phản ánh và làm "họng hải pháp" bảo vệ chủ quyền trên các cuộc gặp mặt hay trong các hội thảo , nơi mà các "học giả" Trung Quốc thường cứng luỡi và ngụy biện . VD như một bài phản biện xuất sắc của tiến sỹ Nguyễn Hồng Thao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam đã có bài viết mang tựa đề "Sự thật về 'kẻ hung hăng' ở Biển Đông" (The Truth About Aggression' in the South China Sea), để phản biện lại những thông tin sai lệch mà nhà nghiên cứu Austin đã công bố. đã được đăng trên báo Infonet và trên chính báo  The Diplomat. 
Nhà nghiên cứu Austin đã dẫn không chính xác phát biểu của Trợ lý Shear hôm 13/5 rằng: “Việt Nam có 48 tiền đồn” (Viet Nam has 48 outposts). Trong khi đó, ông Austin lại dùng từ “thực thể” (feature) để mô tả là hoàn toàn sai". 
Điều thứ hai vô cùng quan trọng là thái độ của Việt Nam trên Biển Đông thay vì các con số thống kê. Điển hình, vào năm 1995, nhằm giảm thiểu căng thẳng trong khu vực và hướng tới mục tiêu giải quyết các tranh chấp trong hòa bình, Việt Nam là quốc gia đầu tiên kêu gọi các nước giữ nguyên hiện trạng Biển Đông. Nói cách khác, "Việt Nam đã không mở rộng chiếm đóng mới trên bất kỳ một thực thể nào mà chỉ tăng cường các điểm quan sát trên cùng một thực thể để bảo đảm quản lý và chống sự xâm nhập từ nước ngoài lên đảo.
Do đó, thật không công bằng khi so sánh các hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông với quy mô rầm rập cải tạo và xây dựng trái phép của Trung Quốc. Theo tuyên bố hôm 1/6 của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Việt Nam vẫn duy trì các tiền đồn tại 9 đảo và 12 bãi đá. Tuy nhiên, nhiều điểm đóng trên một thực thể tồn tại tự nhiên chưa chắc đã bằng việc mở rộng thực thể gấp nhiều lần kích thước thật để xây dựng cả một tổ hợp căn cứ quân sự trên đó như Trung Quốc đang làm.
Điều thứ ba, rõ ràng Trung Quốc đang ngang nhiên cải tạo đất và xây dựng trái phép trên những khu vực đã được các nước láng giềng tuyên bố chủ quyền và đây là hành động mang tính khiêu khích. Quá trình xây dựng trên Biển Đông của Việt Nam, Philippines và Malaysia diễn ra trước thời điểm Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) vào năm 2002. 
Ngoài ra, Việt Nam, Philippines và Malaysia đều có điểm chung là những khu vực mà 3 quốc gia này tuyên bố chủ quyền đều là những hòn đảo và bãi đá tự nhiên bị ngập nước khi thủy triều dâng. Ba nước đều cùng chung mục đích cải tạo đất để chống xói mòn và nâng cao chất lượng đời sống người dân bằng cách chuyển vật liệu xây dựng từ đất liền ra đảo. Những thực thể này còn đang được dân sự hóa và bắt đầu mở dịch vụ du lịch. Đáng nói, tại các thực thể này không có vũ khí hạng nặng. Cả 3 nước chỉ có ý định phòng thủ chứ không xây dựng các căn cứ quân sự nhằm đe dọa an ninh của những quốc gia khác. Ngoài ra, Việt Nam, Philippines và Malaysia cũng không thay đổi môi trường tự nhiên trên các thực thể. 
Trong khi đó, kể từ năm 1988, Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo đất tại các “bãi triều thấp” (LTE) nằm cách xa đất liền Trung Quốc tới 1.000 km với quy mô lớn và tốc độ cực nhanh. 
Những bức ảnh vệ tinh mới đây cho thấy trung Quốc đã mở rộng diện tích cải tạo đất từ 20 hecta lên thành 810 hecta. Điển hình, tại bãi đã Subi thuộc quần đảo Trường Sa, tốc độ cải tạo đất trái phép của Trung Quốc từ tháng 5 – 6/2015 là 8 hecta/ngày. Mục đích của Trung Quốc là biến bãi triều thấp này thành một căn cứ quân sự rộng khoảng 3,87 km2 và cho xây một đường băng dài khoảng 3 km. Trên thực tế, toàn bộ các hòn đảo và bãi đá nằm trong quần đảo Trường Sa chỉ có diện tích chưa tới 10 km2, trải dài trên vùng biển từ 160.00 – 180.000 km2. 
Ngoài quy mô xâm chiếm trái phép, hành động của Trung Quốc còn tạo ra những tác động xấu tới khu vực và coi thường luật pháp quốc tế. Bởi Trung Quốc đang sử dụng các tàu nạo vét cát cỡ lớn nhất thế giới để phá hủy hệ sinh thái rặng san hô nhằm trích xuất nguyên liệu. Việc Trung Quốc phá hủy hơn 300 hecta rặng san hô đã gây thiệt hại hơn 100 triệu USD/năm cho các nước nằm quanh Biển Đông cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái biển. 
Thậm chí, Bắc Kinh còn cố tình biến các “bãi triều thấp” thành đảo nhân tạo để ép buộc cộng đồng quốc tế công nhận và trao tính hợp pháp cho những khu vực này như các đảo tự nhiên. Trung Quốc còn ra yêu sách, đòi các nước công nhận vùng lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo của nước này. Những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc đã đi ngược lại Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh là một thành viên tham gia. 
Hoạt động cải tạo đất của Việt Nam chỉ bằng 0,2% so với quy mô mà Trung Quốc tiến hành hồi tháng Ba năm nay. Trung Quốc thì khăng khăng tuyên bố hoạt động xây dựng tại các bãi triều thấp nhằm bảo vệ an ninh hàng hải, nghiên cứu khoa học biển và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn trên biển. Nhưng sự thật lại hoàn toàn khác. Hoạt động xây dựng của Trung Quốc nhằm cho ra đời những căn cứ quân sự trang bị vũ khí hạng nặng, cầu cảng và sân bay. 
Việc làm của Trung Quốc đã khiến các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại về nguy cơ cản trở hoạt động tự do hàng hải ít nhất là quanh vùng 12 hải lý từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép. Nguy hiểm hơn, những căn cứ này có thể trở thành sở chỉ huy của lực lượng bảo vệ bờ biển, hải quân, kiểm ngư của Trung Quốc để xua đuổi, bắn chìm, cướp bóc các tàu cá của Malaysia, Philippines và Việt Nam trên Biển Đông. Thậm chí, qua thời gian, Trung Quốc còn thiết lập lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và hiện thực hóa cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” phi lý. 
Trong bài viết của mình, ông Thao khẳng định rõ ràng các căn cứ của Trung Quốc đang đe dọa môi trường tự nhiên và an ninh, ổn định trong khu vực. Đây là lý do mà Mỹ, nhóm G7 và các nước trong khu vực lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động ngang ngược của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tiếp tục việc làm sai trái trên Biển Đông, một cuộc đua vũ trang trong khu vực sẽ được kích hoạt bởi các nước nhỏ cho rằng họ cần đầu tư thêm vũ khí để bảo vệ quyền chủ quyền và hợp nhất lãnh thổ quốc gia. Trên Biển Đông, Trung Quốc dường như đang không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn đang áp đặt những quy định của riêng nước này ở vùng biển chiến lược, ông Thao nhấn mạnh.  ( Infonet )
VNV


Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Chặt Xà cừ-Trồng cây đô thị- nghĩ người đô thị ở Hà Nội

1.Xà cừ Chẳng cần google thì bất kỳ ông kĩ sư nông nghiệp nào cũng biết nó thuộc ngành hạt kín và là cây hai lá mầm sinh trưởng mạnh ở vùng nhiệt đới  . Điều đó nói lên cái gì ? Nói lên đây là một cây rễ cọc (ít bị ngã đổ trước bão, rễ không mọc lan phá hoại công trình
 ) và là cây xanh quanh năm (ít rụng lá ) hai điều quá ư là phù hợp với một cây trồng ở vùng đô thị ở nước nhiệt đới gió mùa nhiều mưa bão như Việt Nam .
Thế nhưng mà người ta lại muốn chặt cây xà cừ , đến lạ , những cây thân to nhất , tán lá rộng nhất và chắc hẳn rễ cũng sâu không kém được khai đao đầu tiên , và chiến dịch tận diệt cây xà cừ được thổi lên đến tầm vĩ mô , tức là khi ông Bí thư và Chủ tịch Tp Hà Nội cũng phải lên tiếng đề cập đến vấn đề này .

2.Cây đô thị .
Cuộc chiến giữa những cây đô thị đang diễn ra giữa cây vàng tâm (hay cây mỡ  ) với những người khác .
Họ nói cây vàng tâm có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng thực tế đây là cây có nguồn gốc từ cây Nam Hoa Bắc Việt , tức là ta cũng có thể nhận đây là cây của Việt Nam , chẳng sao cả vì điều đó chẳng nói lên điều gì, nhất là khi cây Xà cừ cũng đâu phải giống bản địa của Việt Nam ta  . Vấn đề cây giống thì ở VN có rất nhiều trại cây giống trồng cây này , bạn có thể tìm thấy dễ dàng khi tra cứu thông tin .
Còn về cây Vàng tâm (hay mỡ ) cớ hợp lý làm cây đô thị hay không ? Câu hỏi rất hay và theo tôi là có . Bởi lẽ chẳng có gì khác nhau giữa cây vàng tâm và cây xà cừ cả : cả hai cây đều rễ cọc , đều sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và đều là cây xanh quanh năm . Còn nếu bạn quan tâm đến việc cây vàng tâm quý hiếm đến thế liệu có bị đốn hạ hay cần bảo vệ như sưa (đỏ ) ? tôi cũng thấy xà cừ nằm trong nhóm dễ bị tổn thương của trung tâm giám sát TG =))
Và cuối cùng nên trồng cây nào để bão không đổ cũng như là không làm hại công trình khác  ( rễ cọc ) hay thường xanh để làm cây đô thị ?
Theo tôi nên trồng đa dạng hóa cây trồng , Hà Nội đang hướng đến thành một thành phố xanh và là một vườn hoa của Việt Nam , mà chẳng có vườn hoa nào mà chỉ độc có một cây cả , nên tiên hành trồng nhiều loại cây theo tùng khu phố , biết đâu đấy lại có một nhà thơ mấ mươi năm sau ca tụng sự anh minh ấy bây giờ .
3.Người đô thị .
Tôi nghĩ đến thời điểm này tôi chẳng còn lạ gì người đô thị , một cách rất riêng , tôi tự biến mình thành một bộ phận trong đó , đóng góp vai trò của mình trong việc xây dựng thành phố xanh -sạch-đẹp .
No cmt
Tuy nhiên tôi cũng thấy ngạc nhiên vì độ yêu Hà Nội của những người khác ở xung quanh , họ thậm chí chụp ảnh một vài nàng "bướm đêm" trên vỉa hè để minh họa cho việc giữ cây , và thậm chí , chính những người đang ngày ngày đóng đinh lên cây , tưới nước sôi , rắc muối để cây chết trước kia ( có không gian để xe trên vỉa hè và lộ biển hiệu ) lại hào hứng chửi ỏm tỏi tên đã chặt cây , việc mà họ đang làm từ rất rất lâu trên những con phố cổ .

Và cũng một lẽ gì đó khi nhà khoa học bắt đầu bút chiến với nhau về việc có ha chăng nên trồng cây Lâm nghiệp trong thành phố Hà Nội mà hồn nhiên quên bén đi rằng chính "họ" đã từng hào hứng giới thiệu mô hình trồng cây ăn quả rễ chùm đồng bằng lên phủ xanh đồi núi để xóa đói giảm nghèo mà mỗi khi nghĩ đến thì lại thấy đau lòng vì mùa màng thất bát và cây đổ hàng loạt .
Lại nói đến mô hình nhân nhanh cây giống lâm nghiệp -thứ cây mà các vị đang bàn cãi ấy hiện nay đều được nhân giống bằng nuôi cấy mô in vitro và giâm hom , và đắng thay khi báo Nông nghiệp VN hay nhiều báo khác nói , cây in vitro hầu hết đều không có RỄ CỌC tức chẳng có giá trị nào về phòng chống đổ cả ( lý do tại sao thì có thể hiểu là sau lần cấy chuyển thì cái rễ phôi-rễ cọc ấy đứt mất rồi ) nên cây trồng ở HN mà dùng cây được các trại nuôi hay dùng kia thì chẳng cần phải bàn cãi nữa nó chẳn khác nào rễ trùm cả , rễ sẽ mọc lan và đổ như thường =))
Nguồn
Cây Vàng tâm-mỡ có ở Nam Hoa-Bắc Việt
http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=200008476
http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai=2&ID=3131
http://apps.kew.org/wcsp/namedetail.do;jsessionid=6A7731433A979D3125813EA5293FE720?name_id=119643
http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/taxon.pl?23361
Cây xà cừ cũng cần được bảo vệ /
http://www.iucnredlist.org/details/62600/0


Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Trận chiến bảo vệ Trường Sa-27 năm nhìn lại !

Tổng hợp những bài viết về Trường Sa -1988 .
CQ-88: CHÚNG TÔI KHÔNG CẦN NHỮNG KẺ KHÓC MƯỚN GIẢ TẠO.
Ngày hôm nay có nhiều cá nhân tổ chức hô hào tuần hành, tưởng niệm ngày 14/3/1988 khi Hải quân Trung Quốc xâm lược bắn giết dã man 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam ở khu vực đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Những cá nhân tổ chức nói trên cứ đều đặn hàng năm đến ngày này chỉ rêu rao về riêng Gạc Ma nhằm kích động những cái đầu nóng, tận dụng xương máu của các cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam phục vụ mưu cầu riêng của chúng. Thật là đê hèn!
CQ-88 không chỉ là riêng Gạc Ma. Trước khi tình hình căng thẳng diễn ra ở Trường Sa có hàng chục bãi chìm mà không nước nào chiếm đóng. Khi ấy tất cả chỉ đóng quân trên các đảo nổi. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu xâm lược của Trung Quốc, mặc dù đất nước còn đang kiệt quệ vì hàng trăm năm chiến tranh đằng đẵng, cấm vận liên miên, trang bị vũ khí của Hải quân thì thiếu thốn, lạc hậu nhưng chúng ta đã kịp thời tổ chức củng cố chủ quyền trên hàng chục bãi chìm khác.
Cụm Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao chúng ta giữ được Cô Lin, Len Đao. bảo vệ đường tiếp tế cho cụm đảo nổi Sinh Tồn phía sau. Nhưng tuyệt nhiên những kẻ hay kều gào to nhất, khóc to nhất cho Gạc Ma không bao giờ nhắc đến chiến công của các liệt sĩ Trường Sa trong việc giữ được những bãi chìm khác. Tại sao?
Chúng luôn kêu gào, than khóc rằng tại sao chúng ta không nổ súng đánh trả? Những kẻ chỉ biết bỏ chạy, chỉ biết nghe lời ngoại bang không có quyền chất vấn những người đã hi sinh vì Tổ quốc này. Với tương quan lực lượng của Hải quân ta với Trung Quốc thời điểm đó nếu dùng vũ lực chắc chắn chúng ta không giữ lại được bãi chìm nào mà còn bị chúng lấy cớ tấn công và nguy cơ cao là mất nốt các đảo nổi quan trọng đang nắm giữ.
Chủ quyền là của ta, nhỏ đánh lớn không thể chỉ dùng sức mà còn phải dùng mưu. Nói thẳng ra chúng ta không thể giành chiến thắng trước những kẻ thù to lớn nếu dàn quân đối đầu trực tiếp kể cả Mỹ hay Trung Quốc. Nhưng với chính nghĩa, sự khôn khéo và phải đánh đổi bằng máu, rất nhiều máu chúng ta đã chiến thắng.
Ảnh minh họa: LIỆT SĨ - Trung sĩ HỒ VĂN NUÔI (quê Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An) hi sinh tại Gạc Ma
"Hắn trốn tau đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, chỉ khám có một phòng là trúng luôn, khi đó mới 16 tuổi. Đó là lời của Mẹ (liệt sĩ Nuôi), mẹ nói tiếp, tau không đồng ý, tau khóc, hắn kéo tau ra tận ngoài bãi cát, nơi có rặng phi lao, hắn ôm tau rồi nói, mẹ cho con đi, con chỉ đi 3 hay 4 năm là con về, đi sớm về sớm, nghĩa vụ ai cũng phải đi cả mẹ ạ. Rứa là tau bằng lòng cho hắn đi, hắn đi và đi mãi đến bây giờ không về, nói rồi mẹ lại khóc…"
*//
Bài viết sử dụng tư liệu của nhà báo Thiềm Thừ

#Com_Com

Tiếng nói người trong cuộc : Lệ Nổ súng
Tôi là người trực tiếp dưới đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/88 ,là tiểu đội trưởng chỉ huy tổ bảo vệ cờ ,có 2 khẩu AK 47 .
Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng ,và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng và bằng chứng trong clip vẫn còn đó .
Nhưng có một số bài báo viết hơi vội vàng ,nên thiếu độ chuẩn xác.
Có một số cá nhân phát biểu ,viết status,làm thơ nói rằng do có lệnh không được nổ súng nên dẫn đến 64 chiến sĩ ta phải hy sinh .
Xin thưa với quý bạn bè và các đọc giả quan tâm ,nếu các bạn tin ở tôi thì tôi nói thêm rằng : Nếu ta nổ súng trước sớm hơn 30 giây thì địch bj tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên ,còn ta sẽ hy sinh từ con số 64 trở lên .
Còn ta nổ súng sau chừng 15 giây thì sự việc như đã xẩy ra rồi mà mọi người đã theo dõi bấy lâu nay .
Tôi rất mong những ai đã viết ,đã phát biểu dù với mục đích gì cũng nên kiểm điểm lại ,gỡ bài hoặc đính chính kẻo đến lúc tôi điểm mặt chỉ tên thì sự bất lợi sẽ thuộc về các bạn.
Lê Hữu Thảo
  

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Nguyễn Đăng Quang và "Vietnam can do"

"Cháu không thích Vinacafe , nó là công ty bị nước ngoài mua rồi , giờ Việt Nam chỉ có Cà phê Trung Nguyên là thuần Việt ".
Câu nói của đứa cháu họ học trung học làm cho tôi cảm thấy bất ngờ và càng bất ngờ hơn nữa là khi đem vấn đề này đi tham khảo thì phần đa người bạn tôi cũng đều chia sẻ nhận định đó :"Vinacafe đã bị bán cho Trung Quốc từ lâu rồi " , số khác thì lại cho rằng :"bị một tập đoàn có gốc nước ngoài mua lại " trong khi chỉ cần vài phút , bạn cũng có thể biết tập đoàn hiện đang quản lý cổ phần chi phối của Vinacafe Biên Hòa là Masan , một tập đoàn thuần Việt cả về nguồn gốc lẫn chủ tịch hội đồng quản trị -một doanh nhân mà tôi rất kính trọng Nguyễn Đăng Quang .
Có lẽ nhiều người nhắc đến doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ như một ông hoàng của Cà phê Việt Nam , tôi thừa nhận điều đó , nhưng tôi phải thừa nhận Nguyễn Đăng Quang đã vượt qua tầm vóc ấy và là người giữ được thương hiệu Vinacafe trong tay người Việt chứ không bị rơi vào tay nước ngoài -điều này đáng coi trọng hơn rất nhiều.

Tên:Nguyễn Đăng Quang
Sinh năm:23/08/1963
Số CMND:022948090
Nguyên quán:Quảng Trị
Nơi sinh:Hà Nội
Cư trú:Nhà F03 khu biệt thự Riviera, 60 Giang Văn Minh,
P.An Phú, Q.2, T.P Hồ Chí Minh
Trình độ:- Sau Đại học Quản trị Tài chính
- Tiến sỹ Vật lý hạt nhân - Đại học Vật lý Ứng dụng-Viện Hàn lâm Khoa học - Belarus.
.Và tôi mong mọi người hãy nhớ đây là ông chủ của Masan -ông chủ của một thương hiệu Cà Phê Việt Nam =))
TB: Không có một xu lẻ tiền pr mà chỉ là lòng ngưỡng mộ một doanh nhân thành đạt cả trong thương trường và trong học thuật , một thế hệ doanh nhân Việt Nam đang sắp mất đi (hoặc đang dần quên lãng ) .