Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Biểu tình ở Ukraine liệu có phải bất bạo động ?

Hôm nay tôi thật sự bất ngờ khi ngó thấy trong Nhật ký yêu nước ( Nhật kí bán nước ) về cái gọi là bất bạo động tại Ukraine , tôi xin trình bày lại như sau :
UKRAINE, MỘT BÀI HỌC QUÍ GIÁ VỀ ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG CHO VN – 
- Phong trào đấu tranh dân chủ học được gì?
- Các anh CA cần làm gì để tránh cảnh đổ máu cho người dân?
-----

Một số hình ảnh ở Ukraine trong những ngày đầu cuộc biểu tình cho thấy người dân đã rất ôn hòa và kiên nhẫn. Trong mấy ngày liền họ đã đánh đàn cho cảnh sát nghe, đã quỳ xuống cầu nguyện, đã mời mục sư đến giảng kinh, đã mua bánh tặng cho cảnh sát và trong nỗ lực cuối cùng đã ôm những tấm kính trước ngực cho các cảnh sát tự nhìn lại mình.

Người dân đã cố gắng hết sức để thức tỉnh cảnh sát, để kêu gọi họ đừng bảo vệ chế độ độc tài nữa mà hãy đứng về phía nhân dân. Ấy vậy mà đám cảnh sát và nhà cầm quyền không chịu nghe còn bắn tỉa vào đoàn người đang biểu tình ôn hòa, ép họ phải trở thành bạo loạn.

Đó chính là nhà cầm quyền ép dân phải bạo động chứ không ai muốn cảnh xô xát máu đổ thịt rơi.

Chúng ta học được gì từ bài học này?

Thứ nhất những ai là công an, dân phòng, bộ đội hãy suy nghĩ xem nếu trường hợp này xảy ra cho bản thân bạn thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ chọn buông súng đứng về phía nhân dân từ lúc mọi sự còn ôn hòa, hay bạn sẽ liều mình bảo vệ chế độ độc tài để rồi phải lãnh chịu cơn phẫn nộ của toàn dân?

Còn về phía những người đấu tranh, liệu chúng ta đã có đủ nhận thức để có thể gìn giữ cuộc đấu tranh ôn hòa và trật tự đến phút cuối cùng không? 

Vâng , nhưng nếu bạn muốn xem xét vấn đề này theo cách thật sự trung thực thì chúng ta cần nhìn đến những thứ khách quan hơn rất nhiều , những thứ đang diễn ra một cách sống động 

                                      
Trong đó đáng chú ý ở những hình ảnh :

Những người "biểu tình " đã có súng , có đám đông và tấn công vào những người cảnh sát yếu ớt kia ,thật hài hước khi coi đó là sản phẩm của cái gọi là bất bạo động .
Người biểu tình dùng súng bắn vào cảnh sát được tôn là bất bạo động , vậy có lẽ bạo động thật sự có cả tên lửa đạn đạo , vũ khí hạng nặng chăng ?

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ"

Nhiều năm trở lại đây, một số tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, nấp dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", thường đưa ra nhận xét, đánh giá xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam; đáng tiếc là việc làm của các tổ chức, cá nhân này lại được một số nhân vật tự nhận là "nhà dân chủ" ở trong nước phụ họa theo. Bức xúc trước vấn đề này, từ Hoa Kỳ, tác giả Trần Mai gửi tới Báo Nhân Dân bài Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ". Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Tôi muốn bàn về vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi một số tổ chức phản động cực đoan của người Việt ở nước ngoài và một số phần tử cơ hội ở trong nước được sự "bảo kê" của một số cơ quan truyền thông, một số tổ chức nhân danh "dân chủ, nhân quyền" hỗ trợ tài chính qua các loại "giải thưởng"; từ đó xuyên tạc, bóp méo sự thật, rồi tung hô nhau là "nhà dân chủ" nhằm dễ bề lôi kéo dư luận khi bị pháp luật Việt Nam trừng phạt. Trước đây, tôi từng tranh luận với một người bạn là nhà báo tại Hoa Kỳ về đề tài dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Khi đó, người bạn tôi đang bị cái vòng "kim cô" chống cộng cực đoan (CCCÐ) siết chặt, dù các luận điểm anh đưa ra đều bị bẻ gãy, nhưng anh vẫn "không phục". Tôi nói với anh: "Theo tôi, khi viết bằng tất cả niềm tin vào sự thật thì chắc chắn không ai buộc  tội mình được. Không chỉ nhà báo mới có cơ hội tiếp cận sự thật, nhà báo cũng không hẳn phải là người duy nhất vạch ra chân lý. Nhưng lương tâm của người cầm bút là biết hướng dư luận đi tới chân lý, sự thật". Anh bạn tôi lắng nghe, không nói gì.
Tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng là người con của dân tộc Việt Nam nên tôi biết, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đôi khi có cá nhân, tổ chức đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, thậm chí có người cam tâm phản bội. Gần đây, có người vì bất mãn, hoặc mờ mắt khi được các thế lực thù địch tâng bốc, hứa hẹn, đã bị các tổ chức xấu ở hải ngoại lợi dụng để chống lại Nhà nước Việt Nam, v.v. Tiếc thay, trong đó lại có một vài người được coi là trí thức. Từ việc họ làm, từ lời lẽ họ đưa ra, tôi thấy dường như họ đã trút bỏ những thứ mà gần như cả cuộc đời họ theo đuổi, rồi sám hối về một số việc họ cho là "lỗi lầm". Trong đó có người như là con kỳ nhông, sẵn sàng đổi màu để trở thành "nhà dân chủ", để được các thế lực thù địch ngợi ca, đưa ảnh lên in-tơ-nét như là "anh hùng", được nhắc tới tên trong thông báo hay lời kêu gọi của các tổ chức chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam. Theo dõi trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại, những người Việt luôn hướng về Tổ quốc như chúng tôi đã thấy họ chỉ là những con người cơ hội. Ðối với họ, quá khứ đau thương của dân tộc đã không còn ý nghĩa, mà tương lai cuộc "đấu tranh" của họ thì lại mơ hồ và ảo vọng; nếu thời thế đổi thay, có khi họ lại biến hình thành người khác!
Trước tiên, xin điểm qua mấy "nhà dân chủ, nhân quyền" ở hải ngoại, đó là người mà dân thường như chúng tôi vẫn gọi là các ông bà "mặt trơ trán bóng". Họ là người có bề dày "thành tích bất hảo", thành thạo trong việc vu khống, chống phá Nhà nước Việt Nam, trong đó có người mấy chục năm nay chỉ làm cái việc xấu xa là lập ra các "tổ chức ma" để lừa bịp và quyên góp tiền bạc của người Việt không có điều kiện tìm hiểu hiện tình đất nước. Có thể kể ra Nguyễn Ngọc Bích, Võ Văn Ái, Nguyễn Tường Bách, rồi Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Hữu Lễ, Phạm Ngọc Lũy, Nguyễn Quốc Quân,... Những người này đã hợp bè kết đảng với nhau, tự xưng là "mạng lưới nhân quyền Việt Nam". Họ tiến hành vô số hoạt động CCCÐ, hằng năm trao "giải thưởng nhân quyền" cho các phần tử chống đối ở quốc nội. Các giải này được trao theo kiểu "anh trước em sau", người nào rồi cũng có. Người nhận giải là  các nhân vật có hành vi vi phạm pháp luật đã bị Tòa án Nhân dân tuyên án, như Trần Anh Kim, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Lý, Thích Quảng Ðộ, Nguyễn Ðan Quế, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần,... Không phải bà con ở hải ngoại không biết họ là ai, chúng tôi biết họ chỉ là mấy "nhà dân chủ cuội" và đã có rất nhiều ý kiến vạch rõ bản chất của họ, cùng những lời phê phán họ trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại.
Theo chỗ tôi được biết, hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận quyền con người: thứ nhất, nhân quyền là quyền tự nhiên, không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, ý chí của bất cứ cá nhân, giai cấp, tầng lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nào và không một chủ thể nào, kể cả nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người; thứ hai, quyền con người không phải là bẩm sinh và vốn có, mà phải do nhà nước quy định trong pháp luật; và đây là quan điểm đã được phần lớn các quốc gia trên thế giới vận dụng trong khi thực thi quyền con người. Ðiều này là đúng đắn, cần thiết, bởi đối với các chế độ chính trị - xã hội đề cao quyền con người, ngoài yêu cầu về tính văn hóa, mà trước hết và trực tiếp là các chuẩn mực đạo đức, việc mỗi người thực thi quyền của mình như thế nào để không làm ảnh hưởng tới quyền của người khác, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, việc hạn chế các cơ quan hành pháp, cá nhân có trách nhiệm có thể vi phạm quyền con người,... phải được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của pháp luật. Về vấn đề này, ngài Sérgio Vieira De Mello, nguyên Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc, người đã tử nạn khi đang làm việc tại Iraq năm 2003, từng phát biểu: "Văn hóa nhân quyền có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn và hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ nhân quyền thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng, mong muốn về nhân quyền của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hằng ngày cho nhân quyền".
Thực tiễn lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy, nhân quyền luôn là vấn đề được các chế độ chính trị - xã hội quan tâm, song không phải chế độ chính trị - xã hội nào cũng thật sự quan tâm bảo đảm về nhân quyền. Các "nhà dân chủ" trong nước thử nhìn sang những nước khác, bên một số ít quốc gia ở Bắc Âu có sự quan tâm nhất định, thì tại nhiều nước khác, việc vi phạm nhân quyền, chà đạp lên quyền con người,... vẫn khá phổ biến. Ngay tại Mỹ, nơi chúng tôi đang sống, nhân quyền nhiều khi cũng chỉ là câu khẩu hiệu, bởi tình trạng phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực trong trường học, việc xả súng bừa bãi,... vẫn tồn tại trong thời gian dài. Chẳng hạn theo số liệu của FBI, mỗi năm ở Mỹ có tới 30 nghìn người bị chết do các vụ bạo lực liên quan đến súng. Các "nhà dân chủ" ở quốc nội nên hiểu rằng, quốc gia có mô hình xã hội mà họ muốn mô phỏng và xây dựng ở Việt Nam, lúc nào cũng sử dụng trò chơi hai mặt, họ chỉ bảo vệ quyền lợi của họ mà thôi. Hình như các "nhà dân chủ" ở quốc nội không thật sự hiểu được những lời ban tặng từ hải ngoại, để rồi biến mình thành con rối đáng thương. Vâng, nếu đất nước không có dân chủ và nhân quyền, người gốc Việt từ khắp năm châu đã không trở về nước làm ăn, sinh sống. Bản thân tôi cũng vậy, vì công việc và gia đình nên tôi không thể như người khác, nhưng hằng năm tôi vẫn trở về, và được tận mắt chứng kiến bao sự đổi thay trên quê hương, đất nước. Ðể nhìn rõ tính khách quan của vấn đề, tôi dẫn lại kết quả nghiên cứu của Viện Phát triển quốc tế Harvard thuộc Ðại học Harvard (Hoa Kỳ) sau khi khảo sát Việt Nam, nhà nghiên cứu Dam Fforde đánh giá: "Việt Nam có được những lợi thế chính trị quan trọng. Lên nắm quyền qua chiến tranh và cách mạng chứ không phải do lực lượng bên ngoài áp đặt, năm 1975, Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu một hệ thống chính trị nhất thể với một quyền lực và tính hợp pháp không bị ai thách thức. Sau ba thập kỷ đấu tranh, Ðảng đã loại mọi đối thủ và khôi phục Việt Nam thành một nước độc lập và thống nhất. Ban lãnh đạo của Ðảng nằm trong số ổn định và thật sự nhất trí trong thế giới cộng sản, đảng viên của Ðảng bao gồm một phần lớn những người tận tụy và yêu nước nhất ở Việt Nam. Hơn nữa, đó là một đảng mà sự tồn vong và thắng lợi cuối cùng đã dựa vào việc huy động sự ủng hộ của quần chúng".
Ðương nhiên, chúng tôi cũng hiểu rõ những thách thức mà Ðảng Cộng sản Việt Nam có thể gặp phải trong vai trò là đảng cầm quyền. Một vấn đề khách quan luôn có thể đặt ra với bất kỳ đảng cầm quyền nào, là khả năng bị tha hóa bởi lạm quyền và quan liêu hóa. Ở hải ngoại, theo dõi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), gần đây là Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI), chúng tôi thấy Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục chứng tỏ sự nghiêm túc khi nhìn thẳng vào sự thật, không che giấu khuyết điểm và hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp cấp bách và cơ bản để khắc phục, đưa đất nước đi lên. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi thấy rất rõ sự quan tâm, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước khi Ðảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm tiến hành các giải pháp cấp bách, cơ bản để xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Nhiều hành động công khai và minh bạch đã được tiến hành, thể hiện quyết tâm lớn trong  chống tiêu cực,  tham nhũng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Ðó là thông điệp rõ ràng, báo hiệu sự chuyển mình mạnh mẽ vì quyền lực và lợi ích của nhân dân, vì một nền dân chủ rộng rãi cho mọi người. Chúng tôi hiểu, việc một số tổ chức, cá nhân đặt vấn đề Việt Nam vi phạm quyền con người và đàn áp người bất đồng chính kiến, cần thực hiện "tam quyền phân lập",... thực chất là vu khống, xuyên tạc, thiếu thiện chí, không phản ánh đúng đắn tình hình trong nước thời gian qua. Trước sự thật không thể bác bỏ ấy, chúng tôi nghĩ, nếu các "nhà dân chủ" ở trong nước thực tâm mong muốn xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước được giữ vững, mọi người đều được tạo điều kiện để phát triển,... thì nên làm những việc ích nước, lợi dân. Hãy cống hiến và cùng toàn dân xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường. Hãy là người Việt Nam chân chính để chúng tôi có thể học hỏi và noi theo.      
TRẦN MAI (Hoa Kỳ)

Cơn ác mộng mang tên “dân chủ”

Những ngày qua tình hình Ucraina trở nên căng thằng và hỗn loạn vì cái gọi là “dân chủ”. Hình ảnh đường phố Kiev la liệt xác chêt giữa khói lửa làm bao người chạnh lòng , còn đâu một Kiev đẹp đẽ bình yên trong “Ký sự Volga” cách đây vài năm. Trông người mà ngẫm đến ta mới thấy quí cuộc sống bình yên hiện tại . Một câu hỏi luôn ám ảnh tôi là Việt Nam sẽ thế nào nếu “ đa đảng- đa nguyên” như mong muốn của các nhà dâm chủ trong và ngoài nước ?

Trên thế giới có hàng đống nước đa đảng nhưng không phải nước nào cũng xảy ra tình trạng tranh chấp quyền lực đãm máu như Ucraina. Các nước đa đảng “lộn xộn” rơi vào hai trường hợp sau
- Các nước mà các nhóm lợi ích ở đó có sức mạnh ngang ngửa nhau và không tìm ra được một giải pháp khả thi chia đều lợi ích như Thái Lan chẳng hạn . Bởi vì bản chất nền chính trị đa nguyên là các đảng phái đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau. Nên nhớ rằng tranh chấp quyền lực ở Thái Lan đã diễn ra nhiều năm, và cái quốc hội – chính phủ được bầu một cách hợp hiến nhiều lần sụp đổ hoặc bị chính quân đội Hoàng gia giải tán . Dân Thái biểu tình liên miên, kéo nhau ra đường ngăn cản giao thông, an ninh trật tự, vác mã tấu chém nhau, ném bom xăng vào nhau.. Rõ ràng khi các nhóm lợi ích không tìm được cách chia lợi thì hiến pháp hay luật bầu cử đều phải vứt sọt rác .
- Các nước đa đảng trong tầm ngắm của nước nước lớn (vì có vị trí địa lý đẹp hay tài nguyên thiên nhiên) mà các nhà tư sản đại diện cho các nhóm lợi ích còn rất non yếu dễ dàng bị các nước lớn mua đứt. Và khi có hơn một nước tham gia mua bán thì đương nhiên nước đó sẽ rối như nồi canh hẹ . Ví dụ điển hính là Ucraina. Bản chất câu chuyện “dân chủ” ở Ucraina không gì khác hơn là cuộc đối đầu quyên lực giữa Nga- Eu+ Mỹ .
Trong cả hai trường hợp nêu trên thì đau khổ mất mát người dân và đất nước ấy lãnh đủ . . Khi tranh chấp quyền lực , các chính khách/ kẻ mua bán quyền lực không ném gạch đá hay bắn giết nhau mà quần chúng sẽ làm thay họ việc đó.
Nếu Việt Nam là một nước đa đảng thì Việt Nam sẽ rơi vào trường hợp thứ hai. Vì lẽ vị trí địa lý của chúng ta quá hiểm, bất kỳ một cường quốc nào cũng thèm muốn . Và Việt Nam chưa phải là một cường quốc như Hàn- Nhật ,chưa thể sản sinh một lớp nhà tư sản đủ giàu để nói không trước lời mặc cả ve vãn của ngoại bang. Cho dù các nhà tư sản Việt Nam có giàu mạnh thật chăng nữa cũng không cưỡng nổi sức ép tiền bạc từ các tập đoàn tư bản nước ngoài . “Cái gì không mua được bằng tiền có thể mua được bằng thật nhiều tiền “, bản chất của CNTB là như vậy .
Cách thức một nước lớn can thiệp vào nước đa đảng ( nhỏ yếu) rất đơn giản : bơm tiền vào lập thật nhiều đảng ma lấy danh nghĩa “nhân dân- quần chúng” để chống một đảng thật . Có thể họ không giành được quyền lực nhưng khi tình hình căng thẳng đến mức có đụng độ vũ trang thì y như rằng sẽ có một quân đội nước nào nhảy vào “bảo vệ thường dân” , và thế là quá đủ để một “chính phủ lâm thời” được thành lập .Còn nhớ giai đoạn mới thành lập nước Việt Nam DCCH, khi ấy xuất hiện quá trời đảng xôi thịt ,mỗi đảng lèo téo vài mạng và toàn người quen cả . Các đảng này làm đủ trò mèo để chống phá đất nước ,thâm chí âm mưu đảo chính , ám sát chính khách ( xem lại vụ án Ôn Như Hầu ) . Nếu các lãnh đạo Việt Nam DCCH không tài trí mưu lược và quần chúng không yêu mến tin tưởng cụ Hồ thì không biết 1945-1946 Việt Nam sẽ ra sao ?
Cá nhân tôi tin rằng khi đa đảng , Việt Nam không những sẽ loạn theo kiểu bị nước lớn giật dây như Ucraina mà một điều kinh khủng hơn : trả thù lẫn nhau . Cuộc chiến tranh chống Mỹ thống nhất đất nước đã kết thúc gần 40 năm và ngay hôm nay nhà nước Việt Nam miệt mài “hòa hợp- hòa giải dân tộc” nhưng còn một nhóm người vẫn mang hận thù với những người Cộng Sản .Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhân dân Việt Nam chết 4 triệu , Đảng Cộng Sản Việt Nam mất 2/3 số Đảng viên nhưng trong suốt 21 năm chiến đấu và đến khi thắng lợi , có cuộc tắm máu nào nhắm vào phía VNCH hay không ? . Ngày 30-4-1975 , tướng Trần Văn Trà đã nói “người Mỹ mới là kẻ thua cuộc, người thắng cuộc là người Việt Nam chúng ta” . Rất tiếc là mấy chục năm qua vẫn còn những người không chịu đứng vào hàng ngũ “chúng ta” vì ôm mãi thù hận. Không khó để kiểm chứng mức độ thù hận đến độ cực đoan ,mù quáng của họ chỉ cần vào các diễn đàn ,mang xã hội là thấy , ngay và luôn …Nhóm người này có thể được xếp ngang hàng với các nhóm tân phát xít ở châu Âu. . Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhóm phát xít này nắm được chính quyền trong cái nồi lẩu mang tên đa đảng ? Viết lại lịch sử là chuyện nhỏ , đập phá lăng Bác Hồ và hạ nhục Bác là chuyện đương nhiên và kinh khủng nhất là trả thù đảng viên cộng sản và gia đình họ . Nên nhớ rằng Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng thật , con số Đảng viên tầm 3 triệu . Nghĩa là cuộc trả thù đó sẽ nhắm vào khoảng vài triệu hộ gia đình . Giữ vững cái nền móng ổn định hiện nay nghĩa là chúng ta tránh cho đất nước – dân tộc rơi vào bi kịch.rất dễ thấy : Mỹ và Trung Quốc sẽ tranh giành quyền lực với nhau ở mảnh đất này . Và nếu đám phát xít kia được Mỹ/Trung Quốc chọn làm con ngựa kéo xe thì xác định luôn : Việt Nam ta được khuyến mãi thêm màn trả thù hoành tá tràng
. Những kẻ chống phá dân tộc vẫn kêu gào rằng chế độ hiện tại tham nhũng quá , phải phá bỏ đi , phải đa nguyên đa đảng mới hết tham nhũng . Đúng là Việt Nam đang đối mặt với vấn nạn tham nhũng thật nhưng lý lẽ “ Đa đảng là cây đũa thần chống tham nhũng” hết sức ấu trĩ , ngô nghê . Thế giới đầy các anh đa đảng mà tham nhũng thuộc hàng số má Trong thế kỷ 20, dân Việt Nam “trải nghiệm” hết thảy các thể chế chính trị mà loài người phát minh ra , và thể chế nào cũng có tham nhũng .. Với riêng XHCN thì những năm 80 từ nhà nước đến dân nghèo rớt mồng tơi ,có tham nhũng đâu . Kinh tế bùng nổ , luật chạy theo không kịp mới lòi ra nhiều kẻ hở cho tham nhũng . Tham nhũng không phải là bản chất đặc thù của xã hội XHCN nên có thể khắc phục được không việc gì phải xoắn
Tái Khẩu : Miễn bàn chuyện đám phát xít Cali về cầm quyền , chỉ cần một chính phủ với Bùi Hằng là Tổng Thống đám dâm chủ Aduku, Lã Việt Dũng ,Thu Trang ,Mẹ Nấm Gấu … làm bộ trưởng, thứ trưởng …đã là thảm họa đạo đức của dân tộc mình rồi
 Nguồn :Nhà bác Bao

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Nếu Trung Quốc đòi Biển Đông, Mông Cổ có thể đòi cả Trung Quốc

Người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.
Zachary Keck, biên tập viên tạp chí The Diplomat ngày 19/2 nhận xét, cái gọi là nguyên tắc của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (trên quan điểm chủ quyền lịch sử) đe dọa sự ổn định không chỉ ở Biển Đông hay châu Á mà đe dọa trật tự toàn cầu khiến Mỹ đã phải công khai phản đối đường 9 đoạn.
Trái ngược với những gì Trung Quốc tuyên bố, Mỹ thể hiện rõ quan điểm của mình sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra đối đầu, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh trên Biển Đông. 
Từ địa vị vững chắc của Mỹ tại Thái Bình Dương hiện nay, có vẻ Washington rõ ràng sẽ không chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, ít nhất là trong bối cảnh hiện tại.
Tuy nhiên, một số người theo đuổi tham vọng thực thi tuyên bố chủ quyền với Biển Đông ở Bắc Kinh có thể có những nhận định khác nhau về vấn đề này. 
Trường hợp Washington đã khoanh tay đứng nhìn quân đội Trung Quốc đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough năm 2012 và tiếp tục nhăm nhe tìm cách đánh bật Manila ra khỏi bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đối tượng Trung Quốc, Đài Loan và Philippines cũng nhảy vào tranh chấp - PV) khiến những người này tin rằng Hoa Kỳ sẽ không dám "mạo hiểm đương đầu" với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nếu Trung Quốc phớt lờ các cảnh báo của Mỹ, điều này có khả năng tạo cho Bắc Kinh một khoảng tạm dừng lớn hơn để thúc đẩy tuyên bố của họ ở Biển Đông, và nó cũng sẽ đặt Mỹ vào tình thế khó khăn hơn. 
Vì vậy chính quyền Obama đã đưa các biện pháp thích hợp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á. 
Khi Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn của mình, Washington sẽ tránh bị rơi vào khả năng va chạm với Trung Quốc.
Quan trọng hơn, việc Mỹ thách thức yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó gây bất ổn không chỉ cho khu vực châu Á. Tuyên bố của Trung Quốc đòi "chủ quyền" với 90% diện tích Biển Đông bắt nguồn từ quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc về "chủ quyền lịch sử".
Năm 2008, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các quan chức Mỹ rằng đường 9 đoạn Trung Quốc (tự vẽ ra) ở Biển Đông "cho thấy chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có từ thời cổ đại"?!
Nếu cứ để Trung Quốc tự thiết lập "nguyên tắc" một mình một kiểu như vậy sẽ là một thảm họa với vô số xung đột chủ quyền bởi sự dịch chuyển biên giới giữa các quốc gia trong lịch sử.
Lý luận theo kiểu Trung Quốc, đế chế Ottoman đã kiểm soát phần lớn châu Âu ở những thời điểm khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có quyền đòi "chủ quyền" với toàn bộ châu lục này. 
Tương tự, Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền hầu hết Tây Âu và Đông Âu thời kỳ Napoleon và Đức quốc xã, Nga có quyền yêu cầu "chủ quyền" ở các nước Đông Âu do biên giới Liên Xô để lại....
Trớ trêu hơn nữa, một số quốc gia có thể áp dụng "nguyên tắc đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đang bám lấy để yêu sách chủ quyền với chính một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.
Nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc từng là thuộc địa của Đức, Pháp và Anh thời thế kỷ 19, 20 thì họ cũng có thể yêu sách "chủ quyền" với những vùng đất này như những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông. 
Chính phủ ông Shinzo Abe có thể yêu sách chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc vì Hoàng gia Nhật đã từng kiểm soát chúng một thời.
Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13.
Tất cả điều này nói lên rằng nguyên tắc đằng sau cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trật tự toàn cầu. Cứ theo cái cách Bắc Kinh giải thích thì ngay cả Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trên thế giới sẽ trở nên sẽ trở nên hỗn loạn.

Theo GIÁO DỤC VIỆT NAM

RA TRẬN

Sân bay, tôi ngồi đợi chuyến bay muộn và đọc những dòng hồi ức của bạn bè tôi về ngày 17/02/1979.  Đọc những kỷ niệm về không khí muốn ra trận của những chàng trai 17-18 ngày đó, tôi phát hiện ra một điều.  Đối với tôi, sự chuẩn bị ra trận của bố nuôi tôi ngày ấy hoàn toàn khác! 

Không như một số người bây giờ nói là Việt Nam hoàn toàn bất ngờ về việc Trung Quốc tấn công.  Tôi nhớ rằng cả tháng trước ngày chiến sự nổ ra, khu tập thể Nguyễn Công Trứ, nơi tôi ở đã rục rịch chuẩn bị.  Mọi người bắt đầu đào hầm hào ngay trong khu.  Không có hầm chữ A như thời đánh Mỹ nhưng giao thông hào đào cũng ngập đầu và các hố cá nhân với khung bê tông tròn như thành giếng đâu đâu cũng thấy.  Tôi còn nhớ mỗi chiếc hầm cá nhân đó sâu hai vòng bê tông, loại bê tông rẻ tiền mà chỉ cần đập gạch vào cũng sẽ vỡ.   Ngày đó bố đẻ tôi đang ở Liên Xô, mẹ tôi đi làm từ sáng tới tối nên hầu hết thời gian không đi học, tôi lê la ở nhà bố mẹ nuôi ở bên cạnh.  Buổi tối, bố nuôi tôi thường hay ngồi uống trà với các chú hàng xóm và câu chuyện thường liên quan tới một từ mà tôi không hiểu lắm “tái ngũ”.  Bố tôi là bộ đội đánh Mỹ.  Bố chiến đấu ở Tây Nguyên từ năm 1969 tới 1975.  Năm 1979, bố mới phục viên được hơn 3 năm.  

Tôi nhớ, mấy người hàng xóm thường hỏi “anh nghĩ họ có gọi anh tái ngũ không?”  Bố tôi thường nghĩ một lúc rồi trả lời “Nếu đánh nhau, trên đó toàn là núi, pháo bắn khó, chủ yếu sẽ là súng cối.  Tôi đoán sớm hay muộn, họ cũng sẽ gọi thôi.”  Sau này tôi biết suốt 7 năm ở chiến trường Tây Nguyên, bố tôi là chỉ huy một trung đội cối 82 ly. 

Ngày 17/02/1979, giữa buổi chiều, bố tôi từ nhà máy về.  Đằng sau xe của bố chở hai bao tải lớn, một bao gạo và một bao khoai lang khô thái lát.  Nhà máy cho bố về sớm để chuẩn bị.  Bác quản đốc gọi bố ra chỉ vào hai bao gạo và khoai, nói “anh mang về cho chị và bọn nhỏ!” 

Bố cẩn thận cất hai bao đó vào trong cái kho nhỏ của nhà và mở chiếc thùng gỗ lớn trên gác xép ra.  Đối với tôi, cái thùng gỗ cũ kỹ với khoá to tướng đó giống như cái rương đựng đồ báu trong chuyện Đảo Giấu Vàng.  Bố rất ít khi mở, và mỗi lần mở thì tôi chỉ thoáng thấy những đồ bộ đội trong đó.  Nhưng với trẻ con ngày đó, tất cả những gì liên quan tới bộ đội đều như của báu.

Bố tôi lôi ra bộ quân phục Tô Châu mới toanh mới mặc vài lần.  Bộ quân phục này bố được phát trong lễ diễu binh tại Sài Gòn sau ngày 30/04/1975.   Sau đó là chiếc mũ tai bèo đã bạc, đã vá nhiều và có một vết đạn xuyên qua vành nón.  Sau này tôi biết, bộ đội cũng có những điều mê tín.  Bố tôi đã đội chiếc mũ đó hồi năm 1970, đơn vị bố chết nhiều, nhưng bố vẫn sống dù bị đạn xuyên vành mũ.  Bố tin rằng chiếc mũ đó là bùa hộ mệnh nên ông vẫn mang theo khi ra quân. 

Mẹ nuôi tôi về, đứng chết trân giữa cửa khi nhìn thấy bố giữa những đồ quân dụng trải ra trên nền nhà.  Bố lừ mắt nhìn mẹ rồi nói “Nhà còn các con, đừng có mà đàn bà!”  Mẹ tôi lẳng lặng đi nấu ăn.  Ăn xong cơm tối, mẹ tôi lấy chiếc ba lô của bố tôi ra khâu vá.  Anh hai và chị ba tôi thì im lặng, nhưng anh út và tôi thì vui như Tết.   Tôi tò mò hỏi hết thứ này đến thứ khác về các đồ quân dụng của bố.   Bố giải thích một cách kiên nhẫn cho tôi.  Cũng lạ là lúc đó tôi mới 5 tuổi nhưng 35 năm qua đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in từng thứ đó.  Bố sẽ dùng chiếc bình-toong của Mỹ chứ không dùng đồ của quân đội phát.  Chiếc bình-toong Mỹ khác với bình-toong do Trung Quốc sản xuất cho quân đội ta ở chỗ, mặt ngoài của bình phồng lên nhưng mặt trong thì hóp nhẹ lại.  Chiếc bình-toong đó đi cùng và lắp vừa khít vào một chiếc gà-mèn.  Chiếc gà-mèn lại có một cái tay cầm sắt nhỏ có thể gập lại được và rất thuận tiện để cài vào chiếc xanh-tuya Mỹ khổ lớn bằng vải bạt.  Điều đó giúp cho người lính không phải có một bộ dây khác để đeo tòng teng khi dùng bi-đông Trung Quốc.  Chiếc xanh-tuya khổ lớn của Mỹ đó là vật yêu thích của tôi.  Nó có một chiếc khoá thép rất đơn giản hình như cái mỏ neo giúp cho việc đeo vào và tháo ra chỉ trong tích tắc.  Bố tôi giải thích cho tôi rằng, người lính Mỹ dùng chiếc xanh-tuya đó có thể đeo rất nhiều vật nặng khi hành quân (lựu đạn mỏ vịt, lựu đạn cài, bình-toong nước, súng ngắn, và nhiều thứ khác).  Chiếc xanh-tuya đó khi mới đeo thì lỏng nhưng càng đeo nặng thì càng ôm chặt vào người – và đặc biệt là nó hơi trễ xuống, mắc vào mông người lính.  Với chiếc thắt lưng Trung Quốc mà bộ đội ta dùng, muốn không bị tụt quần khi hành quân, người lính sẽ phải thắt chặt.  Với chiếc thắt lưng bản nhỏ, thắt chặt vào hông mà lại treo vật nặng khi hành quân xa, da hai bên hông sẽ trầy xước hết. 

Tôi nhớ bố tôi cẩn thận lấy một miếng vải màn nhỏ, cuộn tròn lại và nhét vào trong bình-toong nước.  Bố ở Tây Nguyên 7 năm.  Mỗi khi vào mùa khô, người lính đôi khi phải đi cả ngày đường mới tìm được nước.  Bố giải thích là bình-toong nước vào mùa khô ít khi đầy.   Khi hành quân, chiếc bình-toong với nước ngang lưng bình mà không có cuộn vải màn bên trong sẽ gây tiếng óc ách.  Tiếng động đó, đôi khi sẽ khiến người đeo phải trả giá bằng máu.  Cuộn vải màn nhỏ còn có tác dụng khác là sử dụng để cho thương binh ngậm vào khi khát nước.  Bố tôi nói, Tây Nguyên mùa khô, suối sông cạn hết.  Người lính bị thương vào mùa này (mùa của hành quân và đánh trận) sẽ khát khủng khiếp.  Nếu đưa một chiếc bình-toong cho họ uống, họ sẽ tu một hơi đến khi không còn một giọt.  Người lính bị thương sẽ bị chết vì mất máu (do uống nước quá nhiều) và người khênh họ sẽ kiệt sức vì khát mà hết nước.

Những năm ở Tây Nguyên khiến cho bố tôi có những kinh nghiệm sinh tồn mà quân đội không dạy.  Ông đi xin được ở đâu về một cuộn nhỏ dây cước và làm một chùm lưỡi câu từ dây thép.  Ông bảo mẹ tôi may một cái túi nhỏ phía trong ba-lô và nhét chùm lưỡi câu và sợi giây cước vào đó và khâu lại.  Bố tôi kể, hồi chống Mỹ, bộ đội rời miền Bắc được trang bị rất đầy đủ.  Thế nhưng khi vượt Trường Sơn, leo dốc kinh khủng quá, tân binh vất hầu hết mọi thứ đi cho nhẹ.  Họ chỉ thấy hối tiếc về việc đó khi đã vào tới chiến trường và đói vàng mắt.  Bố tôi cầm cái chùm lưỡi câu cho tôi xem và nói “ở trên núi kiểu gì cũng phải có suối.  Có suối, có nước thì có cá.  Có cá, có nước là đủ để sống!” Bố tôi bảo mẹ tôi khâu dấu những đồ nhỏ lặt vặt như miếng cao hổ cốt và cái mật gấu mà ông nội cho vào mặt trong của ba-lô để “mình vừa không quăng bừa đi, vừa khỏi có thằng lỏi nào nó lấy mất”. 

Tôi nhớ hôm sau mẹ tôi lên ông ngoại ở Ngọc Hà mua một ít thịt.  Mẹ làm ruốc.  Mấy anh em chúng tôi sung sướng vô cùng ngồi chầu rìa và xin xé ruốc.  Tôi xé thì ít nhưng ăn vụng thì nhiều.  Ruốc xé rất tơi ra xong rồi thì mẹ tôi lại lèn vào một chiếc hộp nhôm hình tròn (cũng là đồ chiến lợi phẩm của Mỹ mà bố tôi mang về hồi ra quân).  Mẹ lèn rất chặt toàn bộ số ruốc đó rồi cất lên tận nóc tủ.  Tôi nhớ, buổi tối, khi ngồi ăn, tôi cứ ngước lên nhìn cái hộp ruốc đó.  Bố tôi thấy ánh mắt tôi bèn quay ra hỏi mẹ tôi cái gì trên đó.  Khi biết đó là ruốc mà mẹ tôi làm để cho bố tôi mang theo ăn dần, bố bực mình mắng: “Con nó thèm thì mẹ cứ cho chúng nó ăn.  Còn bố mà có đi thì đã có tiêu chuẩn quân đội nuôi!”  Mẹ thì rơm rớm nước mắt vì bị mắng còn chúng tôi thì sướng rơn người vì được ăn ruốc.  Đến giờ, tôi vẫn nhớ mùi ruốc thơm nồng ngày đó.

Tôi nhớ, vào hôm sau, bố tôi ở nhà.  Khi mẹ tôi đi làm rồi, bố mới mở hòm lấy ra một khẩu Colt .45 và một hộp giấy đầy đạn của Mỹ.  Hồi đó tôi nhớ, những viên đạn K54 hay AK-47 đã rút thuốc đạn mà tôi hay được các cậu tôi cho làm đồ chơi thường có vỏ màu nâu sậm hoặc màu xanh lá cây rất tối.  Những viên đạn đó có các-tút là sắt và hay rỉ.  Thế nhưng những viên đạn Mỹ thì có màu đồng vàng óng, nhìn rất bắt mắt.   Bố tôi lau súng rất kỹ, lên quy lát loạch xoạch, lau từng viên đạn rồi mới cất súng vào bao.   Bố dặn tôi rất kỹ là không được nói với mẹ chuyện bố lau súng.  Sau này, khi tôi khoảng 10 tuổi và có lần lấy khẩu súng không đạn đó ra chơi.  Bố trông thấy liền mang đi nộp cho chú công an khu vực.  Khi thấy tôi buồn, bố tôi kể cho tôi về khẩu súng đó.   

Đó là khoảng năm 1970, mặt trận Tây Nguyên sau Mậu Thân rất khó khăn.   Bộ đội đói dài và tổn thất nặng.  Có một trận trung đội cối 82 của bố tôi đi yểm trợ cho tiểu đoàn đánh một đơn vị Mỹ mới đổ bộ.  Trận đánh giằng dai kéo dài mà không dứt điểm được.  Đến xế chiều, cối hết đạn, bố tôi được lệnh rút.  Khi rút ngang qua một cái trảng thì bất chợt ba chiếc trực thăng bay tới.   Trung đội kịp chạy vào bìa rừng và nằm im ở đó.  Thế nhưng có một cậu lính trẻ mới vào chiến trường, lần đầu thấy trực thăng Mỹ bay sà thấp ngang ngọn cây nên sợ quá không chạy được.  Cậu ấy nằm rúm ró trên trảng trống.  Một trực thăng hạ xuống và tóm cậu lính đó lên máy bay.  Ba chiếc lượn vòng quần thảo trên đầu.  Chỉ vài phút sau, tự nhiên tiếng loa từ trên trời vọng xuống giọng cậu lính kia mếu máo “anh Tr… ơi, ra hàng đi không nó giết chết hết anh Tr… ơi!”  Bộ đội nằm im vì trên mỗi chiếc trực thăng đó có 2 khẩu súng máy Gatling 6 nòng đang chĩa xuống.  Mấy chiếc máy bay cứ bay vòng sát trên các ngọn cây.  Tiếng gào thảm thiết của cậu lính từ trên vẫn vọng xuống “Ối anh Tr… ơi, em cắn rơm cắn cỏ lạy anh.  Anh không cho anh em ra hàng thì nó đạp em xuống, anh Tr… ơi!”  Mấy chiếc trực thăng bay lượn vòng thấp, cánh quạt thổi tung tất cả cỏ với cành lá nguỵ trang ở dưới lên.  Cứ mỗi lần thấy một người lính nào đó nấp ở dưới, súng Gatling lại nổ chát chúa.  Tiếng súng CKC từ dưới nổ từng phát một lên rồi tắt ngấm.  Cậu lính bị bắt ở trên thì cứ gào lên, tiếng kêu không ra tiếng con người “Ối ông ơi, ông đừng đạp con xuống, để con gọi anh Tr… con ra hàng.  Ối anh Tr… ơi, em còn mẹ già, anh hàng đi cho em còn đường sống….”  

Bố tôi nói rằng những năm 69-70, đơn vị cối của bố tôi chỉ được trang bị CKC.  Bố tôi nói, ở Miền Bắc tuyên truyền cụ già bắn rơi cả phản lực Mỹ bằng súng đó, chứ ở Tây Nguyên, có dùng CKC bắn cả ngày trực thăng nó cũng chẳng rơi.  Thế nên trung đội của bố tôi cứ nằm yên mà chịu trận.  Ai bị lộ thì bắn lên trời xua địch chứ những người còn lại, toàn lính cựu, đều biết rằng nổ súng, lộ vị trí thì cả đơn vị đều chết.  

Bố tôi kể là đến khi trời tối, trực thăng quay về căn cứ thì trung đội bố tôi chỉ còn lại 1/3.  Thế nhưng, bố tôi nói, điều kinh khủng nhất là cái tiếng gào thét gọi hàng và xin tha chết của cậu tân binh trẻ ám ảnh trong đầu ông.  Sau trận đó, bố tôi thề sẽ không bao giờ để bị bắt.  Bố tôi nói, lính Mỹ và Sài Gòn thù lính cối 82 không kém gì thù lính đặc công và trinh sát.  Cối 82, những năm đó là vũ khí sát thương mạnh nhất và đáng sợ nhất với quân Mỹ.  Sau trận đó vài tháng, bố tôi được khen thưởng và ông đã đổi toàn bộ số thực phẩm được cấp (mà thực ra cũng chỉ là 1 hộp sữa đặc có đường) để lấy khẩu colt 45 chiến lợi phẩm do một người lính trinh sát mang về.  “Súng đó không phải để bắn người đâu.  Bố dùng nó cho mình con ạ!”

Tôi cũng nhớ bố tôi lên nhà máy da dày Thuỵ Khuê xin về một bộ dây da.  Ông cẩn thận cắt và khâu thành một bộ dây nịt.  Ông đeo vào người rồi lấy cái chảo quân dụng  lớn mà mẹ tôi dùng để nấu cám lợn, buộc vào.  Ông chạy đi chạy lại, đứng lên rồi nằm xuống với cái chảo lớn được buộc chặt bằng bộ dây da đó trên lưng.  Tôi thấy kỳ lắm và hỏi.  Bố tôi kể là hồi năm 71, đơn vị bố tôi có một cậu chuyên mang đế của khẩu cối 82.  Cái đế đó là một cái chảo sắt nặng, dùng để chịu lực của nòng cối khi viên đạn bắn đi.  Cái đế cối đó nặng nên cậu đó hay đeo trên lưng như cách các hiệp sỹ xưa đeo lá chắn trên lưng vậy.  Có cái đế đó trên lưng, cảm giác rất an toàn vì đạn bắn thẳng cũng không xuyên qua được.  Có một lần, đơn vị bố tôi bị trúng pháo toạ độ.  Tất cả chạy nháo nhào, nhảy xuống các hố đạn pháo vừa nổ.  Cậu lính mang đế cối cũng nhảy xuống một hố pháo.  Pháo ngưng, bố tôi thấy cậu lính đã chết.  Khi nhảy xuống hố đạn, anh đã ngã dúi đầu xuống đất, chiếc đế cối nặng trên lưng bị hơi đạn pháo đã bung ra khỏi đai vải đeo, mép của đế cối tuy không sắc nhưng với sức nặng của toàn bộ khối sắt đã cắt vát một phần sau gáy anh.  Anh chết không kịp nói một tiếng.  Tôi nói rằng bố là chỉ huy thì lo gì phải mang đế cối.  Bố tôi trả lời rằng bị trúng phản pháo thì vừa phải khiêng thương binh vừa phải khiêng súng mà chạy.  Lúc đó, sỹ quan hay lính cũng phải lăn vào bê súng hết. 

Từ hôm đó, cứ đêm đến, sau khi ăn cơm xong, bố tôi lại nghe hết đài tiếng nói Việt Nam đến đài BBC về tình hình chiến sự.  Trên chiếc bản đồ VN treo trên tường, bố cắm những lá cờ nhỏ màu đỏ và xanh, đánh dấu các tuyến phòng thủ của quân ta tiến lên hay lùi xuống theo tin tức chiến sự.  Sau khi hết các bản tin, bố lại mở 2 cuốn sách cũ sờn gáy và mất cả bìa.  Một cuốn, tôi nhớ tên là “yếu lĩnh cối 82”.  Một cuốn khác không có bìa nhưng có dòng chữ “Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hoà” ở ngay trên đầu.  Đó là cuốn dạy cách bắn súng cối cá nhân M-79.  Khi tôi hỏi bố đọc làm gì.  Bố trả lời là làm gì cũng phải học, phải ôn luyện – bố đang ôn lại các cách bắn cối và M-79 từ thời chống Mỹ. 

Tôi vẫn nhớ mỗi lần mẹ tôi giật thót khi nhìn thấy người đưa thư đến trước cửa.  Sau này tôi nghĩ mẹ sợ người đó mang đến giấy gọi tái ngũ cho bố tôi.  Tối tối, mẹ tôi lại giở ba-lô và quần áo lính của bố tôi ra khâu thêm chỗ nọ, đằn thêm chỉ chỗ kia.  Chiều chiều, bố tôi về sớm, tìm cách sửa mọi thứ trong nhà.  Bố tranh thủ lấy than về trộn với bùn rồi nắm thành từng bánh phơi để mẹ có đồ để đốt khi bố đi vắng.  Tối tối, mọi người lại sang nhà tôi, uống trà rồi nói chuyện người này đã lên phòng tuyến sông Cầu, con nhà kia hôm nay đã nhận giấy nhập ngũ.  Tối tối, xe tăng, xe kéo pháo và chở quân lại kéo nườm nượp từ ngã tư Vọng, qua Bạch Mai lên phố Huế, Tràng Tiền để qua cầu Long Biên lên phía Bắc.  Tối tối, bố tôi lại chong đèn ngồi xem lại cách tính phần tử bắn.  Cuối cùng ngày 18/3/1979, đài báo quân Trung Quốc đã hoàn toàn rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.  Hôm đó, bố tôi lại cất các thứ đồ thời kháng Mỹ vào hòm.  Hôm đó, nghe bản tin xong, lần đầu tiên mẹ tôi bật khóc.

Năm đó, bố tôi 40 tuổi, bằng tuổi tôi bây giờ.  Năm đó, mẹ tôi cũng trạc tuổi vợ tôi hôm nay.  Năm đó, bố tôi, người cựu binh đã trải qua 7 năm đầy máu và gian khổ ở Tây Nguyên, lặng lẽ chuẩn bị cho ngày tổ quốc gọi ông một lần nữa.  Năm đó, nếu tái ngũ, bố tôi sẽ để lại sau hậu phương một vợ và 3 con nhỏ (ngoài ra thêm một thằng con nuôi ăn bám là tôi nữa).  Năm đó, ông lại lặng lẽ chuẩn bị khẩu súng ngắn cho mình để phòng trường hợp bị bắt làm tù binh.  Năm đó, mẹ tôi chỉ khóc khi biết rằng bố tôi không phải ra trận.  

Đối với tôi, việc chuẩn bị ra trận của bố tôi rất khác với những gì bạn bè tôi tả.  Có lẽ là vì bố tôi là người đã từng thấy chiến tranh nên cách chuẩn bị ra trận của ông cũng khác.

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới phía Bắc 1979

Vào những ngày này 34 năm trước (1979), bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh bất ngờ xua hơn 50 vạn quân vượt biên cương, hùng hổ xua quân đánh thẳng vào 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

Đất nước Việt Nam lúc bấy giờ đang là một đất nước mang đầy thương tích chiến tranh, chịu nhiều hậu quả chiến tranh tàn khốc, chịu đựng gần 9 triệu tấn bom và chất độc hóa học, nhiều gần gấp 3 lần tổng số bom cả thế giới rải vào nhau trong 2 cuộc Thế chiến. Việt Nam vừa trải qua thời kỳ chiến tranh dài nhất trong Việt sử và một trong các thời kỳ chiến tranh dài nhất trong lịch sử thế giới.

Quân đội Nhân dân Việt Nam lúc đó đang là một quân đội mang đầy vết thương chiến tranh chưa lành, đang vướng chân và chịu gánh nặng Campuchia, phải bổ sung nhiều lính mới cho chiến trường ở cả hai đầu đất nước, phía Nam và phía Bắc.

Song quân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, TBT Lê Duẩn, và sự tham mưu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã đánh bại và đẩy lùi hơn 50 vạn quân Trung Quốc xâm lược, gây cho chúng những tổn thất vô cùng lớn lao. Kết quả là chúng phải đơn phương lui binh về nước sau những thiệt hại nặng nề. Nhục nhã chuồn nhanh trước khi quân chủ lực Việt Nam ra Bắc.

Sau 1 tháng thử lửa, Bắc Kinh thừa biết rằng nếu ngay cả những tân binh địa phương, bạch đầu quân, nữ du kích, dân quân, tự vệ mà họ còn không vượt qua nổi, thì chắc chắn họ không có cơ hội nào cầm cự nổi với lực lượng đại quân, tinh binh, các lực lượng chủ lực, thiện chiến, nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhiều chiến công của Việt Nam, những sư đoàn vừa mới giao chiến và đánh bại đạo quân vô địch Hoa Kỳ cách đây không lâu.

Đó là lý do Trung Quốc phải bắt đầu rút quân từ ngày 5 tháng 3. Việt Nam nói rằng sẽ thả cho Trung Quốc rút về, nhưng sau đó bất ngờ đón đánh, truy kích, phục kích nhiều nơi để răn đe, trả đũa. Do đó mà chiến sự tiếp diễn nhiều nơi. Và phải đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 thì Trung Quốc mới hoàn thành việc rút quân sau 13 ngày lui binh "trầy da tróc vẩy".

Các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh luôn tạo ra niềm cảm hứng viết bài trong tôi, đặc biệt là cuộc chiến này. Đây là một sự kiện lịch sử lớn, là một cuộc chiến tranh lớn, đến nỗi có học giả nước ngoài còn gọi đây là "Chiến tranh Đông Dương 3", do đó nên có sự ghi nhớ, kỷ niệm về nó không nhiều thì ít. Nếu chưa tiện trên các báo chí chính thống thì vẫn nên tuyên truyền rộng rãi trên blog, diễn đàn, để làm rõ chiến công của quân dân ta. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ, chia sẻ một số cảm nghĩ, nhận xét, thông tin về đề tài này và mấy vấn đề liên quan.

Nên xác định đúng ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới phía Bắc 1979

Bắt đầu từ ngày 17/2/2013, cùng với sự kiện Trung Quốc kéo quân sang xâm lược Việt Nam vào ngày này 34 năm trước, BBC Việt ngữ và nhiều blogs đăng nhiều bài về cuộc chiến này. Nhiều người còn gọi đó là để "kỷ niệm" cuộc chiến tranh này. Lúc đầu tôi cũng không nghĩ nhiều, thấy ừ thì cũng đúng, định hòa theo những người đó viết bài "kỷ niệm ngày 17/2". Nhưng giật mình nghĩ lại thì thấy có vấn đề rất lớn, chúng ta đã nhầm lẫn ngay từ đầu.

Từ mấy ngàn năm trước đến ngày nay, ở nước Việt cũng như các nơi khác trên thế giới, người ta thường chỉ kỷ niệm những sự kiện tích cực, những sự kiện đem đến niềm vui. Về chiến sử thì đó là những chiến công, những gương chiến thắng. Không ai đi kỷ niệm ngày người ta đánh mình cả.

Cha ông, cha anh chúng ta không đi kỷ niệm ngày giặc Nguyên, giặc Thanh vào đánh ta. Dân ta không kỷ niệm ngày quân Pháp - Tây Ban Nha (1858) và Mỹ (1965) đổ bộ vào cảng Đà Nẵng. Dân ta kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên, Điện Biên Phủ trên không, sự kiện ký hiệp định Paris, Đại thắng mùa xuân. Tức là những chiến công hoặc những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt dẫn đến chiến thắng và thằng giặc phải cút khỏi nước ta. Không ai đi "kỷ niệm" ngày thằng giặc đánh mình cả.

Ngoài trường hợp những sự kiện quân sự diễn ra trong 1 ngày (ví dụ Trân Châu Cảng, hải chiến Trường Sa....), ngày đánh lui, đánh thắng địch cũng là ngày địch đánh ta, thì không ai ở Việt Nam và trên thế giới này kỷ niệm ngày địch đánh ta, mà họ chọn ngày đánh lui địch để làm ngày kỷ niệm. Các cụ ta không kỷ niệm ngày quân Pháp đổ bộ nổ súng đánh Đà Nẵng, thay vào đó là kỷ niệm ngày giành được độc lập, ngày thắng giặc, ngày đánh đuổi quân giặc về nước, ngày mở đường cho quân Pháp, quân Mỹ về nước, ngày giải phóng, ngày thống nhất. Cũng như người Mỹ không kỷ niệm ngày thực dân Anh đưa quân vào đánh. Họ kỷ niệm ngày đánh đuổi quân Anh và lấy đó làm lễ Độc Lập (Independence day). Kể cả các lễ hội dân gian cũng không ai đi kỷ niệm những ngày như vậy.

Tôi nghĩ hiện tượng đó là hợp tình hợp lý, bởi vì nếu kỷ niệm ngày giặc đánh mình thì nó nói lên điều gì, nó gởi lên thông điệp gì, nó gởi thông điệp gì cho giới trẻ và con cháu đời sau?Nó có nghĩa là ta lấy thằng giặc làm trung tâm và nhân vật chính. Ta kỷ niệm ngày thằng giặc đánh ta. Ta kỷ niệm một hành động của giặc, kỷ niệm hành động đánh ta của giặc. Thay vì kỷ niệm ngày vui chiến thắng của ta. Kỷ niệm hành động của ta, kỷ niệm hành động đuổi giặc của ta. Kỷ niệm sự thắng lợi của ta. Lấy ta làm trung tâm và nhân vật chính.

Như vậy, theo tình lý trên, theo truyền thống cha ông, thì ngày cần kỷ niệm là ngày chiến thắng biên giới phía Bắc, chính là ngày 18/3, là ngày mà đoàn quân xâm lược sứt mẻ của Trung Quốc hoàn thành việc rút đại quân ra khỏi Việt Nam, để lại hàng vạn xác đồng đội xâm lăng. Chứ tuyệt đối không phải là ngày 17/2. Đó là tư tưởng của nạn nhân đưa đầu chịu đánh, chứ không phải là tư tưởng của một dân tộc quật cường chống xâm lược và quyết chiến quyết thắng bọn giặc xâm lược. Chúng ta nên kỷ niệm ngày ta đuổi giặc, ngày ta thắng giặc. Không nên kỷ niệm ngày giặc đánh ta, ngày ta bị đánh, ngày ta bị giặc đánh.
Truyện tranh vào thời này
Tôi không rõ đây là tư tưởng thuộc địa hay "văn hóa buồn bã", tinh thần tiêu cực, hay "ai đó" cố ý kích thích lòng căm thù nước Trung Quốc và tinh thần bài Hoa (nếu nhớ không lầm thì chính BBC Việt ngữ là kênh đầu tiên khởi sự đăng bài dồn dập về ngày 17/2 hàng năm), nhưng nói chung đây là một tư duy không đúng và mâu thuẫn với chủ đạo dân tộc Việt Nam, đi ngược với những truyền thống mà cha ông, cha anh ta hay làm.

Bên Trung Quốc, nhiều người kỷ niệm ngày 17/2 là ngày TQ đem quân tấn công Việt Nam, chứ họ không kỷ niệm ngày 18/3 là ngày họ lết về nước với những người lính thân tàn ma dại, mình đầy băng bó, bỏ lại hàng vạn xác đồng đội phơi la liệt khắp 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Phải chăng BBC Việt ngữ đã rập khuôn quan điểm chính thống của Trung Quốc về kết quả cuộc chiến? Người Hán chưa bao giờ thừa nhận thất bại trong tất cả các cuộc chiến nào của lịch sử Trung Quốc. Cuộc chiến này cũng không ngoại lệ. Phải chăng mục đích của BBC Việt ngữ là biến một sự kiện kỷ niệm chiến thắng tích cực thành một sự kiện tưởng niệm chiến bại buồn bã tiêu cực? Hay biến thành một ngày "quốc hận" nào đó?

Nếu muốn kỷ niệm, ca ngợi, biết ơn chiến công đánh bại giặc Tàu xâm lược, để làm gương chiến đấu cho con cháu, để cho con cháu ngày sau tiếp tục noi theo đánh giặc bảo vệ làng xóm đất nước quê hương thì cần kỷ niệm ngày thắng giặc, ngày mà chúng nó cút về nước, chứ tuyệt đối không phải là ngày mà chúng nó đánh ta. Đó là ngày của nạn nhân bị ăn đòn, không phải là ngày chiến thắng, ngày đánh bại kẻ thù. Ngày kỷ niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 phải là ngày 18 tháng 3. Chúng ta nên làm theo phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của ông cha, không nên làm theo BBC Việt ngữ.hiến tranh năm 1979 giống cuộc chiến chống ngoại xâm nào trong Việt sử?

Theo kiến thức cơ bản nhất về lịch sử nước mình, tôi nghĩ cuộc chiến năm 1979, nhất là kết cục của nó, có nét giống với cuộc chiến Lê Đại Hành đánh Tống trong thời Tiền Lê, Lý Thường Kiệt đánh Tống trong thời nhà Lý, Trần Hưng Đạo đánh Nguyên Mông trong thời nhà Trần, và 2 cuộc kháng chiến quy mô lớn gần đây nhất; chống Pháp và Mỹ.

Lê Đại Hành và Lý Thường Kiệt đều phải đánh Chiêm Thành trước để rảnh tay kháng Tống, tránh không để rơi vào bẫy gọng kìm "lưỡng đầu thọ địch" (hai đầu gặp địch). Tướng Lê Khả Phiêu, Lê Trọng Tấn và quân đội CHXHCN Việt Nam phải đánh Khmer Đỏ trước để ổn định mặt trận phía Nam. Nhưng khác xưa là chưa bình định hết thì quân phương Bắc đã kéo tới cửa.

Quân nhà Lê và quân nhà Lý đều cầm chân địch tại phòng tuyến Bình Lỗ và Như Nguyệt. Trường hợp chiến tranh Lê - Tống là giặc tự tháo lui sau khi thấy không chọc thủng nổi phòng tuyến Bình Lỗ. Trường hợp chiến tranh Lý - Tống là quân nhà Lý sau khi gây thiệt hại, thương vong nặng nề cho địch thì đã chủ động nghị hòa trước. Rồi tướng giặc mới rút quân về sau khi thấy đánh mãi mà vẫn không xuyên qua nổi phòng tuyến Như Nguyệt, trong khi ngày càng hao binh tổn tướng.

Trong chiến tranh Đại Việt - Nguyên Mông, ta cũng gây cho chúng những thiệt hại to lớn bằng du kích chiến và chiến tranh nhân dân, quấy rối, phá hoại, đánh tiêu hao, giết dần giết mòn sinh lực địch, đến khi địch không chịu nổi nữa phải rút quân, thì triển khai phục kích tiêu diệt. Thiên tài quân sự Trần Hưng Đạo đã thành công ém quân phục kích ở cả hai đường thủy - bộ, đánh tan giặc trong lúc chúng đang rút về.

Năm 1979, ta đặt phục binh ở ngả Chi Mã. Nhưng sau đó do sự phối hợp thiếu ăn ý nhịp nhàng giữa sư đoàn 337 và 338, cũng như sự rút kinh nghiệm các chế độ trước của CHND Trung Hoa nên họ đã đề phòng và không lạc sâu vào trận địa mai phục. Do đó hai cánh quân 337 và 338 tuy có gây tổn thương lớn cho giặc, nhưng mưu kế phục kích đã không đem lại kết quả thắng lớn như mong đợi. Như vậy, trong kháng chiến chống Nguyên Mông thì quân ta phục kích trúng. Trong chiến tranh biên giới chống CHND Trung Hoa thì quân ta phục kích hụt. Thế nên cuộc chiến chống Nguyên Mông mới có trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng Giang lưu danh muôn thuở. Còn cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979 không có trận đại thắng quyết chiến chiến lược nào tương tự.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giặc đều phải rút quân về nước. Chỉ khác nhau ở chỗ Pháp và Mỹ ký hiệp định rồi mới rút quân. Trung Quốc năm 1979 thì phải đơn phương rút quân do bị thương vong quá nhiều và không thể tiến thêm bước nào, không thể chọc thủng phòng tuyến của Việt Nam.

Thần uy và lòng nhân ái bao la của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trước cuộc xâm lấn của quân đội phương Bắc trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung. Trong không khí cả nước ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã noi gương chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đứng lên đánh đuổi quân bành trướng Bắc Kinh. Bài viết có tựa đề rất giản dị và minh bạch: NHÂN DÂN VIỆT NAM NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI, GIẶC TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC NHẤT ĐỊNH THẤT BẠI.

Bài kêu gọi này như những bài hịch truyền, lời hiệu triệu của Bác Hồ năm xưa kêu gọi toàn quốc đứng lên đánh Pháp đuổi Mỹ, giành lấy độc lập chủ quyền, thống nhất bờ cõi.

"Bài hịch truyền" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu bằng đoạn:

Cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh chống giặc Trung Quốc xâm lược, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt ở các tỉnh biên giới phía bắc của nước ta.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn chống nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Từ những ngày đầu, quân và dân ta ở các tỉnh biên giới, từ Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, đến Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, chiến đấu cực kỳ anh dũng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc, gây cho quân giặc những tổn thất nặng nề.

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta từ Bắc chí Nam, ức triệu người như một, nhất tề đứng lên, chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cả nước ta đang hướng về tiền tuyến phía bắc, sôi sục căm thù, tăng cường sẵn sàng chiến đấu, ra sức lao động quên mình, quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Trung Quốc xâm lược.

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố lệnh tổng động viên trong cả nước, để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: chủ trương quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân đang được khẩn trương thực hiện để đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.


Và kết thúc bài bằng đoạn:

Cả nước lên đường ra trận.

Giương cao ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh đứng đầu là đồng chí Lê Duẩn kính mến, với quyết tâm cao, với niềm tin lớn, quân và dân ta kiên quyết tiến lên, đánh thắng cuộc chiến tranh phi nghĩa của giặc Trung Quốc xâm lược, đưa sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam đến toàn thắng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Bọn phản động Trung Quốc xâm lược nhất định sẽ thất bại !

Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi !

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa muôn năm !


Phần đầu mở bài thể hiện sự uy dũng của Thánh Gióng. Phần cuối kết bài cũng thể hiện sự uy vũ đó, nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bao dung, vị tha, bác ái của Trần Hưng Đạo.

Một số giai thoại "thâm cung bí sử" cho biết lúc đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp và TBT Lê Duẩn đang có nhiều bất đồng chính kiến, có nhiều khác biệt và mâu thuẫn không nhỏ. Song khi giặc đến nhà thì gạt sang hết qua một bên.

Đọc tới đoạn cuối bài viết đó tôi liên tưởng ngay tới giai thoại thời Trần, khi lúc đó Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải đang có mâu thuẫn lớn, hai người bằng mặt không bằng lòng. Nhưng đến khi giặc Nguyên Mông đến cửa thì lập tức gạt hết mọi ân oán sang bên. Đức Thánh Trần đã mời Trần Quang Khải đến tắm chung để giảng hòa.

Xưa và nay, dù trong nội bộ chính trị có bất hòa gì đi nữa thì khi có giặc đều lập tức thuận hòa, gạt bỏ việc riêng, gác lại mọi vấn đề cá nhân, hiềm khích, để bắt tay nhau chống ngoại địch, bảo vệ sơn hà.
Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc

Sự "nói 1 đàng làm 1 nẻo" và tiền hậu bất nhất, thiếu nhất quán trong các tuyên bố và hành động của Đặng Tiểu Bình và chính phủ Trung Quốc khi đó đã cho thấy họ không chỉ có một mục tiêu duy nhất, mà họ có những mục tiêu không giống nhau, có mục tiêu ưu tiên, có mục tiêu dự phòng. Những mục tiêu thật sự của Trung Quốc trong cuộc chiến này có lẽ phải chờ rất lâu để có thể được giải mật. Còn hiện tại căn cứ trên nhiều tài liệu Việt Nam và nước ngoài, qua phân tích, theo nhận xét riêng thì tựu trung mục tiêu của Trung Quốc là như sau:

Thượng sách - Xâm chiếm thủ đô Hà Nội và miền Bắc Việt Nam. Biến miền Bắc VN thành một thuộc địa kiểu mới, chia cắt lâu dài Việt Nam. Vì mục tiêu cao nhất này nên quân Tàu đã tìm đủ cách để kéo tới Hà Nội nhưng bất lực bởi không vượt qua được các hàng phòng thủ của VN và thủ đô Hà Nội được bảo vệ bởi Quân đoàn 1. Trước đó Quân đoàn 1 đã xây dựng một phòng tuyến, bao gồm nhiều hàng rào phòng ngự dày đặc đóng quanh bảo vệ thủ đô Hà Nội, ngăn giặc tiến sâu vào vùng trung châu. Phòng tuyến này kiên cố hơn phòng tuyến Như Nguyệt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.

Trước cuộc Nam xâm, tướng Dương Đắc Chí, một trong hai tướng chỉ huy của Tàu, đã ngạo mạn nói với thuộc cấp và binh lính đại ý: Chúng ta sẽ ăn Phở Việt Nam ở Hà Nội! Và nếu thích thì chúng ta cũng thừa khả năng tiến thẳng đến Hà Nội buổi sáng, đến Huế buổi trưa, và Thành phố Hồ Chí Minh buổi chiều.

Để chuẩn bị cho kế hoạch đó, Trung Quốc đã thủ sẵn quân bài Hoàng Văn Hoan và đồng bọn, đến lúc chín muồi sẽ đưa Hoan lên làm "thủ lĩnh anh minh" và thiết lập ngụy quyền, bắt lính, từng bước xây dựng ngụy quân. Thành lập "quốc gia", sau đó thỏa thuận cho các đồng minh, đàn em công nhận và thiết lập ngoại giao với "quốc gia" đó.

Nói chung, đây là mục tiêu nằm trong phần kế hoạch bành trướng xuống Nam của chủ nghĩa bá quyền đại dân tộc, là một phần trong âm mưu Nam xâm, cướp nước, lấy miền Bắc VN làm bàn đạp để từng bước thôn tính khu vực Đông Dương và Đông Nam Á, hay ít nhất là khống chế khu vực này để cướp tài nguyên và trục lợi. Nối tiếp chuỗi dài "truyền thống" chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa Đại Hán của phong kiến Trung Hoa.

Mục tiêu này ngay từ những ngày đầu chiến cuộc đã tỏ ra khó khả thi. Sau này thực tiễn chiến trường cũng cho thấy Trung Quốc ngay cả một tia hy vọng nhỏ đến được thủ đô Hà Nội cũng không có. Mục tiêu này do đó đã phá sản ngay từ thời gian đầu.

Trung sách - Xâm lấn đất đai lãnh thổ. Lấn chiếm vùng biên giới Việt - Hoa, đặc biệt là các thị xã then chốt bao gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai. Vùng chiếm đóng dự kiến với bề sâu chừng vài chục km sẽ được Trung Quốc sử dụng làm bàn đạp cho các cuộc tấn công vào sâu nội địa Việt Nam. Trước là lấn đất - giành dân, tranh thủ chiếm lợi về đất đai và tài nguyên. Sau là tạo tiền đề thuận lợi cho việc xâm lược lâu dài.

Kế này nhằm làm tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự của Việt Nam, xóa sổ các đồn biên phòng và một phần lực lượng vũ trang địa phương và các đơn vị vũ trang khác của Việt Nam.

Hạ sách - Cướp bóc, phá hoại, hủy diệt! Gây tổn thương nguyên khí và sinh lực Việt Nam, gây sốc cho tinh thần Việt Nam. Gây sức ép, áp lực Việt Nam phải bỏ dở kế hoạch tiêu diệt Pol Pot và Khmer Đỏ, tái thiết nước bạn Campuchia. Ép Việt Nam phải thay đổi chính sách đối ngoại với Trung Quốc, Liên Xô, Khmer Đỏ và chính sách đối nội với các tầng lớp tư sản mại bản Hoa kiều. Hủy hoại cơ sở hạ tầng và nền kinh tế để đưa nền kinh tế Việt Nam tới chỗ kiệt quệ rồi sụp đổ. Tạo tiền đề đưa chế độ tới chỗ suy vong, sụp đổ, tìm cơ hội đưa tay sai bù nhìn Hoàng Văn Hoan lên làm "thủ lĩnh anh minh".

Tất cả các thông tin về cuộc chiến này đều cho thấy: Cuối cùng Trung Quốc không đạt được điều nào trong 3 "sách" trên, trái lại bị thương vong quá nhiều phải chạy dài về nước. Họ không đến được Hà Nội, không có cơ hội nào đưa Hoàng Văn Hoan lên làm "An Nam quốc vương". Họ không thiết lập được một bàn đạp nào để xâm lược lâu dài, vài chục km đất địch cố giữ đều bị ta lần lượt giành lại trong các trận chiến sau này. Họ không tiêu diệt được sư đoàn nào hay lực lượng lớn nào của VN. Họ không buộc nổi VN từ bỏ nghĩa vụ ở Campuchia. Họ không ép buộc nổi VN thay đổi 1 chính sách nhỏ nào.

Những ngọn lửa hòa bình giữa Bắc Kinh

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc chưa đủ bề dày thời gian như cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ (1 tháng so với 21 năm), do đó nó chưa tích tụ đủ sự phẫn nộ để hình thành một cuộc chiến như cuộc chiến trong lòng nước Mỹ.

Nhưng từ khi thế lực cuồng chiến Trung Nam Hải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược vào quốc gia mà trước đó họ còn gọi là "huynh đệ", "đồng chí", "đồng minh", tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh đã tự vạch mặt là kẻ thù nguy hiểm của Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á, là đối lập với các giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và của hòa bình, ổn định trong khu vực. Đồng thời họ bỗng dưng trở nên lạ lẫm, khác thường đối với chính nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là các bộ phận quý trọng hòa bình, tôn trọng công lý trong nhân dân Trung Hoa.

Người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì, tin gì, khi chỉ 10 năm trước đó (1969), thống soái Mao Trạch Đông của họ đã gởi 2 câu đối miêu tả chủ tịch Hồ Chí Minh:

"Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất
Minh tinh quang nhật nguyệt, Á Âu hào kiệt thị vô song"


("Chí khí trải núi sông, anh hùng xưa nay chỉ có một
Sao sáng chiếu mặt trời và mặt trăng, hào kiệt Á - Âu không có hai")

Rồi bây giờ Đặng Tiểu Bình lại làm chuyện này? Người dân TQ sẽ nghĩ gì, tin gì, khi trong thời chống Pháp, Mao Trạch Đông gởi đoàn chuyên gia Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống thực dân Pháp đã dặn đoàn: "Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông." Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi Việt Nam thắng Pháp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà Trưng.

Vậy mà, bỗng dưng đùng một cái, Đặng Tiểu Bình và Trung Quốc trở mặt nhanh chưa từng thấy. Báo chí nhà nước Trung Quốc và cả Đặng Tiểu Bình đùng đùng chửi bới Việt Nam. Chưa ai kịp định thần để hiểu đầu cua tai nheo gì thì họ đã đưa quân tổng tấn công Việt Nam. Một sự phản phé, trở mặt nhanh không thể nào ngờ. Trong lịch sử đối ngoại, ngoại giao thế giới, có lẽ chưa có chính phủ nào tráo trở, bội phản nhanh chớp nhoáng đến mức độ đó. Hoàn toàn trở mặt, quay ngược 180 độ, từ minh hữu thành cừu địch chỉ trong tích tắc.

Sự thay đổi quá nhanh và quá bất ngờ, không cho thời gian để dân chúng chuẩn bị tâm lý đó đã tạo ra phản ứng trái chiều. Và cũng ngay từ lúc tập đoàn bành trướng bá quyền trong giới cầm quyền Trung Nam Hải vừa mới phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thì ngay ở thủ đô Bắc Kinh đã dấy lên một cao trào phản chiến mạnh mẽ. Do cuộc chiến ngắn nên phong trào phản chiến của nhân dân Trung Quốc chưa đủ thời gian để chín muồi và phát triển lớn mạnh, sâu rộng như phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ trước đây, nhưng nó cũng đủ làm cho bọn cuồng chiến bá quyền ở Bắc Kinh và Đặng Tiểu Bình phải chột dạ.

Thời đó, một loạt những tên ký dưới các truyền đơn và báo tường được người dân Bắc Kinh dán dày đặc trên khắp đường phố, người ta cũng đủ thấy trong lòng của thủ đô Trung Quốc đang tiềm ẩn mầm mống chống chiến tranh không hề nhỏ. Nguy cơ nổ ra biểu tình, bạo loạn, bất ổn đường phố, là có.

Nhiều tổ chức, hội kín hoạt động như: Đồng minh công nhân trẻ đấu tranh cho dân chủ và phồn vinh, Phản đế Liên hiệp hội, Giác Ngộ hội, Ủy ban hoạt động cho công lý, Liên minh nhân dân đấu tranh cho chân lý…. họ đều lên tiếng phản đối chiến tranh, và một loạt tập san phát hành bí mật như: Giác ngộ, Đấu tranh, Thức tỉnh, Chân lý, Diễn đàn nhân dân…. được lưu hành ở nhiều nơi, liên tục vạch mặt chính sách diều hâu cuồng chiến của Trung Nam Hải.

Có nhiều tờ truyền đơn đã lên án bọn cuồng chiến ở Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép. Tờ truyền đơn của tổ chức Công nhân trẻ Đồng minh dán trên tường đã nghiêm khắc lên án:

“Hỡi bọn phản bội ở Trung Nam Hải! Nhân dân Trung Quốc không tin những lời giả dối của các ngươi nữa. Các người xúi giục nhân dân Trung Quốc để chống lại những người anh em Việt Nam, mưu đồ đó sẽ không bao giờ thành công. Tất cả những người Trung Quốc thật sự yêu nước sẽ hô to khẩu hiệu “Không được đụng đến Việt Nam” như trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam”.


Tờ truyền đơn của Phản đế Liên Hiệp hội kêu gọi:

“Hỡi đồng bào! Hỡi những người Trung Quốc chân chính!

Bọn hắc bang đã xé toang mặt nạ của chúng. Sự tán tụng và xúi giục của chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã làm cho đầu óc chúng mê nuội. Chúng đã đưa quân tiến đánh Việt Nam. Ngày 17 tháng 2 năm 1979 là ngày sỉ nhục mà những người lao động Trung Quốc vĩnh viễn không bao giờ quên! Phải thanh toán con quỷ khát máu Đặng Tiểu Bình đã đẩy nước ta vào một cuộc chiến tranh tàn sát giữa những người anh em với nhau. Trong ngày đó, Đặng chẳng những đã giương lên ngọn cờ đen gây chiến tranh xâm lược chống nước láng giềng Việt Nam mà còn giương cả ngọn cờ đen nội chiến chống lại nhân dân Trung Quốc. Đả đảo bọn hắc bang Đặng Tiểu Bình, những tên đại lý của chủ nghĩa đế quốc đã bán rẻ linh hồn cho đế quốc Mỹ!”.


Trong những ngày Trung Hoa kéo quân đi xâm lăng Việt Nam, nhiều tổ chức chống chiến tranh xâm lược và nhiều tầng lớp nhân dân Trung Quốc phẫn nộ lên án tội ác bọn cuồng chiến Trung Nam Hải rất sôi nổi và rộng khắp tới mức chính quyền Bắc Kinh đã phải mặt dày ra lệnh cấm viết báo chữ to và cấm phát biểu ý kiến về cuộc chiến. Họ càng phơi bày bộ mặt thật và sự lúng túng, bị động của mình.

Nhân dân Trung Quốc không phải là xấu, nhiều bộ phận dân Trung Quốc quả thật có thiện cảm, có cảm tình, và gắn bó mật thiết với Việt Nam, thật sự xem Việt Nam là bằng hữu, thậm chí còn là thân hữu, huynh đệ. Năm 1977, nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, sau một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho VN bí quyết. Sau đó sự việc bị lộ, bọn phản động bá quyền đã tra tấn người kỹ sư đó tới chết. Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của họ tráo trở điều về nước, một số đồng chí đã để lại nhiều bản vẽ, tài liệu kỹ thuật về chiếc cầu này cho Việt Nam.

Do đó xưa nay Việt Nam luôn xác định chống bọn phản động bành trướng bá quyền Bắc Kinh chứ không chống toàn Trung Quốc hay nhân dân Trung Quốc. Chống thực dân Pháp chứ không chống cả nước Pháp hay nhân dân Pháp. Chống phát xít Nhật chứ không chống cả nước Nhật hay nhân dân Nhật. Chống đế quốc Mỹ (chủ nghĩa đế quốc của Mỹ) chứ không chống cả nước Mỹ hay nhân dân Mỹ. Những thành phần chống Việt, hiếu chiến, cực đoan, lái buôn chiến tranh, theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, quá khích, diều hâu, có những chủ trương đường lối, quan điểm, lợi ích trái ngược với nguyên tắc độc lập tự do và lợi ích của ta thì những kẻ đó mới chính là đối tượng đấu tranh. Còn nhân dân là vô tội, vô can. Như Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn xác định lâu nay: Việt Nam mong muốn làm bạn, làm đối tác tốt của tất cả các dân tộc, nhân dân trên thế giới. Hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng không cho phép sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc.

Không được đụng đến Việt Nam!

Trong thời đại Hồ Chí Minh, quân đội của Việt Nam được xem là một trong những quân đội tinh nhuệ, thiện chiến hàng đầu thế giới, với tư cách là một quân đội đã chiến thắng đoàn quân vô địch Hoa Kỳ. Hình ảnh của quân đội Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh luôn là một đội quân chân trần - chí thép, đối với dân luôn khoan hòa, lễ phép, còn đối với giặc thì "đạp lên đầu thù, dẫm lên cờ địch" mà từng bước đi qua xác quân giặc. Câu "Đường vinh quang xây xác quân thù" trong quốc ca Việt Nam đã nói lên phần nào ý nghĩa đó.

Một quân đội mà dù dính bao nhiêu vết thương trên mình thì vẫn đánh đâu thắng đó, dù thua trận chiến nhưng vẫn sẽ thắng cuộc chiến. Người đầy thương tích, vũ khí lạc hậu cũ kỹ thô sơ nhưng đánh thắng hết giặc này đến giặc khác. Bọn giặc nào phải kẻ tầm thường, họ là 3 trong 5 siêu cường thuộc Hội đồng bảo an của Liên Hiệp Quốc (Pháp, Mỹ, CHND Trung Hoa). Trong quân sử Việt Nam và thế giới thật khó kiếm một lực lượng quân đội nào anh hùng hơn, chưa thấy một quân đội nào đánh bại nhiều giặc hơn, đánh bại những loại giặc mạnh hơn.

Một quân đội anh hùng như vậy, với một tư cách như vậy, với một "thương hiệu" như vậy thì sẽ làm gì khi có quân giặc dám xâm lược Việt Nam? Những tên giặc ở quá xa như Pháp, Mỹ thì Việt Nam không thể phản công trả đũa vào nhà họ để tiêu diệt hậu cần và nguồn gốc xâm lược. Việt Nam chỉ có thể giáng cho họ những tổn thất, thương vong tột cùng, gieo rắc vào đầu họ những hội chứng, ám ảnh không thể nào quên, trở thành những vết thương không bao giờ lành. Số lượng quân nhân Mỹ bị mắc bệnh tâm thần trong và sau thời gian chiến đấu ở Việt Nam là nhiều nhất trong tất cả các cuộc chiến mà quân đội nước này tham gia trong lịch sử.
Lần đầu tiên, vào năm 1988, chính phủ Mỹ buộc phải thừa nhận có khoảng 50.000, tức là 15% trong số lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam trở về vẫn còn bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Cựu binh Jim Doyle và David Curry chỉ là 2 trong số gần 60 vạn quân Mỹ bị chính phủ họ đẩy vào vũng lầy Việt Nam. Jim Doyle đã bị đẩy tới chiến trường Việt Nam khi mới 18 tuổi, mặc dù may mắn sống sót trở về, nhưng đến giờ người cựu binh này vẫn không thoát khỏi nỗi ám ảnh: “Chiến tranh là địa ngục. Nó tác động ghê gớm đến con người như một vết thương không thể hàn gắn” và “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”. Các nhà xã hội học Mỹ cũng xác nhận: Kể từ sau năm 1975 đến nay, năm nào cũng có những cựu binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam bị tinh thần bất ổn, trầm cảm rồi tự tử bằng những cách thức ghê rợn.

Khi Khmer Đỏ, đàn em được Trung Quốc chống lưng và chỉ đạo, xâm lược biên giới Việt Nam thì Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phản công trả đũa vào tận thủ đô của địch và bứng đi nguồn gốc tội ác, mầm mống xâm lược.
Cuối tháng 2 năm 1979, QĐNDVN đã tiếp nối chiến công Bắc phạt của Lý Thường Kiệt và những tấm gương phản công trả đũa và tiêu diệt những căn cứ nội địa mà giặc xâm lược dùng để tấn công nước ta trong cuộc tổng phản công biên giới Tây Nam chống Pol Pot. Quân ta đã đồng loạt phản công mạnh mẽ vào đất Tàu.

Trước khi quân đội Trung Quốc tấn công Việt Nam thì huyện Ninh Minh (tỉnh Quảng Tây, giáp tỉnh Lạng Sơn của VN), huyện Ma Lật Pha (tỉnh Vân Nam, giáp tỉnh Hà Giang của VN), huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, giáp tỉnh Lào Cai của VN), huyện Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây, giáp tỉnh Quảng Ninh của VN), thị xã Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây, giáp tỉnh Lạng Sơn của VN) được địch dùng làm căn cứ hậu cần, dự trữ lương thực, nhưng trong những ngày cuối tháng 2 năm ấy những căn cứ hậu cần, những kho chứa lương thực của Trung Quốc đã bị Quân đội Nhân dân Việt Nam phản đòn tràn sang đánh thẳng vào các nơi ấy và phá hủy san bằng.

Đặc biệt huyện Ninh Minh (宁明县) và huyện Ma Lật Pha (Malipo - 麻栗坡县) là 2 nơi bị quân ta phản kích vào dữ dội nhất. Thông tin này còn được ghi nhận trong tài liệu "China's War With Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications" (Hoover Press xuất bản năm 1987) của giáo sư chính trị học Mỹ King C. Chen, chuyên môn về chính trị châu Á.


Thị xã Bằng Tường thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, giáp tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam

Đó chỉ là lần thứ hai trong chiến sử Việt Nam mà một quân đội người Việt đánh vào lãnh thổ chính thức của Trung Quốc. Lần thứ nhất là cuộc "tấn công để phòng thủ" của Lý Thường Kiệt. Danh tướng Lý Thường Kiệt và Tôn Đản tấn công trước vào đất Tống là để tiêu diệt kho hậu cần, lương thảo mà giặc Tống chuẩn bị để tiến đánh Đại Việt.

Quân đội Nhân dân Việt Nam trả đòn, phản công vào lãnh thổ Trung Quốc cũng với mục tiêu đó, đồng thời còn là để trả đũa và răn đe. Sự phản công vào Ninh Minh, Ma Lật Pha, Hà Khẩu, Đông Hưng, Bằng Tường của quân đội Việt Nam cuối tháng 2 đã góp phần không nhỏ vào quyết định lui quân toàn bộ của Trung Quốc vào ngày 5/3/1979. Mở đường cho một loạt tập kích 13 ngày đêm, đẩy lui hơn 50 vạn đại quân Trung Quốc về nước vào ngày 18/3/1979.

Thiếu Long