Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Khai trừ Đảng đối với Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM


(SGGP).- Chiều 31-7-2014, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM đã phổ biến thông báo kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về thi hành kỷ luật đảng viên Nguyễn Đăng Trừng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM. Thông báo cho biết, trong phiên họp ngày 30-7-2014, sau khi nghe Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đối với đảng viên Nguyễn Đăng Trừng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, nhiệm kỳ V (2008 - 2013) và nghe ý kiến của các thành viên Đảng đoàn Đoàn Luật sư TPHCM; Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã thống nhất kết luận như sau:
Từ năm 2012, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM trong lãnh đạo, điều hành hoạt động của Đảng đoàn đã có khuyết điểm, vi phạm: xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư thành phố; không tổ chức cho Đảng đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng đoàn theo Quy chế làm việc đã ban hành. Thực hiện công tác phân công, bổ nhiệm, đề bạt một số cán bộ tại Đoàn Luật sư TPHCM vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ của Đảng, vi phạm Quy chế làm việc của Đảng đoàn. Chỉ đạo chuẩn bị nhân sự Đại hội Đoàn Luật sư TPHCM nhiệm kỳ VI (2013 - 2018) không đúng quy trình, thiếu công khai minh bạch; không tổ chức cho Đảng đoàn Đoàn Luật sư thành phố thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo quy định của Đảng; phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ, độc đoán, gia trưởng. Đảng viên Nguyễn Đăng Trừng đã vi phạm Quy chế làm việc của Đảng đoàn Đoàn Luật sư thành phố, vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của tổ chức Đảng do Điều lệ Đảng quy định, vi phạm Điều lệ Đoàn Luật sư TPHCM và Quy chế làm việc của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng đoàn.
Tháng 1-2014, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng đã kiểm điểm, nhận các khuyết điểm, vi phạm và xin tự phê bình, rút kinh nghiệm trước tập thể Đảng đoàn Đoàn Luật sư TPHCM. Các khuyết điểm, vi phạm của đảng viên  Nguyễn Đăng Trừng đến mức phải thi hành kỷ luật Đảng. Tuy nhiên, căn cứ vào yêu cầu giáo dục, vào nâng cao tính tự giác trong thi hành kỷ luật Đảng; xét đảng viên Nguyễn Đăng Trừng có quá trình tham gia cách mạng, có sự đóng góp nhất định trong hoạt động của Đoàn Luật sư TPHCM nên Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đề nghị chưa xem xét thi hành kỷ luật Đảng, kiên trì tạo điều kiện để đảng viên Nguyễn Đăng Trừng khắc phục khuyết điểm, vi phạm.
Đồng thời, Ban Thường vụ Thành ủy đã phân công đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cùng một số đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy và Tổ Công tác của Thành ủy nhiều lần làm việc, trao đổi, phân tích, giáo dục để đảng viên Nguyễn Đăng Trừng nhận thức rõ khuyết điểm, vi phạm; yêu cầu đảng viên Nguyễn Đăng Trừng sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, cùng tập thể Đảng đoàn lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư thành phố nhiệm kỳ VI theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên.
Tuy nhiên, từ sau khi kiểm điểm và nhận trách nhiệm trước tập thể Đảng đoàn Đoàn Luật sư TPHCM cho đến nay, dù đã được tổ chức Đảng tạo điều kiện để khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, nhưng đảng viên Nguyễn Đăng Trừng không những không khắc phục các khuyết điểm, vi phạm đã được kiểm điểm trước tập thể mà còn tiếp tục có những vi phạm ngày càng nghiêm trọng hơn:
- Không thực hiện nghị quyết, quyết định, kết luận của tập thể Đảng đoàn, của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM: ký Văn bản số 18B/ĐLSTP.HCM ngày 27-5-2014 gởi Sở Tư pháp và Sở Nội vụ Đề án Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư TPHCM, nhiệm kỳ VI (2013 - 2018) để thẩm định, trình Ủy ban nhân dân TPHCM phê duyệt có nhiều nội dung không đúng với ý kiến Kết luận theo đa số thành viên Đảng đoàn tại cuộc họp ngày 16-5-2014 của Đảng đoàn Đoàn Luật sư TPHCM và Kết luận theo đa số thành viên Ban Chủ nhiệm tại cuộc họp ngày 24-5-2014 của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM; tự ý thay đổi một số nội dung của Đề án đã được tập thể Đảng đoàn tập thể Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố quyết định.
- Lợi dụng chức vụ Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, không thông qua Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố, tự ý ký 04 văn bản số 135/ĐLS (ngày 20-5-2014), 135A/ĐLS (ngày 9-6-2014), 135B/ĐLS (ngày 16-6-2014), 135C/ĐLS (ngày 27-6-2014) để phản bác ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; đồng thời xuyên tạc, nói không đúng sự thật về ý kiến chỉ đạo công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư TPHCM nhiệm kỳ VI (2013 - 2018) đối với một số cán bộ lãnh đạo trong Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM và Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam; sau đó, đưa các văn bản này lên Trang tin điện tử của Đoàn Luật sư TPHCM và tán phát đến các luật sư thuộc Đoàn Luật sư TPHCM; chiếm giữ con dấu của Đoàn Luật sư TPHCM, gây khó khăn cho hoạt động của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư TPHCM nhiệm kỳ VI (2013 - 2018).
Nhận thấy, đảng viên Nguyễn Đăng Trừng có khuyết điểm, vi phạm, đã được tổ chức Đảng kiểm điểm, phê bình chỉ rõ và bản thân có nhận khuyết điểm. Tuy nhiên từ tháng 1-2014 cho đến nay, mặc dù đã được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy và các thành viên Tổ công tác của Thành ủy phân tích, góp ý, trao đổi thẳng thắn, chân tình; được tổ chức Đảng kiên trì tạo điều kiện để sửa chữa khuyết điểm, nhưng đảng viên Nguyễn Đăng Trừng đã không những không khắc phục các khuyết điểm, vi phạm mà trái lại còn tiếp tục vi phạm có tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn; lợi dụng chức vụ được phân công đã có nhiều hành vi để vô hiệu hóa, cản trở, thậm chí làm trái nghị quyết, kết luận của tập thể Đảng đoàn Đoàn Luật sư TPHCM, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và các quy định của Đảng, gây ra sự hoang mang, nghi ngờ trong giới luật sư; gây khó khăn, làm cho Đại hội Đại biểu Đoàn Luật sư TPHCM nhiệm  kỳ VI (2013 - 2018) bị kéo dài đến nay vẫn chưa tiến hành được; làm ảnh hưởng đến Đại hội Đại biểu Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Thái độ và việc làm của đảng viên Nguyễn Đăng Trừng thể hiện sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện cụ thể như: vô tổ chức, vô kỷ luật, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, làm trái nghị quyết của tổ chức Đảng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, độc đoán, gia trưởng, gây mất đoàn kết nội bộ, không còn đủ tư cách đảng viên.
Căn cứ vào Khoản 4, Điều 5 và Khoản 3, Điều 7 của Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30-3-2013  của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM quyết định thi hành kỷ luật đối với đảng viên Nguyễn Đăng Trừng bằng hình thức khai trừ. Được biết, chiều ngày 31-7, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã công bố Quyết định số 3030-QĐNS/TU về thi hành kỷ luật đối với đảng viên Nguyễn Đăng Trừng.
MINH TÂN

Lợi dụng Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng GIA MINH, BÙI VĂN BỒNG, NGUYỄN XUÂN DIỆN ĐÃ RƠI MẶT NẠ


Vụ việc lùm xùm về mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành được khơi nguồn từ báo Lao Động, rồi được TS Nguyễn Xuân Diện chộp lấy và đưa lên blog Tễu. Từ nguồn này, phóng viên Gia Minh của RFA cũng nhanh chóng vào cuộc viết bài, và đăng tải ngay trên trang của Bùi Văn Bồng.

Những thông tin đó là hoàn toàn bịa đặt và vu khống. Xem hình dưới, được chụp từ màn hình máy tính. 


Bản thân Nguyễn Xuân Diện, Bùi Văn Bồng đều biết rõ điều này, nhưng cố tình đăng tải nhằm nói xấu chế độ.

Tất nhiên, anh phóng viên báo Lao Động và Ban biên tập có lẽ sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính về vụ việc đáng hổ thẹn này. Chúng ta hãy chờ xem ông Chủ tịch Tổng LĐLD Việt Nam Đặng Ngọc Tùng và Tổng Biên tập Báo Lao Động sẽ xoay sở như thế nào với bài viết bịa đặt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin của người dân với việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của đảng và nhà nước, tạo cơ hội cho đám mất dạy xuyên tạc, bơm bít bóp méo sự thật.

Sau đây là Phản hồi của chính quyền Đà Nẵng về vụ việc. Phản hồi này đã lột mặt nạ của cả Gia Minh, Bùi Văn Bồng và Nguyễn Xuân Diện. Tuy nhiên, điều mà người dân mong chờ là việc xử lý các đối tượng "mượn gió bẻ măng" như thế này.

Phản hồi bài viết trên Báo Lao Động ra ngày 3-7-2014

Ảnh: Bùi Văn Bồng

Ngày 21-7-2014, UBND thành phố Đà Nẵng có Công văn số 6349/UBND-NCPC kính gửi Chủ tịch Tổng LĐLD Việt Nam Đặng Ngọc Tùng và Tổng Biên tập Báo Lao Động phản hồi bài viết của Báo Lao Động ra ngày 3-7-2014. Nội dung công văn như sau:

Ngày 3-7-2014, Báo Lao Động Online có bài viết “Đà Nẵng: Bị cưỡng chế, Mẹ Việt Nam Anh hùng quyết ở Trung tâm Y tế chờ tòa án phán xử” về vụ việc liên quan đến gia đình của bà Phạm Thị Lành (Mẹ Việt Nam anh hùng), trú tại 29 đường Nguyễn Thông, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Sau khi xem xét nội dung bài viết nêu trên của Báo Lao Động, UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến cụ thể như sau:

1- Về hỗ trợ, bồi thường và tái định cư đối với bà Phạm Thị Lành

Nhà, đất của hộ bà Phạm Thị Lành có nguồn gốc do Nhà nước quản lý, gia đình bà Phạm Thị Lành ký hợp đồng thuê với diện tích là 49,4m2. Trong quá trình sử dụng, gia đình hộ bà Lành đã tự ý cơi nới thêm, nên tổng diện tích đất gia đình sử dụng đã tăng từ 49,4m2 lên 119,9m2.

Năm 2008, toàn bộ diện tích đất nêu trên nằm trong phạm vi giải tỏa để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Hà Thị Thân, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Tuy là nhà, đất thuê của Nhà nước nhưng UBND thành phố Đà Nẵng đã xem xét giải quyết hỗ trợ 60% giá đất ở đối với phần diện tích 49,4m2, hỗ trợ 100% giá trị nhà và vật kiến trúc, hỗ trợ khó khăn: 10.000.000 đồng với tổng số tiền đền bù, hỗ trợ là 124.149.150 đồng. Ngoài ra, bà Phạm Thị Lành được hỗ trợ tiền sử dụng đất thuộc diện chính sách theo quy định khi Nhà nước bố trí đất tái định cư với số tiền là 45.000.000 đồng.

Về chính sách tái định cư, UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa cho bà Phạm Thị Lành tại lô đất số 08-B2, đường 7,5m khu dân cư An Mỹ, với diện tích 90m2 (nay là số 33 đường Nguyễn Thông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Tuy nhiên, bà Phạm Thị Lành và gia đình có nguyện vọng muốn mua đất nhằm tạo điều kiện cho con cháu làm ăn sinh sống, không nhận nhà tình nghĩa. Nguyện vọng này của bà Phạm Thị Lành và gia đình thể hiện tại:

- Đơn đề nghị ngày 19-6-2008 với nội dung: “Đề nghị UBND thành phố có biện pháp ngăn chặn ngừng thi công nhà tình nghĩa mà ra quyết định bán đất cho tôi để gia đình tôi tự làm nhà theo ý muốn”.

Ảnh: Nguyễn Xuân Diện

- Biên bản làm việc ngày 6-6-2008 của UBND quận Sơn Trà, bà Phạm Thị Lành và ông Trần Công Minh (con bà Lành) trình bày: “Mẹ Việt Nam anh hùng còn có 2 con là Trần Công Minh, Trần Minh Đức đứng ra phụng dưỡng do đó chưa cần thiết phải làm nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam anh hùng. Trường hợp xây dựng nhà tình nghĩa thì xem lại có đúng chính sách không và sau khi xây dựng gia đình sẽ không nhận”.

Thể theo nguyện vọng nêu trên của gia đình bà Phạm Thị Lành nêu tại buổi tiếp dân ngày 9-7-2008, Chủ tịch UBND thành phố đã đồng ý bố trí 2 lô đất liền kề (lô số 10 và 11 khu B2) đường 7,5m khu dân cư An Mỹ, với tổng diện tích là 180m2 (nay là số 29 đường Nguyễn Thông), thay cho chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa; còn lô đất số 08-B2, đường 7,5m khu dân cư An Mỹ (nay là số 33 đường Nguyễn Thông-Sơn Trà), UBND thành phố Đà Nẵng giải quyết bố trí để làm nhà sinh hoạt cộng đồng tại khu vực.

2- Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Sau khi nguyện vọng của gia đình được giải quyết xong, gia đình bà Phạm Thị Lành nhận đất và xây dựng nhà ở khang trang tại 2 lô đất liền kề ở số 29 đường Nguyễn Thông-Đà Nẵng thì ông Trần Công Minh (con của bà Phạm Thị Lành) tiếp tục đòi nhà, đất tại số 33 đường Nguyễn Thông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng mà hiện nay là nhà sinh hoạt cộng đồng của nhân dân tại khu vực (ông Minh cho rằng đây là nhà tình nghĩa đã bố trí cho bà Phạm Thị Lành). Khiếu nại này đã được các cơ quan chức năng giải quyết theo đúng quy định của pháp luật:

- Quyết định số 1826/QĐ-UBND ngày 20-8-2009 của Chủ tịch UBND quận Sơn Trà.

- Quyết định số 8556/QĐ-UBND ngày 13-11-2009 của Chủ tịch UBND thành phố với nội dung không chấp nhận khiếu nại và giữ nguyên Quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND quận Sơn Trà.

Thanh tra Chính phủ đã tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ vụ việc. Ngày 17-3-2014, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và UBND thành phố tổ chức đối thoại với ông Trần Công Minh (có sự tham gia trợ giúp pháp lý của ông Nguyễn Trọng Phúc – Giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Huế). Sau khi đối thoại công khai, dân chủ và trên cơ sở pháp luật, kết quả chính sách hỗ trợ của thành phố đối với bà Phạm Thị Lành, Thanh tra Chính phủ kết luận việc giải quyết của Chủ tịch UBND quận Sơn Trà và Chủ tịch UBND thành phố theo đúng quy định của pháp luật.

3- Về sự việc diễn ra vào ngày 12 và 13-6-2014

Nhà, đất tại số 33 đường Nguyễn Thông, quận Sơn Trà-Đà Nẵng là nhà sinh hoạt cộng đồng tại khu vực nhưng ông Trần Công Minh ngang nhiên đổ xe tang trên lô đất, phía trước cửa nhà làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của nhân dân. Đảng ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường An Hải Tây đã nhiều lần vận động và thông báo bằng văn bản yêu cầu ông Trần Công Minh di chuyển xe tang ra khỏi nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng ông Trần Công Minh cố tình và kiên quyết không thực hiện.

Thực hiện Công văn số 08 ngày 4-12-2013 của Tổ đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng (đơn vị quận Sơn Trà) về xử lý sớm việc đổ xe tại nhà sinh hoạt cộng đồng, UBND quận Sơn Trà chỉ đạo UBND phường An Hải Tây thực hiện. Ngày 12-6-2014, UBND phường An Hải Tây tổ chức lực lượng di chuyển xe tang ra khỏi nhà sinh hoạt cộng đồng thì ông Trần Công Minh đưa mẹ là bà Phạm Thị Lành ra cản trở, riêng vợ ông Minh là bà Thảo có hành vi chống đối, đổ can xăng xuống đường để đốt. Trước tình hình phức tạp đó, lực lượng thi hành nhiệm vụ áp tải bà Thảo về trụ sở UBND phường An Hải Tây; cán bộ phụ nữ và nhân viên y tế đưa mẹ Phạm Thị Lành về Trung tâm y tế quận Sơn Trà để chăm sóc.

Đến tối ngày 12-6-2014, ông Trần Công Minh đến Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đưa bà Phạm Thị Lành về nhà. Tuy nhiên, đến khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 13-6-2014, ông Trần Công Minh lại đưa bà Phạm Thị Lành trở lại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà nhưng không làm thủ tục nhập viện theo quy định mà bỏ đi về, để mẹ mình là bà Phạm Thị Lành ở lại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà.

Qua kiểm tra và theo dõi sức khỏe hằng ngày, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà xác định bà Phạm Thị Lành không có bệnh, sức khỏe bình thường nên đã nhiều lần thông báo cho gia đình đưa bà Lành về nhà. Tuy nhiên, đến nay ông Trần Công Minh vẫn không đưa bà Phạm Thị Lành về nhà. Vì vậy, hiện nay Trung tâm Y tế quận Sơn Trà vẫn đang tiếp tục chăm sóc bà Phạm Thị Lành.

Trước tình hình đó, xét thấy việc bà Phạm Thị Lành ăn ở tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà là không bảo đảm đến sức khỏe nên UBND thành phố đã yêu cầu UBND quận Sơn Trà chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, UBND phường An Hải Tây đưa bà Phạm Thị Lành về nhà ở của gia đình tại số 29 Nguyễn Thông-Đà Nẵng. Nếu gia đình bà Phạm Thị Lành không tiếp nhận bà, giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập thủ tục cho bà Phạm Thị Lành về Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố để chăm sóc. Hiện nay, các cơ quan, địa phương đang khẩn trương triển khai thực hiện.

Từ kết quả hỗ trợ và tái định cư nêu trên cho thấy, thành phố đã giải quyết thỏa đáng và rất quan tâm đến gia đình của mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành. Tất cả sự việc xảy ra vào ngày 12 và 13-6-2014 là do vợ chồng ông Trần Công Minh (con của bà Phạm Thị Lành) đạo diễn, ông Minh đã đưa mẹ già của mình ra để cản trở cơ quan chức năng (mẹ Lành đã 97 tuổi), gây áp lực với chính quyền địa phương. Đây là hành vi coi thường pháp luật và bất chấp đạo lý của ông Trần Công Minh. Trong tình huống này, việc đưa mẹ Phạm Thị Lành về Trung tâm Y tế quận Sơn Trà để chăm sóc là cần thiết và mang tính đạo nghĩa sâu sắc.

Bản chất và sự thật của vụ việc diễn ra vào ngày 12 và ngày 13-6-2014 đúng như nội dung báo cáo nêu trên, thế nhưng ngày 3-7-2014, Báo Lao Động Online có bài viết “Đà Nẵng: Bị cưỡng chế, mẹ Việt Nam anh hùng quyết ở Trung tâm Y tế chờ Tòa án phán xử” có nội dung không chính xác, sai lệch.

- Thứ nhất, ngôi nhà tại số 33 Nguyễn Thông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng là nhà sinh hoạt cộng đồng của nhân dân tại khu vực, không phải nhà tình nghĩa của bà Phạm Thị Lành (thành phố đã giải quyết bố trí 2 lô đất liền kề, thay cho chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa theo đúng nguyện vọng của gia đình bà Phạm Thị Lành), thế nhưng bài viết lại cho rằng ngôi nhà này là nhà tình nghĩa của bà Phạm Thị Lành.

- Thứ hai, UBND phường An Hải Tây tiến hành cưỡng chế đưa xe tang của ông Trần Công Minh ra khỏi nhà sinh hoạt cộng đồng để nhân dân tại khu vực sinh hoạt, thế nhưng bài viết cho rằng chính quyền cưỡng chế mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành.

- Thứ ba, trước tình hình phức tạp tại khu vực vào thời điểm ngày 12-6-2014 như nêu trên, cán bộ phụ nữ và nhân viên y tế của phường An Hải Tây đưa bà Phạm Thị Lành về Trung tâm Y tế quận Sơn Trà để chăm sóc, thế nhưng bài viết cho rằng chính quyền phường An Hải Tây tổ chức cưỡng chế giữ mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành.

Những thông tin phiến diện, không chính xác, sai lệch và không đúng sự thật sự việc của Báo Lao Động đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thành quả thực hiện chính sách đối với gia đình có công cách mạng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện có hiệu quả trong suốt thời gian qua theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4- Về một số bài báo có nội dung liên quan đến vụ việc

Sau khi sự việc ngày 12 và 13-6-2014 diễn ra và bài viết nêu trên của Báo Lao Động Online, một số báo địa phương, Trung ương đã có bài viết lên án và phê phán hành vi của ông Trần Công Minh, đó là:

- Báo Công an Đà Nẵng có bài viết “Những việc làm trái pháp luật và đạo lý của gia đình ông Trần Công Minh” với nhiều bài có tựa đè: “Chiếm dụng trái phép nơi sinh hoạt cộng đồng”, “Trục lợi từ chữ hiếu”.

- Báo Lao Động xã hội có bài viết “Vụ khiếu kiện của ông Trần Công Minh (Đà Nẵng): “Phải tôn trọng đạo lý và pháp luật” với nhiều bài có tựa đề: “Ưu đãi vượt trội”, “Gia đình chính sách càng phải gương mẫu”, “Một hành động cần lên án”.

Từ những ý kiến nêu trên, UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị Tổng Biên tập Báo Lao Động đính chính, phản hồi lại cho dư luận được rõ sự thật của vụ việc, xem xét xử lý vi phạm đối với những phóng viên đã có bài viết nêu trên theo đúng quy định của pháp luật, thông báo kết quả cho bạn đọc và UBND thành phố Đà Nẵng được biết.

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

---------------

Đây là bài đăng trên blog của Bùi Văn Bồng:

‘Đền ơn, đáp nghĩa’ chính sách và thực tế

Công an, cùng với số đông dân phòng, cán bộ thô bạo lôi ngược bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành (97 tuổi) lên xe bắt đi ngày 12/06/2014.

Chính sách ‘đền ơn, đáp nghĩa’ luôn được chính phủ Hà Nội nhắc đi nhắc lại, đặc biệt vào dịp Ngày Thương binh- Liệt sĩ 27 tháng 7 hằng năm.Tuy nhiên thực tế đối xử với những người từng toàn tâm, toàn ý đi theo ‘chính quyền cách mạng’ ra sao?

Tuyên truyền hay!

Nhiều người từng hăng hái lên đường tham gia kháng chiến chống Pháp, hay sau này khi đi vào miền nam để chiến đấu đều vì lý tưởng bảo vệ toàn vẹn giang sơn nước nhà, và mong mỏi đất nước không bị nô lệ ngoại bang, người dân sẽ có được một cuộc sống ấm no, không bị bóc lột bởi tầng lớp ‘ăn trên, ngồi trốc’.

Bà Lê thị Ngọc Đa, một nữ thương binh trở thành dân oan khiếu kiện lâu năm vì đất đai bị tước đoạt một cách bất công, rồi trở thành tù nhân với tội danh gây rối trật tự khi cùng bà con dân oan khác lập thành hội nhóm đi biểu tình đòi quyền lợi, nhắc lại gốc gác gia đình theo cách mạng của bà:

Hồi trước tôi tham gia công tác theo truyền thống của ông cha- 3 đời cộng sản. Vì chỗ đó tôi đi theo cộng sản chiến đấu. Cộng sản nói rằng chiến đấu thì sau này không có kẻ giàu, người nghèo, được tự do, hạnh phúc; không có giai cấp bóc lột, dân ai cũng được cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành, không ai áp bức ai. Vì thế tôi đi theo con đường đó. Vì tôi nghĩ con đường đó trên đời này ai cũng muốn, ai cũng ham.

Tôi nhớ ông Hồ Chí Minh có nói ‘đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; phải thật sự cần kiệm, liên chính, chí công, vô tư; phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch; phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Nói như vậy thì ai mà không mê!

Theo bà Lê thị Ngọc Đa thì hiện nay trường hợp của bà không phải là cá biệt mà còn nhiều thương binh từng hy sinh máu xương cho ‘cách mạng’ cũng phải chịu cảnh tương tự như bà, thậm chí còn tệ hại hơn bà nữa:

Hôm nay nói vậy tôi cũng đau khổ vì tôi là người từng hy sinh cho họ, và tuyệt đối trung thành với họ; nhưng giờ tôi được gì, cuối cùng được gì. Chẳng những một mình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác cũng khổ như tôi, có người khổ hơn tôi!
Thực tế phũ phàng!

Vào nửa đầu tháng 6 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng, một Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng tên Phạm thị Lành, thương binh ¾, 93 tuổi, có chồng và 2 con là liệt sỹ, bị các cơ quan chức năng địa phương phường An Hải Tây, quận Sơn Trà đến cưỡng chế ra khỏi căn nhà bằng biện pháp bạo lực. Bà bị đưa đến bệnh viện và giữ ở đó cho đến nay.

Người con trai của bà là ông Trần Công Minh cho biết:

Từ sáng ngày 12 tháng 6 họ bắt đưa vào bệnh viện- Trung tâm y tế Quận Sơn Trà. Chiều hôm đó tôi đến làm việc với giám đốc và phó giám đốc bệnh viện, tôi được phó giám đốc bện viện cho biết ông nhận được giấy triệu tập mời họp của bà phó chủ tịch UBND quận Sơn Trà, Huỳnh Thị Mỹ Hoa, về việc cưỡng chế mẹ tôi.

Vào đó thấy mẹ không có vấn đề gì, tôi có yêu cầu Trung tâm Y tế lập biên bản để tôi đưa mẹ tôi về nhà để chăm sóc. Thế nhưng ban lãnh đạo của Trung tâm Y tế nói phải chờ xin ý kiến của chủ tịch UBND quận Sơn Trà. Từ đó đến nay chưa cho mẹ về. Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng họp và cho rằng việc làm của mẹ tôi là sai nên đưa vào Trung tâm Y tế để chăm sóc cho mẹ tôi. Nhưng gia đình không có yêu cầu điều đó.

Bức xúc của gia đình là yêu cầu làm rõ lý do bắt và giữ mẹ tôi tại Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà để làm rõ vấn đề này. Làm rõ ai vi phạm qui định của pháp luật và phải xử lý công minh trước pháp luật, dù đó là người có chức có quyền cũng phải xử lý.

Sau khi bị cưỡng chế khỏi nhà và bị giữ ở bệnh viện quận Sơn Trà 18 này, mà không có lệnh theo đúng qui định pháp luật, vào cuối tháng 6 bà Phạm Thị Lành có đơn gửi cho ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lại danh hiệu ‘Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng’. Đơn được điểm chỉ bằng ngón trỏ phải của bà Phạm Thị Lành. Lý do được nêu ra vì ‘quá xấu hổ’ cho hành động phạm tội của hai cấp phường và quận Sơn Trà.

Bà này còn có đơn kêu cứu vì con trai của bà bị theo dõi một cách bất thường.

Một người Pháp nhập tịch Việt Nam, ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết, khi hay tin sự việc xảy ra đối với Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm thị Lành, ông này đang có mặt tại Đà Nẵng nên đã đích thân mang hoa đến tại bệnh viện để được gặp bà. Thế nhưng những người tại bệnh viện không cho ông này được gặp bà Phạm Thị Lành. Trong bài viết đưa lên mạng sau đó, ông Andre Menras Hồ Cương Quyết ghi rõ ‘với tôi thì mọi sự đã rõ, bà Lành, 93 tuổi, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ và công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc biệt là những người yếu thế nhất.’

Vì đâu nên nỗi?

Một lão thành cách mạng từng được mệnh danh là ‘con hùm xám đường 4’ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Đặng Văn Việt nêu lên lý do vì sao nhiều người có công với cách mạng bị đối xử tàn tệ suốt bấy lâu nay:

“Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là những châm ngôn mà chế độ đề ra, nào là biết ơn người có công, nhớ đến tổ tiên ông bà. Phương châm, châm ngôn đó nghe rất đẹp, nhưng thực hiện thì có nơi người ta thực hiện được, có nơi người ta không thực hiện. Điều này tùy tâm của từng tổ chức, từng người lãnh đạo. Có khi người ta nói một đường mà làm một nẻo.

Việc thực hiện mà không đúng như vậy là do nguồn gốc chính trị của nó. Nguồn gốc chính trị của nó là quan điểm, tư tưởng Mác- Lê nin, là quan điểm đấu tranh giai cấp; tức là giai cấp này tìm cách xóa bỏ giai cấp kia…, hoặc ưu tiên cho giai cấp này, đặc quyền, đặc lợi hơn cho giai cấp khác. Như thế tự nhiên tạo nên những bất công, bất hợp lý và tạo nên những đầu óc cơ hội, lợi dụng những ưu tiên của chế độ đó, làm những việc bậy bạ, chẳng hạn như tham nhũng phát triển không có tài nào ngăn cản nổi. Cơ bản là vấn đề chính trị, từ chính trị mà ra hết. Quan điểm chính trị sai lầm đưa đến những thoái hóa về xã hội”.

Đại biểu quốc hội- sử gia Dương Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2012 có bài viết trên tờ Lao Động Cuối tuần về trường hợp bà Cát Hanh Long- Nguyễn thị Năm. Bà này từng đóng góp nhiều cho cách mạng giai đoạn đầu và trong Tuần lễ Vàng; nhưng rồi bà bị chính cách mạng xử bắn vì là bị qui vào thành phần địa chủ.

Gia Minh/rfa
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng vào lúc 07:36

---------------

Đây là bài trên blog của TS Nguyễn Xuân Diện:

ĐAU ĐỚN THAY! BÀ MẸ VN ANH HÙNG 93 TUỔI TRẢ DANH HIỆU CHO NHÀ NƯỚC

Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành, 93 tuổi, đồng thời là thương binh 3/4, trú tại số 29, Nguyễn Thông, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng vừa gửi đơn tới Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trả lại danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng". Dưới đây là toàn văn Đơn có điểm chỉ của Cụ bà Phạm Thị Lành và các văn thư liên quan:






Đà Nẵng: Bị cưỡng chế, mẹ Việt Nam anh hùng quyết ở trung tâm y tế chờ toà phán xử 

(LĐO) Đỗ Văn - 11:3 PM, 03/07/2014 

Mẹ VNAH Phạm Thị Lành bị 4 người phụ nữ lôi ngược lên xe cứu thương. 

Sáng 12.6, chính quyền phường An Hải Tây (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã tổ chức cưỡng chế, giữ Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) Phạm Thị Lành (97 tuổi) ngay trước cửa ngôi nhà tình nghĩa của mẹ tại lô B2-8 (tương đương với số 33) đường Nguyễn Thông, khu dân cư An Mỹ. 

Cưỡng chế... mẹ VNAH 

Thuật lại sự việc với PV Báo LĐ, ông Trần Công Minh (SN 1962, trú tại 29 đường Nguyễn Thông) cho biết: “Sáng ngày 12.6, ông Đỗ Trọng Bê - Chủ tịch UBND phường An Hải Tây, ông Hồ Thanh Quyền – Phó Chủ tịch phường và rất nhiều công an, cùng với số đông dân phòng, cán bộ công chức kéo đến trước số 33 đường Nguyễn Thông với ý định cưỡng chế ngôi nhà tình nghĩa của mẹ”.

Căn cứ vào các clip gia đình mẹ Lành quay được, có thể thấy trước cửa ngôi nhà số 33 đỗ một chiếc ôtô hòm. Lực lượng cưỡng chế thì căng hai dãy rào sắt di động chắn ngang đường Nguyễn Thông. Lực lượng CA với đủ các sắc phục được huy động, xe cứu thương, cứu hỏa cũng được điều động chờ sẵn.

Lúc này Mẹ VNAH Phạm Thị Lành (hiện đang sống cùng ông Minh - con mẹ Lành - ở số nhà 29) đã ra và mời ông Bê, ông Quyền vào nhà (để đọc quyết định cưỡng chế và lập biên bản cưỡng chế). Tuy nhiên, phía lãnh đạo phường An Hải Tây đã không hề đọc QĐ cưỡng chế, cũng không vào nhà theo lời mời của mẹ Lành và ông Minh.

Trước sự “cương quyết” làm trái của chính quyền phường, Mẹ VNAH Phạm Thị Lành đã xách một can xăng 5 lít đặt dưới đất và đứng chắn trước chiếc xe ôtô, không cho chính quyền phường hành động.

Thấy vậy, ông Đỗ Trọng Bê đã hô người hành động. Một phụ nữ to béo chạy vào nắm lấy tay mẹ Lành, tiếp đó ba người phụ nữ nữa xông vào hỗ trợ lôi ngược Mẹ VNAH Phạm Thị Lành lên xe cứu thương. Chiếc xe cứu thương hú còi chạy mất dạng khỏi hiện trường.

Ông Trần Công Minh cho biết, ông nhận ra hai người phụ nữ không bịt mặt là cán bộ phụ nữ của phường, còn hai người đàn bà bịt mặt thì ông không nhận ra là ai. 

“Mẹ sẽ ở đây chờ tòa phán xử” 

Sáng 2.7, PV Báo LĐ đã vào thăm Mẹ VNAH Phạm Thị Lành tại Trung tâm Y tế (TTYT) quận Sơn Trà – nơi người ta đã giữ mẹ Lành từ khi mẹ bị chính quyền phường An Hải Tây cưỡng chế lên xe cứu thương.

Đã 21 ngày bị đưa vào bệnh viện, nhưng mẹ vẫn khỏe mạnh và ngồi dậy tiếp chúng tôi. Mẹ nhẹ nhàng bảo: “Mẹ sẽ ở đây cho đến khi nào có phán quyết của tòa án xem mẹ phạm tội gì?”.

Khi được hỏi về tình trạng sức khỏe của mẹ Lành, các bác sĩ, y tá đều xác nhận mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật gì. Khi PV hỏi lý do đưa mẹ vào viện, các bác sĩ, y tá cho biết: Đó là do cấp trên!

Trước câu hỏi tại sao lại giữ Mẹ VNAH Phạm Thị Lành tại TTYT quận Sơn Trà, bác sĩ Nguyễn Văn Cúc – Phó Giám đốc TTYT quận Sơn Trà - cũng cho biết: “Cái đó do chính quyền phường, còn chúng tôi chỉ làm chuyên môn”. Bác sĩ Cúc cũng xác nhận mẹ Lành hoàn toàn khỏe mạnh và cho biết, TTYT đã có CV yêu cầu chính quyền phường An Hải Tây đưa mẹ Lành về nhà, bởi “hiện nay cụ Phạm Thị Lành vẫn đang lưu trú tại khoa Khám bệnh và Cấp cứu của TTYT quận Sơn Trà, đây là môi trường độc hại, có nhiều mầm bệnh và có nguy cơ lây nhiễm cho cụ, đe dọa đến sức khỏe của cụ”.

Theo điều tra của PV Báo LĐ, sau khi TTYT có công văn gửi UBND phường, ông Hồ Thanh Quyền – Phó Chủ tịch phường An Hải Tây - đã đến tận nhà ông Minh “năn nỉ” đưa mẹ Lành về.

Ông Trần Công Minh - con trai mẹ Lành - cho biết: “Không phải gia đình chúng tôi không muốn đưa cụ về. Chiều 12.6, ngay khi phát hiện mẹ đang bị giữ ở TTYT quận, tôi đã đến TTYT quận yêu cầu mời chính quyền phường đến và lập biên bản để đưa mẹ về, thế nhưng Ban giám đốc của TTYT quận Sơn Trà đã từ chối. Đến nay thì mẹ kiên quyết ở lại TTYT quận để đợi tòa phán quyết mẹ phạm tội gì? Mẹ bảo từ giờ đến khi có phán quyết của tòa, đây là nhà của mẹ”.

Nguồn: Lao Động.

Chuyện về chiếc xe oto made in Việt Nam đầu tiên

Rất nhiều người nhắc đến chiếc xe Dalat lắp ráp từ phụ tùng Pháp là chiếc xe oto đầu tiên do người Việt Lam làm ra , tuy nhiên  không phải .
Chiếc xe đầu tiên mang tên Quốc tế
“Tôi không hề có ý niệm phấn đấu trở thành một vị tướng, mà chỉ làm việc hết mình vì một niềm đam mê và thấy hạnh phúc khi đóng góp được một phần nào đó cho đất nước” - Thiếu tướng Vũ Văn Đôn mở đầu cuộc trò chuyện. Đã ngoài 80 tuổi nhưng ông không hề khó chịu với tiếng ồn thành thị và thỉnh thoảng vẫn đứng ở ban công, ngắm dòng xe qua lại tấp nập trên đường. Những đồng đội cùng thời với ông lý giải điều này vì gần cả cuộc đời ông gắn liền với công việc quản lý những chiếc xe và đặc biệt là ông đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt nghiên cứu chỉ đạo các xưởng sửa chữa, nhà máy ngành xe của quân đội làm được cả xe tải, xe 4 chỗ và xe máy có thể gọi là “made in Việt Nam” từ năm 1958.
Vào khoảng tháng 4/1949, là giai đoạn đầu tiên của ngành chế tạo xe Việt Nam và sự nghiệp của ông. Ông được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu gọi đến giao cho làm Giám đốc Nha Sự vụ Cục Quân giới. Vừa tốt nghiệp Trường Kỹ nghệ thực hành (một trường dạy về cơ khí, kỹ thuật của Pháp) mới hơn 20 tuổi được chuyển sang làm đúng nghề, lại dưới quyền trực tiếp của Cục trưởng Trần Đại Nghĩa là một cơ may không dễ có được đối với ông.
Bác Hồ đến xem chiếc xe chiến thắng mới chế tạo.
Ngày đó, bộ đội ta còn thiếu thốn trăm bề. Thường sau mỗi trận thắng, giày dép, quần áo... thu được của quân địch sẽ được trang bị lại cho quân ta. Nên nhiều chiến sĩ chỉ mong “vớ” được cái giày Pháp đi cho đỡ bị gai đâm vào chân. Mong muốn một cái giày đã khó nên chưa ai dám nghĩ sẽ được đi ôtô vì có vẻ giấc mơ ấy... xa vời quá. Ông là dân kỹ thuật, nhìn thấy quân ta sau cả tuần đi bộ mang vác, ai cũng mỏi mệt, hốc hác, ông “đau” lắm. Và từ nỗi đau đó, ông đã có ý định phải làm bằng được xe ôtô để tăng khả năng cơ động và tác chiến của quân đội.
“Lính tráng” nghĩ là làm, chẳng bao lâu, cơ hội đến và ông bắt tay ngay vào việc. Trong các chiến dịch, quân Pháp thua trận. “Lúc đó ra quốc lộ thấy xe ôtô Pháp hỏng vứt đầy đường”. Chẳng ai quan tâm đến những “đống sắt vụn” ấy. Riêng Vũ Văn Đôn thì khác. Ông tập hợp các cán bộ trong cơ quan đưa ra ý định sản xuất ôtô trong tương lai của mình. Ông nói: “Trước mắt ta chưa có phương tiện để chế tạo ôtô thì “lọc” các bộ phận còn tốt của những chiếc xe hỏng ra, lắp ráp lại”. Tính toán thì dễ nhưng bắt đầu công việc mới thấy khó. Ông Đôn cùng đồng đội phải vừa nghiên cứu vừa thực hành tháo các bộ phận xe lắp thành xe mới.
Xe bị bỏ lại vừa hỏng, vừa thuộc nhiều chủng loại của cả Pháp lẫn Anh, Mỹ. Để bình thường thì có vẻ còn tốt, song tháo ra lắp vào bộ phận khác thì lại không hợp. Mất mấy tháng “đánh vật” với bulông, pittông, bộ chế hòa khí,... cuối cùng, khi kiếm được xăng đổ vào, chiếc xe “tạp pí lù” khục khặc rồi... nổ giòn. Mọi người ồ lên. Và khi chiếc xe lăn bánh thì niềm vui vỡ òa. Dân bên đường chạy theo xe hò hét hàng cây số mới dừng. Thế là, Chính phủ kháng chiến có chiếc ôtô đầu tiên. Do được lắp ráp từ nhiều phụ tùng khác nhau nên chiếc xe được đặt tên là: Quốc tế. Và gần như ngay lập tức, nó được khai thác tối đa. Quốc tế đã đưa Hồ Chủ tịch đi thăm bộ đội tham gia chiến dịch Biên giới, chở vũ khí, đi đón đại diện Đảng Cộng sản Pháp sang thăm...
“Đến nay, Quốc tế vẫn còn đấy, được trưng bày tại Bảo tàng Hậu cần. Để lâu ngày rồi nhưng nếu sửa qua, đổ xăng vào chắc nó vẫn chạy” - nét mặt Thiếu tướng Vũ Văn Đôn giãn ra khi nói xong một phần câu chuyện.
Gian khó và niềm vui xe ôtô "made in Việt Nam"
Sau 1954, ông Vũ Văn Đôn được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quản lý xe (Bộ Quốc phòng). Ông lập tức bắt tay vào thành lập những xí nghiệp sản xuất phụ tùng. Tiếng là để làm thiết bị thay thế khi xe viện trợ bị hỏng nhưng “tâm” của ông Đôn vẫn muốn “liều” tự làm một chiếc ôtô. Qua những trục trặc của lần làm xe Quốc tế, ông và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đã nắm rõ hơn cấu tạo, cơ chế hoạt động của xe. Lần này, ông muốn làm một chiếc ôtô 4 chỗ. Giao cho mỗi xí nghiệp một vài chi tiết, trong đó Nhà máy Chiến Thắng làm chủ công.
Đúng ngày 22/12/1958, tại nhà máy này, chiếc ôtô đầu tiên (4 chỗ ngồi) do người Việt Nam sản xuất, dù chưa phải 100%, đã ra đời. Nó trông “xịn” không kém loại Matxcơvic của Liên Xô lúc bấy giờ. Bác Hồ hay tin đã đến xem. Và chiếc xe đã vinh dự được mang biển số: QS - 0001 (Quân sự, số 1).
Chế tạo được ôtô rồi, tướng Vũ Văn Đôn đã nghĩ ngay đến việc thử làm một chiếc xe máy. “Nghĩ được là làm được”, ông quan niệm như vậy, tất nhiên là phải biết vượt qua những gian khó bước đầu. “Thế hệ chúng tôi chỉ biết làm việc mà không nghĩ đến các thứ khác, nên không lâu sau, chiếc xe máy có tên Ấp Bắc đã “ra lò”. Ấp Bắc có tốc độ trung bình đạt 50-60km/giờ, tiếng nổ giòn và rất khỏe, chạy đường gồ ghề rất tốt”. Thành công tạo ra niềm vui và niềm tin mới càng thôi thúc tướng Đôn và đồng đội quyết tâm làm một chiếc xe ôtô “thực sự của Việt Nam”.
Chiếc xe máy đầu tiên của Việt Nam mang tên Ấp Bắc.
Được cấp trên ủng hộ, tướng Đôn giao cho Nhà máy Z159 làm pittông, vòng bi, cần số; Nhà máy Z179 làm sắt xi, gầm xe. Nhà máy nào có vướng mắc, ông Đôn trực tiếp xuống giải quyết, bàn cách làm mới. Các bộ phận bên trong tạo động lực cho xe chạy đã xong. Thử thách còn nhiều. Phần lốc xe, có nhiều chi tiết gồ ghề, rất khó chế tạo. Sau gần 500 ngày gia công không thành, có người đã muốn lắp đại phụ tùng của xe Liên Xô vào. “Phải tìm mọi cách để chiến thắng”, ý chí sắt đá đó giúp ông Đôn đủ kiên nhẫn để lặn lội tìm những thợ thủ công giỏi nhất về hướng dẫn rồi cùng họ làm. Đạt hình thức thì khả năng chịu áp lực kém. Lại nghiên cứu khắc phục, cuối cùng, chỉ còn một chi tiết: trục khuỷu chưa làm được. Trong một chuyến sang thăm Rumani, tướng Vũ Văn Đôn mày mò hỏi han, ngắm nghía. Trở về nước, ông đã chỉ đạo cán bộ, công nhân lắp ráp thành công chiếc xe.
Một ngày cuối năm 1971, gần như toàn thể cán bộ trong Cục Quản lý xe tập hợp ở Văn Điển để xem xe chạy thử. Kết quả ngoài mong đợi, xe không hề có trục trặc gì xảy ra. Đó là chiếc xe hoàn hảo nhất với phần lớn thiết bị do Việt Nam chế tạo. “Lúc đó, mừng quá, tôi và một số cán bộ đã khóc” - Tướng Vũ Văn Đôn xúc động nói. Mấy hôm sau, chiếc xe được điều “đi B” và được mang tên Trường Sơn.
Không phụ lòng kỳ vọng, Trường Sơn đã hoạt động tốt cho đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đã hơn 30 năm kể từ ngày chiếc Trường Sơn ra đời, mỗi lần nhắc đến nó ông lại nhớ về một thời không thể nào quên. Ông mong muốn rằng trong một tương lai không xa, nước ta sẽ sản xuất được hàng loạt ôtô và các loại xe máy khác phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và nâng cao đời sống nhân dân
Công an nhân dân 

Nước Mỹ vĩ đại (I) :Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và những chiến dịch "tặng" boom cho người Việt Nam

Để kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra sự kiện Vinh Bắc Bộ , tôi xin phép được trình bày về Nước Mỹ Vĩ Đại , một đất nước dân chủ , văn minh và thịnh vượng , một người bạn lớn của nhân dân An Nam ta đã giúp đỡ , sát cánh với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng , bảo vệ tổ quốc Việt Nam cũng như những kế hoạch giúp đỡ của nước Mỹ trong tương lai . 
I: Sự kiện Vinh Bắc Bộ .
Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam đã viết :
SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ (8.1964), sự kiện do chính quyền Mĩ dàn dựng theo kế hoạch chuẩn bị sẵn nhằm tạo cớ hợp pháp hóa việc dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam VN. Trong các ngày 31.7 và 1.8.1964, các tàu khu trục Mĩ, tàu biệt kích QĐ Sài Gòn xâm phạm vùng biển miền Bắc và hoạt động khiêu khích hòng tạo ra sự phản ứng của phía VN. 2.8 tàu Mađôc tiến sâu vào vùng biển miền Bắc bị hải quân VN đánh đuổi (x. trận đánh tàu Mađôc (2.8.1964)). Ngày 4.8, các tàu Tơcnơ Gioi, Mađôc tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Bắc; mặc dù không có bằng chứng nào về một cuộc đụng độ đã xảy ra, chính quyền Giônxơn vẫn dựng lên chuyện tàu chiến Mĩ bị hải quân VN tiến công ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế để lừa bịp dư luận Mĩ và thế giới, lấy cớ trả đũa; sau đó sử dụng máy bay của hải quân đánh phá nhiều nơi ở miền Bắc trong hành quân Mũi tên xuyên (5.8.1964). Ngày 7.8 Quốc hội Mĩ thông qua "nghị quyết Vịnh Bắc Bộ", mở đường cho chính quyền Giônxơn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc và đưa QĐ Mĩ ồ ạt vào tham chiến ở miền Nam VN. Đầu 1966 sự thật về SKVBB bị phanh phui càng khơi sâu mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ và thúc đẩy phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam.



Photograph taken from USS Maddox (DD-731) during her engagement with three North Vietnamese motor torpedo boats in the Gulf of Tonkin, 2 August 1964. The view shows all three of the boats speeding towards the Maddox.
Oil on canvas by Commander E.J. Fitzgerald, January 1965. It depicts the engagement between USS Maddox (DD-731) and three North Vietnamese motor torpedo boats on 2 August 1964.

Để bảo vệ "phiên bản" chính thức của vụ tấn công, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) chỉ sử dụng vỏn vẹn 15 báo cáo từ bộ phận tình báo tín hiệu (SIGINT). Nghiên cứu mới này (của tôi) dựa trên việc khai thác một khối lượng lớn tài liệu SIGINT chưa từng được sử dụng trước đó. Dòng lũ thông tin mới này đã thay đổi hoàn toàn câu chuyện xảy ra vào đêm 4-8-1964. Yếu tố quan trọng nhất là đã xác định rõ động thái của hải quân Bắc Việt Nam vào đêm đó.
Nghiên cứu đã đem lại hai phát hiện gây chấn động. Thứ nhất, sự thật là không hề có một cuộc tấn công nào diễn ra trong đêm đó (4-8). Do hàng loạt sai lầm trong phân tích cộng với thái độ khăng khăng không chịu xem xét các bằng chứng trái ngược, các bộ phận SIGINT của Mỹ trong khu vực và tổng hành dinh NSA đã tuyên bố Hà Nội có kế hoạch tấn công hai con tàu của hạm đội Desoto. Những sai lầm trong phân tích tiếp theo và việc ỉm đi các thông tin khác đã dẫn đến thêm các "bằng chứng" khác. Trên thực tế, hải quân Hà Nội không hề có bất cứ hành động gì khác ngoài việc cứu hộ hai con tàu bị hư hại từ ngày 2-8.
Phát hiện thứ hai là về cách xử lý tài liệu SIGINT liên quan đến sự kiện vịnh Bắc bộ của một số cá nhân tại NSA. Kể từ khi cuộc khủng hoảng diễn ra vào đầu tháng tám cho đến những ngày ngay sau đó, kéo dài sang tháng 10-1964, thông tin SIGINT đã được trình bày theo cái cách ngăn cản những người đưa ra quyết định có một cái nhìn khách quan và tổng thể về sự kiện ngày 4-8-1964. Thay vào đó, chỉ có những tài liệu SIGINT nói rằng phía cộng sản cố tình tấn công hai tàu khu trục Mỹ là được đưa ra cho các quan chức chính quyền Mỹ xem xét.
Việc xử lý sai lầm tài liệu SIGINT được thực hiện theo cách mà người ta kết luận là đầy bí ẩn, với những bằng chứng ngụy tạo và sự thông đồng với nhau ở tất cả các cấp. Mục tiêu rõ ràng của các cá nhân trong NSA là ủng hộ lời cáo buộc của hải quân (Mỹ) là hải quân Bắc Việt Nam đã cố ý tấn công hạm đội Desoto. Để chứng minh cho lời cáo buộc trên, mọi tài liệu có liên quan của SIGINT đều không được cung cấp cho Nhà Trắng, cũng như quan chức tình báo và Bộ Quốc phòng. Nếu toàn bộ bằng chứng của SIGINT được xem xét, kết luận được đưa ra sẽ là phía Bắc Việt Nam không hề tấn công.
Robert J. Hanyok/HIẾU TRUNG dịch
Như vậy chúng ta đã rõ sự kiện Vinh Bắc Bộ chính là một vở kịch à Mỹ gây ra để lấy cớ làm những công việc phi nghĩa , vậy những công việc phi nghĩa ấy là gì ? Những hành động ấy đã đem lại cái gì hay tác động những gì lên Việt Nam ? 
II:Những món quà chết chóc 
Sau khi sự kiện ngụy tạo Vinh Bắc Bộ chấm rứt , nước Mỹ đã thông qua Nghị quyết Vinh Bắc Bộ trong đó cho phép chính quyền Mỹ được phép tự do thực hiện chiến tranh quy ước ở Việt Nam mà không cần thiết phải thông qua Quốc Hội . Điều đó đã được mở màn bằng sự kiện Mũi Tên Xuyên của không quân và hải quân Hoa Kỳ , đánh phá nặng nề miền Bắc XHCN cũng như mở đường bởi hàng loạt chiến dịch đổ quân vào miền Nam Việt Nam , mở đầu cuộc chiến trên cả bầu trời miền bắc và đất liền miền Nam , trên mọi mặt trận mà quân Mỹ có thể làm được .
"Về quân đội, từ năm 1965 đến tháng 1/1973, Mỹ đã huy động khoảng 3 triệu lượt quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam. Đỉnh cao, trong thời kỳ 1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh (chiếm hơn 18% tổng số quân Mỹ lúc đó), trong số này có 535.000 quân Mỹ đóng ở miền Nam Việt Nam. Riêng về bộ binh, Mỹ đã huy động gần 70% tổng số bộ binh trong quân đội.
Đặc biệt, Mỹ đã huy động một khối lượng khổng lồ vũ khí, khí tài kỹ thuật vào loại hiện đại nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Về máy bay, Mỹ đã dùng 75 kiểu loại. Ở thời kỳ đỉnh cao sau 30/3/1972, Mỹ đã huy động 1270 máy bay chiến đấu (31% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ).
Về tàu chiến, Mỹ đã sử dụng tại vùng biển Việt Nam lúc cao nhất 65 tàu chiến và tàu đổ bộ, trong đó có từ 4 đến 5 tàu sân bay công kích 4 đến 5 tuần dương hạm. Hải quân Mỹ đã tập trung cho hạm đội 7 Mỹ tới 6 tàu sân bay công kích, 5 tàu tuần dương (55% của tổng số 9 chiếc). Đây là lực lượng hải quân Mỹ được tập trung lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Về thiết giáp, pháo binh và tên lửa, Mỹ đã sử dụng 18 loại xe tăng, thiết giáp; 17 kiểu loại pháo binh; 12 kiểu loại tên lửa trong chiến tranh ở Việt Nam. Ở thời kỳ đỉnh cao 1968-1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo.
Về bom mìn và hóa chất, Mỹ đã sử dụng 14 loại bom mìn, 27 loại lựu đạn, đạn hóa học, bom cháy rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn chất độc hóa học, khoảng 338.000 tấn bom na-pan."
Báo mới/Nguyễn Dũng
CHIẾN DỊCH SẤM RỀN (A. Rolling Thunder, 2.3.1965-31.10.1968), chiến dịch tiến công bằng không quân của Mĩ mở rộng và leo thang chiến tranh ra miền Bắc VN trong chiến tranh phá hoại lần I (7.2.1965-1.11.1968), nhằm phá hủy tiềm lực quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, gây sức ép buộc chính phủ VN DCCH thương lượng theo những điều kiện của Mĩ. Sau khi chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965) thất bại, Mĩ tiếp tục huy động lực lượng lớn không quân mở CDSR đánh phá quy mô lớn và liên tục trên miền Bắc VN: 2.3.1965 sử dụng 100-160 (lúc cao nhất 250) lần chiếc máy bay/ngày đánh phá các đầu mối giao thông, kho tàng, khu dân cư từ Vĩnh Linh đến nam Thanh Hóa; từ 6.1965 mở rộng chiến tranh lên bắc vĩ tuyến 20, đánh phá hệ thống đường bộ, đường sắt nam và bắc Sông Hồng... 1966 Mĩ tăng cường độ đánh phá lên gấp đôi, với 200-250 (lúc cao nhất 400) lần chiếc máy bay/ngày (từ 4.1966 sử dụng cả B-52) đánh phá các kho xăng dầu, cơ sở công nghiệp... ở ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác; 1967 tập trung vào các khu công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì...), mở nhiều đợt đánh lớn vào Hà Nội, Hải Phòng, rải mìn phong tỏa các cửa sông, bến cảng... Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân miền Nam, 31.3.1968 Mĩ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời tập trung đánh phá ác liệt các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào với số trận đánh tăng 2,6 lần, mật độ bom đạn gấp 20 lần. Bị thất bại nặng (hơn 3.200 máy bay bị bắn rơi) mà không đạt mục đích, 31.10.1968 CDSR kết thúc; 1.11.1968 tổng thống Mĩ Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom, bắn phá miền Bắc. CDSR dự tính tiến hành trong 6 tháng đã phải kéo dài 3 năm 8 tháng, với khoảng 400.000 phi vụ, ném 643.000t bom, phá hủy nhiều cơ sở vật chất, giết hại nhiều dân thường nhưng không khuất phục được nhân dân VN.

Ngày 1 tháng 1 năm 1968CIA ước tính rằng thiệt hại vật chất mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chịu lên tới 370 triệuUSD, trong đó có 164 triệu USD thiệt hại về các tài sản quan trọng (chẳng hạn nhà máy, cầu đường, và nhà máy điện). CIA còn ước lượng rằng số thương vong đối với dân số Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mỗi tuần là 1.000 người, nghĩa là khoảng 90.000 thương vong trong thời gian 44 tháng, 72.000 trong số đó là dân thường. Còn theo số liệu Cục tác chiến Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong 4 năm đã có 14.000 nhân viên quân sự và 60.000 dân thường thiệt mạng.
Từ điển bách khoa QS Việt Nam/Trung tâm lưu trữ chiến tranh Việt Nam
III Nước Mỹ vĩ đại và những trò dựng chuyện 
NHư vậy , chúng ta có thể hiểu sự kiện Vinh Bắc Bộ đơn giản là sự kiện do Mỹ dựng lên , Mỹ kêu gào đau đớn vì bị tấn công (do họ tự tưởng tượng ) rồi tự trao cho mình cái quyền được ném bom xuống đầu dân thường nước khác , những người tay không tấc sắt ,những người vô tội . 
Và trên thực tế nước Mỹ chưa từng thôi trò này , chúng vẫn luôn làm ra sự kiện ấy để tiến hành chiến tranh xâm chiếm I raq , Lybia ... thậm chí từng lặp lại y nguyên sự kiện này với Iran nhưng đã thất bại .
Và với những biểu hiện như thế , nước Mỹ nhất định sẽ tiếp tục dùng thủ đoạn như thế để gieo cái chết và lấy cớ tấn công nên những quốc gia không cam chịu số phận lệ thuộc nước Mỹ .
Nguyễn Linh