Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Tại sao tôi thích Xã Hội Chủ Nghĩa ?!!

Lời Bình Loạn :Đã từ lâu tôi luôn muốn viết về điều này ,nhưng vẫn chưa  bao giờ viết được ,tôi luôn tự hỏi  mình điều đó ,và tự trả lời ,không phải là kiểu tự thuyết phục đơn thuần mà chính là cách tự đấu tranh ,tự nghi ngờ để kiểm chứng lòng tin của bản thân . Tôi chỉ có một điều bổ sung cho bài viết của anh Bao chính là ở điểm tôi yêu thích CNXH hiện nay ở Việt Nam ,yêu thích chế độ xã hội này với một niềm tin tưởng là một khi chế độ này còn tồn tại ,khi những ông chủ tư bản không thể nắm được chính quyền ,dùng quyền lực của nhà nước để làm giàu cho bản thân họ được ,thì khi đó cơ hội vẫn luôn thuộc về chúng ta ,tất cả quần chúng nhân dân lao động này !
Mới đây , một người bạn ( là cử nhân CNTT) hỏi tôi rằng “ tại sao bác lại thích XHCN ở Việt Nam , Tư Bản hay hơn mà ?”. Trong lúc café chém gió ngắm gái gú mà phài nặn óc trả lời một câu hỏi như thế thì hơi bị …phí và Có lẽ khá nhiều bạn của tôi cũng thắc mắc như vậy . Tôi xin chia sẻ vài lý do tại sao tôi lại thích XHCN.
Trước hết là do hiều biết lịch sử , tôi tin rằng chế độ XHCN ở Việt Nam và sự lãnh đạo của ĐCS sẽ đảm bảo rằng Việt Nam sẽ luôn ĐỘC LẬP ,TỰ DO và THỐNG NHẤT. Vì 3 thứ đó mà cha ông của tôi đã đổ máu từ ngày người Pháp nổ súng vào Đà Nẵng 1858 cho tới trưa ngày 30-4-1975.Tất nhiên là “không có gì quý hơn độc lập tự do” , nhưng thường thì người ta chỉ thấy quý khi bị mất hay bị đe dọa mất , còn cuộc sống hàng ngày cơm ăn , áo mặc, nhà ở, điện nước, internet phim ảnh , giải trí … vv..vv là thứ chúng ta luôn cần và phải lao động mới có . XHCN chính là phương thức để số đông đồng bào của tôi giải quyết những nhu cầu đó.
Chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm XÃ HỘI CHỦ NGHĨA và CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA
CSCN nghĩa là triệt tiệu hoàn toàn quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ,nói đơn giản là không một cá nhân nào được phép đầu tư nhà xưởng ( sở hữu tư liệu sản xuất) thuê công nhân làm ra sản phẩm để bán kiếm lời sau khi trả lương cho công nhân (chiếm đoạt giá trị thặng dư)
CNXH không chú trọng vào việc triệt tiêu quan hệ sản xuất TBCN mà chú trọng vào CÔNG BẰNG XÃ HỘI .
Hiện nay những nước Bắc Âu như Thủy Điển , Na UY , Phần Lan được xem như gần chạm đến XHCN vì an sinh xã hội của họ rất tốt . Vậy họ đã làm cách nào để xây dựng một xã hội công bằng . (Công bằng trong giàu có chứ không phải công bằng trong nghèo đói như Việt Nam thời bao cấp ). ? Các nước Bắc Âu đó đã có một quá trình tích lũy tư bản gần hai trăm năm . Phương thức sản xuất TBCN trong thời gian đó đã tạo ra cho nước họ một lượng của cải cực lớn và một lớp người có thu nhập cực cao mỗi năm. Và khi thõa mãn hai điều kiện trên thì chính sách thuế đóng vai trò quyết định. Anh nào thu nhập càng cao thì đóng thuế càng nhiều . Và ngân sách nhà nước có được số tiền lớn, từ đó nhà nước chăm lo lại cho người dân .
Nếu Việt Nam đi theo con đường ( cứ xem là đúng đắn) của các nước Bắc Âu thì chúng ta mất hơn trăm năm mới bằng họ như bây giờ . Tất nhiên có thể rút ngắn thời gian nếu như được trúng số như anh Hàn Xẻng. Và trong suốt hơn trăm năm đó nhân dân Việt Nam phải trải qua tất cả các vấn nạn (thuộc về bản chất của TBCN) mà dân Bắc Âu đã phải trả qua : bất công, chênh lệch giàu nghèo , tầng lớp vô sản bị bóc lột …Như vậy chẳng thể rút ngắn khoảng cách so với người ta mà còn ăn quả đắng mà người ta từng ăn.
XHCN là chìa khóa cho câu hỏi làm sao rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển mà không hoặc ăn quả đắng ít hơn
Việt Nam có kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, .Nghĩa là chấp nhận cho phương thức sản xuất TBCN tồn tại , để nó làm ra của cải và tích lũy của cải..Ngoài vai trò điều tiết , định hướng , nhà nước còn đảm bảo tính công bằng XH của thể hiện ở hai điểm :
Thứ nhất , Bất Động sản ,loại tư liệu sản xuất quan trọng và đáng giá nhất thuộc sỡ hữu toàn dân , do nhà nước quản lý . Các mỏ dầu ,tài nguyên thiên nhiên, được quốc hữu hóa .
Thứ hai , Nhà Nước đứng ra làm kinh tế thông qua các Doanh nghiệp nhà nước . Thậm chí ngay cả quân đội cũng làm kinh tế. Như vậy ngân sách của nhà nước chúng ta ngoài đóng góp từ tiền thuế của người dân thì lượng lớn là từ Kinh tế Nhà nước. Nếu so Việt Nam với một nước Tư bản nào đó có cùng GDP và mức thuế tương đương thì Ngân sách của Việt Nam thu vào mỗi năm nhiều hơn . Nhờ khoản “nhiều hơn” này thì nhà nước có thêm tiền để xây dựng đất nước(so với các nước tư bản đó) . Các bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao những vùng nông thôn không có khu công nghiệp , kinh tế làng nhàng mà dân lại có đường bê tông để đi , có điện xài , có trạm y tế , có trường mầm non,có nước sạch, có điện thoại …. hay không ? tiền nhà nước cả đấy , và xin thưa những nước có GDP ngang Việt Nam không nhiều nước làm được như Việt Nam.
Ngoài vai trò đảm bảo công bằng xã hội theo cách Nhà nước làm kinh tế thì việc Nhà nước nắm phần lớn tài sản đất nước là một nguồn vốn khổng lồ mà không một nhà tư bản nào bì được. Trong kinh doanh thì “mạnh vì gạo bạo vì tiền”, điều này phần nào giải thích tại sao Kinh tế Trung Quốc phát triển khủng vậy. Cho dù chúng ta có chê “TQ phát triển không bền vững” ,”người khổng lồ có đôi chân đất sét” , hay “ giàu vì đông dân”vv..vv thì chúng ta cũng không thể phủ nhận TQ là nền kinh tế thứ hai của thế giới.Họ đạt được vị trí đó chỉ sau 64 năm thống nhất . Nếu lấy cột mốc 1990 khi các nước XHCN Đông Âu tan rã thì cho đến nay nước nào trong số đó vươn mình ấn tượng và thành cường quốc ngoại trừ nước Nga vôn đã là một cường quốc trong LB Xô Viết?
Những lý do rất thực tế ,đơn giản như trên làm tôi yêu thích ,tin tưởng XHCN, các nước châu Mỹ thiên tả cũng đang chuyển dần sang con đường như Việt Nam đang đi. Đất nước chúng ta còn lắm tiêu cực như tham nhũng và các DNNN lỗ vv.. Những tiêu cực hiện tại là do chúng ta CHƯA LÀM ĐƯỢC chứ không phải do bản chất XHCN . Tôi tin rằng XHCN là hướng đến tốt đẹp , công bằng xã hội.
. Xã Hội Tư Bản thì đúng là tư do hơn Việt Nam một số mặt , nhưng đó là thứ tự do cá nhân lặt vặt : biểu tình ,lập đảng, ra báo , đóng phim sex , kinh doanh mại dâm, khỏa thân …vv( có đổi ra cơm ăn áo mặc được đâu) và cũng chả là mấy phù hợp với văn hóa Việt Nam . Những thứ tự do kể trên chẳng đáng vào đâu so với lơi ích dân tộc và đất nước tôi cả .
Ảnh : một góc Nông Thôn Việt Nam, những con đường betong thế này rất phổ biến

 
Bài viết của tác giả Bao Bất Đồng trên face
 

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Sự thực về việc phi công VNDCCH bắn rơi B52 !


Nhìn đâu cũng thấy âm mưu của Cộng Sản 
Nhà văn Nguyễn Công Hoan có viết một truyện ngắn dí dỏm tên là “ cái lò gạch bí mật ” . Nhân vật chính rất đam mê truyện trinh thám, anh ta nhìn đâu cũng thấy tội phạm . Ngày nọ anh ta rủ người bạn theo dõi một người có hành tung khả nghi . Cả hai thấy người này đi vào lò gạch cũ làm gì đó rất bí ẩn . cả hai xông vào thì kẻ tình nghi chạy thoát để lại một hiện vật “to bằng vành khăn đàn bà, cuộn khoanh lù lù trên mặt đất thành một bãi, đầu hình búp măng, màu vàng, mà ở đuôi là có hơi ngạt, thôi thối...”
…………….
Còn vài hôm nữa là đến kỷ niệm Điện Biên Phủ trên không , chiến dịch dìm hàng công lao của dân tộc được mấy anh phởn động, dâm chủ bắt đầu rôm rả . Vẫn như mọi khi : “ B52 có phải do Việt Nam bắn rơi đâu, toàn phòng không Nga Xô và Tàu bắn đấy chứ” blah blah ... ( y chang luận điệu dìm hàng tài năng cụ Giáp ) Năm nay là mùa hot của sử dza trường phái “ tin đồn” Oshin Huy Đức , chàng sử dza này phán rằng làm gì có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52, đó là sản phẩm tuyên truyền của Hà Nội mà thôi , Phạm Tuân là một diễn viên kịch suốt 40 năm qua vì đã cướp công anh hùng Vũ Xuân Thiều . Vin vào quan điểm của sử dza “tin đồn” các anh rận sĩ chấy thức từ đầu bạc cho đến đầu hói cho tới trẻ trâu nhãy cẫng cả lên. Còn phải hỏi sao , “đạp đổ cả chiến tích ĐBP trên không” cũng ngang ngửa với “hạ bệ Hồ Chí Minh” cơ mà . Buồn cười thay , có những anh hăng hái té nước theo mưa kiểu như “vì lý do nhân đạo Mỹ mới thôi ném bom chứ Bắc Việt sức mấy mà chống nổi”, và thậm chí là “ B52 nó rơi vì hết xăng”. (^^), thì ra Phi Công Mỹ lái cỗ máy bạc triệu Đô –la không khác gì mấy anh chàng ngớ ngẩn oánh con xe chở bạn gái vi vu phố phường , quá hưng phấn đến nỗi quên kiểm tra bình xăng để rồi dắt bộ.. Dù dốt quân sự nhưng các thánh chém gió rào rào độp độp như mưa đá . Các thánh nghe B52 là “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm” thì các thánh tin ngay nó chỉ rơi vì hết xăng ( ^^) . Mèng đét ơi , nghe các thánh chém gió bom đạn, tên lửa ,phi cơ mà cười đến rụng rún ,hơn cả xem hài Hoài Linh, Tự Long…
Trước hết xin nhắc lại rằng B52 là vũ khí chiến lược mà người Mỹ dành bao tâm huyết để đối phó với Liên Xô chứ không phải dùng cho các đối thủ nhỏ và yếu như Việt Nam.. B52 là loại máy bay ném bom to nhất thế giới chỉ có thể bay với vận tốc tối đa 900km/h . Mig 21 có thể bay đến 1500km/h nên đuổi theo B52 và bắn hạ không có gì khó khăn. Nhưng B52 được gọi là”bất khả xâm phạm” vì khả năng gây nhiễu radar và có hàng đống máy bay tiêm kích đi theo bảo vệ. Phát hiện được B52 đã khó nhưng tiếp cận được ở cự ly gần mà phóng tên lửa càng khó hơn. Phóng tên lửa rồi phải vọt thật nhanh tránh lửa từ vụ nổ Hai vị anh hùng Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều hạ được B52 theo cùng một kiểu : bay thật cao , tích lũy tốc độ rồi bổ nhào vào B52 cho các F4 không truy kích kịp, ở cư ly 3km với B52 thì phóng tên lửa , ngoặt hướng khác thoát ra. . Sự thật là thất bại của chiến dịch Linebacker II làm người Mỹ phải giật mình vì điểm yếu của loại đồ chơi xa xỉ này . Nên nhớ rằng các tên lửa SAM mà Việt Nam dùng bắn rơi B52 là đồ lạc hậu so với đồ xịn mà Liên Xô đang có ở thời điểm đó
Cái lập luận Mỹ ngừng ném bom là vì nhân đạo thối đến không ngửi nổi , anh nào phọt ra mà không tự bịt mũi mình cũng tài thiệt. Có cái giống người nào khen cái thằng trút bom đạn giết hại đồng bào mình là nhân đạo ?Nhân đạo cái quái gì mà cứ dội bom xuống khu dân cư với lại bệnh viện . Giết người ta không được , không giết nữa thì gọi là nhân đạo!!! anh nào phát ngôn câu ấy không biết có dám chìa a- lô cho người ta vả vài chục phát nổ đom đóm rồi nói “cảm ơn anh vì anh nhân đạo quá không tát nữa” hay chăng ?
Cả anh Oshin Huy Đức và Ba Sàm, các Blogger chống Cộng đều một mực vịn vào báo cáo của Mỹ để cho rằng số liệu của Việt Nam về Linebacker II là ba xạo . Trên đời này không có trận chiến lớn nào số liệu của các bên tham chiến trùng nhau như biên bản một trận quyền anh. Cái lý lẽ “có thể do chênh lệch cách tính thời gian” hết sức vớ vẩn và mơ hồ . Số phi công Mỹ tham gia Linebacker II đâu phải là bí mật ghê gớm gì ,nếu muốn làm một sử gia nghiêm túc anh chàng Oshin kia vẫn có thể làm được mà, sao lại lập lờ có duyên ra phết . Điểm ngu đặc sắc của Huy Đức và các fan “sử học tin đồn” là ở chỗ không biết rằng Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều hạ hai B52 vào hai ngày khác nhau là 27 và 28 tháng 12 .Đương nhiên là đêm 28-12 chỉ duy nhất một B52 rơi do Mig 21 mà anh Thiều cầm lái .Nhà sử học cứ tưởng đó là phát kiến rất vĩ đại . Phạm Tuân là phi công đầu tiên hạ B52 vào đêm 27-12 sau 9 ngày đêm xuất kích .Người Mỹ có ghi nhận hay không thì xác của B52 vẫn nằm chình ình đấy cho phóng viên người ta chụp hình .Các thánh đoán rằng miền Bắc Việt Nam hồi ấy chắc bí ẩn như Bắc Triều Tiên bây giờ nên Hà Nội muốn nói sao cũng được ? . Xin thưa hồi ấy phóng viên phương Tây ở Bắc Việt có mà đầy, và chính họ truyền đi tin tức Phi Công Phạm Tuân hạ B52 vào đêm 27-12 Không hề có chuyện Phạm Tuân cướp công lao của anh Thiều .
Trường hợp của anh hùng Vũ Xuân Thiều có chút rắc rối đó là quyết định lao mình vào chiếc B52 vào đêm 29-12.Câu hỏi được đặt ra là " Anh ấy muốn làm như thế hay vì quá gần không thể tránh được "? Sau này, nhiều tờ báo khi kể chuyện chiến đấu của phi công Vũ Xuân Thiều thường ví anh như “quả đạn thứ 3”, tuy nhiên họ không biết rằng, đó là một khái niệm vi phạm kỷ luật quân đội. Theo quan điểm chính thống, Đại tá Nguyễn Phương Diện, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, trong những ngày tháng đối đầu nghẹt thở với B-52, nhiều phi công Việt Nam thậm chí, viết đơn xin được đánh B52 kiểu cảm tử . Chính Vũ Xuân Thiều trước ngày xuất kích cũng đã đề nghị cấp chỉ huy cho phép anh ấy làm như thế .Theo Đại tá Diện, tinh thần sẵn sàng biến mình thành “quả đạn thứ 3” của phi công là đáng ghi nhận nhưng hành động này bị cấm tuyệt đối. Trước hết, Việt Nam không có nhiều phi công và máy bay để chơi trò cảm tử Kamikaze của người Nhật và hơn nữa “tinh thần cảm tử” bị xếp vào quan điểm nóng vội, yêng hùng. Chính vì uẩn khúc đó nên cần một độ lùi lịch sử nhất định , vào năm 1994 anh Vũ Xuân Thiều mới được công nhận là anh hùng .
Các anh phởn động, người Việt mất gốc có cái khác người là tưởng tượng rất phong phú , vẽ vời theo ý thích. Sự kiện anh hùng Vũ Xuân Thiều được công nhận anh hùng muộn màng được họ ví như việc Đảng Cộng Sản công bố ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh lùi một ngày là vì mục đích chính trị chính em . Bác mất ngày 2-9 hay 3-9 thì Bác vẫn là Bác trong lòng người Việt Nam . Anh Thiều là quân nhân hy sinh khi làm nhiệm vụ , dù có công nhận sớm hay muộn thì đó cũng là một người anh hùng sao lại phải xoắn ? Khổ cho các anh ấy , nhìn đâu cũng thấy âm mưu của Cộng sản cá . Nói dại mồm nếu các ông Đảng Viên đi vào cái lò gạch cũ “giải quyết nỗi buồn” mấy ảnh cũng đi theo nghiên cứu cho bằng được

Bao Bất Đồng :FB

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Hải Chiến Hoàng Sa: Báo GDVN và sự đổ thừa của VNCH




Đã 39 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay trung quốc. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người VN. Và cũng từng thời gian đó nhà nước VN vẫn đang tìm mọi cách đấu tranh đòi lại những gì của tổ tiên chúng ta bao đời dựng xây để lại cho con cháu hôm nay.
Nhân đọc bài viết trên báo giáo dục:của tiến sỹ Trần Công Trục. Sau khi theo dõi 6 bài đầu tiên của bài viết này, tôi nhận thấy: Loạt bài của tiến sĩ Trần Công Trục có nội dung rất giống với bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc, nguyên Hải đội trưởng Hải đội III Tuần dương của Hải quân VNCH. Có thể nói không ngần ngại rằng, tiến sĩ Trần Công Trục chỉ biên tập lại bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc, mà không có kiểm định kĩ càng, dẫn đến sai lệch sự thật. Cách dùng từ trong bài viết của tiến sĩ Truc cũng không còn phù hợp với độc giả hiện nay. Rõ ràng, việc sử dụng nguồn sử liệu của chế độ cũ (VNCH) cần một cái nhìn khách quan và thấu đáo, để tránh xảy ra nhứng sai sót hay ngộ nhận
Xem chi tiết bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc của VNCH tại địa chỉ:http://www.congdongnguoiviet.fr/index.php?option=com_content&view=article&id=955%3Atthchs&catid=71%3Abdc&Itemid=95
Nhiều vấn đề bất hợp lí
Ở đây, xin đề cập đến hai điểm bất hợp lí, có thể nói là bịa đặt của Đại tá Hải quân VNCH Hà Văn Ngạc. Đại tá Ngạc đã mất năm 1999, nên không loại trừ khả năng các thế lực thù địch đã mượn danh ông để xuyên tạc sự thật.
Trước hết, bài viết cho rằng: Trung Quốc đã sử dụng các tàu tên lửa cao tốc Komar (Đề án 183R) của Liên Xô để tấn công, khiến hải đội tàu VNCH buộc phải rút lui. 4 tàu tên lửa loại này cũng đã được Liên Xô viện trợ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 1972, nên cũng rất quen thuộc với các sĩ quan hải quân của ta. Tàu có vỏ bằng gỗ, khung và thượng tầng là hợp kim nhôm, nặng 66,5 tấn, thủy thủ đoàn 17 người, tốc độ tối đa 44 hải lí/h. Tàu tên lửa cao tốc Komar được trang bị 2 bệ phóng tên lửa diệt hạm P-15 Termit, có tầm bắn 40km và một pháo 25mm nòng đôi. Tuy nhiên, đây là loại tàu rất nhỏ, chỉ bắn được tên lửa trong điều kiện tối đa là sóng cấp 4. Quan trọng hơn, tàu khó có thể hoạt động trên biển lâu hơn 1 ngày, để tránh thời tiết xấu. Do đó, việc tàu tên lửa cao tốc Komar xuất hiện trong trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 là không chính xác!
Thứ hai, bài viết có đề cập đến chi tiết 4 máy bay MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc đã ném bom quần đảo Hoàng Sa. Đây tiếp tục là một điều bịa đặt. Bởi lẽ, Trung Quốc không hề có hai loại máy bay và MiG-23. Máy bay MiG-23 cất cánh lần đầu ngày 10-6-1967, khi đó quan hệ Xô – Trung đã có nhiều rạn nứt, nên Liên Xô đã cắt viện trợ, và rút chuyên gia về nước. Trung Quốc có thể có một số máy bay MiG-23 thông qua việc mua bán bí mật với Ai Cập, song họ không thể đưa loại máy bay này vào biên chế trực chiến.
Còn về mig21 thì không đủ cự ly tác chiến ớ HS trừ khi phi công ném bom xong nhảy dù đào thoát.

Xem lại thông tin này: Ngày 20/1/1974 máy bay Mig 23,21 TQ oanh tạc Hoàng Sa?

Năm 1969 Trung -Xô dàn cả triệu quân đánh nhau tàn bạo ở biên giới.

Đảo cù lao Trân Bảo thuộc Liên Xô, TQ đánh chiếm. Hai bên đánh nhau, LX giành lại được đảo.
Sau xung đột biên giới 1969 Mao Trạch Đông leo lẻo chửi ban lãnh đaọ Liên Xô là tập đoàn xét lại liên Xô.

Liên Xô không có bán vũ khí cho TQ giai đoạn này mà 1974 TQ có Mig 21 &23 để oanh tạc Hoàng Sa? TQ chỉ có Mig 17 mà Liên Xô trang bị cho trước đó.

Nếu là tài liệu của VNCH thì cũng chỉ là tào lao, muốn đổ cho TQ quá mạnh nên VNCH không giành lại được Hoàng Sa.??? (Không quân VNCH xếp hàng thứ 3/ thế giới đâu sao không dùng giành đảo?)
TQ không thể có Mig23. giai đoạn 1969-1974./
Không quân Trung Quốc thời điểm đó chỉ có các máy bay J-7, là một phiên bản sao chép lại của máy bay MiG-21. Song J-7 chỉ là một máy bay tiêm kích đánh chặn, bán kính chiến đấu của nó chỉ vào khoảng 450-500km. Đây là con số dành cho nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn, và con số này sẽ giảm mạnh khi máy bay mang bom. Trong khi đó, khoảng cách từ các sân bay gần nhất của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến quần đảo Hoàng Sa là 230 hải lí, tức 430km! Đây cũng là chỉ là con số lí tưởng. Trong khi đó, chiến sự lại diễn ra chủ yếu ở khu vực đảo Duy Mộng và Quang Hào, nằm sâu về phía Tây Nam quần đảo, nên khoảng cách tác chiến của không quân Trung Quốc lớn hơn nhiều. Nói cách khác, máy bay của Trung Quốc không đủ tầm bay ra Hoàng Sa. Quân Trung Quốc thời điểm năm 1974 chưa có năng lực tiếp dầu trên không, nên không thể đưa máy bay chiến đấu J-7 ra quần đảo Hoàng Sa tham chiến, trừ phi bay đi ném bom và nhảy dù bỏ máy bay!
Từ đó, ta có thể thấy: Bài viết của Đại tá VNCH Hà Văn Ngạc có nhiều chi tiết là bịa đặt. Việc tiến sĩ Trần Công Trục và báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải các tài liệu này là hành vi xuyên tạc lịch sử.
Thực ra quần đảo HS dã bị mất trong đó có sự tiếp tay đi đêm của mỹ.và sự hèn nhát bạc nhược của sỹ quan binh lính VNCH.lực lượng tác chiến VNCH lúc đó vượt trội hơn hắn trung quốc.
Chưa nói tới lực lượng không quân thứ 3 thể giới với hàng trăm máy bay f5.a37 đủ sức tác chiến vươn tới HS.nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra.
Để bạn đọc tham khảo, xin đưa ra bài viết của Trung tá Hải quân VNCH Lê Văn Thự, người trực tiếp tham gia trận đánh.
Xem chi tiết bài viết của Trung tá Hải quân VNCH Lê Văn Thự tại địa chỉ: http://danluan.org/tin-tuc/20130119/le-van-thu-su-that-ve-tran-hai-chien-hoang-sa
Theo đánh giá của tôi, tuy góc nhìn của Trung tá Lê Văn Thự chưa đầy đủ, nhưng đã phản ánh được khá chính xác sự thật lịch sử diễn ra trong trận Hải chiến Trường Sa 19-1-1974. Trung tá Lê Văn Thự đã thẳng thắn nhìn nhận sự thật, thừa nhận nhiều hạn chế của bản thân, cũng như những thiếu sót của hải quân VNCH trong thất bại tại quần đảo Hoàng Sa. Đó là thái độ cầu thị của một con người có lương tâm, trách nhiệm và tự trọng. Trung tá Thự cũng đã chỉ ra nhiều điểm sai sự thật trong bài viết của Đại tá Hải quân VNCH Hà Văn Ngạc.
Sự thật về trận Hải chiến Hoàng Sa
Trong thời điểm nổ ra chiến sự, lực lượng phía Hải quân Trung Quốc có 6 tàu chiến. Trong đó, lớn nhất là hai tàu săn ngầm Kronstadt (Đề án 122bis) của Liên Xô, nặng khoảng 300 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/h, vũ khí (không tính các vũ khí chống ngầm không có giá trị trong hải chiến) có 1 pháo 85mm và 3 pháo 37mm. Đây là các pháo lưỡng dụng vừa phòng không, vừa chống tàu. Tiếp đó là 2 tàu quét mìn T.43 sao chép từ mẫu tàu quét mìn SO-1 (Đề án 201) của Liên Xô, nặng khoảng hơn 200 tấn, tốc độ tối đa 25 hải lí/h, vũ khí chống tàu có 2 pháo nòng kép 57mm và 2 pháo nòng kép 25mm. Ngoài ra, còn có hai tàu đánh cá mang pháo 25mm và một tàu vận tải cỡ trung. 
Trong khi đó, phía Hải quân VNCH tung vào trận 4 tàu chiến: khu trục hạm HQ-04 Trần Khánh Dư, nặng khoảng 1.590 tấn, tốc độ tối đa 21 hải lí/h, vũ khí có 3 pháo bắn nhanh 76mm điều khiển bằng radar, 1 pháo 40mm nòng kép và 8 pháo phòng không 20mm. Hai hộ tống hạm HQ-05 Trần Bình Trọng và HQ-16 Lý Thường Kiệt, nặng khoảng 2.500 tấn, tốc độ tối đa 20 hải lí/h, vũ khí có 1 pháo đa năng 127mm, 1 cụm 4 pháo phòng 40mm, 2 pháo nòng kép 40mm và 6 pháo phòng không 20mm. Tàu quét mìn HQ-10 Nhật Tảo, nặng 650 tấn, tốc độ tối đa 15 hải lí/h, vũ khí chống tàu có 1 pháo 76mm, 4 pháo 40mm và 6 pháo phòng không 20mm.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ: Phía Hải quân VNCH chiếm ưu thế tuyệt đối về hỏa lực. Trung Quốc không có pháo 127mm mà phía VNCH có. Trung Quốc chỉ có 2 pháo 85mm, VNCH có 4 pháo 76mm, trong đó khu trục hạm HQ-05 mang 3 pháo 76mm được điều khiển bằng radar, có tốc độ bắn cao 20 phát/phút. Trung Quốc chỉ có 4 nòng pháo 57mm, 3 pháo 37mm, VNCH có 22 nòng pháo 40mm. Trung Quốc chỉ có 8 nòng pháo 25mm, VNCH có 26 pháo 20mm! Thực sự, chỉ cần mình tàu HQ-05 tham chiến, thì đã có thể đánh chìm toàn bộ 6 tàu Trung Quốc bằng các pháo bắn nhanh 76mm.
Vậy tại sao phía VNCH lại thất bại? Theo dữ liệu từ bài viết của Trung tá Lê Văn Thự, ta phần nào hình dung ra sự việc:
Trước hết, lực lượng tham chiến thực sự trong Hải chiến Hoàng Sa chỉ là hai tàu HQ-10 và HQ-16. Hai tàu HQ-04, HQ-05 chỉ đứng ngoài quan sát, và sau đó rút lui khi HQ-10 bị đánh chìm. Nếu như các tướng lĩnh VNCH không quá hèn nhát, thì có thể hiểu rằng: Đây là lực lượng dự bị mạnh của Hải quân VNCH, để sẵn sàng đối phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, khi phía Trung Quốc điều quân tăng viện.
Phát hiện thấy các tàu Trung Quốc co cụm trong khu vực lòng chảo Hoàng Sa, chỉ có hai đường ra vào, trung tá Lê Văn Thự đã lên kế hoạch: Hai tàu HQ-10 Nhật Tảo của thiếu tá thuyền trưởng Ngụy Văn Thà, và HQ-16 Lý Thường Kiệt của trung tá thuyền trưởng Lê Văn Thự chia nhau chặn hai đường ra vào lòng chảo Hoàng Sa, nhốt các tàu Trung Quốc ở trong để tiêu diệt. Sở dĩ phải làm vậy, vì các tàu của Hải quân VNCH lớn hơn rất nhiều tàu Trung Quốc, và di chuyển chậm chạp hơn. Đánh tàu địch ở thế trận đó sẽ vô hiệu hóa sức cơ động cao của các tàu nhỏ Trung Quốc. Dĩ nhiên, chỉ hai tàu HQ-10 và HQ-16 cũng đã là quá mạnh so với lực lượng Trung Quốc. Tàu HQ-10 Nhật Tảo bé nhất hải đội VNCH, nhưng cũng lớn gấp đôi tàu chiến Kronstadt của Trung Quốc. 
HQ-16 mở màn trận đánh, khai hỏa trước ở cự li khoảng 4 hải lí, sau đó là HQ-10. Sau khoảng 20 phút, một tàu Kronstadt mang số hiệu 274 của Trung Quốc đã bị đánh cháy, buộc phải bỏ chạy. Nhưng không ai ngờ, HQ-16 bị trúng đạn pháo 127mm của … chính tàu HQ-5! May mắn là viên đạn không nổ,("May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.")

song tàu bị thiệt hại nặng, hỏng một máy, buộc phải rút lui bảo toàn lực lượng. Phía Trung Quốc dồn sức đánh vào tàu yếu hơn là HQ-10, đánh chìm tàu này, khiến Thiếu tá thuyền trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.
Hành động của hai tàu HQ-04 và HQ-05 thật đáng ngờ! HQ-04 là tàu hiện đại nhất của hải đội, đủ sức đánh bại toàn bộ đội tàu Trung Quốc, nhưng lại đứng nhìn, không hề có các động thái chi viện cho đồng đội. HQ-05 thì khai hỏa bắn hỏng tàu HQ-16! Có thể nói rằng, trong trận đánh này, công của Hải quân Trung Quốc rất nhỏ, công lao chủ yếu dành cho tàu HQ-05 đã bắn hỏng tàu HQ-16, và có thể là cả HQ-10. Sau trận chiến, HQ-04 và HQ-05 tháo chạy về phía căn cứ Subic của Philipine, chúng không hề bị trầy sơn, chứ đừng nói đến tham chiến hay trúng đạn của tàu Trung Quốc. Thực tế, chỉ có hai tàu HQ-10 Nhật Tảo và HQ-16 Lý Thường Kiệt thực sự chiến đấu với 6 tàu Trung Quốc, và họ đã giành chiến thắng, nếu như không có phát đạn 127mm bắn hỏng tàu HQ-16, và có thể là cả tàu HQ-10.
Trung tá Lê Văn Thự cũng chỉ rõ hàng loạt sai sót của Hải quân VNCH trong trận đánh này, có thể trích ra như sau:
- Không sử dụng những phương tiện hiệu quả để đối phó với tàu Trung Quốc. Các tàu HQ-10, HQ-16 của VNCH đều là tàu lớn, di chuyển kém linh hoạt, vũ khí bắn thủ công kém chính xác. Thủy thủ đoàn chưa quen hải chiến, mà chỉ quen yểm trợ hỏa lực cho bờ biển. HQ-04 là loại tàu chiến hiệu quả để tác chiến với tàu Trung Quốc, có hỏa lực cực mạnh đủ sức đánh chìm cả 6 tàu, nhưng lại đứng ngoài.
- Không có bác sĩ trên tàu, binh sĩ bị thương không được chăm sóc đầy đủ, nên đã thiệt mạng vô ích.
- Đưa biệt kích lên giữ đảo, nhưng không hề chuẩn bị lương thực, đạn dược, không có biện pháp tiếp tế để đảm bảo bám trụ lâu dài. Khi hải quân VNCH rút lui đã bỏ mặc toán biệt kích trên đảo, khiến họ phải vượt biển bằng bè, và 1 người đã chết trên biển vì khát nước.
Không quân VNCH ở đâu?
Thái độ đáng ngờ của các tàu HQ-04, HQ-05, cùng hàng loạt biến động chính trị giữa ba cường quốc Mỹ - Xô – Trung trong giai đoạn này, khiến ta đặt dấu hỏi: Liệu VNCH có thực sự quyết tâm bảo vệ quần đảo Trường Sa.
Trong hoàn cảnh đó, kể cả khi hải quân thua trận, thì phía VNCH hoàn toàn đủ sức tiêu diệt hết các tàu Trung Quốc bằng không quân. Họ có đội máy bay cường kích lớn thứ ba thế giới, chỉ sau hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Khoảng cách từ Đà Nẵng ra quần đảo Hoàng Sa là khoảng 200 hải lí, tức khoảng 370km, nằm trong tầm tác chiến của hai loại máy bay F-5 và A-37, mà không quân VNCH có hàng trăm chiếc. Máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 có bán kính chiến đấu 1.400km, mang được 3.200kg vũ khí gồm tên lửa không đối không và bom, rocket các loại. Máy bay cường kích A-37 có bán kính chiến đấu 740km, mang được 1.230kg bom và rocket.
Và cũng cần nói thêm rằng, hỏa lực phòng không của các tàu chiến Trung Quốc gần như là con số không. Họ thậm chí không có radar phòng không hay radar điều khiển hỏa lực, mà đơn thuần là các pháo phòng không 57mm, 37mm và 25mm bắn thủ công, với tốc độ chậm. Không quân VNCH thừa sức tiêu diệt các tàu này, nhưng một trận đánh phục thù giành lại Hoàng Sa đã không diễn ra, đó là vì sao.
Kí ức buồn này cũng đã được phi công Nguyễn Thành Trung kể lại.
http://sgtt.vn/Loi-song/177101/Co-mot-gio-G-khac-vao-nam-1974.html
Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!
Sự thật là như vậy, không phải không có một kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng không quân. Trung Quốc hiểu điều này, và họ đã rất dè dặt khi có những động thái xâm lấn chủ quyền biển đảo Việt Nam. Họ sẵn sàng nướng các tàu tiền tiêu cổ lỗ này và bỏ mồi quay về, hoặc giữ thế cài răng lược mỗi bên giữ một nửa với VNCH. Song, khi mà tàu HQ-16 bị chính tàu ta bắn hỏng, khi mà một trận không tập nhấn chìm toàn bộ các tàu Trung Quốc, thì họ đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. 
Câu trả lời cho vấn đề này, có lẽ xin nhường lời cho người phi công anh hùng Nguyễn Thành Trung: Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy.

tôi cũng đã gửi câu hỏi lên báo giáo dục.nhưng cũng chưa có hồi âm chính đảng.mong báo giáo dục trao đối lại với tác giả:(anh trên)
nguồn của Linh Nguyễn FB

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt

Sau 1 tuần "em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé", VTV đã phát sóng bộ phim tài liệu dài 25 phút có tên "Bình Nhưỡng ngày nay" hôm 20/12/2013 (Có lẽ nguyên nhân là để chuyến công du Việt Nam ngày 14 - 16/12 của ngoại trưởng Mỹ John Kerry diễn ra êm đềm). Một Bình Nhưỡng văn minh, sạch đẹp khác hẳn những thông tin u ám (kiểu "Theo báo xyz" mà xyz là báo của Hàn Quốc, phương Tây,...) tràn ngập trên các thể loại phương tiện truyền thông. Thời đại thông tin mà người đọc thiếu đi khả năng tự sàng lọc thông tin thì sẽ rất có thể một ngày nào đó ngủ dậy, soi gương và nhận ra mình vừa có một đôi tai dài như của ông vua Midas vậy. Trước đây, Thiếu Long Texas cũng đã có một bài viết rất công phu về "Ẩn số Triều Tiên, quá khứ - hiện tại - tương lai". Nay tôi tổng hợp một số thông tin mới từ các nguồn "sạch" để chúng ta có thể hình dung phần nào về cuộc sống nơi vùng đất bí ẩn này. Trước tiên, mời các bạn xem qua bộ phim "Bình Nhưỡng ngày nay" dưới đây, một trong số rất ít thông tin chính thống của Việt Nam về Triều Tiên.
Đó là thông tin của đài truyền hình quốc gia nên chắc chắn sẽ có nhiều người nghi ngờ về yếu tố chính trị. Do đó, đối với những bạn thích tìm hiểu thêm có thể tham khảo bài viết [Bình Nhưỡng Du Ký] Bắc Triều Tiên không tin vào nước mắt trên diễn đàn Phuot.vn của một nhóm bạn Việt Nam đi du lịch sang Triều Tiên cách đây 2 năm. Các bạn ấy cũng hướng dẫn rất cụ thể về cách đặt tour sang Triều Tiên du lịch. Dưới đây tôi sẽ tổng hợp một số thông tin chính cho bài viết này (các hình ảnh sử dụng dưới đây là của nhóm bạn này chụp & cung cấp).
Lời giới thiệu của nhóm du lịch
Bởi họ tin vào sức mạnh tự cường, vào nội lực quốc gia, vào những phấn đấu bền bỉ không ngừng của một dân tộc đã có nhiều nghìn năm lịch sử cổ đại, đồng thời trải qua cuộc chiến tranh vệ quốc kháng Nhật oanh liệt gần 80 năm, ngày nay lại chịu đủ mọi áp lực từ nhiều phía nhưng người dân Bắc Triều Tiên vẫn sống, học tập, lao động, và xây dựng đất nước của mình để tự hào mà nói với Thế giới rằng nước mắt 2 miền chỉ dành cho ngày thống nhất.

Chúng tôi không ai viết báo, làm chính trị, hay thuộc các tổ chức nhân quyền; chúng tôi là những khách du lịch từ Việt Nam đến Bắc Hàn với tinh thần cầu thị, để được biết nước bạn ra sao, để một lần nghe tiếng nói từ phía "bên kia" sau quá nhiều thông tin áp đặt một chiều. Tưởng rằng sẽ là "nghệ thuật sắp đặt và diễn" hay chí ít cũng là "một vé đi tuổi thơ" để thấy lại những khó khăn thiếu thốn của một thời Việt Nam bao cấp nhưng những gì chúng tôi được thấy và tiếp xúc trong chuyến đi ngắn ngày lại khơi nguồn cho những cảm xúc yêu quý, thông cảm, trân trọng, và kính phục những gì người dân Bắc Triều Tiên đã và đang gây dựng từng ngày.
Các bạn Triều Tiên có thiếu thốn không? Có. 
Các bạn Triều Tiên có khó khăn? Có, thậm chí còn rất khó khăn.
Nhưng với những gì đã tận mắt chứng kiến, những gì đã trực tiếp trải qua, tôi có thể khẳng định một điều, với các bạn quả là: "Đói cho sạch, rách cho thơm"
Lịch trình của đoàn:

  • Ngày 1: từ biên giới Trung-Triều (thành phố Dandong) vượt sông Áp Lục (Yalu River) đi tàu vào Bình Nhưỡng (Pyongyang). Đến thủ đô khoảng 6h chiều. Tối ngày 1 xem trình diễn Arirang.
  • Ngày 2: đi thăm núi Myohyang, nơi có International Friendship Exhibition Hall trưng bày quà lưu niệm của các quốc gia, tổ chức, và cá nhân toàn thế giới tặng cố chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và lãnh đạo Kim Chính Nhật (Kim Jong Il). Trưa thăm đền Phật giáo Pohyon có từ thế kỷ 11. Chiều về thăm thú thủ đô Bình Nhưỡng (Arch of Triumph, Monument to the Founding of the Party, Tower of the Juche Idea).
  • Ngày 3: sáng đi thăm quan Bàn Môn Điếm (Panmunjom) và bảo tàng Koryo. Trên đường về thăm quan tàu hải quân USS Pueblo được Bắc Hàn coi là tàu do thám bị họ bắt từ năm 1968. Sau đó đến Mangyongdae là nơi sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành, và đi thử một trong những đường tàu điện sâu nhất thế giới (Pyongyang Subway). Tối đi dạo quảng trường Kim Il Sung và chụp Bình Nhưỡng trong đêm.
  • Ngày 4: lưu luyến rời Bắc Triều Tiên trở về Việt Nam
Làm sao để tới được Bắc Triều Tiên? 

Đến với Bắc Hàn nói chung và Bình Nhưỡng nói riêng chắc hẳn là đam mê của người yêu thích du lịch mà không cần hỏi rõ lý do, nhưng phần lớn đều có chung câu hỏi: "Làm sao để đi?". Có những đường chính ngạch như đi công tác, xin visa từ Sứ quán vv... nhưng chúng tôi không làm như vậy mà tìm kiếm sự trợ giúp của các công ty du lịch. Vì quan hệ hữu hảo và đường biên giới tự nhiên thuận lợi giữa Trung Quốc và Triều Tiên mà phần lớn các tour vào Bắc Hàn đều thông qua agency của Trung Quốc. Thông tin du lịch các bạn có thể tham khảo từ rất nhiều nguồn trên mạng và qua sách báo, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những agency mà chúng tôi trao đổi thông tin trong thời gian trước khi đi.

1. Các agency ở Trung Quốc nhận làm tour đi Bắc Hàn:

- Lớn nhất và nổi tiếng nhất phải kể đến Koryo Group, trụ sở tại Bắc Kinh, là agency có hơn 20 năm kinh nghiệm làm tour Triều Tiên. Trang web của họ cũng đầy đủ, kỹ lưỡng, và cực kỳ chi tiết, thích hợp cho tất cả khách du lịch VN cũng như quốc tế muốn tìm hiểu thông tin trước khi đi. Lịch trình khoa học và hướng dẫn đến tận răng là điểm mạnh của Koryo. Còn điểm kém hấp dẫn nhất của Koryo là giá cả! thường từ 800EUR trở lên cho tour 2 đêm và có thể nhảy đến 2000EUR nếu đi trên 1 tuần, và phải có đặt cọc trước kèm theo thanh toán đầy đủ trước ngày lên đường.

- Explore North Korea có văn phòng tại Dandong (thành phố biên giới Trung-Triều) nên giá cả có phần mềm hơn Koryo (khoảng 6000RMB cho tour 4 ngày đi thăm Bình Nhưỡng). Tương tự Koryo, agency này yêu cầu thanh toán tiền đầy đủ trước khi tour bắt đầu. Sabrina, người phụ trách của agency này rất dễ thương và sẵn sàng giảm giá 10% tiền tour nếu bạn có thể đóng góp 10 cuốn sách tiếng Anh hay cho trẻ em Bắc Hàn.

- Agency mà chúng tôi chọn là DDCTS cũng có trụ sở ở Dandong, giá tour khá mềm và không yêu cầu đặt cọc trước Toàn bộ tiền tour sau khi chúng tôi thỏa thuận (đã gồm tips cho guides phía Bắc Hàn) là: 3900RMB/người, vé xem Arirang (chỉ có các dịp tháng 8 đến 10 hàng năm) tính riêng (giá 800 RMB/người) và chỉ thanh toán tại biên giới ngay khi khách đã nhận visa Bắc Hàn! Qua cả trăm mail ngược xuôi, chúng tôi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết cho chuyến đi vì website của DDCTS mục tiếng Anh chỉ ở mức giản lược chứ không được đầy đủ như Koryo hay ExploreNK. Bù lại thái độ làm việc nghiêm túc, nhanh nhậy, và đặc biệt việc chỉ nhận tiền sau khi khách đã có visa lên tàu của DDCTS được chúng tôi đánh giá cao và quả đã không thất vọng ^^

2. Cách thức vào ra Bắc Hàn:

Sau khi liên hệ với agency, khách sẽ cần cung cấp bản photo của passport, ảnh, thông tin về địa chỉ nhà/cơ quan, số điện thoại và email liên lạc; muộn nhất là 8 ngày trước khi khởi hảnh. Vé tàu vào ra Bắc Hàn sẽ do agency đảm nhiệm mua, còn nếu du khách muốn bay vào/ra Bình Nhưỡng thì có thể tự mua vé và cung cấp thông tin cho agency để họ lo visa riêng. Visa Bắc Hàn không đóng vào hộ chiếu mà cấp riêng trên 1 tờ giấy sẽ được thu lại khi ra khỏi nước họ, nên du khách có thể "yên tâm" (mặc dù chúng tôi rất tiếc là không được đóng 1 dấu nào của Bắc Triều Tiên vào passport). Hình ảnh cụ thể sẽ được cung cấp thêm khi viết đến bài ngày 1 Còn bạn lo lắng vì có visa Mỹ, Nhật, Nam Hàn trong passport? bạn có thể thoải mái vì hải quan Bắc Hàn thậm chí không giở đến trang thứ 2 của passport ra để kiểm tra!

Lộ trình quen thuộc của các tour đường bộ là: đi tàu từ Dandong (Trung Quốc) đến ga Tân Nghĩa Châu (Sinuiju) của Bắc Hàn rồi chuyển qua tàu riêng của Bắc Hàn để tiếp tục đi đến Bình Nhưỡng. Còn đường hàng không sẽ bay trực tiếp Bắc Kinh hay Thẩm Dương (Shenyang), Trung Quốc vào sân bay Bình Nhưỡng bằng Air Koryo.

3. Để đến được Dandong thì có vô số cách, có thể đi tàu hoặc bay nội địa từ các thành phố khác đến, chúng tôi thì chọn lộ trình bay HCM/HN - Thượng Hải - Thẩm Dương, rồi đi xe bus (3 tiếng - 300km) từ Thẩm Dương đến Đan Đông. Đây cũng là kinh nghiệm xương máu cho chúng tôi rằng không nên chọn chuyến bay quá gần vì thời tiết mùa thu thay đổi thất thường dễ ảnh hưởng đến lịch bay.

Đường vào Bình Nhưỡng

Những cảm nhận đầu tiên là Bắc Triều Tiên rất sạch, không khí thoáng đãng, và đặc biệt là màu xanh ngan ngát của ruộng lúa nương ngô trải dài trong vô tận. Mưa rơi nhẹ rắc đều lên cảnh vật bao quanh con tàu chúng tôi, một cảm giác thanh bình khó tin tràn ngập trong lòng, chúng tôi yêu Bắc Hàn ngay từ những phút đầu tiên như thế!
Phố xá làng mạc lướt qua cửa kính tàu gợi lên cảm giác thân thuộc về 1 Việt Nam trước khi mở cửa, Bắc Hàn có rất nhiều nét tương đồng với quê ta:

Tàu dừng tổng cộng 3 lần ngắn trên hành trình đến Bình Nhưỡng; thanh niên đeo balo, người trung niên xách ca táp, phụ nữ dắt các em nhỏ đeo cặp sách đi bộ trên sân ga ... có ai thấy lại tuổi thơ của mình những tháng năm thiếu thốn vật chất nhưng ấm cúng tình người hay không? Trước mắt chúng tôi là cuộc sống của người dân Bắc Hàn giản dị thanh bình. Không chen lấn ồn ảo, không ngổn ngang bẩn thỉu, người Triều Tiên làm chúng tôi nể phục ngay từ những phút đầu tiên bắt gặp.
Điều dễ nhận thấy là số lượng quân nhân của Bắc Triều Tiên rất đông (chắc không nói thì ai cũng biết) và thiếu nữ Bắc Hàn cực kỳ xinh! Trải nghiệm này chúng tôi đã chứng thực trong suốt mấy ngày xuôi ngược, những khuôn mặt con gái Triều Tiên vô tình lướt qua trên đường sẽ đủ để bất cứ ai cũng ngoái đầu!

Khách sạn Yanggakdo

Khách sạn Yanggakdo là 1 trong 3 khách sạn lớn của Bắc Hàn phục vụ cho du lịch nước ngoài (...). Đồ ăn Triều Tiên lần đầu chúng tôi thử thấy vừa miệng, chủ yếu là các món cá và đậu, riêng bia là uống miễn phí thoải mái!!! (...).

Còn đây là phòng nghỉ đôi tiêu chuẩn của khách sạn Yanggakdo, chắc là không gắn máy nghe trộm như các bạn Mỹ hay đồn đại, và cho dù có thì cũng không sao bởi ở đất nước luôn rao giảng về nhân quyền và hòa bình thế giới còn có Watergate nữa là [thời điểm này chưa lộ ra vụ nghe lén toàn cầu của Mỹ- ĐMb]:
Hoành tráng Arirang

Arirang trong tiếng Triều Tiên vốn là tên của 1 câu chuyện tình khi chàng trai phải xa rời người con gái mình yêu và tiếng gọi của cô gái đó còn vang vọng trong không gian "A...rrrri...rraaanngg...". Ngày nay, Arirang được Bắc Triều Tiên sử dụng để gọi màn trình diễn tập thể (Mass Game Performance) trứ danh của đất nước họ, cải biên câu chuyện tình yêu năm xưa thành những khó khăn chia cắt của giai đoạn đất nước Triều Tiên oằn mình dưới ách đô hộ của Nhật Bản, rồi nhờ lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc, dưới sự đoàn kết trên dưới một lòng theo Tư tưởng Chủ thể (Juche Idea) đã cưỡi cơn gió mạnh, vượt làn sóng dữ, đánh bại đế quốc thực dân giành độc lập cho Triều Tiên. Sau đó lại là công cuộc đổi mới xây dựng nước nhà và niềm tin vào ngày mai thống nhất vẹn toàn 2 miền đất nước. Arirang trong giai đoạn mới còn có thêm màn tôn vinh hòa bình thế giới và đề cao quan hệ liền núi liền sông liền đồng lúa chín của 2 nước Trung-Triều :D Kể từ 2002 đến nay đã gần 1 thập kỷ, Arirang đều đặn được tổ chức ở sân vận động May Day Stadium từ đầu tháng 8 đến trung tuần tháng 9 mỗi năm, thu hút du khách Nam Hàn và toàn thế giới đến chiêm ngưỡng kỳ quan công sức của nhân dân Bắc Hàn.

Cấu trúc sân khấu Arirang chia làm 3 khu chính:
- Trên khán đài đối diện là hàng nghìn người cầm các tấm tranh được sắp xếp theo thứ tự nhất định tạo thành 1 bức tranh mosaic lớn. Hệ thống này theo cờ hiệu lệnh sẽ lật sao cho đồng điệu với các màn trình diễn dưới sân khấu
- Chân của khán đài là đội đại kỳ có nhiệm vụ chính là che các cửa ra vào và 2 bên hông sân khấu, tạo vành đai bao bọc 3 phía sân khấu
- Sân khấu lớn cũng là tiêu điểm của toàn màn trình diễn: là nơi phô bày động tác của các vận động viên, thanh thiếu niên, học sinh theo nội dung từng màn.
Ngoài ra còn phải kể đến sự kết hợp tuyệt vời của âm thanh, ánh sáng, hiệu ứng đốt đuốc, bắn pháo hoa sẽ tạo nên 1 màn diễn hoành tráng thu hút khán giả.

Sự đồng điệu đáng kinh ngạc của Arirang là điểm thu hút thực sự với tất cả chúng tôi. Màn trình diễn đã qua khổ luyện thời gian dài có thể xem là tinh hoa của con tim, khối óc, sức mạnh tập thể nhân dân Bắc Triều Tiên đang phô bày trước mắt bạn bè quốc tế. Chúng tôi chụp ảnh và vỗ tay hò reo gần như không ngơi nghỉ(...). Đúng là sẽ khó ở đâu người ta có thể thấy được sức huy động khổng lồ và mang tính tập trung cao cho một show diễn như thế này (chắc chỉ kém các cuộc duyệt binh National Parade khoe khoang sức mạnh quân sự của các cường quốc vũ khí, trong đó có Bắc Hàn).
Trong đêm chúng tôi xem có tổng cộng 8 màn múa lớn, trong mỗi màn múa lại chia ra nhiều hoạt cảnh nhỏ, vì minh họa bằng tiếng Hàn nên chúng tôi chỉ đoán được nội dung qua các tạo hình sân khấu và tranh mosaic lớn.
Chẳng hạn đây là sản xuất nông nghiệp ...

Rồi lập tức biến điệu thành màn giới thiệu võ dân tộc Taekwondo của Triều Tiên với những đòn tấn và tiếng hô vang động cầu trường:
Kéo dài khoảng 90 phút, chúng tôi ai cũng thấm mệt vì reo hò cổ vũ và chụp ảnh, nhưng phía dưới kia biển người Bắc Triều Tiên vẫn chưa có dấu hiệu ngưng lại ...
Màn trình diễn sắp đến lúc kết thúc, đại cảnh cuối thay lời cảm ơn du khách đến thăm Triều Tiên và tôn vinh đoàn kết hữu nghị quốc tế:
Và cả pháo hoa rợp sân vận động nữa các bạn ạ!
Arirang đêm tháng 8 đến đây là kết thúc! chúng tôi đã quá choáng ngợp và khâm phục quy mô cộng với nhiệt tình tổ chức của các bạn Bắc Hàn nên ra về trong thỏa mãn. Tiếng hoan hô trầm trồ vẫn không ngừng lại kể cả lúc mọi người đã đứng dậy và ra khỏi May Day Stadium. Với 100,000 người tham gia, Arirang North Korean quả xứng đáng với kỷ lục Guinness Thế giới trao tặng năm 2007!
Vé Arirang chia theo các class khác nhau, tùy thuộc vị trí tương quan so với sân khấu chính, rẻ nhất là 80EUR cho đến mức 300EUR (riêng vé cho người Bắc Hàn và người Nam Hàn thì chúng tôi không biết giá).

Khách du lịch được khuyến khích chụp càng nhiều ảnh càng tốt, nhưng hạn chế quay phim (chắc vì các bạn Bắc Triều Tiên sợ người ngoài xem hết) nhưng phải nhìn nhận rằng vẻ đẹp Arirang không diễn tả bằng lời hay ảnh được mà chỉ có thể trực tiếp ngồi tại sân khấu để cảm nhận biển người dưới kia đang chuyển động đầy nhịp điệu hứng khởi với nụ cười không tắt trên môi suốt 90' trình diễn mới thấy yêu Bắc Hàn nhiều hơn.

Thăm núi Myohyang

Sáng ngày 2 chúng tôi trở dậy ăn sáng và lên xe lúc đồng hồ chỉ 8h, kế hoạch sáng nay là đến thăm núi Myohyang, nơi có International Friendship Exhibition Halls trưng bày quà tặng của các quốc gia và tổ chức trên thế giới gửi tặng chủ tịch Kim Nhật Thành và lãnh đạo Kim Chính Nhật trong suốt triều đại của gia đình ông. 
Trời Bình Nhưỡng hôm nay mát mẻ nhiều mây mù, không khí buổi sớm khoan khoái và rất sạch sẽ. Vài tấm ảnh nhóm tôi chộp trên đường xe chạy trong thủ đô. Phố phường không hào nhoáng như bạn thường thấy nhưng bù lại rất sạch sẽ và có trật tự, dường như không ai buồn chen lấn hay bấm còi:

Núi Myohang nằm cách thủ đô 160km về phía Bắc (khoảng 2 tiếng chạy xe), đường quốc lộ nối Bình Nhưỡng và quần thể núi Myohang có chất lượng rất tốt, xe chúng tôi bon bon trong sương sớm:
Chúng tôi vượt qua rất nhiều cầu cống với hầm xuyên núi hoành tráng, không rõ các bạn Bắc Hàn dồn tiền của bao nhiêu cho việc bảo trì nhưng chất lượng thì tuyệt vời khỏi chê, xe chạy 2 tiếng đồng hồ gần như không giảm tốc:
Khuôn viên toàn khu tham quan núi Myohyang khá lớn, du khách sẽ gặp khách sạn Hyangsan, Children's Union Camp, đền Pohyon ... trước khi đến được Exhibition Hall. Từ trên xe chúng tôi thấy rất nhiều nhóm gia đình Bắc Triều Tiên đang đi dã ngoại tập thể trong khu vực này.
Exhibition Hall của cố chủ tịch Kim Nhật Thành:
Theo hướng dẫn viên du lịch của khu trưng bày giới thiệu, Hall này mở cửa từ tháng 8 năm 1978, được xây kiểu kiến trúc pháo đài cổ của Triều Tiên, nhìn từ xa thì giống như làm bằng gỗ và có nhiều cửa sổ, nhưng thực chất toàn bê tông cốt thép và không có cửa sổ, có thể chịu được nắng mưa khắc nghiệt và những chấn động vùng cao. Cửa vào Hall bằng đồng siêu dày chống đạn nhưng được thiết kế bản lề linh hoạt nên chỉ cần 1 tay có thể kéo được:
Bên trong Hall của chủ tịch Kim Nhật Thành, khách du lịch phải mang bọc giầy và gửi lại tất cả dụng cụ cá nhân (bao gồm máy ảnh) nên không thể chụp ảnh chia sẻ cùng bạn đọc, xin tạm giới thiệu sơ qua bằng lời. Hall này có khoảng hơn 200,000 quà tặng từ 184 quốc gia toàn thế giới chứa trong 150 phòng. Sảnh vào Hall có cả bản đồ thế giới (dạng sa bàn) hiển thị các quốc gia và vùng lãnh thổ đã gửi quà.
Bạn sẽ lần lượt được giới thiệu qua vài gian phòng tiêu biểu, thấy những quà be bé như sừng tê, đĩa bạc của các quốc gia Châu Phi cho đến lục ngọc, thạch anh, bình quý to hơn người ôm của các tập đoàn tài chính Hong Kong; quà của nước ta điểm qua có đôi lọ từ Chủ tịch nước Trần Đức Lương, hay 2 đôi voi con của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng (trưng bày dưới dạng ảnh chụp từ vườn thú Bình Nhưỡng, nơi hiện giờ vẫn nuôi các cặp voi này). Nhưng ấn tượng nhất phải kể đến gian phòng chứa 4 xe cổ siêu siêu đẹp mà các nguyên thủ gửi tặng chủ tịch Kim, ví như chiếc Limousine chống đạn do Joseph Stalin to con chắc nịch, nước sơn còn bóng loáng, gai lốp gần như nguyên si khiến ai nhìn cũng phải trầm trồ, nhất là 1 nước phải mua xe đắt gấp 3 lần thế giới như quê ta!

Khách sạn Hyangsan
Một vài cảnh phố phường Bình Nhưỡng
Khải hoàn môn (The Arch of Triumph)
Tọa lạc giữa trung tâm Bình Nhưỡng, Khải Hoàn Môn được xây dựng năm 1982 nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh của chủ tịch Kim Nhật Thành. Cổng cao 60m, cấu trúc tương tự Khải Hoàn Môn ở Paris nhưng cao hơn và hoành tráng hơn; được xây từ 25,500 khối đá = 365x70, tức là số ngày đã sống trong đời của Kim chủ tịch cho đến sinh nhật lần thứ 70 đó!

Đài kỷ niệm thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên
Đài kỷ niệm này được xây vào năm 1996 nhân dịp 50 năm ngày thành lập Đảng Lao Động Triều Tiên. Kiến trúc nhìn sơ qua đơn giản nhưng khá hầm hố, tôn vinh 3 biểu tượng cây búa, cái liềm, và ngòi bút lông tượng trưng cho 3 thành phần Công-Nông-Sĩ của xã hội đã góp phần làm nên vinh quang cho đảng. Đồng thời vòng tròn phía dưới cuốn quanh là tượng trưng cho tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, với dòng chữ đại ý là thành tựu của xã hội là nhờ vai trò dìu dắt của Đảng Lao Động:

Đây là hình ảnh rất đẹp chúng tôi gặp khi lên xe rời khỏi đài kỷ niệm... Không rõ nhóm này thuộc tổ chức hay cá nhân nào, nhưng nụ cười chân thành của họ giữa quảng trường chắc hẳn sẽ làm ấm lòng người dân Bình Nhưỡng về 1 thủ đô thân thiện trong mắt du khách quốc tế.
Tháp chủ thể (Tower of Juche Idea)
Tháp này được hoàn thành vào năm 1982, nằm ở bở Đông của sông Taedong, vừa kỷ niệm sinh nhật 70 của Kim Nhật Thành, cũng là để nêu cao tư tưởng Chủ thể (Juche Idea) của Bắc Triều Tiên mà tiêu điểm là: Độc lập chính trị, Tự chủ kinh tế, Tự cường quốc phòng. Tư tưởng này cho rằng người Triều Tiên là chủ thể và quyết định mọi thành bại của cách mạng dân tộc mình; do Kim Nhật Thành đề xướng và nay đã trở thành vũ khí chính luận của guồng máy chính trị Bắc Triều Tiên.

Tháp này cao tổng cộng 170m, riêng ngọn đuốc nhân tạo trên đỉnh tháp cao 20m. Toàn tháp dựng bằng 25,550 viên đá phiến, tương ứng với 70 năm cuộc đời của cố chủ tịch Kim (tính theo ngày) --- giống với Khải Hoàn Môn.
Phần tháp quay ra mặt sông có thêm tượng của tượng đài cao 30m với hình ảnh của người công nhân, nông dân, và tri thức Triều Tiên.

Khu phi quân sự liên Triều (DMZ)

Đã gần 60 năm trôi qua kể từ ngày vĩ tuyến 38 đi vào tâm tưởng của người dân Triều Tiên như một nhát cắt sâu nhất mà cho đến hôm nay vết thương vẫn chưa khép miệng. Lịch sử chứng kiến một cuộc chia cắt tưởng chừng ngắn ngủi bởi có những lúc thời khắc thống nhất đã rất gần kề nhưng sự thực thì mức độ căng thẳng vượt xa mong muốn của bất cứ ai. 160km từ Bình Nhưỡng, 70 cây số từ Seoul, Khu phi quân sự liên Triều (Korean Demilitarized Zone, hay DMZ) ngày nay nằm đó chứng nhân cho những sai lầm của nhóm vài quốc gia mà thế hệ tương lai sẽ còn tốn nhiều công sức dựng xây và hàn gắn(...)
Trên đường đi, xe chúng tôi chạy dưới cổng chào này, chú guide có hỏi "Các bạn có nhận ra 2 bức tượng này khác nhau ở điểm nào không?"

Chúng tôi phần vì chưa kịp chụp ảnh do xe chạy quá nhanh, phần vì loay hoay không rõ ý của chú guide nên đều im lặng chưa trả lời được. Đáp rằng: "2 bức tượng đó không khác nhau chút nào cả, một bên là bà mẹ phía Bắc, một bên là bà mẹ phía Nam, cùng là người mẹ Triều Tiên thì làm sao khác nhau được!".

Cao tốc nối Bình Nhưỡng - Keasong (còn được các bạn Bắc Triều Tiên đặt là Cao tốc Thống Nhất - Reunification Highway) chất lượng rất tốt, xe chạy êm ru 2 tiếng đồng hồ không nghỉ, tivi trên xe bật cuốn băng ca nhạc Bắc Triều Tiên, vì không rành tiếng nên chúng tôi chỉ đoán được nội dung theo hình ảnh, là những tình yêu trai gái rồi người con trai đi tòng quân, trải qua chiến tranh máu lửa là ngày về khải hoàn, lại bắt tay vào học tập làm bác sĩ kỹ sư xây dựng đất nước --- nội dung này chắc không quá xa lạ với người Việt Nam chúng ta.

Kaesong (Khai Thành) vốn là cố đô của nhà nước Koryo (Cao Ly) xưa kia, nhà nước độc lập đầu tiên trên bán đảo Triều Tiên. Cố chủ tịch Kim Nhật Thành trong lần gặp gỡ với các lãnh đạo Nam Hàn đã từng đề đạt nếu mai sau 2 nước thống nhất một nhà thì sẽ dùng "Koryo" làm tên của thủ đô chung, rất tiếc ông và những người cùng thời với ông không sống được để chứng kiến thời khắc huy hoàng đó. Keasong ngày nay nổi tiếng với 2 thứ: sâm Cao Ly (Koryo Insam, hay Koryo ginseng) và quân đội! Bản thân Keasong cũng có khu công nghiệp Keasong Industrial Park nơi Bắc Hàn và Nam Hàn bắt tay nhau làm kinh tế.

Xe đã dừng, guide giới thiệu với chúng tôi đây là vọng gác KPA phía ngoài DMZ, nơi tất cả du khách xuống xe để nghe giới thiệu về tình hình biên giới phân đôi Triều Tiên, sau đó đi bộ qua khu này và lên xe đi tiếp vào DMZ.
Bên trong tòa nhà KPA Post, khi hướng dẫn viên du lịch đang đại diện cho từng đoàn làm thủ tục thì mọi khách du lịch đều quây lại bên cạnh bản đồ Triều Tiên và phối cảnh DMZ để hiểu về nơi mình đang đứng:

Viên sĩ quan còn khá trẻ giới thiệu rành rọt cho chúng tôi về nội dung ghi trên bản đồ: "bán đảo Triều Tiên phân đôi sau nội chiến năm 1953 tại vĩ tuyến 38 này, 2 bên Bắc và Nam lùi 2km từ giới tuyến để tạo nên vùng phi quân sự rộng 4km mà không được đặt bất cứ vũ khí hạng nặng hay súng máy tự động nào".

Còn đây là sơ đồ phân bố DMZ mà tôi ghi chú thêm dựa theo giới thiệu của cậu sĩ quan:

- Số 1: đường biên của Bắc Triều Tiên, 2km từ vĩ tuyến 38
- Số 2: đường biên của Nam Triều Tiên, 2km từ vĩ tuyến 38
- Số 3 và số 4: cột cờ của 2 bên, bên Bắc to hơn bên Nam nhiều!
- Số 5: vị trí hiện tại của chúng tôi mà lát nữa xe sẽ đưa chúng tôi vào bên trong DMZ
- Số 6: Armistice Talks Hall, nơi ký kết hiệp định phân đôi bán đảo Triều Tiên ngày 27/7/1953
- Số 7: khu tiêu điểm J.S.A với những tòa nhà nhỏ nằm đúng trên vĩ tuyến 38, phía trước và sau là 2 tòa nhà lớn của bên Bắc và Nam. Nếu để ý kỹ, bạn có thể thấy đường biên giới vĩ tuyến 38 này (có dạng chấm trắng đứt đoạn) uốn lượn, chứ không phải đường màu xanh nằm ngang bản đồ.

"Thanh niên nghiêm túc" Triều Tiên!
Hiểu được sơ qua phân bố của khu DMZ, chúng tôi xếp hàng từng người một lần lượt đi qua vọng gác KPA và lên lại xe buýt, hoàn toàn không có bất cứ sự khám xét hay cản trở hỏi han gì, những người lính Bắc Triều Tiên đứng trang nghiêm tại vị trí nhìn đoàn du khách tay máy ảnh tay ô dù đi qua:
Viên sĩ quan vừa làm nhiệm vụ giới thiệu cho khách du lịch về DMZ được guide của chúng tôi mời lên xe đi cùng cả nhóm, chả là trước đó chú guide đã hứa sẽ rủ được 1 người lính thực thụ cho chúng tôi gặp mặt và chụp ảnh. Chú sĩ quan này nói tiếng Anh tốt nhé, chứ không phải chỉ biết tiếng Hàn.

Tòa nhà của Hội nghị Đình chiến (Armistice Talks Hall)

Bước vào Armistice Talks Hall, viên sĩ quan giới thiệu với chúng tôi đây là những chiếc bàn và chiếc ghế tưởng chừng như rất tầm thường đơn sơ, nhưng đã cùng dân tộc Triều Tiên trải qua biến động kinh người, ngày trước đại diện 2 bên đã ngồi ở vị trí nào và nói với nhau câu chuyện gì.
Ở tòa nhà bên cạnh, các bạn Bắc Triều Tiên đã cẩn thận lưu lại những dấu tích lịch sử của giai đoạn tọa đàm và ký kết hiệp định ngừng bắn và phân định biên giới cụ thể ra sao.
Các bạn hãy để ý kỹ: bên tay phải là đại diện của Bắc Triều Tiên, và bên tay trái là phái đoàn Mỹ đại diện cho Nam Triều Tiên!

- Bàn ký kết hiệp định của phía Bắc Triều Tiên: bản gốc tiếng Hàn và cờ của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên:
- Bàn ký kết hiệp định của phía Nam Triều Tiên: bản gốc tiếng Anh và cờ của Liên Hợp Quốc. Theo giới thiệu chúng tôi được biết Mỹ muốn dùng cờ của mình nhưng Bắc Hàn không công nhận và yêu cầu phải để cờ LHQ thay thế! Vì sợ người Mỹ lật lọng, người Bắc Triều Tiên đã giữ lại toàn bộ chứng cứ như vậy:

J.S.A

Rời khỏi Armistice Talks Hall, chúng tôi chạy xe thêm vài phút nữa đến điểm dừng cuối cùng và quan trọng nhất: J.S.A, khu vực được mệnh danh là "tưởng như yên bình nhưng một bước đi sai có thể trả giá bằng tính mạng", nơi mà chiến binh cùng 1 dòng máu đứng cạnh nhau qua lằn ranh nhưng không nhìn vào mắt đối phương.

Bước vào khuôn viên khu vực này, khách du lịch sẽ gặp tấm biển đá lớn kỷ niệm những bút tích cuối cùng của Kim Nhật Thành khi ông ký 1 tài liệu có liên quan đến việc thống nhất 2 miền vào ngày 7/7/1994, cũng là lúc ông mất vì cơn đau tim, mà người Triều Tiên luôn tự hào nói rằng "he died on his post".

Đi tiếp du khách sẽ đến được tòa nhà lớn mà phía Bắc Triều Tiên xây dựng nhìn ra đường biên giới phi quân sự.
Nếu bạn mang máy ảnh thì không cần chần chờ hay hỏi han ai cả, bạn cứ thoải mái tự do mà bấm máy bởi những người lính Bắc Hàn dường như bất động đứng quay lưng về phía Nam Hàn, bởi phía này mới là phần đất thuộc chủ quyền và cần họ canh giữ. Phía bên kia lằn ranh, chúng tôi không thấy bóng dáng người lính nào, có vẻ như vì bên này đã có tour du lịch nên bên kia rút lính đi chăng? sự thỏa thuận bất thành văn này chúng tôi không có điều kiện kiểm chứng, nhưng cũng không phải là điều chúng tôi quan tâm vì chúng tôi đang đứng trên phần đất của Bắc Triều Tiên nhìn vào đường biên giới lịch sử thật sự bẳng mắt!

Phần đất nện là lãnh thổ Bắc Hàn, phần đá dăm là của Nam Hàn. Dải vắt ngang là đường biên giới.
Viên sĩ quan đưa chúng tôi vào trong tòa nhà màu xanh (Conference House) là nơi du khách cho dù đến từ phía Bắc hay phía Nam đều có thể tự do đi lại và thực sự đi qua biên giới 2 miền Nam Bắc.
Phía cuối căn phòng tất nhiên là cánh cửa thông sang Nam Hàn được 2 lính Bắc Hàn canh giữ, cửa có mở được không thì không ai rõ, nhưng chắc là không ai dám thử:

Từ trong phòng bạn cũng có thể hướng ống kính ra ngoài chụp ảnh: phần đất nện thuộc Bắc Triều Tiên, phần rải sỏi thuộc Nam Triều Tiên, nghe bảo rằng 1 bước từ bên này sang bên kia là hứa hẹn ăn đạn từ cả 2 phía.
Bên trong phòng bạn cũng được thoải mái chụp ảnh cùng các chú lính canh nhưng phải tranh thủ nhanh bởi số lượng khách có thể đông và khi các bạn lính đã dứt khoát là chắc chắn sẽ mời bạn ra khỏi phòng:
Rời khỏi Conference Hall, viên sĩ quan dẫn chúng tôi leo lên nóc tòa nhà Bàn Môn (Panmun Hall) - vị trí rất đẹp để nhìn toàn cảnh JSA cũng như phía Nam. Trên nóc Panmun Hall là nơi nhóm Việt Nam chúng tôi chụp chung tấm ảnh đẹp với viên sĩ quan trẻ đã nhiệt tình giới thiệu thông tin cho cả đoàn, 1 người lính thực thụ. Các bạn Trung Quốc và nước ngoài sau khi thấy chúng tôi chụp được cũng xúm lại xin chụp nhưng viên sĩ quan từ chối và đi xuống tầng luôn nên các bạn ý cụt hứng, lại xoay ra ban công nhắm vào tòa nhà Tự do (Home of Freedom) to tướng bên Nam Triều Tiên mà chụp ảnh. Chúng tôi vì không có ống ngắm xa hay ống nhòm nên không chụp rõ được phía bên ấy có gì, chắc cũng lại là những người lính đã được tập cho bất động trong mọi hoàn cảnh để ngày đêm canh giữ phần đất thuộc về mình ...
Xong xuôi hết rồi, chúng tôi không nán lại lâu. Xe bus nhanh chóng đưa chúng tôi ra khỏi khu vực Bàn Môn Điếm. Bạn có thể thấy nơi này yên bình, đơn giản, và thực sự không có gì đặc biệt. Chúng tôi cũng đồng tình với nhận định đó phần nào, đáng lẽ nó phải giản đơn và yên bình hơn nữa khi người ta có thể bước đi tự nhiên không ràng buộc. Thông tin nhiều chiều cho biết đây là khu vực phi quân sự nhưng có mật độ đóng quân 2 bên dày đặc và nguy cơ chiến tranh cao nhất hành tinh!

☮☮☮

Sau khi rời Bàn Môn Điếm, nhóm bạn này tham quan bảo tàng Koryo Museum, vốn là trường Đại học Nho giáo đầu tiên của triều đại Koryo, nằm gần trung tâm tỉnh Kaesong. Trên đường về thăm quan tàu hải quân USS Pueblo được Bắc Hàn coi là tàu do thám bị họ bắt từ năm 1968. Sau đó đến Mangyongdae là nơi sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành, và đi thử một trong những đường tàu điện sâu nhất thế giới (Pyongyang Subway). Các bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Các bạn cũng có thể xem video về chuyến du lịch của nhóm bạn này ngay dưới đâyTiếp theo, để nối tiếp đề tài về khu phi quân sự liên Triều (DMZ), giới thiệu với các bạn 1 hướng tham quan ngược lại, từ phía Hàn Quốc, cũng của 1 khách du lịch người Việt, được giới thiệu trong cùng chủ đề này trên trang Phuot.vn.

DMZ (nhìn từ phía Nam)

Album này đáp ứng được các tiêu chí như: người Việt Nam đi và chụp, thời gian: tháng 4/2011 đủ mới để khách quan, cảnh J.S.A nhìn từ Nam Hàn, với các thông tin cũng khá đầy đủ giúp chúng ta tham khảo được thêm nhiều điều.
Phần giới thiệu về DMZ của phía Nam Hàn (bằng tiếng Anh và dẫn bởi người Mỹ)(!)

Lính gác của phía Nam Hàn trong Conference Hall:
Checkpoint số 3 với cờ các nước tham chiến ủng hộ Nam Triều Tiên trong chiến tranh liên Triều:
Gái Triều Tiên
Để khép lại phần "du lịch qua màn ảnh nhỏ", mời các bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cô gái Triều Tiên qua ống kính của nhóm bạn du lịch này. Cám ơn các bạn ấy đã cho chúng ta một góc nhìn chân thật về cuộc sống ở Triều Tiên.

"Du lịch Bình Nhưỡng" online
Cuối cùng, nếu bạn nào muốn đi du lịch Triều Tiên mà chưa đủ điều kiện (giống tôi) thì có thể tự an ủi bằng cách trải nghiệm việc rong chơi tại Bình Nhưỡng bằng 1 video game, có tên "Pyongyang Racer". Đây được coi là video game đầu tiên của Bắc Triều Tiên, là một sản phẩm của sự kết hợp giữa Koryo Tours, công ty tin học Nosotek và chính phủ Bắc Triều Tiên. Một trong những luật chơi của trò này là: Tập trung vào nhìn đường đi, đừng có nhìn các em cảnh sát giao thông xinh tươi bên đường!



Chi tiết: http://www.doi-mat.vn/2013/12/bac-trieu-tien-khong-tin-vao-nuoc-mat.html#ixzz2oDocBJG7 
Doi-Mat.vn 
Follow us: doimat.cuanhcuem.net on Facebook