Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

SỰ THẬT VỀ "ĐẤU TRANH DÂN CHỦ" TRÊN FACEBOOK!

Biến mạng xã hội thành công cụ "đấu tranh dân chủ" hiện đang là thủ đoạn chủ yếu của một số người tự nhận là "nhà dân chủ" để qua đó đưa ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo.

Thời gian trước, việc ra tuyên bố hay lập một tổ chức là không dễ, cho nên mấy "nhà dân chủ" phải liên lạc, bàn soạn, thuyết phục nhau. Nay nhờ có Facebook việc thành lập, tham gia, giải tán tổ chức, hội nhóm nào đó của mấy "nhà đấu tranh dân chủ" ở trong và ngoài nước chỉ cần có... vài giây. Vẫn ngần ấy con người, cộng thêm vài anh lớ ngớ bị phỉnh phờ nào đó là sẽ có đủ ban bệ để khai sinh một tổ chức hay một phong trào nghe tên loảng xoảng. Ðó là lý do vì sao mỗi vị này lại có thể tham gia hàng chục tổ chức với "chức vụ" khác nhau, và vì sao một số tổ chức ra đời dù được PR rầm rộ, nhưng không lâu sau lại mất hút, chỉ còn mỗi cái vỏ tồn tại vật vờ trên Facebook. Cũng là lý do vì sao mấy vị "dân chủ" trong và ngoài nước lại đua theo mode "xã hội dân sự" (XHDS) nhằm biến cái nhóm cỏn con của mình thành "tổ chức XHDS", để nay làm diễn viên ở "tổ chức XHDS" này, mai lại thủ một vai ở "tổ chức XHDS" khác, tạo thành "phong trào nhộn nhịp" trên internet, nếu không biết lại ngỡ "phong trào dân chủ xứ Việt" đang vào hồi cao trào, bùng nổ!

Thí dụ, vừa qua tổ chức khủng bố "Việt tân" diễn trò phá đám tại phiên UPR của Việt Nam hồi đầu tháng 2-2014, bầu đoàn tất thảy chỉ có mấy thành viên "Việt tân" nhưng lấy danh nghĩa đại diện tới bảy "tổ chức". Ðược PR rầm rộ nhưng kỳ thực mỗi nhân vật đại diện đó đứng chân trong vài ba cái "tổ chức", chỉ lòe được người không biết, còn người biết chuyện thì nhận ngay ra bầu đoàn "Việt tân" đang... diễn kịch! Bởi vậy điềm tĩnh một chút sẽ thấy, các tổ chức đó cứ như bong bóng xà-phòng, nổ càng to thì tan vỡ càng nhanh, hình như chúng được lập ra theo nguyên tắc đạt "chỉ tiêu số lượng", bất kể bên trong lỏng lẻo, rệu rã thế nào. Hẳn là vì thế với những gì đã diễn ra trên mạng, chính quyền rất ít sử dụng Ðiều 79, Ðiều 88 Bộ luật Hình sự, bởi còn xét xem đó là "anh hùng chém gió" hay kẻ có khả năng gây tý "thiệt hại" nào cho sự vững mạnh của chính quyền? Cho nên các "nhà dân chủ" lại càng có cơ hội lên Facebook ba hoa "chiến đấu với công an"! Mấy kẻ ở hải ngoại và mấy "con bệnh tiềm năng" trong nước thì trầm trồ thán phục, nhưng kẻ cùng hội cùng thuyền thì thấy ngay đồng bọn đang diễn trò gì, nên hễ cứ có cơ hội là dùng Facebook tỏ thái độ chế giễu, coi thường. Mới có chuyện "nhân sĩ" nọ bị một nhân vật có tên BH chỉ mặt vạch tên. Vì một bên vừa muốn lợi dụng vài kẻ hung hăng để làm "lính xung kích" che mũi tên, hòn đạn rồi nấp sau lưng hô "đả đảo", nhưng lại vừa không muốn kẻ bị lợi dụng hung hăng quá mức làm xấu mặt "nhân sĩ", nên mới ví von thế này thế kia. Một bên kia cũng không vừa, vừa bị ví von là tức tốc vạch trần thói đạo đức giả, lại vừa hèn, vừa cơ hội, vừa muốn "ăn trên ngồi trốc", rồi nói thẳng rằng nếu không có kẻ hung hăng ít chữ thì lấy đâu ra danh "nhân sĩ", làm sao được đám "cờ vàng" tôn vinh, làm sao được chính giới phương Tây trọng vọng,...!

Trên thực tế, Facebook không chỉ là nơi hành nghề, mà còn là nơi mấy "nhà dân chủ" thực hành các thủ đoạn ma giáo. Mỗi vị có tới dăm ba cái nick, thậm chí chục cái nick. Ðể phát động một chiến dịch và khiến cho nó ngập tràn Facebook là không khó, nhất là khi có cả đám người từ bên kia địa cầu suốt ngày "chia sẻ" qua màn hình vi tính, cộng thêm khoản mua like, kích bài. Nên không thể kể hết trong một năm có bao nhiêu phong trào được phát động trên internet, nào là tuyệt thực tại gia, tưởng niệm tại gia, biểu tình tại gia, tẩy chay tại gia, phản đối tại gia, đến ký tên vào kiến nghị này, tuyên bố kia. Mỗi phong trào thường trưng lên avatar hình ảnh ra vẻ là có "sức mạnh, số đông" để gây áp lực dư luận trên mạng, tạo ảo tưởng cho nhau, lòe thiên hạ rằng "nhân dân đang chán ghét", "giới trẻ", "giới blogger" thì đang bất bình! Ðể khuếch trương, đầu nậu ở hải ngoại móc ngoặc với BBC, VOA, RFA, RFI, hay mấy trang tin đông người đọc giúp mấy "nhà dân chủ" trả lời phỏng vấn, tường thuật, tự ca ngợi và ca ngợi lẫn nhau. Vậy mà mỗi khi đưa các tuyên bố ồn ào trên Facebook ra thực địa thì rất khôi hài. Chẳng hạn như phong trào đòi "trả tự do cho BH". Mấy ngày liền nhiều địa chỉ trên Facebook tràn ngập avatar hình ảnh người này mặc áo dài, đeo dải băng, hoa, nhưng hôm ra đến Bờ Hồ thì chỉ lơ thơ vài ba vị, khiến con trai BH trở thành kẻ cô độc. Do đó sau mỗi lần ra thực địa là trên Facebook lại diễn ra màn đấu tố giữa mấy "nhà dân chủ", giữa "dân chủ già" với "dân chủ trẻ". Người nọ nhiếc người kia là "anh hùng bàn phím", "hèn nhát", hoặc to tiếng mắng nhau "không biết cách tổ chức". Tuy nhiên, mỗi khi kéo nhau ra đường, các "nhà dân chủ" thường bị lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự ngăn chặn, thế là dù không "được việc" nhưng lại được tiếng là bị "đàn áp", nên vẫn có nguyên liệu đưa lên Facebook để... "báo công"!

Facebook không những giúp họ dễ dàng tìm "đầu mối tài trợ" từ hải ngoại, tham gia tổ chức nọ kia,... mà giúp họ dễ dàng kiếm công ăn việc làm bằng "hành nghề dân chủ". Trước đây, làm admin "nhật ký yêu nước" được 150 đến 200 USD/tháng là đã bị chê ỏng chê eo, nhưng chỉ chụp vài tấm hình biểu tình, khiếu kiện, viết vài bài tường thuật, hoặc xào xáo của nhau, rồi chuyển lên vài trang tin nước ngoài là có tiền sống online. Vài năm trở lại đây, trò làm cộng tác viên cho các trang tin, hưởng lương kèm theo nhuận bút đã lỗi thời, mà phổ biến là "vẽ dự án", lên "kế hoạch giải ngân". Ra mắt hội nọ nhóm kia, hoặc giao lưu, gặp mặt, "hội thảo" và "café nhân quyền" đều phải tổ chức tại nhà hàng, quán café sang trọng, kèm theo có hoa, có pano, phải có năm ba kiểu ảnh chứng thực có tụ tập, nhìn ảnh đếm kỹ chưa tới chục người nhưng cứ nói vống lên thành mấy chục, thậm chí là hàng trăm. Thử hỏi mấy "nhà dân chủ" lấy đâu ra kinh phí cho các "dự án" biểu tình, dã ngoại, tưởng niệm, vì ngoài các phụ kiện như áo phông in logo, tài liệu, pano,... còn là ăn ở, đi lại cho mấy nhân vật được trưng dụng bay từ nam ra bắc, bay từ bắc vào nam? Cuộc phân tranh giữa NPA với PTN, giữa TKTT với NKT và nhiều cuộc khác cho thấy mấy "nhà dân chủ" phải bỏ tiền tổ chức, thuê "quần chúng" từ miền trung ra Hà Nội ra sao, chi cho "dân oan" như thế nào, dẫn đến cãi cọ tiền chia nhiều cấp, tiền bị ăn quỵt. Ðáng chú ý, dù cả tốp ra đường, hay một mình ngồi trong nhà, đứng ở đầu hồi, nấp sau gốc cây thì cũng phải có ảnh. Vô duyên nhất là gần đây, chắc là vì phải "giải ngân", lại không thể khoe khoang "lực lượng" tại hiện trường, mấy "nhà dân chủ" phải trình diễn tại nhà trọ. Họ tập hợp mấy "biểu tình viên chuyên nghiệp" đã nhẵn mặt trên internet ngồi nghe một hai vị ba hoa bị "công an đàn áp, ngăn chặn" rồi coi đó là tin tức, hình ảnh đưa lên Facebook?

Theo dõi "đấu tranh dân chủ trên Facebook" dễ nhận thấy hễ "con bệnh dân chủ" nào lọt vào tầm ngắm của "đại gia" ở hải ngoại lập tức sẽ được PR biến thành hàng "hot", được tôn làm "liệt nữ, anh hùng, viên ngọc quý dân chủ", thậm chí coi như là "anh hùng" dân tộc "tái thế"! Chẳng bao lâu, mấy "con bệnh" này cũng khoe khoang mình đã cán đích "5.000 friend", "được xxxx người theo dõi trên Facebook". Lại có một cụm từ mới được khai sinh trên Facebook là "hot Facebooker" do MNG tự hào khoe. "Hot Facebooker" nghĩa là khi chị ta tung ra bất cứ vấn đề gì trên Facebook lập tức có vài trăm like, hàng trăm comment phụ họa, đối thoại. Nếu chị ta muốn triệt hạ ai, chỉ lôi đối tượng vào cuộc, nhanh chóng tiến công, tiêu diệt bằng các thành viên phe mình. Cùng với khuynh hướng đầu cơ "hot facebooker", các "đại gia" ở hải ngoại còn đầu tư cho các fanpage, blog, trang tin. Sau đó là tổ chức mua like, promote bài, nuôi đội ngũ comment,... biến trang Facebook thành nơi thu hút giới trẻ và cư dân mạng tò mò, thành nơi tuyển chọn, mua chuộc, huấn luyện, tạo dựng các biểu tượng mới, các "hot facebooker" tiếp nối...

Tất nhiên chơi dao có ngày đứt tay. Cái gì cũng có tính hai mặt, đổ tiền của đầu tư tạo dựng "tiếng tăm" cho các "con bệnh" trong nước, song khi các "con bệnh" này thành "danh", lại sẵn sàng quay lại đối đầu với chủ vì ngỡ đầu tư không đồng đều, không tương xứng với thương hiệu, thậm chí tiến công đồng môn vì kèn cựa, vì động chạm thể diện của nhau và hiện tượng "nhà dân chủ" bỏ chủ này đi theo chủ khác là rất thường tình. Nên có kẻ theo "Việt tân" rồi phản lại "Việt tân", có kẻ hôm trước theo Nguyễn Sỹ Bình hôm sau cóm róm theo Ðỗ Hoàng Ðiềm... Qua màn diễn ngày càng sôi động giữa các "con bệnh dân chủ", dư luận hẳn sẽ còn được chứng kiến nhiều màn kịch hấp dẫn từ cuộc đua tranh giành thương hiệu "hot facebooker". Nó không khác cuộc chiến của những kẻ cơ hội, háo danh, hám lợi,... mà đối với họ, lý tưởng dân chủ, tinh thần yêu nước chỉ là vỏ bọc, là cái áo khoác màu mè vừa để kiếm lời vừa để lòe bịp người thiếu hiểu biết. Thế nên, khuynh hướng hoạt động của mấy "nhà đấu tranh dân chủ trên Facebook" hiện nay thường là hướng ra nước ngoài, vận động quốc tế, trước hết để tìm mối giải ngân, sau đó là chuẩn bị sẵn hồ sơ xin tị nạn khi có cơ hội, như trường hợp Nguyễn Chính Kết chẳng hạn!

Nhạn Biển .

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

GDP VN sẽ tăng dưới 5% vì căng thẳng trên biển Đông ?

Dù theo kịch bản nào, cú sốc trong quan hệ với Trung Quốc cũng khiến kinh tế năm nay khó tăng trưởng trên 5%, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP).
Trao đổi với báo chí bên lề buổi công bố báo cáo thường niên kinh tế năm 2014 hôm qua, ông Nguyễn Đức Thành nhận định kinh tế Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay và năm tới, sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
nguyen-duc-thanh-5045-1401386124.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng cú sốc trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ khiến tăng trưởng kinh tế năm nay khó đạt ngưỡng 5%. Ảnh: VEPR
- Trong báo cáo mới công bố, VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2014 chỉ đạt 4,15 - 4,88%, thấp hơn năm 2013 cũng như mục tiêu Quốc hội đề ra. Đâu là nguyên nhân để ông và nhóm nghiên cứu đưa ra dự báo này?
- Đầu năm, chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay khoảng 5,4 - 5,5%, song vì cú sốc trong mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nên nhóm nghiên cứu phải tính toán lại, bởi các doanh nghiệp cũng như Chính phủ sẽ có thay đổi để thích nghi, từ đó có thể tạo ra sự suy giảm nhất định.
Có hai kịch bản được đưa ra. Một là Trung Quốc có ý đồ thực sự, gây ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam thì kinh tế trong nước sẽ ảnh hưởng lớn. Còn trong trường hợp Trung Quốc chỉ gây áp lực về chính trị, kinh tế giữa hai nước vẫn bình thường thì tăng trưởng sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp tăng trưởng kinh tế đều chỉ dưới 5%, bởi doanh nghiệp lo ngại sẽ khiến hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh suy giảm, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chúng tôi dự báo cú sốc này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế năm nay và cả năm sau.
- Vậy Việt Nam cần làm gì để hạn chế những tiêu cực nếu căng thẳng hai nước lên cao, đặc biệt khi giao thương với Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng?
- Thực ra cú sốc này là cơ hội để Việt Nam tự nhìn lại mình, rằng khi quan hệ tốt đẹp thì giao thương kinh tế với Trung Quốc trôi chảy, nhưng khi không tốt thì chúng ta mới thấy mình lệ thuộc nhiều. Do đó, Việt Nam cần có sự chuyển hướng, tăng cường khả năng sản xuất, tự cung ứng nguyên liệu và tìm các đối tác tương đương hoặc tốt hơn Trung Quốc, như các quốc gia trong khu vực ASEAN hay Hàn Quốc, một đối tác có khả năng thay thế đầu vào khá tốt hiện nay.
Trong nội bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân phải linh hoạt hơn, tìm sẵn nguồn nguyên vật liệu thay thế. Khu vực Nhà nước cũng phải có kế hoạch hỗ trợ để không phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.
Những việc trên hoàn toàn khả thi. Nếu không thực hiện, kinh tế Việt Nam sẽ ngay lập tức vấp phải khó khăn trong tương lai. Ví dụ, khi Việt Nam và Trung Quốc hữu hảo thì lượng khách du lịch đến rất động, nhưng bây giờ nguồn khách bị chặn đứng. Xuất khẩu gạo, cao su cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Việt Nam cũng nhập nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc vì hàng hóa, máy móc của họ giá rất rẻ, cho phép doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn. Song, việc làm này hiện nay cần phải nhìn lại. Các doanh nghiệp nên tái cơ cấu chu trình sản xuất của mình, nhập những máy móc, hàng hóa có giá trị cao hơn. Tuy vòng quay vốn sẽ kéo dài nhưng sẽ hạn chế được rủi ro, sự bất nhất và không thể dự báo được trong mối quan hệ với Trung Quốc.
- Ngoài rào cản từ mối quan hệ với Trung Quốc, theo ông Việt Nam tăng trưởng thấp còn do những yếu tố nào?
- Theo phân tích của chúng tôi, ràng buộc tăng trưởng kinh tế còn nằm ở những yếu tố như cơ sở hạ tầng, thể chế pháp lý bảo vệ nhà đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, sự phát triển của trung gian tài chính và nguồn nhân lực… Ngay cả hoạt động xuất khẩu, Việt Nam cũng phụ thuộc vào nguyên liệu thô, nếu không thay đổi, khi hội nhập chúng ta chỉ có lợi thế ban đầu nhưng sau đó những bất lợi có thể lấn át.
Việc đưa ra những ràng buộc trên cốt để thấy Việt Nam nên có định hướng rõ ràng hơn để loại bỏ những cản trở, đưa kinh tế vào quỹ đạo tăng trưởng cao hơn. Chẳng hạn như phải cải thiện, nâng cao chất lượng của hệ thống trung gian tài chính nhằm dẫn vốn cho nền kinh tế tốt hơn. Đặc biệt, thể chế và thủ tục hành chính phải hỗ trợ để giảm chi phí cho doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư.
- Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, ông đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư và doanh nghiệp sẽ phải làm gì để vượt qua khó khăn?
- Môi trường đầu tư quan trọng nhất là phải bảo vệ nhà đầu tư, các thủ tục hành chính hỗ trợ cho việc kinh doanh cũng phải dễ dàng, tránh thiên vị giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Do đó, chính quyền địa phương phải cải thiện thủ tục hành chính để bảo vệ tài sản cho nhà đầu tư.
Đối với nợ xấu, theo tôi tiến trình xử lý hiện nay mới chỉ ở bước đầu là thống kê các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng thương mại mà chưa có bước cụ thể gây dựng thị trường giải quyết số nợ này và tạo cơ hội cho các ngân hàng xây dựng một chu trình cho vay mới. Điều này có nghĩa hiện nay chưa có dòng tiền thực để mua nợ xấu, cắt bỏ nó đi hay cho phép tổ chức trong và ngoài nước mua. Do vậy, cần có thêm những công cụ xử lý nợ xấu bên cạnh việc mua bán nợ qua Công ty Quản lý tài sản VAMC.
Tín dụng hiện nay cũng không tăng được do rủi ro từ phía cầu. Bản chất doanh nghiệp có muốn vay hay không, muốn mở rộng sản xuất hay không? Nếu họ chưa có các nhu cầu trên và lãi suất còn cao so với rủi ro phải chịu thì doanh nghiệp sẽ không tiếp cận tín dụng.
Trong hoàn cảnh này, tôi đánh giá doanh nghiệp Việt Nam đang chịu tác động lớn hơn từ các điều kiện vĩ mô, do vậy cần cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ bỏ những rào cản tăng trưởng. Bản thân doanh nghiệp cũng phải linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm các nguồn lực và cơ hội kinh doanh mới. Tránh việc chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi những tin đồn, cú sốc tác động tới quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Phương Linh

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

Báo điện tử chính phủ : Hành động hung hăng của Trung Quốc là nguy hiểm

Tiếp sau động thái của Tạp chí Cộng Sản khi lên án Trung Quốc hai mặt , nói một đằng làm một nẻo , không rõ ràng - hình thức phê bình gay gắt nhất đối với một quốc gia , nhất là với một quốc gia ôm mộng Vĩ Cường , ngày hôm nay , báo điện tử của chính phủ VN cũng khẳng định hành động của Trung Quốc trong mấy ngày vừa qua là nguy hiểm :


(Chinhphu.vn) - Sự kiện tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam đã thu hút sự chú ý của thế giới, cho thấy cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông.
* Theo Kyodo của Nhật Bản, ngày 27/5, phát biểu họp báo tại thủ đô Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh: "Đó là hành động vô cùng nguy hiểm có thể đe dọa mạng sống của người dân. Quan trọng là các nước hữu quan phải kiềm chế hành động đơn phương và xử lý các vấn đề một cách bình tĩnh, tuân thủ luật pháp quốc tế".
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga yêu cầu Trung Quốc kiềm chế không để căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Yêu cầu trên được Nhật Bản đưa ra sau khi có tin tàu cá Việt Nam bị một tàu cá Trung Quốc đâm chìm trong vùng biển mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa ngày 25/5.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khẳng định vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là một vấn đề nghiêm trọng và những sự thật xung quanh vụ này cần được công khai theo cách đúng đắn, tuân theo luật pháp quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Onodera trong cùng ngày cũng nhấn mạnh cần một bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Hoa Đông nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động của máy bay trên vùng không phận này.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal được báo chí Nhật Bản đăng tải hôm 27/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết muốn đẩy nhanh việc cung cấp các tàu tuần tra biển cho Việt Nam.
Ông Abe cho biết "các hoạt động khoan dầu đơn phương" của Bắc Kinh tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền "đang làm gia tăng căng thẳng". "Chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho hành động thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hay cưỡng ép", Thủ tướng Nhật nói.
Tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản cam kết cung cấp 10 tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines. Nước này cũng thông báo về cuộc thảo luận đối với khoản viện trợ tương tự cho Việt Nam.
* Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm 27/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết Mỹ khẳng định chỉ có Trung Quốc là bên khiêu khích trong căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Bà Psaki nêu quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ: “Chúng tôi không có nguồn thông tin độc lập liên quan tới vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục khẳng định rằng chỉ có các hành động của Trung Quốc là mang tính khiêu khích và quan ngại về cách hành xử của tàu thuyền Trung Quốc hoạt động trong khu vực. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi các bên cùng kiềm chế, giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề một cách an toàn và có trách nhiệm”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết phía Mỹ sẽ thông qua tất cả các bên để tìm kiếm thông tin liên quan tới vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
*Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế ngày 27/5 đã đưa tin chỉ trích việc tàu của Trung Quốc đâm và làm chìm một tàu cá của Việt Nam giữa lúc quan hệ giữa hai nước căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hãng tin AFP của Pháp cho biết vụ việc xảy ra vào chiều 26/5 khi một tàu cá của Việt Nam bị khoảng 40 tàu của Trung Quốc bao vây trước khi bị đâm chìm. Tàu cá của Việt Nam bị đâm chìm ở phía Tây Nam, cách giàn khoan Hải Dương - 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép khoảng 17 hải lý. Hãng này dẫn lời người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng việc Trung Quốc đâm và làm chìm tàu cá của Việt Nam là một "hành động cực kỳ nguy hiểm".
Hãng tin Reuters của Anh cũng đã đưa tin về hành động ngang ngược của Trung Quốc. Theo Reuters, một tàu cá của Việt Nam xuất phát từ thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam đã bị 40 tàu cá của Trung Quốc bao vây trước khi bị một tàu của Trung Quốc đâm chìm.
Trong bài "Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam", trang tin Bloomberg đánh giá sự kiện là màn đối đầu nghiêm trọng nhất của hai nước kể từ năm 2007. Bloomberg tiếp tục dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam đã phản ánh "các hành động hết sức nguy hiểm đe dọa mạng sống con người". 
Khi đưa tin về sự kiện, tờ New York Times nhận xét vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục tăng cao căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa trong ngày 1/5. Việt Nam đã khẳng định vùng biển nơi giàn khoan hoạt động nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và tuyên bố cân nhắc khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế. Tờ báo cũng dẫn lời Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình.
Hãng tin AP nói rằng khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam trước khi xảy ra vụ việc. Sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam, hất các cư dân xuống biển. Theo AP, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông và điều này đã khiến chính quyền Bắc Kinh ở thế đối đầu với các nước nhỏ hơn, gồm Việt Nam và Philippines. Trong mấy năm gần đây, Trung Quốc đã tỏ ra cứng rắn hơn trong việc khẳng định chủ quyền và từ chối hoạt động đàm phán.
Nguyễn Chiến

Hàng nghìn người dự Đại lễ cầu hòa bình cho Biển Đông

Sáng nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng tổ chức Đại lễ cầu nguyện hòa bình cho Biển Đông tại chùa Pháp Lâm với sự tham gia của hàng nghìn Phật tử.
Dù 8h buổi lễ mới bắt đầu, nhưng trước đó nhiều tiếng, các Phật tử đã tìm về chùa Pháp Lâm chờ đợi.
 
Cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo được treo trên mái chùa trong lễ cầu nguyện, thể hiện tinh thần Phật giáo đồng hành cùng quyền lợi của dân tộc, vì hạnh phúc của chúng sinh.
 
Đúng 8h, đoàn rước tiến lên tầng 2 để bắt đầu lễ cầu nguyện. Ngoài các vị sư sãi, buổi lễ còn có sự tham dự của chính quyền địa phương. Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật tử có bổn phận cùng Nhà nước gìn giữ biên cương, hải đảo, lãnh thổ quốc gia.
 
Đại đức Thích Thông Đạo, Phó trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng, nêu lý do của buổi lễ cầu nguyện: "Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết".
 
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Đà Nẵng khẳng định hành động hạ đặt giàn khoan 981 của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đe dọa đến an ninh, hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải trên Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
 
Sau nghi thức niệm hương, các nhà sư cùng Phật tử nguyện cầu bình an. Buổi lễ diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
 
Trong tiếng mõ, tiếng chuông âm vang, những người tham dự thể hiện lòng thành kính, tỏ ước nguyện cầu bình an lên đức Phật.
 
Ngoài phần niệm hương, nguyện đem lòng thành kính dâng lên đức Phật, còn có các phần nguyện ngày an lành, tụng sám cầu an... 
 
Số lượng người tham dự lễ cầu nguyện cho biển Đông ước tính hơn 1.000 người.
 
"Dùng vũ lực để mưu lợi cho mình là hành động đáng chê trách, đáng lên án. Hậu quả chắc chắn sẽ không tốt đẹp. Vượt lên những lợi ích hẹp hòi, suy nghĩ và hành động trong ý niệm duyên sinh, tôn trọng nhau là con đường để xây dựng hòa bình lâu dài", Đại đức Thích Thông Đạo nói.
 
Giáo Hội phật giáo thành phố Đà Nẵng cũng chia sẻ, với chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm qua, đã có nhiều vị tu hành sẵn sàng "cởi áo cà sa khoác chiến bào" khi đất nước lâm nguy. Trách nhiệm của người dân Việt Nam lúc này là vừa thể hiện lòng yêu nước ôn hòa, trí tuệ, cương quyết bảo vệ giang sơn Tổ quốc nhưng cũng cần xây dựng hình ảnh con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình.
 
"Tổ quốc có an bình thì các tôn giáo nói chung và người tu hành nói riêng mới có cơ hội được hoằng pháp một cách thuận lợi nhất, mang những giá trị đạo đức cao quý của đạo để xây dựng xã hội tốt đẹp; nhân bản, chúng sinh mới được an lạc, hòa bình nhân loại mới được thiết lập".
 
Nguyễn Đông/VNexpress

Trung Quốc ngăn không cho Việt Nam cứu hộ tàu cá bị chìm ở Hoàng Sa

 Ngày 27/5, tàu của Trung Quốc đã ngăn chặn, cản trở các tàu của Việt Nam cứu hộ tàu chìm bất chấp dư luận quốc tế đang lên án, chỉ trích...
Trung Quốc ngăn cản Việt Nam cứu hộ tàu cá bị đâm chìm
Trao đổi với báo chí chiều  27/5, ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết, diễn biến trên thực địa vẫn rất căng thẳng. Các tàu của Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn, đâm va và ra sức cản trở hoạt động của các tàu Việt Nam.
Lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn gia tăng các hoạt động đấu tranh, gây áp lực với tàu Trung Quốc nhằm đẩy đuổi các phương tiện này ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Thông tin về sự dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương  981, ông Hà Lê cho biết, đến 10h sáng ngày 27/5, giàn khoan được các tàu Trung Quốc neo tại vị trí 15 độ 33,38 phút độ Bắc, 111 độ 34,62 độ Đông, cách đảo Tri Tôn về hướng đông đông nam 25 hải lý và cách vị trí cũ 23 hải lý theo hướng đông đông bắc, cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý.
Ông Hà Lê chỉ vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981 vẫn nằm sâu trong vùng biển của Việt Nam
Ông Hà Lê chỉ vị trí mới của giàn khoan Hải Dương 981 vẫn nằm sâu trong vùng biển của Việt Nam
Ông Hà Lê cho hay, phía Trung Quốc tuyên bố di chuyển giàn khoan ra vị trí mới để tiếp tục thăm dò. Lực lượng kiểm ngư tiếp tục theo dõi sát sao để biết chắc ngoài thăm dò liệu còn có động cơ, mục đích nào hay không.
Trong ngày, các tàu Trung Quốc gia tăng cường độ hoạt động và có 2 máy bay liên tục cất cánh thăm dò các tàu của Việt Nam trong vùng biển có giàn khoan.
Đặc biệt, phía Trung Quốc đã tăng cường tàu quân sự, tàu hải giám và hải tuần với công suất lớn hơn so với các tàu đã sử dụng trong những ngày qua. Các tàu này gia tăng hoạt động cản phá lực lượng chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ ở khoảng cách giàn khoan từ 5 – 6 hải lý.
Tàu chiến Trung Quốc ngày 27/5 hoạt động hung hăng hơn, tăng cường áp sát các tàu kiểm ngư hơn, thường xuyên có hành động mở bạt che vũ khí, chĩa súng hướng thẳng vào tàu kiểm ngư của Việt Nam để đe dọa.
Tàu Hải cảnh, Hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm áp sát các tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan nhằm vây ép, đẩy phạm vi hoạt động từ 5 đến 6 hải lý ra ngoài 10 hải lý.
Ngoài ra, các tàu Trung Quốc đã có hành vi đâm húc ngăn cản các tàu cá của Việt Nam ở phạm vi cách giàn khoan 15 – 17 hải lý.
Tàu Hải cảnh, Hải tuần, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm áp sát các tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan nhằm vây ép, đẩy phạm vi hoạt động từ 5 đến 6 hải lý ra ngoài 10 hải lý.
Cũng theo ông Hà Lê, trong ngày 27/5, cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức trục vớt tàu ĐNA – 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm trong ngày 26/5. Tuy nhiên, các tàu của Trung Quốc đã có hành động ngăn chặn, cản trở các tàu của Việt Nam cứu hộ tàu chìm.
“Hành động của phía Trung Quốc là hết sức nguy hiểm, vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế về cứu hộ cứu nạn trên biển”, ông Hà Lê bức xúc lên án.

Cộng đồng quốc tế thật sự quan ngại về những hành động nguy hiểm và làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam hôm 26/5.
Báo chí quốc tế chỉ trích Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam
Trong bài viết mang tiêu đề "Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam", trang tin Bloomberg đánh giá sự kiện là màn đối đầu nghiêm trọng nhất của hai nước kể từ năm 2007.
Trang tin dẫn lời ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng, con tàu cá mang số hiệu DNa 90152 bị "tàu Trung Quốc đâm trúng". 10 ngư dân trên tàu DNa 90152 đã được các tàu Việt Nam ở gần đó cứu.
Bloomberg tiếp tục dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói, hành động đâm chìm tàu cá của Việt Nam đã phản ánh "các hành động hết sức nguy hiểm, đe dọa mạng sống con người".
Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển tại ngư trường truyền thống của mình.
Tàu cá Việt Nam kiên cường bám biển tại ngư trường truyền thống của mình.
"Điều quan trọng là tất cả các quốc gia cần khôi phục sự ổn định trong khu vực, hành động điềm tĩnh, thận trọng, tuân thủ với luật pháp quốc tế và không hành động đơn phương để làm tăng căng thẳng", ông Suga nói.
Trong buổi họp báo ngày 26/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cho rằng vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam là “một vấn đề nguy hiểm”.
Khi đưa tin về sự kiện, tờ New York Times nhận xét, vụ đâm tàu diễn ra sẽ tiếp tục tăng cao căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo sau việc chính quyền Bắc Kinh kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển nằm gần Hoàng Sa trong ngày 1/5.
Tờ báo cũng dẫn lời Dennis J. Blasko, cựu quan chức quân sự của tòa Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, đánh giá vụ đâm tàu là điều Mỹ quan ngại vì nó có thể làm căng thẳng tình hình.
Theo New York Times, Trung Quốc đã tiến hành kiểm duyệt các phản ứng của người dân nước này trên các mạng xã hội về vụ việc trên.
Trang NYTimes.com - vốn bị chặn tại Trung Quốc - cũng cho biết, một người dùng mạng Sina Weibo đã chỉ trích những ngôn từ mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng để nói về Việt Nam, rằng những ngôn từ đó không phù hợp quy tắc ngoại giao. Song lời bình này sau đó đã bị kiểm duyệt xóa bỏ.

Hãng tin AP dẫn nguồn báo chí Việt Nam nói rằng, khoảng 40 tàu cá Trung Quốc đã bao vây các tàu cá Việt Nam trước khi xảy ra vụ việc. Sau đó một trong các tàu cá Trung Quốc đã đâm trúng tàu cá Việt Nam, hất các cư dân xuống biển.
Nước Mỹ, nơi chia sẻ chung mối quan ngại với các quốc gia nhỏ về sức mạnh quân sự đang tăng lên của Trung Quốc, đã lên án việc triển khai giàn khoan dầu của Trung Quốc là "hành động gây hấn".
Các hãng tin lớn như BBC, AFP, Reuters đều đưa tin về sự kiện, đánh giá nó sẽ khiến tình hình trên Biển Đông tiếp tục leo thang căng thẳng.
Việc thông báo với thế giới về các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc là bước đi quan trọng, nhằm giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình Biển Đông.
T.M (Tổng hợp)
Báo Đất Việt 

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

DƯ LUẬN VIÊN- NỖI ÁM ẢNH CỦA NHỮNG KẺ NGỒI BỊA "SỰ THẬT"!!

( Hãy chia sẻ bài viết để vạch mặt những kẻ xuyên tạc )

Chào các đồng chí và các bạn thân mến!
Đến hẹn lại lên, Nhật Ký Bán Nước- Tức Nhật Ký Yêu Nước ( Mỹ) lại giở trò làm giả công văn, giấy tờ của cơ quan công quyền nhằm hướng dư luận vào mục tiêu chống chính quyền nhân dân.
Vừa qua chúng cho đăng tải một "giấy tờ của Tỉnh Ủy Tiền Giang" về việc mời các "Cộng tác viên dư luận xã hội" về Tỉnh ủy để làm việc. Và tất nhiên, "fan ruột" của họ vốn là những anh hùng bò tót và các thanh niên bất mãn chế độ đã cổ súy nhiệt tình.
Lần này có tiến bộ hơn với lần trước, hẳn chúng cũng có tham khảo đâu đó về cách trình bày văn bản hành chính nhà nước để coppy theo. Nên kết quả là "tòi" ra một văn bản tương đối giống thật. Tuy nhiên, "cha hổ thì không sinh con chó bao giờ"( dịch nôm ra nghĩa là chó thì cũng chỉ sinh ra được bởi chó"- cái này là dịch nghĩa không phải nói tục nghe) , chính vì thế con đẻ của Việt Tân và các tổ chức chống phá Việt Nam này cũng không thể nào khá hơn khi mắc lỗi sơ đẳng trong làm giả văn bản nhà nước.
Hôm nay, HNNGPĐ sẽ chỉ ra cho các bạn thấy 3 điểm chính để thấy cái "văn bản" này nó sai ở đâu. Đồng thời cũng tranh thủ chỉ cho các bạn biết "cộng tác viên dư luận xã hội" là cái gì mà khiến họ phải la toáng lên "HỌ LÀ CÓ THẬT" (?!)
Đầu tiên: Có hai lỗi sai nhìn qua cũng thấy. Khoanh số 1 và khoanh số 2 màu đỏ theo thứ tự trên xuống. Cụm từ "giao ban DLXH" và "Giao ban Dư luận xã hội" được viết không đồng nhất. Cụ thể chữ "g" trong từ "giao ban" không đồng nhất với chữ "G" trong từ "Giao ban". Trong văn bản hành chính của nhà nước, quy định là phải trình bày đồng nhất các từ trong văn bản. Trừ trường hợp đứng sau dấu câu như dấu chấm thì hai từ "giao ban" kia phải được trình bày giống nhau.
Thứ hai là: Bao giờ cũng vậy, văn bản của Nhà nước khi in ra luôn được lưu lại. Có nơi lưu hẳn hoi. Trường hợp giấy mời này, thường là lưu ở Văn phòng của phòng phụ trách nghiệp vụ chuyên môn của Tỉnh Ủy. Tuy nhiên, lần này, có lẽ do họ không biết giấy mời này sẽ do ai lưu nên "người chế tạo" giấy tờ này đã để trống. Cũng có thể do làm giả vội, nên quên mất  Nơi lưu đã bị bỏ trống trong khoanh đỏ còn lại dưới cùng
Và cuối cùng, "Cộng tác viên dư luận xã hội" là cái gì mà các bạn "Nhật Ký Bán Nước" sợ đến thế? Câu trả lời thực ra nó nằm ở đầu óc các "bạn râm trụ" suốt ngày "bịa ra sự thật" để dối lừa thiên hạ. Nên hễ ai phản đối thói tráo trở ấy lập tức bị các bạn gọi là "dư luận viên", một số khoác luôn cho họ- vốn là những người yêu nước thuần túy và có trách nhiệm, hoặc đơn giản không chịu nổi thói ăn không nói có của chúng cái danh "viết thuê cho Đảng".
Thực sự, CTV Dư luận xã hội là có thật, nhưng công việc của họ rất đơn thuần. Như báo Đại đoàn Kết đã đăng http://www.baomoi.com/Vai-tro-cua-cong-tac-vien-du-luan-xa-hoi/122/9169290.epi
Họ chỉ là những người đi sâu trong quần chúng, nắm bắt dư luận quần chúng về những vấn đề bức xúc để chính quyền có thể giải quyết kịp thời, hoàn toàn khác với những gì mà NKBN vu cáo.
Ở đây chúng tôi có 2 lời khuyên được đưa ra. Một là cho các thành viên của mình. Đó là các bạn hãy tập thói quen xác minh thông tin, đặc biệt từ những nồi cám lợn như NKBN.
Dĩ nhiên các anh hùng bò tót cũng có thể tham khảo lời khuyên số 1 này
Còn lời khuyên cho lũ rận: DỐT NÓ VỪA VỪA THÔI. DỐT THẾ LÚC NÀO MỚI LẬT ĐỔ ĐƯỢC CỘNG SẢN???
VJ

Ngư dân bị cướp ở Hoàng Sa: Sẵn sàng trở lại vùng biển nóng

 “Đây đã là lần thứ 4 tàu tui bị cướp phá, phun vòi rồng. Lần này nặng nhất. Chúng cướp hết ngư lưới cụ khiến gia đình tui kiệt quệ. Nhưng sửa xong, sắm lại đồ nghề, tui sẽ ra biển đánh bắt ngay ở vùng biển đang bị Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, xem họ làm được gì !” - anh Dương Văn Giàu, khảng khái.
Tàu cá Việt Nam luôn bị tàu Trung Quốc vây ráp, đâm va (ảnh lớn), Dây hơi trên tàu cá bị lực lượng trên tàu Trung Quốc chặt phá, anh Giàu thoát nạn trở về với vợ con (ảnh nhỏ). Ảnh: P.VTàu cá Việt Nam luôn bị tàu Trung Quốc vây ráp, đâm va (ảnh lớn), Dây hơi trên tàu cá bị lực lượng trên tàu Trung Quốc chặt phá, anh Giàu thoát nạn trở về với vợ con (ảnh nhỏ). Ảnh: P.V
Ngang ngược và táo tợn
Hôm qua, tàu QNg 96714 của anh Giàu (thôn Đông, An Hải, Lý Sơn, Quảng Ngãi) cập cảng Lý Sơn trong tình trạng hư hỏng, thuyền trưởng và các thuyền viên mệt mỏi, hoang mang vì bị cướp bóc một cách trắng trợn.
Thuyền trưởng kiêm chủ tàu Dương Văn Giàu, kể: Tàu anh cùng 11 ngư dân xuất bến rời đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa vào ngày 23/4, đến tối ngày 7/5, khi đang cho tàu hoạt động gần đảo Colin (16 độ 45 phút vĩ Bắc - 112 độ 20 phút Đông thuộc quần đảo Hoàng Sa), để lặn hải sâm, bất ngờ 1 tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện. “Lần này họ không dọa nạt, đẩy đuổi hay phun vòi rồng nữa, mà lẳng lặng áp sát mạn tàu tui rồi thả 3 xuồng máy cơ động cùng lực lượng bao vây. Không nói không rằng, họ lăm lăm dùi cui điện và tuýp sắt hung hăng nhảy lên tàu cá chặt phá dây hơi, đánh đập ngư dân rồi cướp toàn bộ trang thiết bị nghề cá gồm máy Icom, máy định vị, máy dò cá và lấy đi gần 400 con hải sâm vừa khai thác được” - ngư dân Giàu bức xúc.
Dây hơi trên tàu cá bị Trung Quốc chặt phá. Ảnh: Anh Thư
Anh Bùi Ngọc Lại, thuyền viên, kể: Lúc đó anh em quá bất ngờ. Cứ nghĩ như mọi lần, họ chỉ phun vòi rồng thì mình bỏ chạy. Ai ngờ họ thả một lúc 3 xuồng máy, trong tích tắc mấy chục người đã nhảy lên tàu mình. Không kịp trở tay. Họ nhìn thấy ai đầu tiên là dùng tuýp sắt quất thẳng. Sau đó bao nhiêu đồ đạc bị lấy sạch. Gạo bị đổ xuống biển chỉ chừa cho ăn trong vài ngày”. Thuyền trưởng Dương Văn Giàu cho biết, lực lượng trên tàu hải cảnh Trung Quốc lần này vô cùng hung hăng, không khác chi cướp biển.
Mượn ngư cụ, quyết tâm bám biển
Tin tàu QNg 96417 bị cướp vào ngày 7/5 tại ngư trường Hoàng Sa đã được Tiền Phong thông tin từ ngày 11/5 khi chúng tôi nhận được tin qua Icom do anh Giàu truyền về cho ông Lê Quốc Chinh – Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá An Hải (Lý Sơn). Tuy nhiên, tàu anh Giàu mãi hôm nay mới cập bờ là do anh tiếp tục ở lại Hoàng Sa, mượn ngư cụ tàu bạn để đánh bắt.
Anh Giàu kể, vì mất hết tài sản nên anh cùng anh em ngư dân quyết định cho tàu trôi dạt tự do trên biển. Đến chiều ngày 9/5, tàu anh gặp được một tàu khác cùng ở Lý Sơn để nhờ liên lạc vào đất liền trình báo và mượn ngư cụ để tiếp tục bám biển. “Trên tàu giờ cạn kiệt. Tàu bạn cũng cho ít gạo, thực phẩm, thế là chúng tôi ở lại” - ngư dân Bùi Thanh Hiền kể lại.
Anh Dương Văn Giàu cho con tàu đang bị rách nát neo chắc chắn vào cảng, cùng thuyền viên trở về nhà, nhắn nhủ: Chúng tôi sẽ ra lại Hoàng Sa. Chắc chắn thế, mà phải ra lại vùng biển gần giàn khoan xem họ làm được gì”. Ít ai biết được, đây đã là lần thứ 5 tàu anh Giàu bị cướp, truy đuổi ở Hoàng Sa. Gần đây nhất chính là lần bị phun vòi rồng vào đầu năm 2013 nhưng anh chạy thoát được. Ngay sau đó, tàu hải cảnh Trung Quốc trên đường đuổi tàu anh Giàu đã gặp tàu Bùi Văn Phải và bắn cháy nóc cabin...
Tại cảng Lý Sơn thời điểm này, hàng chục tàu cá công suất lớn đã sẵn sàng cho chuyến ra “vùng biển nóng”. Ngư dân Bùi Đại, chủ tàu cá QNg 96679 TS (thôn Tây xã An Hải) kể: Tàu anh đầu tháng 3 vừa rồi cũng bị Trung Quốc rượt đuổi, hung hăng đâm hỏng mạn tàu, và cướp đi toàn bộ ngư cụ cùng gần 10 tấn cá, thiệt hại trên 250 triệu đồng. Nhưng khi cập đảo, anh đã tranh thủ sửa tàu, sắm mới ngư cụ để vươn khơi Hoàng Sa.
“Hành động hung hăng, thô bạo và phi pháp của phía Trung Quốc trên biển Đông những ngày qua, khiến ngư dân chúng tôi càng quyết tâm bám biển” - ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải khẳng định. Theo phản ánh của một số chủ tàu cá Lý Sơn những ngày qua, ngoài tàu vũ trang và các lực lượng của Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam, thì hàng trăm tàu cá vỏ thép của Trung Quốc cũng tiến hành đánh bắt, khai thác hải sản trái phép tại vùng biển của Việt Nam, đồng thời quấy nhiễu gây khó đối với tàu cá của ngư dân ta ngay tại vùng biển đảo của mình.
Ông Nguyễn Quốc Chinh, Nghiệp đoàn nghề cá An Hải cho biết, đã thông báo đến các chủ tàu cá đang làm ăn trên biển Hoàng Sa để cảnh giác đề phòng, đồng thời phân công trực canh hệ thống Icom cộng đồng 24/24 để theo dõi hoạt động của ngư dân trên biển, phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền cho ngư dân hiểu rõ mưu đồ của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng biển Việt Nam. Ngoài ra nghiệp đoàn đã thành lập các tổ đội liên kết trên biển để hỗ trợ, bảo vệ nhau khi gặp rủi ro, tai nạn trên biển.
Tiền Phong 


Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

"Nhật Ký Yêu Nước (Mỹ), Việt Tân".. Gọi Tên Những Kẻ Phản Bội


☭ Chúng là ai?

Xin khẳng định rằng chúng là “những kẻ phản bội”! Sở dĩ nói chúng là kẻ phản bội, vì chắc rằng chảy trong chúng là dòng máu người Việt, ngôn ngữ chúng viết là tiếng mẹ đẻ. Thế nhưng chúng bán rẽ cả danh dự, nhân phẩm, lòng tự tôn dân tộc để làm "tay sai bàn phím" cho kẻ thù. Chúng cũng là những kẻ vô học, vì những thứ chúng được học không phải là khoa học, mà là học cách để phá hoại một đất nước, học cách “hôi của” về chính trị, chúng nghe, nói, nhìn bằng những đồng tiền đô la bẩn thỉu..

Chứng minh cho nhận đinh này, thời gian qua chúng ta cũng đá thấy rõ từ các trang page Facebook như Nhật Ký Yêu Nước (Mỹ) hay Việt Tân cùng các đài BBC Tiếng Việt, RFA và VOA Tiếng Việt... đang ráo riết hoạt động, cung cấp tin tức phiến diện, kích động nhằm gây nên dư luận xấu trong nhân dân. Dễ thấy, như đài BBC Tiếng Việt nó đang cố tình che đậy hết tất cả những điều tốt đẹp, những điểm sáng kinh tế của Việt Nam, nó chỉ chăm chăm giật các tít bài “xoi mói” đời sống chính trị Việt Nam? Nếu là khách quan thì bên cạnh tin tức tiêu cực (nếu đúng) sao không có bất cứ một thông tin nào là tích cực về đời sống chính trị Việt Nam? Phải chăng nền chính trị Việt Nam chỉ có cái gọi là đấu tranh vì “dân chủ”, “tự do tôn giáo”, “bất đồng chính kiến”, “tham nhũng”…? Có lẽ người đài BBC nên học lại bài học đầu tiên về tư cách người làm báo! Tiếc thay, hiện có khá nhiều người Việt Nam vì tò mò bởi những tin tức “độc, hot” nên đã vội tin vào những thông tin từ phía nhà đài BBC.

Không như Nhật ký yêu nước (Mỹ) hay Việt Tân cực đoan chuyên hành nghề chửi bới và xuyên tạc tình hình Việt Nam một cách ngu xuẩn, không đáng bàn, đài RFA cố gắng tỏ ra có nghiệp vụ hơn, có phóng viên đến Việt Nam thu thập tin tức, phỏng vấn các quan chức trong chính phủ Việt Nam. Để tỏ ra mình là cơ quan ngôn luận nghiêm túc, RFA gọi các quan chức trong chính phủ Việt Nam bằng chức danh rõ ràng. Họ tránh tối đa sử dụng các ngôn từ cảm tính hay cách nói xách mé hay xấc láo mà những kẻ vô học này thường dùng. Những chiêu bài mà RFA đặc biệt quan tâm khai thác tối đa là tự do, dân chủ, và tôn giáo. Họ rất thích chơi bẩn Việt Nam bằng cách tung tấm hình Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng khi la hét trước tòa, nhưng lại ém nhẹm tấm hình những tù nhân trần truồng ở nhà tù Guantanamo bị chó berger dọa cắn, những bức hình mà tù nhân bị tra tấn dã man. Thậm chí, họ cũng không ngại dựng chuyện, biến từ chuyện không có thật thành những chuyện như thật. Họ không xấu hổ khi sẵn sàng nói sai sự thật. Khách quan của RFA là như thế đó?!.

☭ Thủ đoạn tinh vi:
- Chúng tiến hành mời gọi biểu tình thuê với giá từ 200.000-300.000VNĐ.
- Tán phát các tài liệu biêu tình, đòi đa nguyên đa đảng, kêu gọi biêu tình ôn hòa, nhưng đứng đằng sau kích động, phá hoại.
- Lợi dụng các cuộc biêu tình phản đối Trung Quốc về Biển Đông để kích động biểu tình trên phạm vị cả nước. tập dượt cho cách mạng màu ở Việt Nam
- Riêng trên các trang Facebook chúng xóa và chặn những người bất đồng chính kiến, những người tố cáo sư phản bội của chúng.Đăng xen lẫn những bài vở kích động là những thông tin có vẻ là yêu nước để thu hút sự chú ý của mọi người..

☭ Hãy cảnh giác!

Bạn hãy cảnh giác khi tiếp nhận thông tin. Hãy trách nhiệm khi chia sẽ thông tin, đừng biến mình vô tình trở thành người tiếp tay cho ý đồ của chúng. Sứ mệnh chung của chúng là gây xáo trộn xã hội để kích động quấy rối an ninh Việt Nam. Ngay cả những bản tin có vẻ như là “khách quan”, nhưng kỳ thực là được phát thanh cùng với những bản tin ngụy biện và xuyên tạc khác nhằm cho người nghe thấy Việt Nam đang rất lạc hậu và sự lạc hậu là do chế độ. Cái thông điệp mà các nhà đài này hướng đến vẫn là muốn thay đổi chế độ. Thay bằng ai? Bằng những “nhà dân chủ” kiểu Lê Chiêu Thống tân thời mà Mỹ, Pháp, Anh đang cố gắng hà hơi tiếp sức nuôi dưỡng.

Bài viết này muốn nhắc nhở đến những người nào còn lầm tưởng Nhật ký yêu nước (Mỹ), Việt Tân, BBC, RFA, RFI, VOA… đang đấu tranh cho quyền lợi của người Việt?. Rằng chúng là những tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Anh, Mỹ, Pháp, và có một nhóm người Việt lưu vong làm việc tại đây góp sức làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội “thừa nước đục thả câu”. Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng những kẻ vô học ấy - chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc chém một nhát dao vào xướng máu đồng bào mình…Mà đúng hơn là làm tay sai - kẻ phản bội!..

☭ Bài viết tổng hợp từ nhiều nhận định
☭ Chia sẽ đến mọi người thông tin này nhé các bạn..!

Nguồn

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

NGƯỜI HOA Ở CHỢ LỚN: “GÂY CHIẾN TRANH CHỈ LÀM KHỔ CHO DÂN THÔI !”

NGƯỜIHOA Ở CHỢ LỚN: “GÂY CHIẾN TRANH CHỈ LÀMKHỔ CHO DÂN THÔI !”

         Hồi chưa đầy 10 tuổi, mặc bộ Pijama luộmthuộm tôi đã nhảy lên các chuyến xe tốc hành cùng người thân "đi chơixa" . Những năm 90, đường từ Minh Hải nối các tỉnh thành lớn có dễ đinhưng vẫn phải chịu cảnh gập ghềnh, chịu cảnh "qua sông luỵ phà".Minh Hải, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, rồi đến Thành phố Hồ ChíMinh, miền Tây sông nước lướt qua trong giấc ngủ chẳng tròn của tôi đứt quãng,chắp vá …

         Không riêng người thân tôi mà nhiều ngườidân ở vùng đất Chín Rồng vẫn quen miệng gọi là "đi thành phố" hay"đi Sài Gòn", và tôi cũng thế, cũng quen gọi là Sài Gòn và tuyệt nhiên đó chỉ là một cách gọi"không chính thống" so với những biến thiên tích cực của lịch sử. Màthôi, không lạm bàn về cái danh xưng của một vùng đất nữa ! …

         Đang ở cái trạng thái say sưa giấc nồngsau những trận nôn thốc nôn tháo của cái lần đầu tiên đi xe đò, Má Tư tôi níuáo, níu quần kêu: "Dậy, dậy … Tới thành phố rồi con !". Mắt nhắm mắtmở tôi lon ton đi theo Má trong cái hừng đông của một nơi có nhiều người, nhiềuxe gấp tỷ lần xứ quê của mình.

         Hừng đông của thành phố thật đẹp ! Nóchỉ khác lạ hơn quê tôi ở những khu nhà lầu cao, những con đường dọc ngang nhưmạng nhện, những khu trường học, bệnh viện san sát nhau chứ không có lưa thưa lớtthớt của một tỉnh lỵ chưa phát triển như Minh Hải lúc bấy giờ. Tất cả đều lạ,duy chỉ có một đều mà tôi cảm thấy thân quen, cảm mến là một sự bình yên ! Bìnhyên từ cái cảm tình của những tiếng í ới gọi nhau dậy sớm; tiếng ken két mở cửadọn hàng ra bán của những người lao động chân tay phố thị; từ hình ảnh tất tả,khệ nệ quang gánh của bà bán xôi bắp phì lũ; từ tiếng lách cách khua nhau củanhững chiếc tô mà người phụ nữ gầy còm chuẩn bị cho hàng bánh canh gà của mình;rồi tiếng gõ lóc cóc ngắt quãng do mệt mỏi của những người đã trắng đêm bán từngtô hủ tiếu mì … Mà kỳ thật, tôi nhớ là mình được đi thành phố, đi Xì Gòn, cũnglà một vùng đất của nước mình mà quanh tai tôi luôn nghe một thứ tiếng "xíxô xí xào", rồi Ngộ, rồi Lỵ ….  phalẫn với lởm bởm thứ tiếng mẹ đẻ của tôi ??!

- Lỵăn củ tiếu hay ăn mỳ ?...

         Người đàn ông cởi trần với cái bụng phệđi tới đi lui chạy bàn hỏi tôi đến hơn ba lần tôi mới "thông" là vậy! Hoá ra nhà người cô thứ Năm tôi năm lọt thỏm trong một khu phố có đến hơn 70%là người Hoa sinh sống. Phần nhiều những người nói thạo được tiếng Việt đều lànhững người trẻ, thế hệ cháu con của họ, còn những người lớn tuổi, tóc bạc hoarâm thì chỉ một số ít mới biết. Điều đặc biệt, khi nói chuyện với nhau, họ vẫndùng ngôn ngữ "mẹ đẻ" của mình là tiếng Quảng, tiếng Tiều, tiếng Hẹ  …. Đó cũng là cách để người Hoa ở Chợ lớn gìngiữ văn hoá truyền thống của mình.

         Nhà người thân của tôi là một căn hộ củamột chung cư khá đông đúc nằm trên đường Lương Nhữ Học, quận 5, một nơi mà cộngđồng Hoa - Việt sống dung hoà, giản dị trong những tổ ấm của mình. Ì ạch vác đồleo thang bộ lên tầng hai, tiếng nhạc hồ Quảng với những giai điệu truyền thống cứ nhịp theo bước chân đi. Nhìn từ khoảng không thoáng đãng của giếng trời,trong tầm mắt là một ngôi chùa đặc trưng kiến trúc Trung Hoa với khói hươngnghi ngút …

         Những tháng đầu năm, người ta đi lễchùa nhiều hơn, điều đáng nói là ở nơi chốn tâm linh vô thức ấy có nhiều nhữngtrái tim phật pháp cả Hoa lẫn Việt. Hằng ngày có bôn ba, có tất bật sớm chiều,có vui, có buồn, có bi thương, có bại danh hay hỷ đạt thì tất cả họ đều thànhtâm tìm đến cửa chùa như một nơi nương náu, tịnh tâm ! Âu đó cũng là một sựgiao thoa, dung hoà những giá trị văn hoá tốt đẹp của người Hoa với văn hoá bảnđịa trong quá trình họ tìm đến và sinh sống trên đất nước Việt Nam ta đã từhàng trăm năm … Ở một nghĩa khác thì Việt Nam đã là quê hương của bao thế hệngười Hoa sinh ra và lớn lên trên lãnh thổ của Việt Nam. Đó là cả một giai đoạnkhẩn hoang, cộng cư dài mà lịch sử còn ghi lại.

         Dưới thời Chúa Nguyễn những năm 1679,người Hoa đến Việt Nam bằng đường biển, họ mang theo hơn 3.000 quân cùng 50 chiếcthuyền đến đất Việt và xin qui phụ. Lúc bấy giờ Chúa Nguyễn đã cho phép họ cưtrú ở Cù Lao Phố (Đồng Nai). Từ Cù Lao Phố, rồi xuống Chợ Lớn và một số khu vựckhác ở Nam bộ ……Từ đó, cùng với người Việt, họ vỡ đấtphá hoang, cày ruộng, dựng nhà và phố chợ, buôn bán giao thương với khắp nơi,hình thành một trung tâm phố chợ kẻ bán, người mua; kinh tế, văn hoá dần pháttriển và tạo nên một dấu ấn riêng trong quá trình biến đổi, phát triển của mộtvùng đất mà ông cha ta làm chủ …..  Và Kểtừ khi Việt Nam cải cách mở cửa từ năm 1986, cộng đồng người Hoa đã có những bướcphát triển vượt bậc về kinh tế, thương mại.

         Khu vực quận 5 nơitôi ở một thời gian khá dài, đi đâu cũng có dấu ấn của người Hoa. Từ chợ đến phố,những công trình chùa chiền miếu mạo, khu sinh hoạt văn hoá, giáo dục …. đều đượccộng đồng người Hoa chú trọng xây dựng và phát triển trên cơ sở những chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

         Ở đâu cũng vậy, người Hoa rất xem trọng chính nghĩa. Họ cũng chiến đấu,cũng hy sinh cuộc sống, gia đình góp sức đập tan những âm mưu xâm lược của kẻthù trong hai cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Phong trào đấutranh chống quân xâm lược của đồng bào Hoa ở nông thôn và cả miền Nam, đặc biệtlà ở nông thôn, nhất là ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã góp phần xứng đáng vào dòng tháccách mạng của đất nước. Bằng tinh thần vì lẽ phải, yêu chuộng hoà bình, đồngbào người Hoa yêu nước đã lập nên nhiều chiến công và đã được Đảng, Nhà nước taghi nhận, được nhân dân biết ơn. Bởi họ cũng như chúng ta đều nghĩ rằng, với bấtkỳ cuộc chiến tranh nào bùng phát cũng đều mang lại những đau thương, mất mát;gia đình ly tán, cuộc sống rơi vào ngõ cụt; đất nước sẽ đối mặt với bao nhiêutrì trệ, kém phát triển … Một điều mà họ muốn thốt lên rằng chúng tôi muốn yên ổnlàm ăn, chúng tôi không muốn chiến tranh !

         Nói như ông TrươngTrụ Lương, một người Việt gốc Hoa đang làm ăn tại chợ Kim Biên TPHCM: NgườiHoa cũng là người, Việt Nam cũng là người, mình sống ở đâu thì mình theo ở đó.Theo ý tôi là muốn hai bên hoà bình chứ gây chiến tranh chỉ làm khổ cho dânthôi !”.

         Là thế hệ sinh ra trong hoà bình, Anh Trần ThiệnMinh ở quận 5 thì có mối lo cho gia đình nếu chiến tranh xảy ra: “Mìnhlà người Việt Nam và cũng là người Hoa, mình chưa bao giờ muốn chiến tranh xảyra, mình mong chính phủ Trung Quốc hết sức thận trọng trong việc giải quyết cácvấn đề trên biển đông, không gây hấng nữa. Không chỉ riêng tôi mà những ngườikhác cũng mong như thế !”

         Một cách công bằng,người Hoa ở Chợ Lớn là người Việt Nam, họ là công dân Việt Nam, trong tiếntrình lịch sử Việt Nam, cộng đồng người Hoa từng bước phát triển và trở thành mộtbộ phận không thể tách rời của đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Họ cùng concháu của mình bám trụ đất Chợ Lớn và một số khu vực khác ở Việt Nam hàng trămnăm, và những doanh nghiệp của người Hoa làm chủ cũng được mọc lên trên chínhnghị lực và mưu trí trong làm ăn, giao thương của họ.

         Đặt họ vào thời cuộclúc này, rồi việc một cá nhân, một số ít tổ chức với chủ quan "tẩychay" người Trung Quốc, hàng Trung Quốc cũng không hẳn là một cách làmđúng, và tồi tệ hơn, một bộ phận người tự vỗ ngực mình là "yêu nước"đã "xuống đường" hò hét, kích động, càng phá những cơ sở làm ăn, đầutư của người Hoa kiều, rồi chửi họ, ghét họ trong khi họ là những người vô can,vô tội.

         Con người có tốt,có xấu, có chính nghĩa, có ngang tàng, thậm chí ngay trong bản thân của mỗi conngười cũng luôn tồn tại mâu thuẫn giữa cái tốt và cái xấu, vậy nên cách tốt nhấtlà nhìn thẳng vào những xung đột mà phán xét. Chúng ta đang lên án Trung Quốcvà đằng sau đó là Chính phủ Trung Quốc với cơ quan đầu não ở Bắc Kinh. Nơi hằngngày người làm ngoại giao nước họ phát đi những lời lẽ thiếu thiện chí và sặcmùi gây hấng ta, mà cụ thể là những hàng động lăm le xâm chiếm ta ngay trênlãnh thổ, lãnh hải của chúng ta.

         Hằng ngày, hàng giờ,ở ngoài thềm lục địa, giữa muôn trùng biển khơi có biết bao chiến sĩ của ta vẫnngày đêm bám trụ, càng cựa đấu tranh vì chủ quyền và trên hết là vì sự bình yêncủa hơn 90 triệu con người trong đất liền trong đó có cả tôi ! Hãy hướng về biểnđông bằng tinh thần, bằng tình cảm sâu sắc nhất và cả bằng hành động của mình.Vậy thì chúng ta hành động kiểu gì ? Có phải cùng kéo nhau hò hét, đua xe, manhđộng thái quá và tay thì phất cờ nói là "yêu nước", rồi hô hào"ghét Trung Quốc" như một bộ phận người ?! Xin hãy mang lá cờ đỏ thắmvới ngôi sao vàng sáng chói mang hồn nước, hồn dân tộc, của bao nhiêu thế hệcha ông đã ngã xuống mới có được, mới giữ được cho cả non sông gấm hoa như ngàyhôm nay, hãy mang lá cờ ấy về đặt trang trọng trong ngôi nhà của mình, và hơn hếthãy giữ lá cờ đỏ sao vàng ấy sâu trong trái tim mình với lòng tự hào cao nhất !

         Tôi đẻ ra vào những năm 80, vào cái thời tôi không phải đói,phải khát, tôi sống đủ đầy trong một mái nhà hạnh phúc và dưới vòm trời của mộtđất nước bình yên, tự chủ. Và tôi nghĩ, sau mùa xuân năm 1975, còn bao nhiêu thếhệ nữa chào đời và cũng lớn lên trong hoà bình, no ấm như tôi và họ luôn trântrọng và biết ơn những giá trị bất biến đó. Ngoài khơi sóng dữ, nơi đất liền nếukhông là hậu phương vững chắc thì đừng làm kẻ vô ơn với liên tiếp gây ra nhữnghành động quá khích như thế !

         Nói như một ngườiHoa làm ăn trên đường Hải Thượng Lãn Ông, Chúng tôi sống ở đây mấy đời, nhiều thế hệcháu con đã sinh ra và lớn lên ở đây, chúng đều trưởng thành, đi học và lập giađình cũng ở thành phố này, và mặc dù là người gốc Hoa nhưng chúng tôi đều làcông dân Việt Nam và luôn gắn bó ở vùng Chợ Lớn này ! Chúng tôi sống ở đâu thìquen ở đó và luôn yêu nơi mình sống … “

         Vào thời điểm này,trên các kênh thông tin chính thống lẫn không chính thống, vấn đề xâm chiếm củaTrung Quốc đối với vùng lãnh hải đất nước vẫn chưa hết căng thẳng … Ngoài kia,chiến sĩ ta vần từng ngày, từng giờ đương đầu với những cơn sóng dữ, vẫn vì TổQuốc mà kiên trì bám bụ, đấu tranh quyết liệt đến cùng với giặc, hơn lúc nào hết,chúng ta, người than chúng ta, bạn bè chúng ta vẫn đang chịu cái ơn rất lớn từsự hy sinh đó của những con người quả cảm trước sóng gió muôn trùng … Và ở đấtliền cũng với tinh thần ấy, các lực lượng của ta cũng ngày đêm thức trắng đảm bảocuộc sống bình yên cho mỗi gia đình, mỗi khu phố, mỗi thôn xóm, quê hương củamình vì lẽ đó hãy làm những gì có thể để là một hậu phương thật sự vững chắccho tiền tuyến !

         Một đêm lại sắp đến,sẽ còn đó những con người vì nước quên thân trầm mình vào biển khơi, sẽ có nhữngcon người giữ chặt tinh thần trong sương gió khi phố thị lên đèn …

Bằng trái tim đỏ rực yêu thương,
Anh vẫn đứng gác cho quêhương từng giấc ngủ,
Dẫu từng cơn sóng vùi gió dập,
Dẫu quân thù có ngửa mặt nghênh ngang, …


 TpHCM, Những ngày tháng Năm hướng về Anh !
                     Vipo 2014