Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Giở võ 4: Phải chăng “Chưa bao giờ chiến tranh lại gần đến thế?”

Sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 được coi là "giọt nước tràn ly" châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng bắt đầu từ những sự kiện rất nhỏ như làn sóng bài ngoại (người Đức và người nói tiếng Đức) ở các vùng lãnh thổ lúc đó thuộc Tiệp Khắc, và sau này là Ba Lan.

Cả hai cuộc chiến tranh đều có những nguyên nhân lớn, sâu xa, là những mâu thuẫn đối nội của các quốc gia và mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi không đồng đều về thuộc địa và tầm ảnh hưởng trên thế giới không thể dung hòa được. Trên thế giới xuất hiện một thế lực mới tham gia vào bàn cờ địa chính trị và nhanh chóng đẩy một số sừng sỏ cũ về xâm chiếm thuộc địa trở thành những huyền thoại của quá khứ. Đó là trường hợp của nước Mỹ và điển hình thể hiện ở những cuộc chiến tranh của nước này với Tây Ban Nha. Sau những cuộc xung đột giữa hai quốc gia này, Puerto Rico và Philipinnes từ thuộc địa Tây Ban Nha trở thành những thành viên của Thịnh vượng chung Hoa Kỳ.

Hai cuộc đại chiến thế giới, đều có yếu tố can dự của Hoa Kỳ và đều có yếu tố muốn trở thành một thế lực bá chủ của nước Đức. Chúng ta còn phải nhớ một điều là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra chỉ bắt đầu bằng những xung đột quân sự hạn chế, “Cuộc chiến tranh kỳ lạ”; khi mà các nước Đế quốc Anh, Pháp... ký hiệp ước bảo vệ Tiệp Khắc, tuyên chiến với Đức sau khi Tiệp Khắc bị xâm lược, nhưng hoàn toàn không làm gì cả. Hoa Kỳ chỉ thực sự tham chiến sau sự kiện trận Trân Châu Cảng tháng Mười hai năm 1941; và cũng chỉ hạn chế ở đánh nhau với Nhật, hỗ trợ vật chất khí tài cho Anh và Liên Xô (với Liên Xô là các hợp đồng “thuê mượn” (lend-lease) và đều phải thanh toán bằng vàng ròng).

Cả hai cuộc chiến tranh, đều bắt đầu bằng những xung đột quân sự nhỏ, hạn chế, mang tính cục bộ, và lan dần ra thành Thế chiến.

Dường như, trong sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc, đã hội đủ tất cả những điều kiện để họ tham dự vào một cuộc chiến mới. Trong bài viết “Giở võ 3: Kỳ thủ thứ tư” tôi đã bàn về những vấn đề nội tại của Trung Quốc hiện nay và cả những mong muốn của lãnh đạo Trung Quốc trong giai đoạn đầu thế kỷ 21 đầy thách thức này. Tôi xin điểm lại một chút những chi tiết của lịch sử liên quan đến cái gọi là “mong muốn của lãnh đạo Trung Quốc”. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi lập quốc đến nay, ngày 1 tháng Mười năm 1949, đã chưa bao giờ thực sự đứng trong một liên minh khăng khít về mọi mặt, hay nói một cách khác, Trung Quốc có thể thu nạp các chư hầu theo kiểu thích cho sống thì sống, thích cho chết thì chết, chứ không hề thích đứng dưới trướng ai, càng không thích chư hầu lớn mạnh.

Vì thế mà nếu như với Nam Tư tách ra khỏi khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu để theo đổi một đường lối phát triển riêng, thì Trung Quốc cũng lại tách ra khỏi hệ thống, nhưng theo cách đối đầu, đối đầu với Liên Xô. Quan hệ rạn nứt từ thời “Bác Stalin – Bác Mao” kéo tiếp đến thời Khrushev và đỉnh điểm chính là cuộc xung đột biên giới Việt Nam – Trung Quốc năm 1979. Cũng trong thời gian đó, Trung Quốc có những bước đi ngoại giao mang tính chính trị kinh tế có tính toán rất rõ rệt với Hoa Kỳ, nhưng luôn luôn ở mức quan hệ hạn chế, mở rộng về kinh tế nhưng dè chừng, giữ miếng về quân sự và chính trị.

Hai mươi nhăm năm… đó là mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt tạm thời cuộc đối đầu quân sự Việt Nam – Trung Quốc kéo dài hơn 10 năm. Thời gian đó đủ để Trung Quốc lớn mạnh xây dựng một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trở thàng công xưởng của thế giới và bắt đầu bành trướng trên phạm vi toàn cầu cả về đầu tư kinh tế lẫn nhân lực, một cái nhân lực vô biên đến mức toàn cầu không có đối thủ. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc, vừa đem lại những cơ hội cho hàng hóa sản xuất rẻ về giá thành…

Nếu như nước Nga tìm lại vị thế của mình trong khu vực các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, thì Trung Quốc cũng muốn trở thành một thế lực. Và thế là có những sự kiện “giàn khoan HD-981” những ngày này.

Từ hôm qua rộ lên những tin tức về công nhân Bình Dương đập phá nhà máy của người Trung Quốc, Đài Loan… rồi lại nghe thêm những thông tin không chính thức nữa là công nhân Việt Nam phần lớn mới chỉ có những hoạt động mang tính đình công để phản đối “vụ giàn khoan HD-981”; việc đập phá có những nhóm người đáng ngờ thực hiện, nhưng mới dừng ở mức đập phá những thứ dễ gây ấn tượng song giá trị lại thấp như cửa kính.

Báo chí lâu nay nói nhiều đến việc làn sóng người lao động Trung Quốc ồ ạt đổ sang ta – sự mất cân bằng về chất lượng và cả số lượng lao động dẫn đến tình trạng đó, phần lớn lỗi là do Việt Nam. Nhưng nếu nhà máy của người Trung Quốc đầu tư trên đất nước Việt Nam, thì đó là tài sản của Việt Nam, (đồng thời theo luật thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành lập trên lãnh thổ Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam chứ không phải là doanh nghiệp nước ngoài nữa) – nghĩa là thực tế, nếu có chiến tranh thì họ có muốn mang tài sản về nước, cũng khó mà thực hiện được. Xin nhắc lại lịch sử, sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để chấm dứt xung đột quân sự song phương giữa Nga và Đức, lúc này nước Nga Xô-viết (từ thập kỷ 1920 trở đi là Liên Xô) còn phải đàm phán với nước Đức về những tài sản của doanh nghiệp Đức đã đầu tư trên đất nước Nga từ trước chiến tranh. Với Việt Nam ta, những câu chuyện về “quốc hữu hóa” hay “công tư hợp doanh” còn như vừa mới hôm qua. Vậy đấy, với người Việt Nam chúng ta, thì những tài sản dù của người Trung Quốc đầu tư trên đất nước của chúng ta, cũng là của đất nước Việt Nam, và chúng ta có nghĩa vụ phải bảo vệ chúng, cho đất nước, cho tương lai.

Và cũng xin nhắc một vấn đề nữa cũng đã thuộc về lịch sử nhưng không hề lỗi thời, là trước hai cuộc Thế chiến tôi đã lướt qua trên đây, là thời gian của những hoạt động tình báo nhộn nhịp: thu thập tin tức, vận động quan hệ, xui nguyên giục bị, xui Đông giục Tây, ngấm ngầm phá hoại, khiêu khích chia rẽ… chúng ta không vội kết luận điều gì, nhưng tại sao những điều đó lại không có thể đang xảy ra trên đất nước chúng ta?

Hai mươi nhăm năm cũng là mốc kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn (tháng Tư đến tháng Sáu năm 1989), Trung Quốc có vẻ cũng đang cần một cuộc xung đột quân sự mới để làm “cú hích”, vừa dẹp yên đối nội, vừa tạo đà phát triển trong giai đoạn mới. Có thể, họ chỉ muốn một cuộc xung đột hạn chế mang tính cục bộ hoặc khu vực thôi – điều này chỉ có thời gian mới có thể trả lời được. Nhưng chúng ta cũng có thể đoán được vài chi tiết.

Khi gây hấn đến mức ngang ngược như vậy, chắc chắn, họ phải tính đến khả năng xung đột quân sự. Chắc hẳn giữ chỗ nào, đánh chỗ nào, họ có kế hoạch cả rồi. Nhưng làm gì, thì cũng phải tính – vì một hành động quân sự không bao giờ chỉ bó hẹp giữa hai quốc gia cả, mà khả năng lan rộng của nó, bao giờ cũng có. Nếu như Hoa Kỳ can dự vào hai cuộc Thế chiến dần dần, từng bước… và ngay từ những giai đoạn đầu tiên, đừng hi vọng Hoa Kỳ sẽ tham dự trực tiếp, điều này nhiều người dự đoán ra được, nhưng trong tương lai nếu xung đột lan rộng ảnh hưởng đến các quốc gia khác, trong đó có các đồng minh của Hoa Kỳ, thì việc can dự từ gián tiếp đến trực tiếp từng phần… không phải là không có khả năng.

Và xin đừng quên nước Nga, một đất nước vốn đang tồn tại nhiều tranh chấp biên giới và lãnh thổ với Trung Quốc, và cũng hoàn toàn không thích một ông hàng xóm lớn mạnh, lại tiềm tàng sự thay đổi chính sách như chong chóng, nay bạn mai thù như vậy. Nước Nga, can dự vào các sự kiện hiện tại và tương lai trên biển Đông như thế nào, chúng ta cũng hãy chờ xem, nhưng chắc là nếu tình hình không dịu đi, thì chắc là sẽ sớm thôi. Mạnh mẽ, thì chắc là chưa đâu vì tình hình Đông Ucraina còn đang bận rộn, nhưng thái độ rõ ràng, chắc là cũng sẽ phải bày tỏ.

Lại phải nhắc lại một cuộc xung đột mang tính gây thù chuốc oán nữa – xung đột biên giới năm 1962 của Trung Quốc với Ấn Độ, mà bây giờ hàng nghìn cây số vuông vẫn nằm trong tay Trung Quốc. Nếu như Tây Tạng luôn tiềm tàng khả năng bất ổn, một cuộc chiến trên biển Đông với Việt Nam mà làm nổ ra những biến cố ở Tây Tạng, tại sao Ấn Độ lại đứng ngoài và không nắm lấy cơ hội?

Tranh chấp biên giới tồn tại sau cuộc xung đột Trung - Ấn 1962
Về đối nội, có vẻ lần này, khác những lần trước. Lần này “giàn khoan HD-981” có khi lại làm kích động làn sóng khủng bố và bạo loạn bên trong Trung Quốc, chứ không có theo hướng “dẹp yên”. Thế giới và tình thế đang diễn ra trên nó, đã thay đổi quá nhiều.

Làm cái gì, cũng phải tính toán trước sau – tất cả ai cũng vậy, chắc chắn là ở mức độ quốc gia và quốc tế, các nước đều có những tính toán cân nhắc thiệt hơn. Còn ở mức người dân, chỉ mong tất cả đều bình tĩnh và sáng suốt. Đoàn kết là sức mạnh, nhưng phải là sự đoàn kết có tri thức. Chúng ta chỉ lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh, chứ nhân dân Trung Quốc yêu hòa bình là bạn của chúng ta…

Tham gia thảo luận trên Facebook tạiđây

Bài trên "Tuần Việt Nam" (Bút danh Phúc Laitại đây

19 nhận xét:

  1. Gavrilo Princip là Do Thái bác ạ. Người Serbia nào vậy? Phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia nào vậy?

    Người Serbia đang có liên minh chặt chẽ với Áo-Hung, chính vì thế Franz Ferdinand mới đi thăm 1 cách rất chủ quan.

    Hắn là tay chân của bọn tài phiệt DT, kích động World War để kiếm lời. Có hàng ngàn tên khủng bố Do Thái như thế ngay trước WW-1 và WW-2.

    Bác bỏ chút thì giờ tìm trên Google có hàng đống tư liệu.

    Trả lờiXóa
  2. Thực sự viết bài nông cạn, bỏ qua bản chất vấn đề thế này mà là Tìm Lại Sự Thật thì rất xấu hổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tìm Lại Sự Thậtlúc 10:43 15 tháng 5, 2014

      Thiển cận , ngu ngốc không biết bài viết này đâu đươc chủ blog viết mà chỉ dẫn lại vấn đề từ lão râu .
      Bạn có thể nhìn thấy được vấn đề không ? Nếu như bạn có đủ tài xin mời viết bài phản biện ?

      Xóa
  3. Vấn đề là viết cho đúng đắn và tử tế. Việc được đăng trên tờ báo lá cải nào đó có gì tự hào?

    Tôi bỏ ra ít tiền là thành chủ bút ngay thôi mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bạn , vấn đề thứ nhất bạn nói Séc Bi là đồng minh thân cận của Áo Hung là hoàn toàn sai lầm , bản thân người Séc Bi và Áo Hung đang có mâu thuẫn rất lớn khi vùng đất mà hiện nay được gọi là Bosnia chính là vùng đất mà Áo đã xâm chiếm sau khi chiếm được nó từ đế quốc Thổ lại có lịch sử tương đồng và thậm chí là tương đồng về văn hóa với Séc Bi ,mâu thuẫn xảy ra khi những người dân tộc chủ nghĩa Séc bi theo chính thống giáo không thể chấp nhận được , Những người Bosnia theo công giáo và chính thống giáo vẫn không thể chấp nhận được việc thoát khỏi đế quốc hồi giáo nhưng vẫn không thể trục xuất được hồi giáo và không được độc lập như những người anh em Séc Bi đã làm .
      Đấy là những gì mà tôi biết , còn bạn nói họ là người do thái , vậy mà tôi lại được biết họ là người Bosnia thuần chủng theo chính thống giáo Slavo .
      Bỏ mặc đi nguồn gốc của người ám sát , ta biết ông ta có thể bị lợi dụng hay không nhưng không thể phủ nhận được nguồn gốc Đức của cả phe Áo Hung Đức.

      Xóa
    2. Dumpber ba hoa chích chòe gì thế. Ở đâu mà ông đòi thành lập 1 tờ báo để thành chủ bút.? Hoang tưởng à?

      Xóa
  4. Chủ trang dẫn bài viết này về rất hay. Chỉ có những thằng cuồng tín đầu đất mới khua môi múa mép mà chẳng có trình để phản biện lại. Xin thưa luôn, tuần Vietnamnet luôn đưa ra những phân tích đa chiều cực hay và uy tín.

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. =)) chưa gì bác đã ra tranh biện roài , cứ để đấy em phản biện hộ cho xem độ đọc hiểu của em đến đâu chứ .....................

      Xóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. =)) sao bác biết hay vậy , em đang tính đi học cao học nhưng thi mãi mà chẳng đỗ , hôm vừa roài thi HSK dự là tạch tiếp =))

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em học về kĩ thuật nên yêu cầu về trình độ cũng thấp nhưng .................................

      Xóa
    2. Tác giả quả là một đệ tử trung thành của Marxism khi nhận định về 2 cuộc thế chiến rằng:
      "Cả hai cuộc chiến tranh đều có những nguyên nhân lớn, sâu xa, là những mâu thuẫn đối nội của các quốc gia và mâu thuẫn giữa các quốc gia có quyền lợi không đồng đều về thuộc địa và tầm ảnh hưởng trên thế giới không thể dung hòa được." (!)

      Không biết tác giả căn cứ vào đâu mà phán chắc như đinh đóng cột rằng: "Chúng ta còn phải nhớ một điều là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra chỉ bắt đầu bằng những xung đột quân sự hạn chế" (!)

      Và cũng không biết từ đâu mà tác giả tư duy rằng "Hoa Kỳ can dự vào hai cuộc Thế chiến dần dần từng bước" để rồi phán đoán rằng "ngay từ những giai đoạn đầu tiên, đừng hi vọng Hoa Kỳ sẽ tham dự trực tiếp" (vào xung đột biển Đông) (!)

      Không biết cục diện chính trị thế giới bây giờ có điểm nào giống với cục diện cách đây gần 100 năm mà tác giả lại mang 2 cuộc thế chiến đó ra để so sánh với những xung đột hiện tại?!

      Như tác giả đã phân tích, thiết nghĩ rằng nếu chiến tranh xảy ra, Trung Quốc chắc chắn phải lâm vào thế "tứ bề thọ địch". Những xung đột tại Biển Đông bây giờ có thể được ví như một loại "Quyền Phỉ Nghiã Hoà Đoàn" hồi xưa để dẫn đến một "Bát Quốc Liên Quân" khác cho Trung Quốc! Giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc không mê muội đến nỗi không nhận ra điều đó. Thế nhưng họ vẫn cứ làm, Tại sao?

      Phải chăng Bắc Kinh biết rất rõ thái độ và phản ứng của Việt Nam sẽ tới đâu trong tình hình hiện tại? Và mục đích thật sự của Bắc Kinh chỉ nhắm vào Hoàng Sa và Trường Sa? Điếu Ngư và Bãi Sạn chỉ là vở kịch?

      Bài viết dẫn giải lung tung đến nỗi phải căng mắt đọc từng dấu chấm, dấu phẩy mới thấy thấp thoáng đâu đó một vài ý rất mơ hồ! Thế nhưng, khi đến những điểm then chốt thì lại bị tác giả khiến cho hụt hẫng bởi những kết luận: "chúng ta không vội kết luận điều gì", hoặc "điều này chỉ có thời gian mới có thể trả lời được." :(

      Xóa
  8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Serguel Kouzmic.

      Rất tiếc những điều mà bác gọi là "tiểu tiết" ấy lại là cơ sở lý luận của bài viết của bàc.

      Và rất tiếc cái nữa, phản biện kiểu chợ búa như Serguel Kouzmic bác thì đứa trẻ ranh nào cũng làm được!

      Thêm một cái rất tiếc nữa: Serguel Kouzmic nhà bác nên tìm đọc thêm về WW II trước khi dùng nó làm cơ sở so sánh và lý luận. Vậy thôi..

      Xóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Serguel Kouzmic.

      Chắc là lần đầu tiên được có bài đăng trên báo lá cải nên bác có vẻ hãnh diện đến thế :)
      Và cũng chính vì là lần đầu tiên bi phê bình thẳn thừng như thế này nên Serquel bác chưa có kinh nghiệm... ứng xử. :)
      Mai mốt nhỡ có làm nhà ngâm cú, hy vọng Serguel Kouzmic bác có tư duy khá hơn. :)

      Xóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !