Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

So sánh Cơ sở hạ tầng Việt Nam-Trung Quốc tại cụm Sinh Tồn

Có nhiều người nói với tôi rằng Việt Nam mình không phát triển cơ sở hạ tầng trên đảo ở Trường Sa bằng Trung Quốc , thật kì lạ . Nhất là khi những bức ảnh về hoạt động của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam của bác Thiềm Thừ lại được các bạn ấy chia sẻ rất nhiều trong khi những bức ảnh thể hiện tinh thần của chúng ta trong việc giữ đảo lại rất ít hay hầu như không được chia sẻ . Chính vì vậy ,là một người không có chuyên môn cũng như rất hạn chế kiến thức về vấn đề này nhưng tôi vẫn quyết định phải viết một bài so sánh một cách khoa học nhất dựa trên những nguồn tin thu thập hóng hớt được , bài viết có lẽ không có giá trị quân sự cao hay mật gì nhưng nó là những hiểu biết của tôi về vấn đề này !

Đá Gạc Ma đang được xây dựng với quy mô ra sao ?
Theo thông tin của Hải quân Việt Nam, Trung Quốc đang huy động nhiều phương tiện, thiết bị để mở rộng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma, thuộc cụm đảo Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Họ đang nạo xúc đá san hô, mở một luồng lớn cho tàu vào đảo, đồng thời đổ cát tạo thành một bãi nổi dài 500m, rộng 200, cao 4 - 5m .
Đảo Gạc Ma mà Trung Quốc đang xây dựng
Phía Đông đảo Gạc Ma ( để ý máy trộn bê tông tươi )
Phía tây đảo Gạc Ma , để ý đến khu nhà kia chính là công trình mà Trung Quốc xây dựng ngay sau khi chiếm đóng trái phép Đảo Gạc Ma của chúng ta .
Qua những bức ảnh trên ta thấy tham vọng của Trung Quốc muốn đứng chân lâu dài ở đây , khi đất được đổ cát tôn cao kia sẽ được biến thành một quân cảng , thậm chí là một sân bay nhỏ phục vụ cho những chiếc máy bay tác chiến ở đây , được biết hiện nay Trung QUốc chưa hề có bất cứ sân bay nào ở khu vực Trường Sa , trong khi Việt Nam và Đài Loan đều đã có những sân bay và cảng biển phục vụ dân sinh khá hiện đại .
Ngoài ra ta cũng để ý thấy rằng ngoài tòa nhà cũ được xây kia , Trung Quốc không có bất cứ một tòa nhà nào khác để thực hiện cả công việc dân sinh lẫn quân sự , có nghĩa là trước khi công trình mới được xây , cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại khu vực chiếm đóng trái phép của chúng ta chỉ tương đương , thậm chí là yếu hơn nhiều lần so với ta !
Cô Lin trông Gạc Ma
Có thể thấy rất rõ quy mô của khu vực Trung Quốc đang xây dựng rầm rộ đến mức nào thông qua tấm ảnh trên , về quy mô thì công trình cũ của Trung Quốc cũng chỉ tương đương với Cô Lin của ta , nhưng về lâu dài khi bãi cát kia được xây dựng hoàn chỉnh thì nó sẽ lớn hơn nhiều lần 
Sinh Tồn - trường tồn đất Việt !
Nếu như nhắc đến Gạc Ma thì phải nhắc đến Sinh Tồn vì đây là cái tên đã được đặt cho cả cụm đảo thuộc chủ quyền Việt Nam mà Gạc Ma là một phần trong đó .
Một nơi thị tứ sầm uất :Đảo Sinh Tồn
Một ngôi chùa truyền thống tĩnh lặng dưới tán cây như bao miền đất Việt khác
Đây là chiến sĩ , nhưng là chiến sĩ trên mặt trận học tập ở đảo SInh Tồn 
Âu tàu mới được xây dựng tại đảo Sinh Tồn , các bạn có thể ngạc nhiên nhưng âu tàu này được xây cho ngư dân Việt Nam cũng như bất kì ngư thuyền nào gặp nạn có thể trú ẩn an toàn , điều này cũng giải thích cho việc chúng ta luôn xem phát triển nguồn lợi kinh tế tại Trường Sa đi đôi với việc bảo vệ chủ quyền . Nếu như đối với Trung Quốc , cái gọi là Tam Sa dù có được nâng lên cấp Thị ( chỉ nhỏ hơn cấp Tỉnh ,lớn hơn cấp Huyện ) vẫn chỉ là những căn cứ quân sự không hơn không kém thì ta vẫn coi đây như xứ sở bình yên , được biết gần đây , một côn dân bé nhỏ mới được xinh ra và được làm tờ giấy khai sinh tại Xã Sinh Tồn !
Những ngôi nhà xây đẹp đẽ trên xứ sở quê hương thâm yêu , hình ảnh đối lập với những tòa nhà boongke lạnh ngắt với những họng súng lấp sau của kẻ đi xâm lược !
Ủy ban nhân dân xã cũng chính là trường học cấp 1 của những công dân đảo xã SInh Tồn -ai dám bảo là ở đây chỉ toàn chiến tranh với người linh , khác với tòa nhà to lớn nhưng lạnh ngắt của quân Trung Quốc ở Hoàng Sa , nơi chỉ để cho những tên khát máu bàn họp toan tính thiệt hơn , ủy ban của ta là một nơi của sự yên bình !
                         
Ngôi chùa trên đảo SInh Tồn , như bao ngôi làng Việt Nam khác , có đất thì có người , có người thì có chùa , Sinh Tồn cũng có chùa !
Len Đao giờ không chỉ là tên một trận đánh 
Chắc hẳn các bạn ai cũng biết đến cuộc chiến tranh không cân sức giữa ta và Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa năm 1988 , cái tên Gạc Ma-Cô lin- Len Đao đã được vang lên , tuy nhiên trong 3 hoàn đảo trong chiến dịch cướp đảo , cướp đất của Trung Quốc ta đã giữ được 2 , Trung Quốc chỉ có thể chiếm được Gạc Ma của Việt Nam sau khi giết hại dã man những anh hùng của chúng ta , ngọn cờ chủ quyền Việt Nam chỉ bị rơi xuống khi người Việt Nam cuối cùng hi sinh .
Trong chiến dịch CQ-88, tối ngày 11/3/1988, các tàu HQ-604, HQ-605 và HQ-505 của Hải quân Việt Nam được lệnh đưa lực lượng công binh tới xây dựng nhà cao chân trên các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin. Sáng ngày 14/3/1988, khi  lực lượng trên tàu HQ-604 lên đảo Gạc Ma cắm quốc kỳ Việt Nam và chuyển vật liệu xây dựng lên đảo, nhiều tàu chiến Trung Quốc đã bắn vào tàu HQ-604 và chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma, làm tàu HQ-604 bị chìm, 58 sĩ quan, chiến sĩ hải quân và công binh hy sinh. Tại đảo Len Đao, tàu HQ-605 cũng bị các tàu Trung Quốc bắn chìm, 6 sĩ quan và chiến sĩ ta hy sinh, nhưng ta bảo vệ được đảo Len Đao. Tàu HQ-505 do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy đã vượt qua đạn pháo của đối phương, lao lên đảo Cô Lin, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh quang: Bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Bị đạn đối phương bắn cháy tàu, các lực lượng trên tàu HQ-505 vừa dập lửa cứu tàu, vừa dùng xuồng đi cứu vớt đồng đội ở tàu HQ-604 và ở đảo Gạc Ma đang gặp nạn…
Tuy nhiên Len đao giờ không chỉ là tên của một chiến dịch nữa , Len Đao  giờ đã là viên ngọc quý của Việt Nam tại Trường Sa .
Ở xa, phía trên chậu hoa mười giờ có thể thấy thấp thoáng dải cát di động ở đảo Len Đao  
Đảo Len Đao năm 1988, những ngày đầu xây dựng - ảnh tư liệu
Giáo viên, học viên Học viện Hải Quân tham gia xây dựng đảo Len Đao, năm 1988 - ảnh tư liệu
Chiến sĩ đảo Len Đao chào đoàn đất liền .
Đảo Len Đao thân yêu nhìn từ xa 
Có lẽ các bạn sẽ hỏi tôi là tại sao ta không mở rộng đảo Len Đao như Trung Quốc đã làm ở Gạc Ma , cái này có lẽ có nhiều câu trả lời theo nhiều cách hiểu khác nhau , tuy nhiên theo tôi nguyên nhân chính là chúng ta chưa cần thiết phải làm như thế , về sân bay , chúng ta hiện đã có sân bay ở Trường Sa không những thế là những sân bay hiện đại có thể để cho các loại máy bay cường kích hạng nặng đáp tiếp dầu . Việc có quá nhiều sân bay có thể thuận lợi cho nhiều việc nhưng nếu như xây nhiều như thế mà không thực sự quá cần kíp thì sẽ gây tốn kém lớn ( xây dựng ở ngoài đảo , nhất là sân bay không dễ , ở Gạc Ma , TQ định xây trong gói xây dựng 5 tỉ đô la =)) ) trong khi ta phải căng lực lượng ra để bảo vệ cả sân bay thay vì chỉ cần bảo vệ đảo khi Trung Quốc dễ dàng đổ quân thông qua tàu đổ bộ lên vùng đất bằng . Đấy chỉ là cách giải thích của tôi thôi , rất cá nhân !
Cô Lin - Trạm gác tiền tiêu của Việt Nam ngó trông người anh em chưa về đất mẹ 
Bình minh ở đảo Cô Lin ( khi triều xuống )
Cô Lin nhìn từ vệ tinh ( trông rất có tiềm năng đổ cát xây sân bay và cảng quân sự )
Cận cảnh Cô Lin khi triều xuống , đảo mở rộng ra những bãi cát , điều này có thể cho chúng ta hi vọng là nếu như Nhà nước muốn xây một sân bay ở Cô Lin thì điều đó hoàn toàn dễ dàng và thuận tiện vì không phải tốn quá nhiều cát cho việc chiếm biển như trò mèo mà Trung Quốc đang là ở Gạc Ma , tất nhiên , còn phải tùy vào địa chất .

Nếu như lúc nãy nhìn góc ảnh so sánh Cô Lin và Gạc Ma thì ta thấy đây khá nhỏ bé , nhưng thực sự là không phải , đây mới đúng là một pháo đài giữa biển khơi , nơi mà bất kì nhà làm phim nào đó muốn quay cảnh một pháo đài bất khả chiến bại , vừa cô đơn , vừa thơ mộng trữ tình thì điều đó hoàn toàn có thể thảo mãn ,bên một con quái vật như Trung Quốc , một vùng chủ quyền chưa được đòi về như Gạc Ma , Cô Lin vẫn đứng vững như người hiệp sĩ , và tất nhiên , chính vì điều đó mà Trung Quốc đã phải dùng đến cả tàu tên lửa ra hộ vệ ở Gạc Ma để đề phòng người hùng Cô Lin này ( nhảm một chút )
Đây cũng là hòn đảo được vinh danh trong chiến dịch CQ88 của chúng ta , là một bằng chứng sắt đá chứng minh quân Trung Quốc đã bại ở đây và mãi mãi sẽ bại ở đây !
Bãi Ba Đầu -Dấu hỏi với "cộng đồng mạng " đã được trả lời 
                                                                            Bãi ba đầu
Nếu như bất kì ai mở Wikipedia đều được đọc thấy đoạn văn sau :
Đá Ba Đầu là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa. Đây là điểm mút đông bắc của cụm Sinh Tồn và là rạn san hô lớn nhất trong cụm.[1]
Đá Ba Đầu là đối tượng tranh chấp giữa Việt NamĐài Loan,Philippines và Trung Quốc. Hiện chưa rõ nước nào thực sự kiểm soát đá này. Một số nguồn cho rằng Trung Quốc từng đổ bộ lên đá Ba Đầu vào tháng 7 năm 1992.[2][3]
Và tự hỏi , thế Bãi Ba Đầu giờ đây là của ai , ai chiếm giữ , ai nắm quyền chỉ huy trên bãi san hô lớn nhất Xã Sinh Tồn này , vâng , và giờ đây tôi có thể nói với bạn là vùng sang hô này vẫn thuộc chủ quyên của chúng ta , không có một đội quân nào có thể đặt chân lên vùng đất này của chúng ta  . Những điều mà BBC Việt Ngữ nói trong bài Việt Nam làm gì để tự vệ? của ông tiến sỹ khỉ gió nào đó hoàn toàn là ngụy biện , ngụy biện trắng trợn .
Các bạn có thể xem những bức ảnh sau đây để biết thêm về cái gọi là đổ bộ kiểu Trung Quốc và BBC =))
 Tàu Trung Quốc lén lút đến Ba Đầu để thả vật thể lạ mà ở đây là Phao chủ quyền của họ ( điều mà họ từng làm với Hoàng Nhan )
 Vật thể lạ đó đây , rất thô sơ , thực ra đấy chỉ là hành động làm cho dễ xin tiền cấp trên của bọn Trung Quốc , cũng như đấy là hành động chụp vài bức ảnh đẹp để đăng lên báo mị dân Trung Quốc cho họ sướng phát dồ lên =))
 Tàu ta vốn theo dõi từ nãy , giờ thì đi ra vớt cái phao chủ quyền ấy về 
Và giờ thì cái phao ấy nó được ngự ở đảo Sinh Tồn Đông , tất nhiên là không thể hiện chủ quyền gì nữa ,có lẽ tí nữa chủ quyền của Trung Quốc sẽ được hân hạnh thành củi đốt còn cái phao thì để trẻ con chơi , cái cờ , biết đâu đấy , mảnh vải đỏ đủ làm cái khăn lau dày thì sao ???
Tóm Lại 
Sau khi ngó đi ngó lại cái sự tương quan lực lượng của Trung Quốc ở xã đảo Sinh Tồn , tôi nhận thấy rằng trước kia Trung Quốc không hề có gì gọi là đáng sợ và kể cả khi họ có xây xong sân bay hay lam xong quân cảng cũng chẳng có gì là đáng sợ , Gạc Ma dù có thế nào di chăng nữa vất là đảo chết , Quốc tế không công nhận đảo nhân tạo , gạc Ma cũng không có nước ngọt và cây xanh như các đảo Sinh Tồn , Sinh Tồn Đông , cũng không lớn như bãi Ba Đầu !
Chính vì thế mà những bạn nào nói chúng ta hèn yếu với Giặc thì ra đây xem từ năm 1988 đến nay TQ đã thắng ta thêm đảo nào chưa hay toàn chiếm của Phi Lip Pin , trận 1988 nó đánh 3 đảo , ta giữ được 2 và biến nó thành viên ngọc đến tận bây giờ TQ mới dám có động thái khơi mà đòi xây dựng ( trong khi ta đã xây kiên cố cả rồi , có cả em bé ngoài đấy rồi ) .

Còn câu chuyện đá Ba đầu giờ đây có lẽ cũng đã đến hồi kết =)) 
Nguồn :
Chuyện thường ngày ở bãi Ba Đầu
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 19: Đảo Len Đao và đảo Cô Lin – Đổ máu xương gìn giữ chủ quyền
Trường Sa qua từng bức ảnh - bài 5: đảo Sinh Tồn
Bổ sung pic cuối : ống bơm hút cát ở đảo Sinh Tồn =)) có lẽ Sinh Tồn cũng sắp to rồi =))
hóng được trên Face của bác Thiềm Thừ

2 nhận xét:

  1. Làm thế nào để nó không đánh chứ lại cứ lo phòng nó đánh thì làm qué gì. Đồng minh mà suốt ngày đánh giết nhau sao?

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !