Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Nước Mỹ vĩ đại (I) :Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và những chiến dịch "tặng" boom cho người Việt Nam

Để kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra sự kiện Vinh Bắc Bộ , tôi xin phép được trình bày về Nước Mỹ Vĩ Đại , một đất nước dân chủ , văn minh và thịnh vượng , một người bạn lớn của nhân dân An Nam ta đã giúp đỡ , sát cánh với nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng , bảo vệ tổ quốc Việt Nam cũng như những kế hoạch giúp đỡ của nước Mỹ trong tương lai . 
I: Sự kiện Vinh Bắc Bộ .
Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam đã viết :
SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ (8.1964), sự kiện do chính quyền Mĩ dàn dựng theo kế hoạch chuẩn bị sẵn nhằm tạo cớ hợp pháp hóa việc dùng không quân và hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và mở rộng chiến tranh xâm lược ở miền Nam VN. Trong các ngày 31.7 và 1.8.1964, các tàu khu trục Mĩ, tàu biệt kích QĐ Sài Gòn xâm phạm vùng biển miền Bắc và hoạt động khiêu khích hòng tạo ra sự phản ứng của phía VN. 2.8 tàu Mađôc tiến sâu vào vùng biển miền Bắc bị hải quân VN đánh đuổi (x. trận đánh tàu Mađôc (2.8.1964)). Ngày 4.8, các tàu Tơcnơ Gioi, Mađôc tiếp tục xâm phạm vùng biển miền Bắc; mặc dù không có bằng chứng nào về một cuộc đụng độ đã xảy ra, chính quyền Giônxơn vẫn dựng lên chuyện tàu chiến Mĩ bị hải quân VN tiến công ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế để lừa bịp dư luận Mĩ và thế giới, lấy cớ trả đũa; sau đó sử dụng máy bay của hải quân đánh phá nhiều nơi ở miền Bắc trong hành quân Mũi tên xuyên (5.8.1964). Ngày 7.8 Quốc hội Mĩ thông qua "nghị quyết Vịnh Bắc Bộ", mở đường cho chính quyền Giônxơn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc và đưa QĐ Mĩ ồ ạt vào tham chiến ở miền Nam VN. Đầu 1966 sự thật về SKVBB bị phanh phui càng khơi sâu mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ và thúc đẩy phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh xâm lược Việt Nam.



Photograph taken from USS Maddox (DD-731) during her engagement with three North Vietnamese motor torpedo boats in the Gulf of Tonkin, 2 August 1964. The view shows all three of the boats speeding towards the Maddox.
Oil on canvas by Commander E.J. Fitzgerald, January 1965. It depicts the engagement between USS Maddox (DD-731) and three North Vietnamese motor torpedo boats on 2 August 1964.

Để bảo vệ "phiên bản" chính thức của vụ tấn công, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) chỉ sử dụng vỏn vẹn 15 báo cáo từ bộ phận tình báo tín hiệu (SIGINT). Nghiên cứu mới này (của tôi) dựa trên việc khai thác một khối lượng lớn tài liệu SIGINT chưa từng được sử dụng trước đó. Dòng lũ thông tin mới này đã thay đổi hoàn toàn câu chuyện xảy ra vào đêm 4-8-1964. Yếu tố quan trọng nhất là đã xác định rõ động thái của hải quân Bắc Việt Nam vào đêm đó.
Nghiên cứu đã đem lại hai phát hiện gây chấn động. Thứ nhất, sự thật là không hề có một cuộc tấn công nào diễn ra trong đêm đó (4-8). Do hàng loạt sai lầm trong phân tích cộng với thái độ khăng khăng không chịu xem xét các bằng chứng trái ngược, các bộ phận SIGINT của Mỹ trong khu vực và tổng hành dinh NSA đã tuyên bố Hà Nội có kế hoạch tấn công hai con tàu của hạm đội Desoto. Những sai lầm trong phân tích tiếp theo và việc ỉm đi các thông tin khác đã dẫn đến thêm các "bằng chứng" khác. Trên thực tế, hải quân Hà Nội không hề có bất cứ hành động gì khác ngoài việc cứu hộ hai con tàu bị hư hại từ ngày 2-8.
Phát hiện thứ hai là về cách xử lý tài liệu SIGINT liên quan đến sự kiện vịnh Bắc bộ của một số cá nhân tại NSA. Kể từ khi cuộc khủng hoảng diễn ra vào đầu tháng tám cho đến những ngày ngay sau đó, kéo dài sang tháng 10-1964, thông tin SIGINT đã được trình bày theo cái cách ngăn cản những người đưa ra quyết định có một cái nhìn khách quan và tổng thể về sự kiện ngày 4-8-1964. Thay vào đó, chỉ có những tài liệu SIGINT nói rằng phía cộng sản cố tình tấn công hai tàu khu trục Mỹ là được đưa ra cho các quan chức chính quyền Mỹ xem xét.
Việc xử lý sai lầm tài liệu SIGINT được thực hiện theo cách mà người ta kết luận là đầy bí ẩn, với những bằng chứng ngụy tạo và sự thông đồng với nhau ở tất cả các cấp. Mục tiêu rõ ràng của các cá nhân trong NSA là ủng hộ lời cáo buộc của hải quân (Mỹ) là hải quân Bắc Việt Nam đã cố ý tấn công hạm đội Desoto. Để chứng minh cho lời cáo buộc trên, mọi tài liệu có liên quan của SIGINT đều không được cung cấp cho Nhà Trắng, cũng như quan chức tình báo và Bộ Quốc phòng. Nếu toàn bộ bằng chứng của SIGINT được xem xét, kết luận được đưa ra sẽ là phía Bắc Việt Nam không hề tấn công.
Robert J. Hanyok/HIẾU TRUNG dịch
Như vậy chúng ta đã rõ sự kiện Vinh Bắc Bộ chính là một vở kịch à Mỹ gây ra để lấy cớ làm những công việc phi nghĩa , vậy những công việc phi nghĩa ấy là gì ? Những hành động ấy đã đem lại cái gì hay tác động những gì lên Việt Nam ? 
II:Những món quà chết chóc 
Sau khi sự kiện ngụy tạo Vinh Bắc Bộ chấm rứt , nước Mỹ đã thông qua Nghị quyết Vinh Bắc Bộ trong đó cho phép chính quyền Mỹ được phép tự do thực hiện chiến tranh quy ước ở Việt Nam mà không cần thiết phải thông qua Quốc Hội . Điều đó đã được mở màn bằng sự kiện Mũi Tên Xuyên của không quân và hải quân Hoa Kỳ , đánh phá nặng nề miền Bắc XHCN cũng như mở đường bởi hàng loạt chiến dịch đổ quân vào miền Nam Việt Nam , mở đầu cuộc chiến trên cả bầu trời miền bắc và đất liền miền Nam , trên mọi mặt trận mà quân Mỹ có thể làm được .
"Về quân đội, từ năm 1965 đến tháng 1/1973, Mỹ đã huy động khoảng 3 triệu lượt quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam. Đỉnh cao, trong thời kỳ 1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh (chiếm hơn 18% tổng số quân Mỹ lúc đó), trong số này có 535.000 quân Mỹ đóng ở miền Nam Việt Nam. Riêng về bộ binh, Mỹ đã huy động gần 70% tổng số bộ binh trong quân đội.
Đặc biệt, Mỹ đã huy động một khối lượng khổng lồ vũ khí, khí tài kỹ thuật vào loại hiện đại nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Về máy bay, Mỹ đã dùng 75 kiểu loại. Ở thời kỳ đỉnh cao sau 30/3/1972, Mỹ đã huy động 1270 máy bay chiến đấu (31% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ).
Về tàu chiến, Mỹ đã sử dụng tại vùng biển Việt Nam lúc cao nhất 65 tàu chiến và tàu đổ bộ, trong đó có từ 4 đến 5 tàu sân bay công kích 4 đến 5 tuần dương hạm. Hải quân Mỹ đã tập trung cho hạm đội 7 Mỹ tới 6 tàu sân bay công kích, 5 tàu tuần dương (55% của tổng số 9 chiếc). Đây là lực lượng hải quân Mỹ được tập trung lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Về thiết giáp, pháo binh và tên lửa, Mỹ đã sử dụng 18 loại xe tăng, thiết giáp; 17 kiểu loại pháo binh; 12 kiểu loại tên lửa trong chiến tranh ở Việt Nam. Ở thời kỳ đỉnh cao 1968-1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo.
Về bom mìn và hóa chất, Mỹ đã sử dụng 14 loại bom mìn, 27 loại lựu đạn, đạn hóa học, bom cháy rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn chất độc hóa học, khoảng 338.000 tấn bom na-pan."
Báo mới/Nguyễn Dũng
CHIẾN DỊCH SẤM RỀN (A. Rolling Thunder, 2.3.1965-31.10.1968), chiến dịch tiến công bằng không quân của Mĩ mở rộng và leo thang chiến tranh ra miền Bắc VN trong chiến tranh phá hoại lần I (7.2.1965-1.11.1968), nhằm phá hủy tiềm lực quốc phòng, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, gây sức ép buộc chính phủ VN DCCH thương lượng theo những điều kiện của Mĩ. Sau khi chiến dịch Mũi lao lửa (7-11.2.1965) thất bại, Mĩ tiếp tục huy động lực lượng lớn không quân mở CDSR đánh phá quy mô lớn và liên tục trên miền Bắc VN: 2.3.1965 sử dụng 100-160 (lúc cao nhất 250) lần chiếc máy bay/ngày đánh phá các đầu mối giao thông, kho tàng, khu dân cư từ Vĩnh Linh đến nam Thanh Hóa; từ 6.1965 mở rộng chiến tranh lên bắc vĩ tuyến 20, đánh phá hệ thống đường bộ, đường sắt nam và bắc Sông Hồng... 1966 Mĩ tăng cường độ đánh phá lên gấp đôi, với 200-250 (lúc cao nhất 400) lần chiếc máy bay/ngày (từ 4.1966 sử dụng cả B-52) đánh phá các kho xăng dầu, cơ sở công nghiệp... ở ngoại vi Hà Nội, Hải Phòng và nhiều nơi khác; 1967 tập trung vào các khu công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì...), mở nhiều đợt đánh lớn vào Hà Nội, Hải Phòng, rải mìn phong tỏa các cửa sông, bến cảng... Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân và dân miền Nam, 31.3.1968 Mĩ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời tập trung đánh phá ác liệt các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào với số trận đánh tăng 2,6 lần, mật độ bom đạn gấp 20 lần. Bị thất bại nặng (hơn 3.200 máy bay bị bắn rơi) mà không đạt mục đích, 31.10.1968 CDSR kết thúc; 1.11.1968 tổng thống Mĩ Giônxơn buộc phải tuyên bố chấm dứt ném bom, bắn phá miền Bắc. CDSR dự tính tiến hành trong 6 tháng đã phải kéo dài 3 năm 8 tháng, với khoảng 400.000 phi vụ, ném 643.000t bom, phá hủy nhiều cơ sở vật chất, giết hại nhiều dân thường nhưng không khuất phục được nhân dân VN.

Ngày 1 tháng 1 năm 1968CIA ước tính rằng thiệt hại vật chất mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chịu lên tới 370 triệuUSD, trong đó có 164 triệu USD thiệt hại về các tài sản quan trọng (chẳng hạn nhà máy, cầu đường, và nhà máy điện). CIA còn ước lượng rằng số thương vong đối với dân số Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mỗi tuần là 1.000 người, nghĩa là khoảng 90.000 thương vong trong thời gian 44 tháng, 72.000 trong số đó là dân thường. Còn theo số liệu Cục tác chiến Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong 4 năm đã có 14.000 nhân viên quân sự và 60.000 dân thường thiệt mạng.
Từ điển bách khoa QS Việt Nam/Trung tâm lưu trữ chiến tranh Việt Nam
III Nước Mỹ vĩ đại và những trò dựng chuyện 
NHư vậy , chúng ta có thể hiểu sự kiện Vinh Bắc Bộ đơn giản là sự kiện do Mỹ dựng lên , Mỹ kêu gào đau đớn vì bị tấn công (do họ tự tưởng tượng ) rồi tự trao cho mình cái quyền được ném bom xuống đầu dân thường nước khác , những người tay không tấc sắt ,những người vô tội . 
Và trên thực tế nước Mỹ chưa từng thôi trò này , chúng vẫn luôn làm ra sự kiện ấy để tiến hành chiến tranh xâm chiếm I raq , Lybia ... thậm chí từng lặp lại y nguyên sự kiện này với Iran nhưng đã thất bại .
Và với những biểu hiện như thế , nước Mỹ nhất định sẽ tiếp tục dùng thủ đoạn như thế để gieo cái chết và lấy cớ tấn công nên những quốc gia không cam chịu số phận lệ thuộc nước Mỹ .
Nguyễn Linh 

2 nhận xét:

  1. Quốc gia nào rồi cũng đặt lợi ích của chính mình lên hàng đầu. Đừng ấu trĩ nghĩ rằng có ai đó (cho dù đó là Mỹ, Trung Quốc, Nga hay là Nhật Bản...) sẽ giúp mình không vụ lợi. Làm một nước nhỏ và trình độ phát triển thấp cần phải vận dụng hết trí lực của toàn dân mới có thể chọn cho mình con đường phát triển tối ưu nhất.

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !