Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Lê Công Định và trò lố ngày Quốc khánh trên BBC Việt ngữ !

Ngày hôm nay , ngày quốc khánh của toàn dân tộc , tôi bất chợt đọc được một bài viết của ông Lê Công Định , một "luật sư nổi tiếng " một "chính trị gia " đương thời về ngày Độc lập của dân tộc , được đăng trên Facebooks cá nhân của ông ta , cũng được đăng trên BBC Việt ngữ . Đọc kể cũng thú vị , giọng văn mượt mà và lời lẽ khá hấp dẫn , nhưng đáng buồn là tôi không hề bắt gặp một thứ đáng để coi trọng , mà chỉ được thấy một thứ từa tựa như con gà cục tác lá chanh mà thôi !
Độc lập là thuộc địa cho chủ mới ?
Mời các bạn đọc cái cảnh nước ta "Độc lập " dưới con mắt của ngài "Luật sư ".
Tôi xin được hỏi ông Lê Công Định rằng :
-Việt Nam lúc đó là thực sự độc lập , tự chủ hay chỉ là "Độc lập " với Pháp và thần phục Nhật Bản ?
-Có nền độc lập nào dựa vào ngoại bang để duy trì sự tồn tại của mình ?
Nếu như ông Lê Công Định thừa nhận Độc lập chỉ là một tiếng hô đoạn tuyệt chủ cũ để thuần phục chủ mới , nếu ông Lê Công Định thừa nhận độc lập là phụ thuộc hoàn toàn vào sự khống chế của ngoại bang , thì tôi đã hiểu tại sao ông lại đấu tranh cho "độc lập , tự chủ , dân chủ " suốt bao nhiêu năm qua rồi , tức định nghĩa Việt Nam là thuộc địa của Ngoại bang mới đúng là nền độc lập cho dân tộc !
Và ông Lê Công Định cho rằng sự tồn tại của đội quân phát xít hùng hậu với gánh nặng làm chết hàng triệu người dân Việt Nam vì đói là một biểu hiện huy hoàng của nền độc lập dân tộc đáng được coi trọng ?
Và ông Lê Cộng Định cũng chẳng học lịch sử Việt Nam !
Trước khi phê phán một ai , tôi đều cố gắng đọc lại bằng được tác phẩm của người đó , nhưng có lẽ một "trí thức dân chủ " như ông Lê Công Định không thèm đọc lại rõ ràng lịch sử Việt Nam nên sau định nghĩa Độc Lập là làm thuộc địa cho ngoại bang , ông ta liền xổ toẹt bản chất thực sự dốt sử của mình ra trước mắt bàn dân thiên hạ :

Thực tế ông Định chưa hề và chắc chưa bao giờ được biết Quốc dân đại hội ở Tân trào là gì nên mới nói những câu nói thiếu muối như vậy . Và là một công dân mạng Việt Nam được sống trong thời đại công nghệ thông tin ,tôi xin giới thiệu cho ông một văn bản :
Sáng 15-8-1945, được tin đích xác vua Nhật đã ra lệnh đầu hàng cho quân đội Nhật, Hồ Chí Minh và Tổng bộ Việt Minh thấy không thể chờ đợi cho thật đông đủ tất cả các đại biểu nữa nên đã quyết định khai mạc Đại hội đại biểu quốc dân vào chiều ngày 16-8-1945 và tiến hành rất nhanh chóng để các đại biểu có thể mang lệnh khởi nghĩa về các địa phương. Hơn 60 đại biểu đại diện cho các đảng phái chính trị, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc, tôn giáo, có cả đại biểu từ Nam bộ, miền Nam Trung Bộ và Việt Kiều ở Thái Lan, ở Lào về dự đại hội. Đại hội họp tại đình Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đình lợp lá cọ, có ba gian, gian giữa có bàn thờ, vẫn để nguyên không đụng chạm đến. Gian bên phải triển lãm sách báo cách mạng, gian bên trái là gian họp của Đại hội. Hồ Chí minh vừa bị cơn sốt nặng, sức còn yếu nhưng Người đã đến dự đại hội. Đây là lần đầu tiên sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh ra mắt anh chị em đại biểu khắp ba kỳ, cả đại biểu Việt Kiều ở Thái Lan và Lào. "Được gặp vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, được nghe vị lãnh tụ ấy vạch rõ phương châm thành công, với một giọng nói hiền từ mà kiên quyết, các đại biểu ai nấy đều có cảm tưởng đã được thoả mãn trong ước vọng bình sinh của mình, lòng tin tưởng vào tương lai càng cao". Trường Chinh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, đọc bản báo cáo trước Đại hội nêu ra hai vấn đề lớn: Tổng khởi nghĩa và bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng. Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai của Nhật, đứng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng Minh vào giải ngũ quân Nhật trên đất Đông Dương .
GIÀNH CHÍNH QUYỀN TOÀN QUỐC VÀ THI HÀNH MƯỜI CHÍNH SÁCH LỚN CỦA VIỆT MINH
NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC DÂN ĐẠI HỘI
NGÀY 16 – 17-
 8 - 1945

a) Ở châu Âu, chủ nghĩa phát xít Ý, Đức đã chết, phong trào dân chủ mới đang tiến tới.
Sau khi giúp một phần lớn trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, Nga Xô viết ngày 8-8-1945 đã tuyên chiến với Nhật, quyết cùng với quân Đồng minh đánh trận cuối cùng để tiêu diệt bọn phát xít ở châu Á.
Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Đồng minh sắp kéo vào nơi nào có quân Nhật đóng.
Phong trào dân tộc độc lập và dân chủ mới càng thêm bồng bột và lan tràn trên thế giới.
b) Ở nước ta, chính quyền của Nhật đang tan rã. Nhận thấy cơ hội thuận tiện, Uỷ ban khởi nghĩa do Tổng bộ Việt Minh lập ra đã ra lệnh cho Đội quân giải phóng tước khí giới của tàn binh Nhật và mở rộng phạm vi hoạt động.
c) Quốc dân Đại hội thiết tha hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng kịp thời đứng lên đoàn kết phấn đấu, để thi hành 10 điều sau đây:
1. Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập.
2. Võ trang nhân dân. Phát triển quân Giải phóng Việt Nam.
3. Tịch thu tài sản của giặc nước và của Việt gian, tuỳ từng trường hợp sung công làm của quốc gia hay chia cho dân nghèo.
4. Bỏ các thứ thuế do Pháp, Nhật đặt ra; đặt một thứ thuế công bằng và nhẹ.
5. Ban bố những quyền của dân cho dân.
- Nhân quyền.
- Tài quyền (quyền sở hữu).
- Dân quyền: Quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ (tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại), dân tộc bình quyền, nam nữ bình quyền.
6. Chia lại ruộng công cho công bằng, giảm địa tô, giảm lợi tức, hoãn nợ, cứu tế nạn dân.
7. Ban bố Luật lao động; ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu, đặt xã hội bảo hiểm.
8. Xây dựng nền kinh tế quốc dân, phát triển nông nghiệp. Mở Quốc gia ngân hàng.
9. Xây dựng nền quốc dân giáo dục; chống nạn mù chữ, phổ thông và cưỡng bách giáo dục đến bậc sơ cấp. Kiến thiết nền văn hoá mới.
10. Thân thiện và giao hảo với các nước Đồng minh và các nước nhược tiểu dân tộc để giành lấy sự đồng tình và sức ủng hộ của họ.
d) Để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc giải phóng của chúng ta cho thắng lợi, Quốc dân Đại hội quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam. Uỷ ban này cũng như Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam trước khi thành lập một chính phủ chính thức. Uỷ ban này thay mặt quốc dân mà giao thiệp với các nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước.
đ) Thì giờ cấp bách. Phải hành động cho kịp thời, Uỷ ban giải phóng dân tộc giao toàn quyền chỉ huy cho Uỷ ban khởi nghĩa.
e) Không phải Nhật bại là nước ta tự nhiên được độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết. Khôn khéo để tránh những sự không lợi cho ta. Kiên quyết để giành cho được nền hoàn toàn độc lập. Trên thế giới, sau cuộc chiến tranh này, một dân tộc quyết tâm và nhất trí đòi quyền độc lập thì nhất định được độc lập. Chúng ta sẽ thắng lợi.
                                                                                                                                                                  Ngày 16-8-1945
 Toàn văn trò lố của ông Lê Công Định trên BBC Việt ngữ :
Từ lâu tôi luôn tự hỏi phải chăng ngày 2 tháng 9 năm 1945 thật sự là ngày độc lập của nước Việt Nam mới sau gần một thế kỷ làm thuộc địa của Pháp? Trước khi trả lời câu hỏi nghiêm túc này, cần lần giở lại các trang sử hiện đại của nước nhà, để ghi nhận một số sự kiện quan trọng sau đây:

Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đây là thời điểm đáng lưu ý.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngày 7/4/1945, vua Bảo Đại chuẩn y thành phần nội các mới, trong đó học giả Trần Trọng Kim trở thành Thủ tướng đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập. Tháng 6/1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam.
Đến khi Nhật đầu hàng phe Đồng minh, Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 16/8/1945 khẳng định bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Sau đó, vào ngày 18/8/1945, vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đã công bố vào ngày 11/3/1945.
Cần lưu ý, tuy là một chính quyền thực tế và chính danh từ tháng 3/1945, nhưng Đế quốc Việt Nam không đủ lực lượng quân sự để kiểm soát tình hình. Đất nước rơi vào tình trạng hỗn loạn về chính trị.
'Chớp thời cơ'

Nội các Trần Trọng Kim (báo Trung Bắc Chủ Nhật 20/5/1945, Thư viện Quốc gia Pháp)
Nhiều tổ chức và đảng phái hình thành trước đó đã tranh thủ thế đứng chính trị riêng trước vận hội mới của Việt Nam, trong đó Việt Minh dường như là lực lượng được tổ chức hoàn bị nhất, khả dĩ tranh giành quyền lực vượt trội.
Từ ngày 19/8/1945 tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh tiến hành đảo chính cướp chính quyền, buộc nhà nước Đế quốc Việt Nam chuyển giao quyền lực, một sự kiện mà sau đó được gọi là “Cách mạng tháng Tám”.
Trước tình thế đó, vua Bảo Đại quyết định thoái vị và giải tán chính phủ Trần Trọng Kim. Dù tồn tại không bao lâu và phải dung hòa ảnh hưởng của các thế lực quốc tế cùng chủ thuyết Đại Đông Á của Nhật, nội các Trần Trọng Kim đã cố gắng đặt nền móng xây dựng một thể chế chính trị độc lập và mang đến niềm hy vọng về nền tự chủ đầu tiên cho Việt Nam sau ngần ấy năm lệ thuộc Pháp.
Ngày 2/9/1945, chớp thời cơ về một khoảng trống quyền lực và sự yếu kém của các đảng phái chính trị khác tại Việt Nam khi ấy, đại diện Việt Minh là ông Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trong một buổi lễ long trọng tại Hà Nội, và sau đó tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sơ lược lại một giai đoạn lịch sử đầy biến động như trên để thấy rằng nhiều điều bấy lâu nay bộ máy tuyên truyền và giới sử nô mặc định là đương nhiên đúng rất cần xem xét lại một cách công tâm, chẳng hạn nội các Trần Trọng Kim có thật là “bù nhìn” không, và ngày 2/9/1945 phải chăng là ngày độc lập trên phương diện thực tế và pháp lý?
Như đã nói trên, sau khi bị quân đội Nhật đảo chính tại Đông Dương, nước Pháp trên thực tế đã đánh mất quyền kiểm soát về chính trị và quân sự ở các nước này, dù họ chưa bao giờ muốn từ bỏ thuộc địa béo bở như thế.

'Chân lý thuộc kẻ mạnh'

"Xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945"
Với tư cách là một đại diện chính danh và hợp pháp của một chính quyền đã và đang cai trị đất nước liên tục từ năm 1802, vua Bảo Đại ngay lập tức tuyên cáo Việt Nam độc lập.
Ông đã thủ giữ vai trò đại diện đương nhiên của quốc dân và quốc gia trong sự chuyển tiếp từ thể chế chính trị cũ sang thể chế mới, mà không một nhân vật chính trị nào đương thời hội đủ tư cách thay thế được. Do đó, xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11/3/1945.
Vậy không lý gì đến ngày 2/9/1945 người ta lại cần tuyên bố độc lập một lần nữa, mà người tuyên bố đơn thuần chỉ là thủ lĩnh của một phong trào chính trị, dù là mạnh nhất trong số nhiều tổ chức và đảng phái khác nhau cùng tồn tại khi ấy, và người đó cũng chưa bao giờ được quốc dân lựa chọn hoặc công nhận, dù mặc nhiên hay bằng một thủ tục hợp pháp, là đại diện chính danh của quốc gia tính đến thời điểm ấy.
Cần lưu ý, trước thời điểm 2/9/1945 danh tính Hồ Chí Minh chưa từng được biết đến rộng rãi như một nhân vật chính trị có uy tín, còn Nguyễn Ái Quốc chỉ nổi danh như một trong các nhà cách mạng đương thời tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam mà thôi.
Hai tên ấy của một con người vốn luôn thích bí ẩn, dù về sau rất nổi tiếng, vẫn chưa đủ mang đến cho ông tư cách chính danh và hợp pháp vào lúc đó để có thể đứng ra đại diện tuyên bố độc lập cho quốc gia.
Tất nhiên, chân lý thuộc về kẻ mạnh, nên khi thắng cuộc người ta có thể diễn giải mọi sự kiện lịch sử theo ý riêng của mình, rằng ngày 2/9/1945, chứ không phải ngày 11/3/1945, trở thành ngày độc lập của nước Việt Nam mới.
Tuy nhiên, với cách đọc sử không lệ thuộc vào ý thức hệ, từ lâu tôi đã bác bỏ lối tường thuật và nhận định lịch sử theo hướng bóp méo vì mục đích chính trị như vậy.

Cho nên, nếu gọi đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, còn có thể đồng ý, nhưng nếu áp đặt đấy là ngày độc lập thì dứt khoát không đúng, bởi với tôi chỉ có thể là ngày 11/3/1945 khi vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam độc lập mà thôi.

16 nhận xét:

  1. Những cái này đọc chỉ để mà biết thôi. Lịch sử là lịch sử, sự thật là sự thật, Không ai có thể đổi trắng thay đen được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng vẫn có những kẻ lợi dụng thây ma của cái Quốc gia Việt Nam dưới sự bảo hộ của Nhật để mở ra mớ lí luận " Độc lập tức là không làm nô lệ của nước này nhưng làm nô lệ của nước khác " / Chẳng biết ngài Lê Công Định nghĩ gì khi viết bài viết thiếu muối và thiếu kém đến vậy !

      Xóa
  2. Bảo Đại khi thoái vị đã nói : Trẫm thà là công dân của một nước tự do chứ không thèm làm vua của một nước nô lệ !
    Vâng , và bao nhiêu năm sau khi ông ta nói câu nói nổi tiếng thừa nhận số phận nô lệ của Quốc gia Việt Nam do Nhật dựng lên là chết đói 2 triệu người Việt Nam ấy ,ông Lê Công Định lại định vinh danh Bảo Đại vì nền độc lập dưới sự bảo hộ của Nhật chăng ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu "Trẫm ưng làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ" và câu "Trẫm lấy làm vui được làm dân một nước độc lập" được Bảo Đại tập đọc và đọc tại buổi lễ thoái vị; và câu "làm dân một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ" được Bảo Đại viết trong chiếu gửi cho hoàng tộc.

      Xóa
  3. Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta." phát biểu khi từ chối sự bảo vệ của quân Nhật chống lại nguy cơ đảo chính của Việt Minh .
    Câu nói ấy đã cho thấy bản chất của cái nền độc lập dưới sự đô hộ của Nhật Bản mà ông Lê Công Định ca tụng .

    Trả lờiXóa
  4. Lê Công (giáo) Định (kiến)
    Tên như người =))

    Trả lờiXóa
  5. mỗi người có một góc nhìn nhận và quan điểm khác nhau! mình nghĩ các bạn không nên miệt thị hay nhục mạ người khác như vậy! hãy là người có văn hoá ngay cả trong những lời văn, câu chữ! mình không đồng tình với một số ngôn từ mà tác giả bài viết này đã sử dụng! cả lối hành văn nữa! bài viết dường như đã toát lên được vẻ cẩu thả và sự nông nỗi, nóng nảy của người viết! hãy khoan nghĩ rằng mình giỏi hơn người ta, để rồi bảo người ta " dốt"! cũng đừng ảo tưởng rằng : mình là kẻ đáng để người khác coi trọng để rồi vênh váo với thiên hạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chửi thằng 1 ngu học nói phét mà cần phải để ý chữ "ngu" nó thuộc phạm trù miệt thị không nữa à?

      Xóa
    2. Vào trang này mà học cho nó khôn ra nhé, ngu hay không ngu rốt cuộc cũng do thiếu kiến thức cả, đã ngu thì chiu jkhos im đi người ta còn không biết chứ đã xả ra thì chịu khó bị chửi là ngu nhé.
      http://www.sachhiem.net/

      Xóa
    3. Một website rất thú vị và bổ ích.Cảm ơn bạn nhé.

      Xóa
  6. Chap vs thang thu dam tri tue nay lam gi

    Trả lờiXóa
  7. Việt Nam đã không thần phục Nhật Bổn. Nhưng Việt Nam lại luồn cúi như con chó trước Trung Quốc. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, nếu không dựa vào ngoại bang là Trung Quốc và Liên Xô, thì liệu có giành độc lập không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính phủ Trần Trọng Kim là chính phủ bù nhìn do Phát xít Nhật tạo lên , giống chính phủ Uông Tinh Vệ của TQ mà thôi :v
      Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, hay Chiến dịch Léa theo cách gọi của người Pháp, là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Chiến dịch này được xem là chiến thắng lớn đầu tiên của phe Việt Minh trong cuộc chiến, làm thất bại chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của quân Pháp.Năm 1947 Trung Quốc -Liên Xô ở đâu =)

      Xóa
    2. Tại miền Trung Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát từ Hội An đến Mũi Đại Lãnh, gần như ngăn đôi đất nước. Ở miền Nam, quân Pháp ở tình thế tốt hơn do lực lượng chính trị và quân sự ở đây ở xa và liên lạc rất khó khăn với chủ lực ở miền Bắc. Lực lượng của tướng Nguyễn Bình bị đẩy về các chiến khu trong vùng ngập mặn và rừng núi, họ còn gặp sự chống đối của các giáo phái người Việt như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên. Năm 1948, quân Pháp tổ chức cuộc hành quân Véga nhằm phá hủy cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ và nhiều cuộc hành quân khác vào Đồng Tháp Mười nhưng đều thất bại.

      Xóa
    3. Lực lượng vũ trang và du kích đồng bằng sông Hồng tổ chức các trận chiến quấy rối quân Pháp. Cuối chiến tranh, quân địa phương và du kích cầm giữ phần lớn quân Pháp trong vùng đồng bằng. Mỗi chuyến hàng của Pháp từ Hải Phòng về Hà Nội phải tụ thành đoàn lớn, nhiều xe tăng và lính bảo vệ mới đi thoát. Các đường bộ bị đào bới ngăn cản xe cơ giới, đường sắt bóc hết gang thép làm vũ khí.

      Xóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !