Thứ nhất tôi nói luôn là mô hình phát triển của Trung Quốc và Việt Nam nhìn tưởng giống nhau nhưng khác nhau về nhiều vấn đề quan trọng ,trong đó nền kinh tế Việt Nam gần gũi với phương tây hơn TQ nhiều .VN và TQ: Một mô hình, hai tầm nhìn
Thực ra vấn đề này tôi dám nói với ngài tiến sỹ Khương không phải vì tôi vĩ cuồng ,mà đơn giản vì nó nói đến Trung Quốc ,một quốc gia mà tôi biết khá rõ ,vì vậy tôi cảm thấy mình nhất thiết chỉ ra 1 số điểm cho ngài tiến sĩ biết ,dù gì chúng ta cũng là " đồng bào ":
"Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu cuộc cải cách khi mà tình thế phát triển kinh tế theo đường lối xã hội chủ nghĩa không thành công. Cho nên tính tiếp nhận một cuộc cải cách mới là rất cao trong dân chúng.
Thế nhưng đặc điểm cải cách của hai nước có những khác biệt nhất định.
Ở Trung Quốc họ có một tầm nhìn xa, muốn có một chương trình hiện đại hóa toàn diện để Trung Quốc trở thành một cường quốc hiện đại vào trước năm 2050.
Việt Nam thì cải cách trên tình thế bí bách, bị Liên Xô cắt viện trợ và buộc phải tìm con đường đổi mới, cho nên cải cách mang tính chất thoát khỏi tình cảnh khó khăn hiện tại.
Hơn nữa, Trung Quốc thì trong suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa và xây dựng xã hội chủ nghĩa trước đó thì chưa để lại một thành quả gì mang tính thuyết phục trong việc nâng cao tính chính danh của đảng mình, cho nên họ buộc phải tạo nên một thành quả kinh tế kỳ vĩ.
Việt Nam thì có những chiến thắng huy hoàng trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, nên có thể ỷ lại thắng lợi của những cuộc chiến tranh này để duy trì sự chính danh của mình, cho nên nhiều khi trong cải cách không triệt để, mà chỉ cốt đủ ăn đủ sống. Điều này tạo ra những khiếm khuyết rất căn bản cho cải cách sâu rộng ở Việt Nam.
Vì các đặc điểm đó, cho nên lãnh đạo Việt Nam chưa đủ tầm để xác định một chiến lược kỳ vĩ, chẳng hạn như đưa Việt Nam trở thành một đất nước hùng cường vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của mình vào năm 2045 mà thường nặng về những xoay sở để đủ tồn tại, bởi lẽ cái chính danh của quá khứ cũng tạm đủ cho họ tồn tại trong một số thập kỷ tới. "
Ngài tiến sĩ nói thật hay khi nói về giai đoạn đầu của mở cửa giữa 2 quốc gia , có lẽ ngài phải biết về 2 quốc gia ấy hơn một chút thì phải hơn là nói mò . Ngài có lẽ đã biết là TQ dù có thậm tệ đến đâu trong cuộc cách mạng văn hoá nhưng họ vẫn là nền kinh tế nằm trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới ,tôi nói vậy để chỉ ra rằng thần kì mà Trung Quốc đã và đang tiến hành cũng gần giống như là thần kì mà Nhật Bản đã tiến hành sau thế chiến thứ 2 ,đó đều là sự tăng trưởng dựa trên nền tảng sẵn có chứ không phải xây dựng dựa trên vài nhà máy xay xát gạo ,vài mỏ than và một nhà máy thép ra hồn như chúng ta . Có lẽ tôi nên đưa ra một hình dung về một người mù chữ cố gắng học đến tốt nghiệp đại học với người thạc sĩ mong muốn hoàn thành nghiên cứu sinh nhỉ ? Trung Quốc ,như Mao đã từng nói : " thế giới trong thế giới " điều đó cho họ đủ sức mạnh và tiềm lực để bỏ quên toàn bộ vùng trung tây dồn sức cho duyên hải . Chính học giả Trung Quốc đã nhận xét về mô hình Thâm Quyến là " Cả Trung Quốc đổ sức vào Thâm Quyến " chính vì thế đặc khu kinh tế Thâm Quyến có thể cất cánh . Cũng chính bài học đó nhưng ở Hải Nam khi Trung Quốc tiến hành xây dựng đặc khu kinh tế lớn nhất Trung Quốc ,họ đã gặp thất bại thảm hại để lại di chứng là hàng nghìn ,hàng vạn mảnh đất đang bị xây dựng đình trệ . Ảnh hưởng đo ,nguy cơ đó ,sức lực đó ,một Việt Nam bé nhỏ với nền kinh tế " không có nền tảng " liệu có thể dám so sánh hay không ,trong khi chúng ta vừa phải tập trung phát triển kinh tế 3 vùng trọng điểm ,vừa phải thực thi bình đẳng thu nhập giữa các vùng miền ,thành phố và nông thôn một cách khéo léo ,để nhân dân thu được nhiều hiệu quả nhất . Vì vậy ngay từ lúc này ,tôi đã có thể khẳng định rằng việc so sánh thì đã bộc lỗ rõ nhiều điểm bất đồng ,nhưng là người " gạn đục khơi trong " chúng ta vẫn nên tiếp tục bàn về ván đề tiếp theo .
Thứ 2, ngài cố gắng nói rằng Đảng CS Việt Nam là ăn mày quá khứ ,có lẽ tôi tin chắc rằng ngài đã không rèn luyện kĩ năng lịch sử đúng cách rồi ,hay đúng hơn là ngài không thể nhận thức lịch sử một cách khách quan . Tôi biết Sing là đất của người Hoa và ngài phải hiểu rõ hơn tôi rằng chính người Trung Quốc cũng tự hào về vạn lí trường chinh ,về chiến thắng Quốc dân đảng ,về chiến tranh triều tiên cũng chẳng oai hùng kém gì người Việt Nam tự hào về chiến thắng thần thánh của mình cả . Hơn nữa trong cuộc cách mạng văn hoá ,nó không chỉ như cuộc giai văn giai phảm đâu thưa ngài ,tôi đã từng đọc về thi kì này của chính tác giả TQ ,ông ta khẳng định : sau CMVH ,lòng dân tôn thờ Đảng CS Trung QUốc hơn bao giờ hết và Hoa Quốc Phong - người kế vị đã ra một tuyên bố :" lời lãnh tụ phải thực thi ,ý lãnh tụ phải tiến hành " đề cao vai trò của Đảng và lời Mao nên trên tất thảy .
Thứ 3 ,ngài nói đến mục tiêu và cho rằng người Trung Quốc có đủ tầm vóc để xác định xa hơn Việt Nam ,ngài đánh giá cao họ hơn . Tôi cho rằng ngài không thực sự hiểu về Trung Quốc . trong cuốn lí luận Đặng Tiểu Bình và thực tiễn cách mạng Trung Quốc ,bản in lậu tại Nam Ninh ( tôi có trước khi 2 bên bình thường hoá ) chỉ ra rõ ràng rằng : Mục tiêu của cách mạng Trung Quốc trước hết là thực hiện xã hội khá giả . Vậy ngài cho rằng mục tiêu Xã Hội Khá Giả và Xã Hội Chủ Nghĩa cái nào bao chứa cái nào ? Mục tiêu 2045 mà ngài nói tôi chưa biết ở đâu ,tuy nhiên Việt Nam đề xuát năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại nghe vẻ nó thực tế và phù hợp với diễn biến tình hình thế giới trước năm 2010 . Trong cuốn :con rồng Trung Hoa ,tôi chỉ thấy người ta đề cập đến vai trò bá chủ của TQ ,vậy Tiến Sĩ yêu cầu VN đề cập đến một thứ tương tự tiểu bá rồi mong muốn đưa chúng ta về thời kì cấm vận hay sao ???
Thứ 4 ,thực tế trỏng cuốn sách do SIDA biên soạn có sự góp ý kiến của Đại Tướng khi ấy còn đảm nhiệm chức vụ chính phủ những năm đầu đổi mới đã dẫn 1 dẫn chứng : Việt Nam đã ra luật đầu tư từ năm 1979 ,tức trước cả khi Trung Quốc thi hành chính sách khoán ruộng ,.hay như Việt Nam thi hành chính sách khoán chui còn trước cả khi nông dân An Huy - TQ tiến hành tự chia tự canh tác trên đất công xã . Vậy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam do TBT Lê Duẩn tiến hành có một bước tạo đà lâu dài ,TBT Trường Chinh và TBT Nguyễn Văn Linh tiếp nối và kiên quyết thi hành đã có một bước tạo đà lâu dài . Nhưng tại sao nó chưa thành công ? Bởi tình hình khách quan ,. vậy không thể đưa vấn đề khách quan mà đổ lõi do chủ quan được. Lúc TBT Nguyễn Văn Linh tiến hành cải cách nền kinh tế và thực hiện khoán 10 ,nền kinh tế nước ta lúc đó vô cùng yếu kém ,không thể tự túc được đủ lương thực cho dù đại bộ phận nguồn nhân lực đang trong nền nông nghiêpj . Hoàn cảnh ấy cũng khó khăn hơn khi chúng ta phải duy trì hàng triệu quân đội để bảo vệ tổ quốc và duy trì hoà bình tại CPC trong khi TQ chỉ xảy ra xung đột cục bộ với Việt Nam ,chúng thực hiện âm mưu làm chảy máu Việt Nam . Vậy thì có nên xem 2 bên có điểm xuất phát tương đương hay không?
.
"Tiến sỹ Vũ Minh Khương: Tôi nghĩ Triệu Tử Dương có những ý rất đúng. Nhưng tôi vẫn khâm phục Đặng Tiểu Bình bởi tầm nhìn của ông. Bởi vì ưu tiên chiến lược là phải biến Trung Quốc thành một cường quốc, các ý tưởng cụ thể thì có thể tham khảo ở nhiều nguồn khác nhau.
Tuy nhiên cải cách kinh tế phải luôn đi đôi với cải cách xã hội và cải cách chính trị thì mới đảm bảo cho kinh tế phát triển lâu dài, còn những bước đi cụ thể của từng nước thì cái đó là do từng nước quyết định.
Nhưng tôi nghĩ dân chủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển. Nước Nhật từ thời cải cách Minh Trị đã nhận ra vấn đề đó. Người dân phải có tiếng nói quyết định trong tất cả những vấn đề trọng đại của đất nước. Có như vậy họ mới gắn bó với công cuộc phát triển, có như vậy đất nước mới thu hút được nhân tài, có như vậy đất nước mới trỗi dậy được.
Thiếu dân chủ giống như một đền thờ thiếu ánh sáng, sẽ có nhiều chuột bọ lúc nhúc trong đó, không thể nào có một sức hút lớn cho một dân tộc, mà nhất là dân tộc có truyền thống văn hiến lâu dài như Việt Nam ta.."Có lẽ ngài Tiến Sĩ chưa biết quan điểm mà Đặng được đề cập đến nhiều nhất về ngoại giao chính là :"Ẩn mình chờ thời " được kế thừa từ câu " toạ sơn quan hổ đấu " . Dựa trên quan điểm tổng thể ấy ,Đặng đề cập đến TQ nên tiến hành một cuộc cải cách toàn diện ở trong nước thì bên ngoài phải tránh xã những mâu thuẫn không đáng có như xung đột Xô- MỸ . Vậy quan điểm gần nhu lảng tránh xung đột , tránh thể hiện mình để tiến hành cải cách liệu có liên quan quá nhiều đến "CƯờng quốc " mà ngài Vũ Minh Khương cố tình gắn vào hay không ?
Nói đến Đặng ,tôi nhớ đến một câu nói khi phát triển Thâm Quyền :" Trong phát triển kinh tế ,cần sờ đá qua sông , Thâm Quyến sẽ chính là hòn đá đầu tiên mà chúng ta làm " . Quý ngài Giáo Sư nói đến Đặng cũng làm tôi nhớ đến một sự kiện lớn mà hình như không quá nhiều báo hay tư liệu tiếng Việt đề cập đến đó là sự kiện Ngiêm Đả 1983 trong đó Trung Quốc tiến hành mạnh mẽ tiêu diệt toàn bộ thế lực xã hội đen , địa chủ cũ ,tàn dư cách mạng văn hoá , những người như thế hầu hết đều bị xử bắn trên đường . Nếu đấy chính là biểu hiện đầu tiên của dân chủ thì xin thưa Việt Nam chưa phải là một góc nhỏ của họ
Bàn về vấn đề sức hút dân tộc ,tôi cảm thấy hổ thẹn ngay cho ngài tiến sĩ Vũ Minh Khương khi không về quê hương để tiến hành công việc giảng dạy . Tôi cũng cảm thấy ái ngại cho những Việt Kiều mà ra sức ngăn cản không cho kiều hối về nước . Những người như thế hình như chỉ đứng nhìn và phê phán Việt Nam mà không sắn tay vào như hoá kiều TRung Quốc . Tôi nhớ đến Bộ Thống Chiến của TQ , chẳng lẽ Mặt trận tổ quốc lại không thể làm 1 cái nhủ thế hay sao ????
Cuối cùng thì ngài Tiến sĩ chỉ ra 3 điểm cần chú ý ( tôi không rõ ý điểm 3 )
Có lẽ đây là 2 điểm tổng kết khá hấp dẫn mà tôi cảm thấy phục tiến sĩ Vũ Minh Khương vì"Thứ nhất là không có một chiến lược phát triển dài hạn để nhìn thấy đâu là sức mạnh của dân tộc mình, đâu là cơ hội và thách thức trên thế giới, đâu là mục tiêu mà chúng ta sẽ đi tới trong vòng vài thập kỷ nữa. Tất cả đều không rõ.Thứ hai là năng lực học hỏi của Đảng Cộng sản Việt Nam rất hạn chế; từ việc thu hút nhân tài, đối sánh mình với thế giới ra sao, trong việc thử nghiệm những chính sách dũng cảm, trong việc liên tục đổi mới và cải tiến, lắng nghe nhân dân."
Như tôi đã nói ,mục tiêu của chúng ta là tiến lên chủ nghĩa xã hội ,không phải là tranh hùng tranh bá trên thế giới ,không phải là Polpot để mong thống trị quả đất . Còn về kinh tế ,chiến lược 2020 và tầm nhìn 2030 tôi thấy khá là dài hơi rồi ,còn nếu có thể có tầm nhìn xa hơn nữa thì tôi sẽ khâm phục đấy là một vị thánh .
Tiến Sĩ phán nặng lực học hỏi của ĐCS VN rất hạn chế ,tôi cũng bổ sung luôn , họ còn không dám làm thí điểm nữa chứ đừng nói hạn chế .
Tôi biết không ít huyện ở Trung Quốc đang nằm trong diện thí điểm bầu trực tiếp chủ tịch xã ,tôi cũng biết nhiều nơi khác đang thí điểm nhiều thứ khác nhau mà họ không tuyên truyền nhiều ( tôi đọc chủ yếu trên Hoàn Cầu thôi ) , còn chính quyền Việt Nam mới chỉ dám thí điểm từ ngày 1 tháng 4 năm 2009 đối với 483 phường thuộc 67 huyện và 32 quận của 10 tỉnh, thành. mà thôi ,hoàn toàn không dũng cảm gì cả . Tôi cũng biết Đảng Cộng Sản Việt Nam vô cùng không chịu học hỏi gì ở phương tây ,mới chỉ tạo ra lấy phiếu tín nhiệm thôi ,không làm gì to tát cả ,dù sao Quốc Hội cũng chỉ là cơ quan quyền lực cao nhất của Việt Nam thôi ,chuyện vặt ấy mà . Tôi cũng biết Việt Nam nhất là Đảng rất không chịu học hỏi và lắng nghe quần chúng gì cả ,nhưng tôi tin tỉ lệ dân số Việt Nam được cách ĐBQH đến nghe góp ý nhiều gấp mấy lần TQ đó . Việt Nam cũng chẳng chịu học hỏi dân chủ gì cả , chỉ mới có nghị Quyết TW 4 để đánh giá tổng thể toàn bộ đội ngũ đảng viên ở mọi cấp mà thôi ,làm sao bằng Trung Quốc .
Câu cuối cùng của tôi là :" Việt Nam bây giờ văn minh rồi ,hiện đại rồi kính mong ngài tiến sĩ đừng cớ tưởng chúng tôi vẫn chưa biết gì đến IT ,không biết Google dịch để đọc sách báo bằng tiếng bản địa nhé ".
Nguyễn Linh
Dạo này sao lắm Ráo xư, Lùi xĩ quan tâm đến nền chính trị VN thế nhỉ. Họ có đóng góp gì cho nền khoa học nước nhà không vậy.
Trả lờiXóaĐóng góp thì chưa thấy nhưng tác hại thì có rồi ,tất nhiên nước ta chẳng mất đi tí gì nhưng chính danh dự của họ bị tổn hao khá nhiều đấy . Nhớ hồi đầu năm đọc "DTQ tứ đại ngu " mình còn nhảy ra bảo vệ ,nhưng giờ thì (^^^)
Xóa