Dù chính thể cộng hoà mang hình thức nào chăng nữa, ngay cả là cộng hoà dân chủ nhất, nhưng nếu đó là một cộng hoà tư sản, nếu quyền tư hữu ruộng đất, quyền tư hữu về nhà máy và công xưởng còn tồn tại trong nước cộng hoà đó, và nếu ở đấy toàn thể xã hội còn bị tư bản tư nhân duy trì trong chế độ nô lệ làm thuê, nói một cách khác, nếu ở đấy người ta không thực hiện những điều mà cương lĩnh của đảng ta và Hiến pháp xô-viết đã công bố, thì nhà nước đó vẫn là một bộ máy để cho những người này áp bức những người khác. Và bộ máy đó, chúng ta sẽ đặt vào trong tay của giai cấp có nhiệm vụ đánh đổ chính quyền của tư bản. Chúng ta sẽ vứt bỏ tất cả những thành kiến cũ kỹ cho rằng nhà nước là sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Đó chỉ là một sự lừa bịp: chừng nào còn có bóc lột thì không thể có bình đẳng được. Địa chủ không thể bình đẳng với công nhân, cũng như người đói không thể bình đẳng với người no được. Bộ máy đó, mà người ta gọi là nhà nước, mà mọi người sùng bái một cách mê tín và tin vào các câu chuyện hoang đường cũ rích nói rằng nhà nước là chính quyền của toàn dân, - bộ máy đó, giai cấp vô sản vứt bỏ nó đi và nói: đó là một sự dối trá của tư sản. Bộ máy đó, chúng ta đã tước của bọn tư bản, chúng ta đã nắm lấy nó. Nhờ bộ máy đó hoặc nhờ cái gậy đó, chúng ta sẽ đập tan được mọi sự bóc lột, và khi nào trên quả đất không còn có khả năng bóc lột người khác nữa, không còn có chủ đất, chủ công xưởng, không còn có một bên là những người no kềnh bụng và một bên là những người đói lả nữa, - chỉ khi nào không thể có tình trạng đó nữa, thì chúng ta mới vứt bỏ được bộ máy ấy vào đống sắt vụn. Khi ấy, sẽ không có nhà nước, không có bóc lột. Đó là quan điểm của đảng cộng sản chúng ta.Đó là đoạn kết trong Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp (ngày 11 tháng bảy 1919). Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929 của Lenin . Tôi cứ mỗi khi nhớ đến nhà nước , nhớ đến mô hình chế độ hiện nay ,tôi lại nhớ đến câu nói hùng hồn mà thầy tôi ,một ông thầy dạy triết ở một trường thuần túy khoa học nói :" Mác cho chúng ta cơ sở lí luận , Lê-nin cho chúng ta mô hình nhà nước và Hồ Chí Minh làm cho hai thứ đó có thể phát triển ở Việt Nam " . Tất nhiên đó chỉ là một câu nói trong bài giảng 3 tiết liền của thầy , có lẽ cũng chỉ có một mình tôi nhớ đến thầy đã từng nói đến câu đó , tuy nhiên mỗi khi nhắc đến CNXH hoặc cần dẫn chứng về CNXH tôi thường hay thích lấy những từ những bài viết của LÊ- nin hơn là cố gắng tìm kiếm trong kho tàng lí luận của Mác .
Có rất nhiều người ,rất nhiều cá nhân , chủ yếu là những " học giả " phương tây nghiên cứu theo lối cải lương hay những người xã hội dân chủ cánh tả ,những tên vô chính phủ đều dựa trên học thuyết của Mác để lấy đó làm cơ sở lí luận và cố gắng đưa nó vào thực tế . hệ quả là ngay từ khi những người kế tục của Mác đã hoàn toàn không thành công và đã bị lái theo hai hướng ,hoặc là thất bại và mất đi quần chúng ủng hộ ,hoặc thì cải lương và trở thành kẻ cơ hội chính trị . Cũng ngay khi Khối XHCN sụp đổ , các Đảng Cộng Sản trước kia dựa vào học thuyết Mác- Lê-nin đã tự từ bỏ đi những lí luận cảu Lê-nin mà chỉ cố gắng nghiên cứu sâu về Mác , cố gắng tìm ra trong đó những thứ có thể biện minh cho hành động của cải lương của mình .
Tuy nhiên , tôi ,có lẽ luôn luôn coi thường những kẻ đó bởi lẽ những kẻ đó không phải là đại diện cho quần chúng lao động nữa ,chúng chỉ đại diện cho lợi ích của bản thân và lợi dụng sự tin tưởng của quần chúng nhân dân . Và tôi cũng hoàn toàn hiểu là nếu như họ làm vậy cũng chính là sự khốn cùng vì kể cả khi họ có nắm chính quyền đi chăng nữa ,họ cũng chỉ là " kẻ làm thuê " cho những người thuộc về gia cấp thống trị - Tư bản.
Đó là ở những quốc gia , khi mà những người cộng sản không thể giữ vững được sự ủng hộ và lòng tin tuyệt đối của nhân dân lao động ,họ từ bỏ Lê-nin . Còn ở những quốc gia XHCN còn lại , người ta lại cố tình đánh lạc hướng dư luận ,những luận điểm của Lê-nin về nhà nước đang bị họ đẫn chứng để chống lại chính những người cộng sản kiên định.
Trong thời điểm hiện nay ,tức là khi chúng ta đang đi trên con đường quá độ lên CNXH ,những tư tưởng cơ sở cho con đường quá độ ấy dường như đã bị những kẻ cải lương và cơ hội chính trị xuyên tạc . Những kẻ đó ,những người tự nhận là người theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin đang ngày ngày phủ nhận tính chính danh của " Đổi mới " " quá độ " . Những kẻ đang ngày ngày đưa ra quan điểm :" Nếu như xã hội Việt Nam đã là một xã hội tồn tại gia cấp tư sản ,tồn tại tư bản ,tồn tại bóc lột người thì nền chính trị ấy , nhà nước ấy không thể dùng mô hình CNXH để áp dụng ".Khi chúng ta chỉ ra cho họ thấy đến NEp ,đến những cải cách cảu Lê-nin về nền kinh tế nhiều thành phần ,thì họ lại lu loa ra rằng :"NEP là một thứ tạm thời ,không phải là đại biểu cho tư tưởng chính thống của Lê-nin ." Hay " NEP tuy rất giống với tình trạng hiện nay ,nhưng hiện nay tình trạng nền kinh tế của chúng ta đã vượt qua thời điểm ấy ,không thể áp dụng mô hình nhà nước dưới thời NEP vào bây giờ được nữa ,nó sẽ làm cản trở nền kinh tế ."
Phải vậy không ?
Vậy thì chúng ta hãy nhìn lại một đoạn quan trọng trong phần tôi trích dẫn :
Phải vậy không ?
Vậy thì chúng ta hãy nhìn lại một đoạn quan trọng trong phần tôi trích dẫn :
Bộ máy đó, chúng ta đã tước của bọn tư bản, chúng ta đã nắm lấy nó. Nhờ bộ máy đó hoặc nhờ cái gậy đó, chúng ta sẽ đập tan được mọi sự bóc lột, và khi nào trên quả đất không còn có khả năng bóc lột người khác nữa, không còn có chủ đất, chủ công xưởng, không còn có một bên là những người no kềnh bụng và một bên là những người đói lả nữa, - chỉ khi nào không thể có tình trạng đó nữa, thì chúng ta mới vứt bỏ được bộ máy ấy vào đống sắt vụn.Vậy thứ nhất ,mô hình nhà nước thời kì quá độ đã được lê-nin nói ngay từ khi mới giành lại chính quyền và đang phải tranh đấu với bè lũ phản động , vì vậy NEP và mô hình nhà nước vào thời điểm đó không phải là một thứ "giải pháp tạm thời " mà là con đường tất yếu mà Lê-nin sẽ đưa những người Xô Viết kiên cường đi qua ,dù có khó khăn hay không khó khăn sau thời kì chống Bạch vệ .
Thứ 2 ,nếu nói chúng ta bây giờ " tư bản " hơn NEP vì vậy mô hình nhà nước thời đó không thể đúng vào thời kì bây giờ .
Vậy ta hãy đọc lại phần viết của lê-nin :"nếu quyền tư hữu ruộng đất, quyền tư hữu về nhà máy và công xưởng còn tồn tại trong nước cộng hoà đó, và nếu ở đấy toàn thể xã hội còn bị tư bản tư nhân duy trì trong chế độ nô lệ làm thuê"Khi áp dụng vào thời kì bây giờ thì phải nói xã hội chúng ta làm sao đã vượt qua phỏng đoán của Lê-nin cơ chứ ,khi mà chúng ta đã thành công trong lĩnh vực đất đai và những mệnh lệnh của quần chúng lao động vẫn được nhà nước thi hành đầy đủ .
Vì vậy ,việc chúng ta vẫn áp dụng mô hình nhà nước của Lê-nin là hoàn toàn hợp lí , và đặc biệt hợp lí trong thời kì quá độ này , Việc duy trì mô hình nhà nước đó chẳng những đem lại lợi ích cho sự nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta kiên định tiến hành , mà còn khiến cho nền kinh tế chúng ta có đầy đủ năng lực để phát triển hơn nữa trên con đường đinh hướng xã hội chủ nghĩa . Mô hình nhà nước đó không cản trở sự phát triển ,không phải lỗi thời mà thực tế là ngày càng phù hợp hơn nếu như chúng ta có thể sửa chữa những khiếm khuyết về con người và kiên định thực sự những nguyên tắc vàng :" tập trung dân chủ ".
Nguyễn Linh
Thẳng thắn mà nói chúng ta đang đi trên con đường những nước khác đã đi qua
Trả lờiXóamà em thấy chẳng có một sự khác biệt bao nhiêu. Thế nên dự báo tương lai chúng ta cũng không khác gì những nước tư bản mà chúng ta phê phán.Thế nên nếu muốn đi vào chủ nghĩa XH thì chúng ta một là phải làm mới hoàn toàn hay học hỏi những gì các nước đã đi qua để ko vướng phải những vấn đề như họ
Vấn đề thẳng thắng mà nói thì hình thái XH VN khác với các quốc gia khác ,theo đúng như mô hình mà Lênin bàn về nhà nước quá độ 100 năm trước . Về tính chất ,VN khác tương đối vối TQ bạn à
Xóa