Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Nguyễn Lân Thắng - Đời là truyền thuyết

Là một người làm khoa học ,tôi luôn luôn nghi ngờ mọi khả năng xảy ra ,tôi nghi ngờ không phải không tin mà vì không có bất cứ thông tin nào khiến cho tôi có thể tin tưởng được . Việc Nguyễn Lân Thắng biến mất từ tối  30 đến đầu giờ chiều 31 có thể khiến cho tôi nghi vấn : có phải người ta cố bùng lên sự kiện này để PR cho một hoạt động nào đó hay không ?

Nhận được tin Siêu nhân  bị " bắt giữ " tôi phát hoảng lên ,lao vào máy tính và đọc ngấu nghiến bản tin của RFA . Và tôi nhớ đến hình ảnh Siêu nhân khi đơn thương độc mã chống lại hàng trăm cường giả vũ khí đầy mình mà vẫn có thể nhắn tin về cho mọi người " khỏi mong " , và tôi đã có niềm tin ,một người như siêu nhân không thể nào bị nguy hại được .Và quả thật ,cầu được ước thấy ,tôi đã đọc được dòng chữ chứng minh sự siêu nhân vẫn tồn tại :

Quả thật tôi vẫn vô cùng khâm phục siêu nhân khi ngài có thể làm được những thứ mà không thể một người phàn trần nào như chúng ta có thể làm được . Một cảm giác kính nể toát ra từ tận đáy lòng trước một thiên tài cái thế đến như vậy .
Nhìn thấy tâm trạng buồn rầu vì D-com hết tiền nên không thể xem được video ở cuối bài ,người bạn thân của tôi ,Con Vịt Bị buộc chân đã hào phóng kể lại cho tôi nội dung của vi deo đó ,hóa ra đó là một lời trăn trối của một blogger trước những thứ  tưởng tượng của một siu nhân mới có thể làm được và hành động bị bắt của siu nhân đã khẳng định thêm về sự tiên đoán một cách thần kì ấy .
Tôi cũng ngay lập tức vào trang FACE của anh ấy ,Siu nhân có thể gọi điện thoại ra hiển nhiên là có thể onl FB quá ấy chứ ,nhưng không ,, tôi bàng hoàng nhận ra rằng thần tượng đó đã chặn tôi ,có lẽ bắt nguồn từ việc tôi luôn luôn chú ý và ngấm ngầm ủng hộ ,pr cho những hoạt động đầy " văn minh " " yêu nước " theo đúng phong các Trần Ích Tắc ,Lê Chiêu Thống của anh ư ? Vậy là tôi mượn tài khoản của anh bạn tôi ,ngươi đã kết bạn với Siu nhân từ rất lâu rồi  để xem .
Vào khoảng chiều ngày hôm nay tôi đã thấy siêu nhân đã có thể cmt và like những lời nhắn gửi của bạn bè . Lòng bao nhiêu nghi vấn của tôi đã hoàn toàn được giải đáp hạnh phúc đang tràn ngập .
Nhưng tôi vẫn không hiểu hành động cả nhà nước với Siu nhân mà như thế nào thì ông đại diện tổ chức nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertso đã nói 
 "Các sân bay ở Việt Nam nay đã trở thành nơi nhà chức trách bắt giữ các nhân vật hoạt động, cho thấy sự không khoan nhượng của chính quyền đối với các quyền con người cơ bản, trong đó có quyền tự do biểu đạt và hội họp".
Quả thật là vô cùng thú vị và hài lòng với quý ngài ấy khi nói ra một câu nói mát lòng mát dạ đến vậy . Tôi đã không nhớ hết bao nhiêu người nhập cư bất hợp pháp Việt Nam vào lãnh thổ Anh bị chặn ngay tại sân bay Luân Đôn . Tôi cũng quên mất bao nhiêu lô súng đã bị kiểm tra và phát hiện tại sân bay Việt Nam có nguồn gốc từ quốc gia bên kia thái bình dương ấy . Vậy , phải nói rằng "Sân bay Việt Nam là bức tường thành bảo vệ thế giới tự do và chuẩn mực nhân quyền trong sáng và hoàn hảo bậc nhất thế giới hiện nay trước những đòn thù .
Tôi vẫn đang nghi vấn về những thứ mà báo chí rêu rao :
+Thứ nhất ,trong trường hợp bị bắt giữ hay tạm giữ theo thủ tục hành chính thì siu nhơn có quyền và nghĩa vụ là

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ

1. Người bị tạm giữ có quyền yêu cầu người ra quyết định tạm giữ thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập biết việc mình bị tạm giữ theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.2. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, nội quy, quy định của nơi tạm giữ; tuân thủ mệnh lệnh của người ra quyết định tạm giữ và người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nơi tạm giữ; có nghĩa vụ khai báo thành khẩn những hành vi vi phạm pháp luật của mình và của những người khác có liên quan.

Cấm đưa vào nơi tạm giữ vũ khí, điện thoại di động, văn hoá phẩm độc hại, rượu bia và các chất gây nghiện khác hoặc các vật dụng có thể gây cháy nổ, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn nơi tạm giữ. 

Vậy mà siêu nhân vẫn có thể nhắn tin ,gọi điện ,vậy đây không phải là một hoạt động bắt giữ .
+ Thứ 2 ,đây liệu có phải là một thông tin bịa đặt hay không ? Như tôi biết hiện nay chính quyền vẫn chưa hề có động thái tuyên bố gì về vấn đề này ,thông tin chủ yếu là do siu nhơn và gia đình ,cùng bạn bè tung ra , vậy chúng ta đến giờ vẫn có quyền nghi ngờ đây là một hành vi nguy tạo để hâm nóng tên tuổi của anh ta ,cũng như để làm cho tấm băng vi deo trưor nên đúng hơn . Thực tế , sau khi tuyên bố 258 bị đả phá mạnh mẽ ,đồng thời với hoạt động của nhóm ủng hộ Việt Nam ứng cử vào hội đồng nhân quyền LHQ ,Siu nhơn cần một thứ để vớt vát và bôi nhọ .
+Thứ 3 ,nếu đây chỉ là một hành vi mời một cách lịch sử để Siu nhơn phối hợp ,ví dụ như siu nhơn chỉ điểm cho cơ quan biết rằng có ông ABC nào đó đem vũ khí trái phép ,hay ông CDS nào đó mang ma túy vào Việt Nam ,hay có thể chính siu nhơn đã giúp đỡ chính quyền biết và phát hiện một đường dây nào đó thì sao ? Ai mà biết được ,vì chính siu nhơn chẳng sao cả và đã trở về với gia đình bình thường .
Nói cho cùng ,hành động Siu nhơn phối hợp điều tra đã làm cho mấy tay lều báo bị hố đậm khi chính họ đã nhỡ thổi bùng sự kiện này rồi ,bây giờ xẹp như thê quả thật là không cma chịu .
Chính vì thế BBC vẫn còn phải cố chêm vào một vài câu bình loạn của một tay nào đó rồi PR chiến tích của tay Siu nhơn này lên.

VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC NHÂN QUYỀN THẾ GIỚI


Có người nói :" Việt Nam có nhân quyền ,nhưng nhân quyền theo tiêu chuẩn của Việt Nam ,không phải theo tiêu chuẩn Âu- Mĩ ". Tôi hiểu ý nghĩa của câu nói này ,nó đúng khi nói về sự phân biệt giữa nhân quyền của Việt Nam với phương tây nhưng tôi vẫn buộc lòng phải nói : không có chuẩn mực riêng cho nhân quyền của Việt Nam mà mọi vấn đề thuộc về nhân quyền luôn phải dựa vao chuẩn mực chung của toàn nhân  loại ,trong đó bao chứa tiêu chuẩn của tuyệt đại đa số nhân loại thừa nhận .
Việt Nam hiện nay đã hội tự đầy đủ nhân quyền - quyền làm người của mội cá nhân phù hợp với chuẩn mực chung của nhân loại .Đây không phải là một câu nói suông mà là sự hội tụ đầy đủ được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam kiên trì thực hiện bất chấp mọi sự phá hoại một cách thu địch từ thê lực bên ngoài và tay sai của chúng .
Năm 1945 ,bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa đã có những lời lẽ mà sau này trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã đăng với cùng nội dung :
Ðiều 1:
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.
Và năm 2013 ,lại một lần nữa được khẳng định trong sự thảo hiến pháp 2013 cụ thể ở chương 2 .
trong đó quyền con người được đưa lên hàng đầu .
VẬY NHỮNG ÂM MƯU VU KHỐNG VIỆT NAM KHÔNG CÓ NHÂN QUYỀN LÀ NHƯ THẾ NÀO ?
Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng là Việt Nam không có nhân quyền ,điều này chịu ảnh hưởng bởi nhiều thông tin sai lệch do các thế lực thù địch ra sức tung ra ,cụ thể là những điều luật vô lí vầ vô dụng mà Mĩ đưa ra để gán vào các nước khác nhằm một mục đích nào đó cho nước Mỹ ( mà không phải cho nhân dân Việt Nam ).
Nhóm "tuyên bố 258 " ra sức kêu gào đòi bỏ điều luật 258 luật hình sự vì cho rằng nó vi phạm nhân quyền . Chúng còn ra sức vận động cho những hoạt động phá hoại hay chống lại pháp luật khác thông qua danh nghĩa nhân quyền .Bọn họ tung hê những cá nhân như Phương Uyên ,Nguyên Kha ,Quốc Quân , Cù Vũ ,Hải điếu cày ... ,họ tụ tập gây sức ép đòi thả tự do cho những người tình nghi và phạm nhân và bị cáo với danh nghĩa nhân quyền . Họ chống lại người thi hành công vụ ,sử dụng bạo lực để chống lại và xâm phạm đến thân thể của người khác tôn giáo . Tuy nhiên họ đã không nêu ra cho mọi người thấy chính tuyên ngôn nhân quyền đã ghi rất rõ :
Ðiều 7:
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy. 
Ðiều 8:
Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.
Ðiều 10:
Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.
Ðiều 11:
1.  Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
2.  Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Vì vậy ,những thứ đòi " nhân quyền" nhưng lại vi phạm trắng trợn tuyên ngôn nhân quyền của liên hiệp quốc của bè lũ phản động đã đi ngược lại với danh nghĩa mà chúng đưa ra , về cơ bản ,chính những kẻ đó đang vi phạm nhân quyền và điều đặt ra là  đòi hòi luật pháp Việt Nam phải xử phạt thật nghiêm khắc để bảo vệ nhân quyền chung  thay vì quá khoan hồng như hiện nay .
NHIỀU NGƯỜI NHẦM LẪN VỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Thay vì chính những người nước ngoài , tức cộng đồng quốc tế hiểu nhầm về tinh hình nhân quyền của Việt Nam ,thì ngay chính trong số những công dân Việt Nam ,thậm chí là một số cá nhân có nhận thức cao cũng xảy ra nhầm lẫn về nhân quyền gây ra hiểu lầm đáng tiếc . Tư tưởng Việt Nam có nhân quyền mang bản sắc Việt Nam ,nhún nhường ,bài xích và đề cao " nhân quyền " phương tây đã ngăn cản họ nhận ra nhiều mặt và nhiều phương diện nhân quyền của Việt Nam đã có bước tiến dài và nhanh mạnh hơn Phương tây .
Biểu hiện cụ thể nhất của nhân quyền chính là quyền bầu cử . Mọi công dân có đủ tiêu chuẩn ở Việt Nam đều được vận động để đi bầu cử và tham gia vào tổng tuyển cử ,nhà nước tạo điều kiện cho công dân thục hiện quyền làm chủ của mình một cách thuận lợi nhất ,dễ dàng nhất ,đảm bảo hễ là công dân đầy đủ quyền thì sẽ được đi bầu . Trong khi đó ,chính nước Mỹ ,quốc gia vốn tự phụ về nhân quyền cũng có những tiêu chuẩn khắt khe với cử tri ,hệ quả là tỉ lệ cử tri đi bầu cử ở Việt Nam đến hơn 90% trong khi ở Mỹ thì không đến mức đó . Nhìn vào tỉ lệ cử tri tham gia vào bầu cử ở Séc cũng chỉ gần 60% . Người dân tham gia thực hiện quyền của mình một cách hăng hái trái ngược với thái độ thờ ơ của công dân các nước phương tây cho thấy người Việt Nam cảm nhận được sức mạnh do lá phiếu của mình tạo ra hơn ,họ cảm thấy nhân quyền thực thi tốt hơn .
Và đó là minh chứng vụ thể nhất ,rõ ràng nhất về quyền công dân ,về nhân quyền .
Vì vậy tâm lí tự ti nhân quyền ,tâm lí " bản sắc " lúc này là không cần thiết và không nên xảy ra ,nhất là khi chúng ta đã đạt thành tựu lớn đến như thế về nhân quyền .
NHÂN QUYỀN PHƯƠNG TÂY :TIÊU CHUẨN KÉP !
Có lẽ chúng ta đã nhầm lẫn về nhân quyền khi cho rằng chúng ta đặc hữu và phương tây là chuẩn mực ,không ,chính phương tây là một nền nhân quyền đặc thù .
Nhan quyền của phương tây được xây dựng trên cơ sở tiềm lực manh mẽ về kinh tế ,sự thống nhất coa động về tri thúcw ,có thể nói ,họ có ưu thế về kinh tế- xã hội hơn các quốc gia khác từ hàng chục đến hàng trăm năm . Chính vì vậy ,nhân quyền của họ lại là một thứ nhân quyền mà không phải quốc gia nào cũng có thể áp dụng . Không những thế nó vẫn tồn tại những thiếu sót ghê tởm ,việc đối xử với tù nhân một cách phi nhân tính ,việc tàn sát người vô tội ,việc ủng hộ và cổ động cho những tổ chức khủng bố như Việt Tân ,việc cam thiệp quân sự một các bất hợp pháp  đang diễn ra và nó cho thấy nhân quyền phương tây không được đảm bảo .Hoạt động của NSA trong việc nghe lén điện thoại ,hay việc các công ti thông tấn hoạt động nghe lén và thu thập thông tin bất hợp pháp đã khiến cho tình hình nhân quyền của các nước phương tây trở lên ghê tởm hơn lúc nào hết .
 Trong khi đó ,đến 4/5 thế giới ,tiêu chuẩn nhân quyền kia là một thứ gì đó xa lạ. Mà Việt Nam ,vốn có đầy đủ đặc điểm về hoàn cảnh ,địa chính trị ,xã hội ,kinh tế rát tương đồng với những quốc gia còn lại trên thế giói ,mà còn đạt được những thành tựu lớn về quyền con người sẽ là một biểu mẫu hợp lí cho các quốc gia khác dễ dàng áp dụng .
Đó là chưa kể đến thứ nhân quyên giả hiệu mà nhiều quốc gia phương tây vẫn đang áp dụng ,một thứ tiêu chuẩn kép về nhân quyền . Đó là sự yêu cầu các quốc gia kém phát triển về kinh tế ,nền kinh tế còn phụ thuộc vào những nước phương tây và dòng tài chính hùng mạnh những yêu cầu khắt khe về “ nhân quyền “ mà thực chất ản sau đó là sự rps buộc các quốc gia ấy phải nhượng bộ về chính trị- xã hội trong khi trong chính bản thân các nước phương tây ấy vẫn không thể đạt đến điều đó . Tuêu chuẩn kép của họ bốc chốc trở thành trò cười ,và uy tín về nhân quyền của họ thấp thảm hại . Bởi vậy thứ nhân quyền mà phương tây áp đặt không bao giờ và không thể nào trở thành tiêu chuẩn chung cho nhân quyền thế giới được .
MANG TIẾN BỘ NHÂN QUYỀN ĐẾN VỚI THẾ GIỚI –VIỆT NAM NÊN ĐI ĐẦU
Chính vì là một quốc gia kém phát triển nhưng thực thi rất tốt nhân quyền - quyền làm người , cũng là quốc gia thực hiện tốt kế hoạch thiên niên kỉ ,xóa đói giảm nghèo và xóa mù chữ , Việt Nam tin tưởng bản thân mình sẽ có đầy đủ khả năng và kinh nghiệm để truyền đạt lại cho các quốc gia có cùng điểm tương đồng về kinh tế -xã hội ,thông qua đó đem nhân quyền đến những vùng lạc hâu xa xôi ,mang tiến bộ của nhân loại đến với những vùng còn đầy xung đột .
Là một công dân Việt Nam ,tôi tin tưởng vào quốc gia mình sẽ là ứng cử viên sáng giá nhất ,phù hợp nhất đại diện cho nhiều quốc gia trong khu vực để đem nhân quyền - chuẩn mực chung của loài người đến với thế giới  . Với sự tương đồng và hữu hảo ,sự giúp đỡ chí tình của Việt Nam ,mô hình nhân quyền Việt Nam sẽ là mô hình phù hợp nhất với những quốc gia kém phát triển trên toàn thế giới để cùng nhau đạt đến tiêu chuẩn chung về nhân quyền của thế giới theo đúng tuyên ngôn của liên hiệp quốc về nhân quyền .
 Nguyễn Linh

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Phản động đã đoạn tuyệt quá khứ ???

Hiện nay trong nước ta xuất hiện một số cá nhân luôn luôn kêu rằng :"minh là phái trung lập ,mình không phải phản động " hay " tôi không phản quốc ,tôi chỉ chống Đảng mà thôi ". Và từ mấy người ít ỏi ,giò câu đó đã được khắp những nhà " trí thức " " biểu tình viên " " phản động gia " coi như là câu cửa miệng để tuyên truyền . Họ tự nhận mình là bên thứ 3 ,không liên quan gì đến chế độ cũ ,cũng không ủng hộ chế độ xã hội hiện hành . Nhưng có thực sự như vậy không ?
Họ đã đoạn tuyệt với chế độ cũ ???

Nhìn vào đấy ,chúng ta có thể biết thánh nữ Phương Uyên là người như thế nào ,bằng việc treo cờ Vàng của chế độ ngụy quyền ,Phương Uên đã tỏ ra mình là một người trung lập ,những người ủng hộ hay vận động cho ả có phải là nguyoif trung lập ??? Không ,không có một người nào lại treo cờ ngụy rồi tỏ vẻ mình là người yêu nước vì bất kì ai cũng biết nguồn gốc của lá cờ ngụy này gắn liên với chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ ở miền nam Việt Nam . Treo lá cờ thuộc địa để trung lập chính là trò cười khiến cho bất kì ai cũng buồn nôn .
Không kể đến một đứa trẻ con như Phương Uyên không thể hiểu những gì đã gây ra ,chúng ta hãy nhìn vào con quái vật to đùng ,tổ chức khủng bố Việt Tân. Với việc đổi tên thành Việt Tân hay Việt Nam canh tân cm đ ,Việt Tân tỏ ra đã đoạn tuyệt với chế độ cũ và cố gắng hướng vào sự " trung lập " để thu hút những đứa trẻ con như Phương Uyên và cố vớt một chút chính danh để có thể thu hút thêm một chút ngườu ủng hộ ,vì bất cứ ai ,dù là người kém hiểu biết nhất (tất nhiên là họ có hiểu biết tối thiểu của loài người ) cũng biết thừa chế độ cũ là chế độ thuộc địa . Thế nhưng mọi người có thể nìn vào bức ảnh sau

Cái nguồn gốc cờ vàng 3 que đã ăn vào tận máu của họ khiến cho họ không thể nào đoạn tuyệt với quá khứ ,nhưng con bệnh sida không thể nào chữa khỏi ,dù có bọc bởi vàng bạc cũng không thể nào dấu được bản chất tồi tàn .
Họ từ chối Nhà nước Việt Nam   hiện nay ???
Thật là nực cười khi nhiều người trong số những kẻ trên lại coi nhà nức đương thời như kẻ thù ,mà ở đây lại là Việt Tân là một ví dụ điển hình . Hàng loạt những cuộc vận động chống lại lợi ích của Việt Nam đang được những tổ chức trên khởi mào , họ lấy những lí do vớ vẩn mà ở đây có khi là vanaj động cho Cù Huy Hà Vũ , Phạm Văn Hải đang " tuyệt thực và cụt tay " để ép chính quyền ta mất uy tín .Những kẻ hùa theo trong quốc nội ,những chân rết "trí thức " cũng len vào để tuyên truyền . Thậm chí trong khi cả nước đang ra sức vì biển đảo thân yêu bằng những cuộc vận động lớn ,nhiều đoàn đã ra tận những vùng biên cương xa xôi nhất ,những tàu chiến hiện đại ,những người lính đang kiên cường ngoài biền , thìbè lũ phản động - trung lập vẫn ngồi ở một nơi nào đó , với IT ,với điều hòa và múa phím để vu cho chính quyền bán biển đảo .
Tuy nhiên những kẻ trung lập mà ở đây ai cũng biết thừa là lũ tay sai ngoại bang ấy đâu có hiểu thứ mà bất kì ai cũng hiểu là nhà nước Việt Nam hiện nay tồn tại là do toàn bộ sự chung tay góp sức ,sự ủng hộ và tin tưởng của nhân dân ,là đại diện duy nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam . Vu vạ ,chống lại nhà nước đó ,chống lại chế độ xã hội đó chính là chống lại đất nước Việt Nam ,dân tộc Việt Nam .
Đối với những người như vậy ,chúng ta phải làm sao ?
Luật pháp Việt Nam là luật pháp mang tính toàn dân ,của toàn bộ nhân dân , do nhân dân làm ra ,nó chứa đựng những tinh hoa nhất của tinh thần Việt Nam về công bằng : CÓ LÍ CÓ TÌNH . Và vì thế mà pháp luật luôn nhân từ ,Phương Uyên ,một cô nhóc có lớn mà không có khôn ,bị lợi dụng đã được cho huơngr án treo ,án 3 năm chính là cái lí ,tình vì xét thấy cô ta còn trẻ ,chưa hiểu biết nên cho án treo .
Tuy nhiên nhân từ không phải nhu nhược ,cái tình không phải là ủy mị ượt át , có những kẻ nếu không mạnh tay thì không bao giờ nhận ra đâu là sự thật . Ví dụ như Phương Uyên ,tuy hoàn toàn vô tri không thể hiểu mức độ sai trái mà ả đã làm ra ,nhưng vì sự khoan hồng của pháp luật mà ả vẫn cố tình lấn tới ,phải kiên quyết xử lí tới cùng , không thể khoan nhượng .
Nguyễn Linh

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Hiến pháp mới đi ngược lợi ích của BBC

Từ nước Anh ,BBC tỏ ra vô cùng không hài lòng về tình hình sửa dổi hiến pháp ở Việt Nam ,hành động sửa đổi hiến pháp của Việt Nam với kết quả như hiện nay đã xâm phạm nặng nề với quyền và lợi ích của BBC . Vì lí do đó ,và thể hiện với tư cách là một tờ báo lớn của nước Anh ,BBC tỏ thái độ bất cần và nói :"Thất vọng về sửa đổi hiến pháp "
Là một người Việt Nam ,tôi hoàn toàn thông cảm đến nỗi thất vọng của BBC vì lẽ là tuy hiến pháp mới sắp ra đời ,nhưng những nội dung cơ bản nhất ,ảnh hưởng nhất đến quyền và lợi ích của BBC vẫn không được tăng lên mà có nguy cơ giảm đi ,hiến pháp mới của chúng ta không có dòng chữ :" BBC là hãng thông tấn chính thức của nước CHXHCNVN "
Nói đùa chút thôi tuy nhiên câu mở đầu của BBC thật là ấn tượng :
Việc Quốc hội Việt Nam sắp thông qua Hiến pháp sửa đổi sẽ gây thất vọng lớn trong nhân dân, theo một số nhà quan sát từ Việt Nam

Vậy cho tôi hỏi : Nhân dân ở đây là ai ? Ai là người đại diện cho nhân dân để tỏ thái độ ? Và BBC có vai trò gì để đề xuất từ nhân dân ở đây ?
Và BBC đã khéo léo có từ : Theo một số nhà quan sát ở Việt Nam mà cụ thể ở đây là Tiến sỹ Doanh ,luật sư Trần Vũ Hải ,luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài . Vâng chỉ 3 người ,có 2 luật gia và một tiến sĩ kinh tế .
Quả thật là nhân dân rồi vì tôi tin 3 người trên chưa nhập tịch Anh quốc ,tuy nhiên 3 người trên chỉ đại diện cho ý kiến chủ quan của họ mà thôi ,sao có thể dùng từ nhân dân một cách tùy tiện đến như vậy .
Vậy tôi hoàn toàn có thể nêu ý kiến của bản thân tôi ,của hơn 100 người bạn tôi ,và ít nhất là hơn 200 người bạn khác đẻ ủng hộ sửa đổi hiến pháp được quốc hội thông qua ,tất cả bọn họ đều có quyền đại diện và ý kiến của họ sẽ có hiệu lực hơn 3 ngài trên .
Còn Người đại diện cho nhân dân Việt Nam chính là những ĐBQH Việt Nam ,họ đã có ý kiến ,và đã sử dụng quyền của nhân dân trao cho họ để biểu quyết . Vì vậy bất cứ thứ gì được quốc hội thông qua đều được công nhân như là ý kiến của Nhân Dân Việt Nam , vậy tại sao có thể nói gây thất vọng lớn cho nhân dân được .
Và ông Doanh nói 
"Thí dụ như Hội đồng Hiến pháp không được lập, hay lại đưa lại câu kinh tế nhà nước là chủ đạo, mặc dù rằng kinh tế nhà nước bao gồm những gì, doanh nghiệp nhà nước hiện nay như thế nào, cơ chế quản lý như thế nào."
Về vấn đề hội đồng hiến pháp ,tất nhiên là tôi đã đọc được nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này ,tuy nhiên theo tôi nếu hội đồng hiến pháp là một hội đồng do quốc hội bầu ra để đảm bảo thực thi hiến pháp trên các văn bản luật khác của quốc hội vậy thì tại sao phải như vậy ? Nếu đã được quốc hội thông qua thì hiển nhiên bất cứ văn bản nào cũng được xét thành luật và luật đó phải tuân thủ hiến pháp , HĐHP nếu có quyền phủ quyết luật đó dựa trên quyền bảo đảm thực thi hiến pháp vậy hóa ra cái mà QH bầu ra có thể có quyền lực vao hơn quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân . Nếu Hội Đồng hiến pháp chỉ có chức năng đóng góp ý kiến ,kiến nghị với Quốc Hội ,tưc là cơ quan xem xét những dự thảo luật trên cơ sở hiến pháp trước khi đưa qua quốc hội ,vậy nó đã được ủy ban thường trực của quốc hội ,các ủy ban liên quan khác xem xét kĩ càng rồi ,không nhất thiết phải tạo ra một cái như vậy nữa ( ý kiến của cá nhân ,còn thiếu xót ) .
Cái thứ 2 là kinh tế nhà nước là chủ đạo , cái này tôi khẳng định ,đó là điều hiển nhiên . Câu kinh tế nhà nước là chủ đạo được lấy từ điều 51
1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể hoạt động kinh tế thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển đất nước. Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa 
Thứ nhát ,chúng ta khẳng định ,nền kinh tế nhà nước từ lâu đã chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ,chính chúng đã đem đến lợi ích lớn nhất cho nhân dân ,phù hợp với mô hình kinh tê -xã hội theo hướng hài hòa XHCN mà chúng ta đang xây dựng .
Đọc cả đoàn trên ta nhận ra :"các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật." hay "Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" vậy thì chữ kinh tế nhà nước là chủ đạo là hợp lí .Điều đó càng hợp lí hơn khi nhìn vào những ngành mà kinh tế nhà nước đang nắm giữ : Tài nguyên- khai khoán- Quốc phòng. Vậy nếu như giao những thứ này cho tư nhân ,thậm chí là giao cho các công ti nước ngoài nắm giữ ,vậy thì Nhân Dân Việt Nam sẽ như thế nào ,sẽ được hưởng bao nhiêu lợi nhuận từ những thứ trên ? Và Tiến sĩ Doanh thêm vào :
"Có nước nào quy định như vậy hay không và quy định kinh tế nhà nước là chủ đạo có phù hợp với quy định rằng các thành phần kinh tế là bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật hay không?"
OPof ,thế ngài chưa nghe câu : nếu chính quyền địa phương làm sai luật ,vẫn có thể bị kiện và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật . Vậy thì những điều trên cũng còn có chứ sao nói : nền kinh tế nhà nước là chủ đạo thì bá láp bá laops|" được .
Nếu như ông tiến sĩ Doanh quả thật đã nói những câu trên thì tôi hoàn toàn không hiểu trong quãng thời gian làm ở Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) ông có là người ủng hộ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ? Tvà có hiểu tính định hướng xã hội chủ nghĩa mà hiến pháp đề ra không ?
. ông hoàn toàn hiểu là với tiềm lực về tài chính ,về khoa học kĩ thuật như hiện nay ,việc kinh tế nhà nước đogs vai trò chủ đạo là việc cần thiết để phát triển nền kinh tế quốc dân . Việc thu hút vốn đầu tưu hay vay tài chính của những công ti nhà nước đối với những quỹ tài chính lớn ở nước ngoài sẽ dễ dàng hơn là việc các công ti tư nhân vây với vùng một số tài sản thế chấp . Hơn nữa nền kinh tế nhà nước cũng có thể đầu tư vào khoa học kĩ thuật hơn khi dựa vào lợi thế về ngồn nhân lực , lợi thế về kĩ thuật vốn có .\
Nền kinh tế nhà nước vậy chủ nhân của nền kinh tế đấy chính là nhà nước - đại diện của toàn nhân dân ,lợi nhuận thu được của nền kinh tế đó sẽ là lợi nhuận của toàn dân . vậy điều đó có lợi hơn hay khi nói nền kinh tế tư bản và lợi nhuận chỉ tập trung vào một số cá nhân có tiền .???
Vây tất cả những gì mà BBC đăng tải ,thể theo ý kiến của các cá nhân trên đều chỉ có một mục đích duy nhất là tiến hành bàn thảo để bảo vệ quyền lợi của BBC ,quyền lợi của những người có tiền và ủng hộ một thứ không cần thiết .
K9

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Nhà nước và quan điểm nhà nước (phần 1 )

Lần đầu tiên đi gia sư hay đúng hơn là ngồi trông cho nhóc đó học , người học trò liền lấy ra cuốn GDCD và nói :" Thầy (!!!) ơi ,nếu như nói chúng ta xây dựng một chế độ không có người bóc lột người vậy tại sao vẫn cần đến nhà nước ? Nếu như nói nhà nước ta là nhà nước XHCN thì làm sao vẫn còn nền kinh tế nhiều thành phần ,vẫn còn người bóc lột người ? Vậy nếu như vẫn còn toàn bọ bản chất của chế độ Tư Bản thì tại sao còn duy trì những nguyên tắc đơn đảng của chế độ XHCN của những người cộng sản tiền bối?" Câu hỏi này , nói thật , rất là hay , và tôi chỉ có thể trả lời được ý đầu ,2 ý sau tuy hiểu nhưng  không thể nói ngay ra được ,cũng phải thôi ,vì tôi cũng không phải là người học triết , tôi chỉ học nhoáng qua nếu có để có thể đủ điểm qua môn mà thôi . Tuy nhiên ,tôi về nhà vẫn cố gắng tìm kiếm để bảo vệ cho những suy nghĩ sãn có của bản thân .

Dù chính thể cộng hoà mang hình thức nào chăng nữa, ngay cả là cộng hoà dân chủ nhất, nhưng nếu đó là một cộng hoà tư sản, nếu quyền tư hữu ruộng đất, quyền tư hữu về nhà máy và công xưởng còn tồn tại trong nước cộng hoà đó, và nếu ở đấy toàn thể xã hội còn bị tư bản tư nhân duy trì trong chế độ nô lệ làm thuê, nói một cách khác, nếu ở đấy người ta không thực hiện những điều mà cương lĩnh của đảng ta và Hiến pháp xô-viết đã công bố, thì nhà nước đó vẫn là một bộ máy để cho những người này áp bức những người khác. Và bộ máy đó, chúng ta sẽ đặt vào trong tay của giai cấp có nhiệm vụ đánh đổ chính quyền của tư bản. Chúng ta sẽ vứt bỏ tất cả những thành kiến cũ kỹ cho rằng nhà nước là sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Đó chỉ là một sự lừa bịp: chừng nào còn có bóc lột thì không thể có bình đẳng được. Địa chủ không thể bình đẳng với công nhân, cũng như người đói không thể bình đẳng với người no được. Bộ máy đó, mà người ta gọi là nhà nước, mà mọi người sùng bái một cách mê tín và tin vào các câu chuyện hoang đường cũ rích nói rằng nhà nước là chính quyền của toàn dân, - bộ máy đó, giai cấp vô sản vứt bỏ nó đi và nói: đó là một sự dối trá của tư sản. Bộ máy đó, chúng ta đã tước của bọn tư bản, chúng ta đã nắm lấy nó. Nhờ bộ máy đó hoặc nhờ cái gậy đó, chúng ta sẽ đập tan được mọi sự bóc lột, và khi nào trên quả đất không còn có khả năng bóc lột người khác nữa, không còn có chủ đất, chủ công xưởng, không còn có một bên là những người no kềnh bụng và một bên là những người đói lả nữa, - chỉ khi nào không thể có tình trạng đó nữa, thì chúng ta mới vứt bỏ được bộ máy ấy vào đống sắt vụn. Khi ấy, sẽ không có nhà nước, không có bóc lột. Đó là quan điểm của đảng cộng sản chúng ta.
Đó là đoạn kết trong Bài giảng đọc tại trường đại học xvéc-đlốp (ngày 11 tháng bảy 1919). Đăng lần đầu tiên trên báo "Sự thật", số 15, ngày 18 tháng Giêng 1929 của Lenin . Tôi cứ mỗi khi nhớ đến nhà nước , nhớ đến mô hình chế độ hiện nay ,tôi lại nhớ đến câu nói hùng hồn mà thầy tôi ,một ông thầy dạy triết ở một trường thuần túy khoa học nói :" Mác cho chúng ta cơ sở lí luận , Lê-nin cho chúng ta mô hình nhà nước và Hồ Chí Minh làm cho hai thứ đó có thể phát triển ở Việt Nam " . Tất nhiên đó chỉ là một câu nói trong bài giảng 3 tiết liền của thầy , có lẽ cũng chỉ có một mình tôi nhớ đến thầy đã từng nói đến câu đó , tuy nhiên mỗi khi nhắc đến CNXH hoặc cần dẫn chứng về CNXH tôi thường hay thích lấy những từ những bài viết của LÊ- nin hơn là cố gắng tìm kiếm trong kho tàng lí luận của Mác .
Có rất nhiều người ,rất nhiều cá nhân , chủ yếu là những " học giả " phương tây nghiên cứu theo lối cải lương hay những người xã hội dân chủ cánh tả ,những tên vô chính phủ đều dựa trên học thuyết của Mác để lấy đó làm cơ sở lí luận và cố gắng đưa nó vào thực tế . hệ quả là ngay từ khi những người kế tục của Mác đã hoàn toàn không thành công và đã bị lái theo hai hướng ,hoặc là thất bại và mất đi quần chúng ủng hộ ,hoặc thì cải lương và trở thành kẻ cơ hội chính trị . Cũng ngay khi Khối XHCN sụp đổ , các Đảng Cộng Sản trước kia dựa vào học thuyết Mác- Lê-nin đã tự từ bỏ đi những lí luận cảu Lê-nin mà chỉ cố gắng nghiên cứu sâu về Mác , cố gắng tìm ra trong đó những thứ có thể biện minh cho hành động của cải lương của mình .
Tuy nhiên , tôi ,có lẽ luôn luôn coi thường những kẻ đó bởi lẽ những kẻ đó không phải là đại diện cho quần chúng lao động nữa ,chúng chỉ đại diện cho lợi ích của bản thân và lợi dụng sự tin tưởng của quần chúng nhân dân . Và tôi cũng hoàn toàn hiểu là nếu như họ làm vậy cũng chính là sự khốn cùng vì kể cả khi họ có nắm chính quyền đi chăng nữa ,họ cũng chỉ là " kẻ làm thuê " cho những người thuộc về gia cấp thống trị - Tư bản.
Đó là ở những quốc gia , khi mà những người cộng sản không thể giữ vững được sự ủng hộ và lòng tin tuyệt đối của nhân dân lao động ,họ từ bỏ Lê-nin . Còn ở những quốc gia XHCN còn lại , người ta lại cố tình đánh lạc hướng dư luận ,những luận điểm của Lê-nin về nhà nước đang bị họ đẫn chứng để chống lại chính những người cộng sản kiên định.
Trong thời điểm hiện nay ,tức là khi chúng ta đang đi trên con đường quá độ lên CNXH ,những tư tưởng cơ sở cho con đường quá độ ấy dường như đã bị những kẻ cải lương và cơ hội chính trị xuyên tạc . Những kẻ đó ,những người tự nhận là người theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin đang ngày ngày phủ nhận tính chính danh của " Đổi mới " " quá độ " . Những kẻ đang ngày ngày đưa ra quan điểm :" Nếu như xã hội Việt Nam đã là một xã hội tồn tại gia cấp tư sản ,tồn tại tư bản ,tồn tại bóc lột người thì nền chính trị ấy , nhà nước ấy không thể dùng mô hình CNXH để áp dụng ".Khi chúng ta chỉ ra cho họ thấy đến NEp ,đến những cải cách cảu Lê-nin về nền kinh tế nhiều thành phần ,thì họ lại lu loa ra rằng :"NEP là một thứ tạm thời ,không phải là đại biểu cho tư tưởng chính thống của Lê-nin ." Hay " NEP tuy rất giống với tình trạng hiện nay ,nhưng hiện nay tình trạng nền kinh tế của chúng ta đã vượt qua thời điểm ấy ,không thể áp dụng mô hình nhà nước dưới thời NEP vào bây giờ được nữa ,nó sẽ làm cản trở nền kinh tế ."

Phải vậy không ?
Vậy thì chúng ta hãy nhìn lại một đoạn quan trọng trong phần tôi trích dẫn :
 Bộ máy đó, chúng ta đã tước của bọn tư bản, chúng ta đã nắm lấy nó. Nhờ bộ máy đó hoặc nhờ cái gậy đó, chúng ta sẽ đập tan được mọi sự bóc lột, và khi nào trên quả đất không còn có khả năng bóc lột người khác nữa, không còn có chủ đất, chủ công xưởng, không còn có một bên là những người no kềnh bụng và một bên là những người đói lả nữa, - chỉ khi nào không thể có tình trạng đó nữa, thì chúng ta mới vứt bỏ được bộ máy ấy vào đống sắt vụn.
Vậy thứ nhất ,mô hình nhà nước thời kì quá độ đã được lê-nin nói ngay từ khi mới giành lại chính quyền và đang phải tranh đấu với bè lũ phản động , vì vậy NEP và mô hình nhà nước vào thời điểm đó không phải là một thứ "giải pháp tạm thời " mà là con đường tất yếu mà Lê-nin  sẽ đưa những người Xô Viết kiên cường đi qua ,dù có khó khăn hay không khó khăn sau thời kì chống Bạch vệ .
Thứ 2 ,nếu nói chúng ta bây giờ " tư bản " hơn NEP vì vậy mô hình nhà nước thời đó không thể đúng vào thời kì bây giờ .
 Vậy ta hãy đọc lại phần viết của lê-nin :"nếu quyền tư hữu ruộng đất, quyền tư hữu về nhà máy và công xưởng còn tồn tại trong nước cộng hoà đó, và nếu ở đấy toàn thể xã hội còn bị tư bản tư nhân duy trì trong chế độ nô lệ làm thuê" 
Khi áp dụng vào thời kì bây giờ thì phải nói xã hội chúng ta làm sao đã vượt qua phỏng đoán của Lê-nin cơ chứ ,khi mà chúng ta đã thành công trong lĩnh vực đất đai và những mệnh lệnh của quần chúng lao động vẫn được nhà nước thi hành đầy đủ .
Vì vậy ,việc chúng ta vẫn áp dụng mô hình nhà nước của Lê-nin là hoàn toàn hợp lí , và đặc biệt hợp lí trong thời kì quá độ này , Việc duy trì mô hình nhà nước đó chẳng những đem lại lợi ích cho sự nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta kiên định tiến hành , mà còn khiến cho nền kinh tế chúng ta có đầy đủ năng lực để phát triển hơn nữa trên con đường đinh hướng xã hội chủ nghĩa . Mô hình nhà nước đó không cản trở sự phát triển ,không phải lỗi thời mà thực tế là ngày càng phù hợp hơn nếu như chúng ta có thể sửa chữa những khiếm khuyết về con người và kiên định thực sự những nguyên tắc vàng :" tập trung dân chủ ".
Nguyễn Linh


Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Việt Nam Kiên Định Ủng Hộ Xã Hội Dân Sự !

Việt Nam luôn thi hành chính sách đề cao quyền công dân ,giúp đỡ để nhân dân có thể thực hiện tốt nhất quyền làm chủ của mình ,góp phần vào việc xây dựng xã hội tiến bộ . Những câu như : " dân biết , dân bàn , dân làm ,dân kiểm tra " từ lâu đã không còn là câu khẩu hiệu .
Để thực hiện tốt nhất điều đó ,Việt Nam cũng ủng hộ và khuyến khích xaay dựng một xã hội dân sự , qua đó tiền hành đưa nước Việt Nam trở lên phát triển hơn .Tuy nhiên hiện nay có một số cá nhân đã lợi dụng điều đó để chống phá lại xã hội ,họ làm với mục tiêu có lợi nhuận và được sự ủng hộ của những tổ chức nước ngoài . Vì thế ,để làm rõ và tránh hiểu nhầm ,tôi sẽ đề cập cụ thể đến XHDS ở Việt Nam .

Có lẽ nhiều người hiện nay nghi vấn về xã hội dân sự , vậy tôi sẽ đưa nguyên văn bài viết đặt vấn đề về xã hội dân sự trên một trang khá uy tín :
Perhaps the simplest way to see civil society is as a "third sector," distinct from government and business. In this view, civil society refers essentially to the so-called "intermediary institutions" such as professional associations, religious groups, labor unions, citizen advocacy organizations, that give voice to various sectors of society and enrich public participation in democracies.
But this does not solve every definitional question that the idea of civil society can give rise to. Many would hold that a free and vigorous press is an essential element in civil society. But  most newspapers and TV stations in the U.S. are run as for-profit businesses. Should they be counted as part of civil society, of the third sector, or should they be seen as part of the commercial world? 
A second problem associated with the concept of civil society is this: Is it a strictly objective and descriptive term that, for example, treats the League of Women Voters and the Ku Klux Klan equally as "third sector citizen organizations"? Or does the concept of civil society imply other, related values: for example, a commitment to democracy and equal treatment of all citizens before the law? This would exclude the KKK, needless to say.Or, a more difficult question of values: Is the idea of civil society consistent with substantial state subsidies for a large number of third sector organizations, as occurs in parts of Europe? Is it consistent with substantial corporate subsidies of many third sector organizations, as occurs in America?  Are there distinctively American and European (or French, Swedish, German, etc.) types of civil society?
Mà tôi tạm dịch sang tiếng Việt ( có thể hạn chế vì tôi chỉ học tiếng Anh chuyên ngành nên tôi có sử dụng đến G dịch )
Có lẽ đơn giản nhất có thể hiểu là XHDS là một bên thứ 3 khác biệt hẳn đối với Nhà Nước và thị trường /.Theo quan điểm này thì XHDS được hiểu như là những tổ chức trung gian như những hội nghề nghiệp ,những tổ chức tôn giáo ,công đoàn và nhiều thành phần khác có mục đích đem đến sự hạnh phúc cho xã hội cũng như tăng sự tham gia của nhân dân trong xây dựng xã hội dân chủ .
Nhiều người cho rằng tự do báo chí là yếu tố thiết yếu của xã hội dân chủ . Nhưng hầu hết các tờ báo ở Mỹ đều được vận hành để đem đến lợi nhuận ( doanh nghiệp ) .Vì vậy luận điểm này rất khó xét đoán vì không thể tính vào XHDS ( phi lợi nhuận ) hay tính vào thị trường kinh tế .
Vấn đề thứ hai liên quan đến các khái niệm về xã hội dân sự là thế này: Có một thuật ngữ đúng mục tiêu và mô tả rằng, ví dụ , đối xử với Liên đoàn ủng hộ quyền bỏ phiếu của Phụ nữ  và Ku Klux Klan đều là "XHDS  " ? Hoặc dùng các khái niệm về xã hội dân sự bao hàm sự khác , giá trị liên quan : ví dụ, một cam kết dân chủ và đối xử bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật ? Điều này sẽ loại trừ KKK, không cần phải nói . (???)
Hoặc , một câu hỏi khó hơn là ý tưởng của xã hội dân sự phù hợp với các khoản trợ cấp nhà nước giành cho một số lượng lớn của các tổ chức khu vực thứ ba , như đã tồn tại nhiều nơi ở châu Âu? Nó phù hợp với các khoản trợ cấp đáng kể cho các doanh nghiệp của nhiều tổ chức khu vực thứ ba (XHDS) , như xảy ra ở Mỹ ? Có các loại của xã hội dân sự rất đặc trưng của Mỹ và châu Âu ( Pháp , Thụy Điển , Đức, vv ) ?

Như vậy chúng ta nhận thấy  3 luận điểm sau :
+ Thứ nhất XHDS là một tổ chức tách biệt với nhà nước và có mục tiêu phi lợi nhuận để giúp cho công dân tham gia nhiều hơn vào xã hội .
+thứ 2 , Cần có sự phân định rõ ràng giữa XHDS và những tổ chức khủng bố vì mục tiêu của 2 bên khác nhau , 1 bên là xây dựng xã hội vì lợi ích của tất cả ,một bên là phá hoại xã hội vì mục tiêu của thiểu số người .
+Thứ 3 , các tổ chức XHDS có thể nhận tiền của nhà nước để hoạt động đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu mà vẫn giữ được nguyên tắc phi lợi nhuận .
Xét đến tình hình chính trị - Xã hội ở Việt Nam ,dựa trên những đặc điểm trên về Xã Hội Dân Sự ,chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam đã thành công khi xây dựng nền xã hội dân sự theo hướng tích cực ,đảm bảo toàn bộ mục tiêu mà nó đặt ra cũng như giữ vúng nguyên tắc đó .
Thứ nhất ,nền báo chí Việt Nam là một nền báo chí tương đối phi lợi nhuận ,ngoại trừ những tờ báo được nhận ngân sách nhà nước ( tuy rằng không vi phạm nguyên tắc ) chúng ta nhìn nhận thấy nhiều cơ quan ngôn luận của những tổ chức phi lợi nhuận như Lao Động ,Nhân Dạo ,Phụ Nữ ,Kiến Thức ....
Thứ 2 ,Việt Nam có rất nhiều tổ chức XHDS trong đó phải kể đến : hội phụ nũ ,hội chữ thập đỏ ,hội nông dân ,liên đoàn lao động ... những tổ chức nayf hoạt động dựa trên mục đích phi lợi nhuận ,có mục tiêu phát triển xã hội và không phải là một tổ chức nhà nước mà là nơi để cho những người thuộc các giới khác nhau than gia bày tỏ ý kiến cá nhân của bản thân mình , đóng góp vào xây dựng xã hội .
Thứ 3 ,Nhà Nước Việt Nam luôn luôn kiên định ủng hộ XHDS ,điều đó được thể hiện qua sự quan tâm sâu sắc của cac vị lãnh đọa đối với hoạt động của các tổ chức XHDS kia ,quan tâm ấy không chỉ dừng ở lời nói mà còn  thể hiện qua hoạt động cụ thể như việc Chủ tịch nước kiêm nhiệm chủ tịch danh dự Hội chữ thập đỏ.
Thứ 4, Việt Nam có khái niệm rõ ràng về XHDS và luôn luôn chống lại những tổ chức mạo danh XHDS ,qua đó đảm bảo cho những hoạt động XHDS được có chính danh và thuận lợi cho hoạt động . Những tổ chức khủng bố như Việt Tân đã được liệt vào danh sách khủng bố , các nhóm li khai chống lại lợi ích của toàn xã hội như FUNRO đã bị đấu tranh tiêu diệt ,những người dân đã từng theo những tổ chức khủng bố đó đã được cải tạo và tái hòa nhập ,được tiếp tục tham gia vào những tổ chức XHDS khác để cống hiến cho xã hội như Hội nông dân . Những đảng phái mạo danh XHDS đã được nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền giúp đỡ cho chính danh của các tổ chức xã hội khác .
Thứ 5 , Việt Nam luôn ủng hộ các tổ chức XHDS khác trên thế giới ,những tổ chức lớn như Hội chữ thâp đỏ , UNESCO ,FAO... được nhà nước Việt Nam ủng hộ và khuyến khích tham gia vào xây dựng Việt Nam
.
Chính vì lí do trên ,Nhà nước Việt Nam đã ,đang và sẽ tiếp tục ủng hộ XÃ Hội Dân Sự cũng như làm hết mọi khả năng để trợ giúp cho những tổ chức ấy được vận hành có hiệu quả tại nước ta . Nhà nước Việt Nam đại diện cho nhân dân Việt Nam nhận định và đấu tranh tuyên truyền chống lại những tổ chức mạo nhận XHDS.
Nguyễn Linh

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Thư gửi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về ruộng đất !

Thưa ngài !
Nói đến những vị tướng ở Việt Nam ,ngài sẽ được nhắc đến là vị tướng nổi tiếng nhất , nhưng không phải là do những chiến công trong quá khứ ,cũng không phải là do năng lực chính trị ,mà là do có những suy nghĩ rất mới và rất lạ .
Và hôm nay ,tôi đã được đọc bức thư của ngài trên trang Xã Hội Dân Sự
Tôi đặc biệt quan tâm đến bức thư này của ngài bởi lẽ tôi đã tìm hiểu về Ruộng đất Việt Nam một cách có hệ thống nên có thể có một suy nghĩ góp ý với ngài để bài đăng có thêm giá trị hơn và có sức thuyết phục hơn.
Thứ nhất ,ngài nói về ruộng đất và cải cách ruộng đất , tôi chưa có ý kiến ,tuy nhiên nếu như ngài nói đất đai lúc đó là đất tư hữu thì hoàn toàn không hợp lí , đất ruông của Việt Nam từ ngàn xưa và hiện nay sẽ luôn là đất đai thuộc về những người lãnh đạo chính quyền ,thời phong kiến là thuộc về hoàng gia ,thuộc về nhân dân . Nếu như ngài không tin thì tôi có thể chỉ
Bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ (1428 - 33), về sau được định thành quy chế, thực thi trong cả nước vào năm Hồng Đức thứ tám (1477) thời Lê Thánh Tông và tiếp tục duy trì cho đến năm Gia Long thứ hai (1803); có thay đổi ít nhiều và tồn tại đến năm 1945. Nội dung cụ thể của QĐ Hồng Đức: ruộng công làng xã được phân cấp theo định kì 6 năm một lần, do các quan phủ huyện sở tại khám đo đạc và tính toán; ruộng công của xã nào chia cho dân xã ấy; người được chia cấp kể từ quan tam phẩm (11 phần) đến hạng tàn tật cô quả (3 phần); ruộng công được chia gọi là ruộng khẩu phần, không được mua bán, chuyển nhượng; người nhận ruộng đất phải nộp tô thuế và phu dịch cho nhà nước (quan tam, tứ phẩm được miễn). QĐ Gia Long vẫn theo những nguyên tắc trên, thời gian định kì rút xuống còn 3 năm. Thực chất việc thực hiện QĐ là biện pháp nhằm duy trì và bảo vệ ruộng đất công làng xã và là cơ sở kinh tế cho chính quyềnNguyễn.
Vậy cơ sở của quân điền là gì ? Chính là chia ruộng đất bình đẳng . Vậy ruộng đất công ở làng xã chính là nền tảng của phép quân điền cũng như đất toàn dân chính là nền tảng của bình quân ruộng đất ,cải cách ruộng đất . Vậy cải cách ruộng đất được tiến hành trên cơ sở đất đai toàn dân chứ đâu phải đất đai tư hữu thưa ngài .
 Thứ 2 ,ngài nói đến :
Đất đai của người dân do ông cha để lại hoặc tích cóp mua được không còn là của mình nữa, rất vô lý, gây bức xúc.
Vậy tức ngài đang ám chỉ đến việc đất đai địa chủ phong kiến - thực dân là đất đai mà cha ông họ làm ra ,việc chia lại ruộng đất là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân hay không ??? Theo tôi biết ở Bạc Liêu thời Pháp thuộc địa chủ chiếm 2% dân số nhưng lại có đến 95% ruộng đất cũng là tài sản tư hữu được bảo vệ đúng không ??? vậy thì tôi nghĩ ngài khi nhắc đến chữ " tướng " của mình chắc phải nhục lắm vì nhài đã đang tâm cống hiến gần cả cuộc đời để chống lại nhân dân nhỉ ?! Hoang đường ,nếu phủ nhận chia lại ruộng đất ,nếu phủ nhận thành quả của cải cách ruộng đất nếu mong muốn duy trì chế độ đất đai của Pháp mà như tôi nói ,đi ngược lại với truyền thống dân tộc và ước nguyện của nhân dân thì ngài Nguyễn Trọng Vĩnh có được ngồi ở đây mà nói nhàm hay đang làm tá điền cho một điền chủ nào đó rồi ?\
Thứ 3 ngài nói :
Là một nguyên nhân quan trọng đẻ ra tham nhũng tràn lan. Chính quyền từ cấp xã trở lên đều có thể nhân danh “nhà nước” cấp đất, thu hồi đất, bán đất làm giầu.
Ngài nói đến công hữu ruộng đất là nền tảng của tham nhũng . Tôi cảm thấy ngài nói hay như là " Ăn cơm là nền cảng của cái chết " và khuyên chúng ta không ai nên ăn uống gì cả ,chỉ ngồi không hít khí ,mà theo mệnh đề của ngài có lẽ cũng có " hít khí là nền tảng của cái chết " ấy nhỉ . Xin hỏi ngài ,nếu như ruộng đất không được công hữu ,tức không được chia đều cho nhân dân thì  đất đai sẽ tập trung vào thiểu số cá nhân nhỉ . Tôi laiji nghĩ đến sự so sánh giữa Cuba và các quốc gia lân bang . Chúng ta hay thử nhìn Cuba cải cách ruộng đất ,chia ruộng đất với những quốc gia ruộng đất thuộc về thiểu số người xem ở đâu năng suất nông sản cao hơn . Chính quyền hiện nay đã xóa bỏ thuế nông nghiệp ,xóa bỏ thuế cho đất canh tác nông nghiệp , vậy tức nếu như ngài thừa nhận là không cải cách ruộng đất ,công hữu ruộng đất và bình quân ruộng đất ,những địa chủ chẳng có việc gì phải cống hiến cho xã hội trong khi họ vẫn bóc lột người lao động đúng không ? Vậy thì quan điểm của ngìa là ủng hộ thành quả lao động và giá trị lao động của tuyệt đại đa số nông dân Việt Nam hay ủng hộ những người giàu có nhiều ruộng đất ( có thể xảy ra khi không có cải cách ruộng đất và bình quân ruộng đất ) ???

 Thứ 4 ngài nói đến :
  – Có thể nói là tội ác khiến bao gia đình nông dân mất nguồn sinh sống thành cầu bơ cầu bất.
Vâng ,quả thật là tội ác cho trí não bé bỏng của ngài . Ngài Nguyễn Trọng Vĩnh nói câu trên dựa trên quan điểm gì ,hiện tượng gì ??? Hiện tượng xảy ra sau cải cách ruộngđất ư ? Khi đó thì bao nhiều người nông dân đang hăng xay lao động kiến quốc ,chắc tay súng ,vững tay cầy trên những cánh đồng hợp tác xã . Hay gần thời đó hơn khi nông dân vừa được chia ruộng đất ,họ đang lao động miệt mài . Chỉ có 1 loại gia đình li táng ,có 1 loại người lưu vong ,đó là những kler có nợ máu với nhân dân .Còn nếu ngài nói đến xã hội hiện nay khi đất đai được thu lại để xây dựng khu công nghiệp . Vâng ,và họ có tiền đền bù . Nhưng tại sao tiền đền bù đó không cao ??? Đơn giản vì nó là tài sản của toàn dân vag giao cho người đó canh tác ,khi được giao đất họ không mất tiền,vậy làm sao được hưởng tiền khi đền bù . Còn chính những người dân đó ,xin thưa ,hoặc họ phát triển buôn bán ,hoặc học nghề để làm công nhân , đó chính là một hiện tượng hiển nhiên xuất hiện từ lâu rồi ,nhất là khi làm nông không đủ đáp ứng như cầu chi tiêu hằng ngày .
Thứ 5 ngài ủng hộ những kẻ phạm tội
– Là nỗi oán hận chứa chất trong lòng dân, làm mất lòng tin vào lãnh đạo và chính quyền, nếu tiếp tục có thể “tức nước vỡ bờ”, tiếng súng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết là lời cảnh báo.
 Vậy tôi thử hỏi ngài ,ngài có thể biết đọc và còn có thể đọc thì ngài hãy vào blog Tiên Lãng để đọc những bài có liên quan về vấn đề này ,đơn giản vì tôi không cần nói nữa khi đã có quá nhiều bài viết rồi .
Thứ 6 ,tôi khá ấn tượng với đề nghị mà ngài viết
Tôi đề nghị Chủ tịch và các vị đại biểu lắng nghe ý kiến thực của dân, vì lợi ích của dân mà các vị đại diện khi thảo luận Hiến pháp sửa đổi. Cụ thể tôi đề nghị Quốc hội với chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước sửa điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thành “đất đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể.
Tôi có thể cam đoan rằng những câu trên của ngài lấy âm hưởng từ nền kinh tế nhiều thành phần mà chúng ta đã và đang xây dựng . Tuy nhiên ngài hình như không hiểu bản chất vấn đề rồi , tôi hỏi từ 20 năm nay ngìa có tiếp xúc với người nông dân nào không để biết được suy nghĩ và vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay . Vâng ,nó không phải đơn thuần là sở hữu mà nhiều vấn đề khác .
Tôi đã có hân hạnh được đọc một bài khác của tác giả Hồ Nguyễn Quân đề cập đến câu trả lời này :
Trước hết đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là tài nguyên đặc biệt của mọi quốc gia, không những là tư liệu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… mà còn là tài sản quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển công nghiệp và phục vụ lợi ích công cộng. Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số là nông dân, nguồn sống chủ yếu từ đất đai, sở hữu toàn dân tức là mỗi người dân đều có quyền, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý Nhà nước về đất đai, bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả. điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình phân phối công bằng, ngăn ngừa khả năng số ít chiếm dụng phần lớn đất đai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận bình đẳng và trực tiếp với đất đai, xóa bỏ tình trạng dùng độc quyền sở hữu đất đai với mục đích bóc lột người sử dụng đất. 
Quy định đất đai là sở hữu toàn dân là cần thiết vì đất đai gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đất đai là xương máu của nhiều thế hệ, cho nên không được lơ là quan điểm "đất đai là sở hữu của toàn dân". Quy định này cũng là sự khẳng định và ghi nhận thành quả cách mạng về đất đai của dân tộc ta. Trên thực tế, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện hành đã bảo đảm cho người sử dụng đất đai, chủ yếu là nông dân có các quyền cần thiết như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả cho cuộc sống…
Xét về quan điểm khoa học pháp lý về sở hữu đất đai có thể thấy, không có một hình thức sở hữu nào trên thế giới về đất đai có ưu điểm tuyệt đối hoặc nhược điểm tuyệt đối. Ngay ở tại các nước lựa chọn hình thức đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân thì vẫn có vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều tiết đối với sở hữu đất đai. Từ thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định một trong những bài học kinh nghiệm lớn là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc, chế định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, là nguồn lực quan trọng để phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy, chế định sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta là phù hợp với thể chế chính trị cả về lý luận khoa học cũng như thực tiễn.
 Hồ Nguyễn Quân

=================================================================
Toàn văn bức thư của tướng Vĩnh
Hà Nội, ngày 23/19/2013
Kính thưa Chủ tịch Quốc hội;
Kính thưa các vị đại biểu.
          Nhân dịp Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, tôi xin đề đạt mấy ý kiến về điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” như sau:
          Nước ta là nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân.

          Trong thời kỳ vận động cách mạng bí mật dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cầy”; nhân dân, nhất là nông dân tràn đầy hi vọng, theo sự lãnh đạo của Đảng làm nên Cách mạng tháng 8/1945.
          Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1953, Đảng thực hiện giảm tô, tiếp theo chia công điền cho nông dân nghèo. Con em nông dân phấn khởi tự nguyện đi bộ đội giết giặc, (lúc chưa có luật về nghĩa vụ quân sự), hăng hái đi dân công tiếp tế chiến trường, chúng ta mới có chiến thắng Điện Biên Phủ.
          Năm 1955, Cải cách ruộng đất, 1956 phát hiện sai lầm nghiêm trọng, Hồ Chủ tịch tự phê bình công khai đứng ra xin lỗi dân, Tổng Bí thư Trường Chinh từ chức, sửa sai, ruộng đất vẫn là tư hữu.
          Sau khi hoàn thành Độc lập thống nhất, chúng ta chủ trương xây dựng XHCN theo mô hình Stalin, nên Hiến pháp năm 1980 mới ghi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”.
          Do mô hình XHCN Stalin không thích hợp, kìm hãm sản xuất, đời sống nhân dân khó khăn, cộng với đặc quyền đặc lợi của giới lãnh đạo nên Liên Xô tan rã, cả hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ. Điều đó chứng tỏ XHCN kìm hãm xã hội phát triển, không hiện thực, vậy chúng ta vẫn giữ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” còn có ý nghĩa gì?
          Chính cái điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” mang tính chất tước đoạt, rất vô lý đã là một nguyên nhân sinh ra biết bao tệ hại, tiêu cực.
          – Đất đai của người dân do ông cha để lại hoặc tích cóp mua được không còn là của mình nữa, rất vô lý, gây bức xúc.
          – Là một nguyên nhân quan trọng đẻ ra tham nhũng tràn lan. Chính quyền từ cấp xã trở lên đều có thể nhân danh “nhà nước” cấp đất, thu hồi đất, bán đất làm giầu.
          – Có thể nói là tội ác khiến bao gia đình nông dân mất nguồn sinh sống thành cầu bơ cầu bất.
          – Là nỗi oán hận chứa chất trong lòng dân, làm mất lòng tin vào lãnh đạo và chính quyền, nếu tiếp tục có thể “tức nước vỡ bờ”, tiếng súng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết là lời cảnh báo.
          Tôi đề nghị Chủ tịch và các vị đại biểu lắng nghe ý kiến thực của dân, vì lợi ích của dân mà các vị đại diện khi thảo luận Hiến pháp sửa đổi. Cụ thể tôi đề nghị Quốc hội với chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước sửa điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thành “đất đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể.
          Được thế là công bằng, dân chủ, sẽ loại bỏ những tệ hại, tiêu cực nêu trên đây, tạo được phấn khởi trong nhân dân, khôi phục được một phần lòng tin của dân, góp phần ổn định xã hội.
Kính chào
Nguyễn Trọng Vĩnh

Thư gởi những người hùng chống tiêu cực mới nhú

Chào các bạn !
Xin giới thiệu với các bạn tôi là một người chống phản động . Tôi và các bạn của tôi là
dân đen như mấy chục triệu dân đen xứ này . Chúng tôi làm những gì trong khả năng mà chúng tôi cho rằng có ích với đất nước . Một ngày trôi qua chúng tôi cũng cày cuốc kiếm cái bỏ vào mồm như mọi người . Thời gian it ỏi còn lại chúng tôi online và quan tâm đến bọn phản động . Chúng tôi ăn dầm nằm dề facebook/Blog của các nhà rân chủ . Đảo qua dảo lại các ổ chống Cộng gia truyền như Danluan, Thanh Niên Công Giáo , Đàn Chim Việt…. Các mõ làng chống Công BBC, RFA, VOA …chúng tôi ghé thăm mỗi ngày . Cái chúng tôi muốn biết là bọn chúng đang chống phá đất nước chúng ta như thế nào và chúng tôi lên tiếng phản đối các hành vi đó , chúng tôi lật mặt âm mưu đen tối xấu xa của chúng dưới rừng câu chữ mượt mà mị dân của chúng . Đọc hiểu , phân tích từng đó thông tin, bài viết làm mất khá nhiều thời gian của chúng tôi
Đất nước của chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức : thiên tai, suy thoái kinh tế , tham nhũng, tiêu cực…vvv và các nhóm chống phá đất nước . Một công dân tốt trước hết là phải tôn trọng luật pháp , thứ đến là đóng góp cho đất nước những gì trong khả năng. Không ai ép các bạn phải làm thế này thế nọ. về phần chúng tôi, chúng tôi chọn mặt trận chống phản động vì hợp với sức mình . Chúng tôi và “Hội Những người ghét bọn phản động” hoạt động đúng theo tiêu chí đã đề ra ban đầu : đối đầu với phản động.
Tiêu cực là vấn đề nhức nhối của đất nước chúng ta . Các bạn búc xúc , chúng tôi cũng búc xúc. Các bạn chửi nhà nước tiêu cực, quan chức tham nhũng. Các bạn sử dụng tự do ngôn luận của các bạn, điều đó bình thường thôi. Thế nhưng các bạn búc xúc vì chúng tôi không hùa theo chửi cùng các bạn , các bạn kết tội chúng tôi thờ ơ với xã hội , thậm chí bao che cho nhà nước .
Thưa các bạn ! Với một người cầm bút . khi đặt bút xuống chúng tôi luôn phải nhắc nhở mình hai điều : viết đúng sự thật , khách quan và chặt chẽ. Nếu phải chửi nhà nước , chúng tôi cũng chửi bằng ngòi bút của mình chứ không chửi đổng xả stress kiểu hàng tôm hàng cá. Như đã nói ở trên, bọn phản động làm chúng tôi tốn khá nhiều thời gian và mệt não . Chúng tôi không có thời gian chửi nhà nước một cách “chất lượng” vì đòi hỏi phải phân tích , xử lý nhiều thông tin
Các bạn thích chửi Nhà nước kiểu gì điều đó chúng tôi không quan tâm nhưng các bạn đừng đòi hỏi chúng tôi phải như các bạn. Nếu các bạn có tâm huyết với đất nước , tại sao các bạn không lập web, page chất lượng đấu tranh với tiêu cực? các bạn hoàn toàn có thể làm điều đó cơ mà . Các bạn không làm phải chăng vì các bạn thích chửi đổng chứ không thích động não chửi sao cho chất , cho thấm , thuyết phục được người khác và gợi mở một giải pháp khắc phục ? Các bạn thật mâu thuẫn , các bạn tự cho mình tâm huyết với đất nước nhưng chả chịu động não mà chửi, chửi sao cho có ích . Các bạn bắt người khác làm điều các bạn muốn ,có vô lý lắm không ?
Thưa các anh phản động, nếu như các anh đọc được thư này , xin nhắn các anh một điều : nếu các anh chửi nhà nước đúng cách,khách quan , chửi vô tư để xây dựng thì tôi đây hoan nghênh các anh .Không những hoan nghênh các anh , tôi còn cảm ơn các anh nữa , vì tôi có thêm thời gian giải trí trên nternet chứ không phải mệt đầu vì các luận điệu xuyên tạc , bóp méo , bôi đen của các anh
Kính thư
BBĐ

nguồnTường nhà Bao

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

Thưa các bạn, hàng ngày các bạn lên mạng Internet, các bạn sẽ thấy đầy rẫy thông tin của cá nhân này, nhóm kia giống như nhóm “Tuyên bố 258” đang nhân danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, đấu tranh đòi “dân chủ, nhân quyền” cho nhân dân Việt Nam, lên án Đảng, Nhà nước đàn áp tự do ngôn luận, báo chí, người bất đồng chính kiến…Nhưng các bạn đã thấy họ làm gì vì lợi ích nhân dân Việt Nam chưa ?



Bất cứ khi nào Chính phủ Việt Nam tham gia cơ chế, hội nhập vào một tổ chức quốc tế nào như WTO, TPP, Hội Đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc… họ đều phản đối kịch liệt với đủ thứ “cáo trạng” được đưa ra xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền để vận động quốc tế tẩy chay Việt Nam, cô lập đất nước, nhân dân Việt Nam.

Họ sử dụng một số người Việt Nam là những người vì một lý do nào đó không thỏa mãn với chính quyền làm “nhân chứng”, làm “hồ sơ nhân quyền” để vu cáo Chính phủ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, để vận động các Chính phủ, Quốc Hội một số nước, tổ chức quốc tế ra dự luật, nghị quyết phê phán Nhà nước Việt Nam, dành ngân sách hỗ trợ cho hoạt động “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” của các cá nhân, tổ chức đó.

Họ được sự hậu thuẫn miệt mài của những cái gọi là “truyền thông quốc tế” như BBC, VOA, RFA, RFI…ngày ngày quảng bá “khách quan” một chiều về những hoạt động của họ dưới cái danh nghĩa phản ánh “phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam”. Họ bày tỏ niềm vui không giới hạn, sự chiến thắng thỏa thuê nếu được chính khách Hoa Kỳ đề nghị xem xét đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay khi các quốc gia khác đưa yêu sách kiểu như đòi trả tự do cho những trường hợp (được nhận diện là người của họ) bị xử lý vì vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam như là điều kiện “thỏa hiệp”, trao đổi lợi ích song phương, đa phương!

Cũng giống như việc Chính phủ Việt Nam đang vận động các nước ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP, việc ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là bước đi, quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm chứng tỏ chính sách hội nhập quốc tế, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, nâng tầm quốc gia, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, người dân được thụ hưởng các quyền lợi căn bản, sống trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Là những người dân thời đại Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của nền độc lập, hòa bình, sự ổn định để xây dựng, phát triển đất nước từ đống tro tàn lịch sử đau thương, khắc nghiệt. Việc Chính phủ Việt Nam thể hiện mong muốn trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc với cam kết quyết tâm thực hiện các mục tiêu thúc đẩy “tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường”, “phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước” như khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ) khi Việt Nam chính thức lần đầu tiên tuyên bố ứng cử thành viên tổ chức này nhiệm kỳ 2014-2016, là đáng được ủng hộ, khuyến khích từ chính nhân dân đất nước mình. Bởi những việc làm này đều nhằm hướng tới đem lại lợi ích thiết thực lâu dài, bền vững cho chính bạn, gia đình của bạn, cộng đồng dân tộc, đất nước Việt Nam của bạn.

Bởi vậy chúng tôi kêu gọi các bạn hãy thể hiện chính kiến ủng hộ Việt Nam ứng cử thành công vị trí thành viên Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, thể hiện sự quyết tâm đồng lòng giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện các lộ trình cam kết về thúc đẩy quyền con người. Đồng thời qua việc làm này, chúng ta cất lên tiếng nói với bạn bè quốc tế tẩy chay một số ít cá nhân, tổ chức nhân danh “người Việt Nam”, núp dưới vỏ bọc “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” phá hoại sự đoàn kết, thống nhất để xây dựng, phát triển đất nước.

Chữ ký xin điền vào mẫu http://tinyurl.com/unghovietnam với đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú và số điện thoại (Lưu ý số điện thoại chỉ dùng để thẩm định, kiểm chứng việc tự nguyện/danh tính ký tên là xác thực, không công khai). Hoặc chữ ký cũng có thể gửi về địa chỉ thư điện tử phanbactuyenbo258@gmail.com . Thời hạn ký tên từ 20h ngày 23/10/2013 đến 24h ngày 10/11/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách này công khai trên các phương tiện truyền thông trong - ngoài nước, gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.

Xin mời đọc bản Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc bằng Tiếng Việt, tiếng Anh kèm theo :https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/permalink/1420768154818356/

HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Địa chỉ Blog http://phanbactuyenbo258.blogspot.com/
Địa chỉ Facebook 
https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com