Khi đọc những đoạn trích lời của ông trên BBC tôi thấy lợm giọng và cảm thấy hoang mang khi một vị trí thức có uy tín như ông khi phát biểu về vấn đề mang tính quốc gia lại khinh xuất hay đúng hơn là võ đoán y như những người hàng chợ không hề am hiểu về tình hình trong nước và quốc tế đến như thế . Và vì là người luôn tôn trọng những trí thức nên tôi viết thư ngỏ này mong ông giải thích những điều mà ông phát biểu .
1.Theo tôi , hành động của Nhà nước Việt Nam là hành động sáng suốt
Ông nói :"Phải chăng là do phải níu kéo quan hệ '16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt', phải níu kéo quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản, để làm sao đó một mặt cố gắng đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng mặt khác vẫn giữ quan hệ đó? "Theo tôi quan điểm đó chưa chắc đã được lòng dân, bởi lẽ đối với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia, lãnh thổ là thiêng liêng, dân tộc Việt Nam đã bao nhiêu thế kỷ chịu nhiều chiến tranh chỉ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó. "Thế thì bây giờ đường lối chính trị của một Đảng không khẳng định điều đó, mà lại vẫn níu kéo vì quan hệ, tôi e rằng sẽ không được sự ủng hộ của nhân dân. "Và điều đó sẽ không thuận lợi trong việc mà hiện nay Việt Nam, trong tình hình nước sôi, lửa bỏng như thế này, toàn dân quyết tâm bảo vệ chủ quyền mà lại có sự chần chừ."" Tôi không hiểu được là tại sao ông luôn khẳng định quan hệ Việt -Trung hiện nay , quan hệ 4 tốt , 16 chữ vàng đó là quan hệ thuần túy của Đảng Cộng sản cũng như ông lại khẳng định việc giữ mối quan hệ Việt Nam- Trung Quốc bình thường hóa nhất có thể là hành động đi ngược với lòng dân , với chủ quyền của dân tộc ? Là một công dân Việt Nam , tôi hoàn toàn có thể hiểu được tâm lý trong nhân dân hiện nay là hoàn toàn bất mãn với hành vi của Trung Quốc vi phạm đến chủ quyền của Việt Nam , cũng là một công dân Việt Nam tôi thấy những việc làm của chính quyền là cần thiết và hợp lý trong hoàn cảnh này . Việc duy trì 16 chữ vàng hay 4 tốt chẳng hề ảnh hưởng đến việc tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam vẫn ngày ngày ngăn cản , tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc phải rút khỏi vùng chủ quyền của Việt Nam . Việc duy trì quan hệ hữu nghị Việt - Trung cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc những chiến sĩ của chúng ta đang chắc tay súng trên những hòn đảo xa hay bên những vùng biên giới heo hút . Vậy tại sao ông lại nói đến hành động của Đảng là níu kéo quan hệ , hay theo ông , Đảng , hay cụ thể là Nhà nước Việt Nam nên đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao kinh tế giữa hai nước để cho hoàn toàn hợp với ý chí của nhân dân (?)
Thực tế tôi hoàn toàn ủng hộ việc giữ quan hệ Việt -Trung , nhất là quan hệ kinh tế tránh khỏi những căng thẳng trên biển Đông , bởi lẽ tôi hoàn toàn có thể hiểu được mức độ ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với nền kinh tế Việt Nam . Quan hệ thương mai năm 2013 Việt Nam xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu, còn nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD, chiếm 23% kim ngạch nhập khẩu. Điều đó cho thấy cán cân xuất nhập khẩu không có lợi cho ta , nhưng điều đó cũng cho thấy vấn đề : nếu như quan hệ kinh tế Việt Nam- Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi căng thẳng trên biển Đông , nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng thiếu hàng hóa , nguyên liệu trầm trọng cũng như việc hàng triệu người nông dân phải đối mặt với tình trọng không bán được hàng hóa , phá sản . Những khó khăn ấy có thể đánh gục nền kinh tế vốn có trình độ sản xuất nội địa hóa èo uột cũng như mất hàng chục năm để khôi phục lại . Vậy hành động của nhà nước , mà ở đây ông cố tình nhấn mạnh là Đảng Cộng sản Việt Nam khi vẫn cố gắng níu kéo quan hệ bình thường với Trung Quốc là hành động mang tính dân túy , là một hành động thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống nhân dân , nông dân và công nhân lao động . Một chính quyền mạnh , một chính quyền tốt là một chính quyền làm mọi việc , nhận mọi tiếng xấu vì nhân dân nước mình chứ không phải là một nhà nước làm việc theo cảm tính , nếu đơn thuần chỉ làm việc theo cảm tính như thế , theo tôi , không nhất thiết cần có nhà nước làm gì ?
2. Tôi không hiểu tại sao ông lại cố gắng hạ thấp tiếng nói lên án của Đảng cộng sản Việt Nam trong căng thẳng ở biển Đông
Ông nói :" "Qua những gì Thủ tướng đã thể hiện qua Hội nghị Thượng đỉnh Asean vừa rồi, cũng như qua những lời tuyên bố của Thủ tướng tại Philippines, cho thấy các tuyên bố của Thủ tướng phản ánh được lòng dân.
"Nó thể hiện ý chí quyết tâm, bản lĩnh kiên cường của người dân, và vì thế cho nên với những gì tôi biết, nhân dân Việt Nam rất ủng hộ tuyên bố khẳng định lập trường của Việt Nam trong câu chuyện Trung Quốc xâm lấn ở Biển Đông và rất ủng hộ Thủ tướng.
"Tuy nhiên, những phản ứng từ các cơ quan liên quan, kể cả Đảng và Quốc hội, thì dường như thông qua báo chí, chúng ta thấy, chưa được mạnh mẽ, ở mức cần phải có, chưa được mạnh mẽ.""
Thực sự cảm thấy hài hước cho một vị giáo sư làm việc ở một viện mang tính nghiên cứu chính trị cao đến như vậy mà không hề biết thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của chúng ta là một Đảng viên chính thức từ ngày 10/3/1968 , vậy tuyên bố của ông trên cương vị thủ tướng chính phủ cũng phản ánh tiếng nói của một Đảng viên .Báo Nhân Dân , cơ quan trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bài viết vô cùng sắc xảo , truyền tải thông tin và lên án với cường độ lớn Phản đối Trung Quốc vi phạm vùng ĐQKT, thềm lục địa của Việt Nam .Báo Quân Đội Nhân Dân cơ quan của Quân Ủy Trung Ương trong gần 1 tháng qua đã ra hàng loạt bài báo lên án Trung Quốc , vạch trần những luận điệu và âm mưu của Trung Quốc ở biển Đông và đối với Việt Nam Như vậy , không biết giáo sư Giao có đọc báo chí của Đảng , của nhà nước hay không ? Hay khi phát biểu trước BBC , đã từ lâu ông không hề cầm tờ báo Nhân Dân ?
3.Việt Nam chưa từng bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào !
Ông nói :""Vấn đề là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tới mức nào, chứ đáng nhẽ khi Philippines tiến hành khởi kiện và đưa yêu cầu này ra, thì chính phủ Việt Nam lúc ấy nên đã cùng với Philippines để tham gia vụ kiện này."Nhưng có lẽ do Chính phủ Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn, kiên trì, hy vọng rằng Trung Quốc sẽ không có những hành vi thô bạo để xâm chiếm các khu vực thuộc vùng biển của Việt Nam, và có lẽ chính vì lẽ đó, Chính phủ Việt Nam chưa quyết định tham gia cùng Philippines,"Sợ rằng, e ngại rằng nếu tham gia cùng với Philippines, rất có thể thúc đẩy nhanh việc xâm lấn của Trung Quốc xuống phía Nam, vào các vùng biển của Việt Nam. "Và hy vọng quan hệ song phương tốt đẹp có thể giúp cho được việc Trung Quốc sẽ không có những hành động xâm chiếm vùng biển của Việt Nam."Thế nhưng rất tiếc, thực tế cuộc sống đã cho thấy tính toán đó đã sai lầm. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mưu toan và ý đồ bá chủ cũng như các bước đi của họ tiếp theo để xâm lấn, thôn tính xuống phía Nam Trường Sa và ở trong Biển Đông."
Ông Giao nói: "Ở thời điểm này, trước tình hình như thế, tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có một quyết đoán, có một quyết định cùng với Philippines, hợp tác với Philippines, trong vụ kiện mà Philippines đã đưa ra trước trọng tài quốc tế "Theo tôi, đấy cũng là một động thái về mặt pháp lý có thể nói là rất cần thiết để tăng cường sức mạnh trong việc đẩy lùi giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, cũng như đối phó lại với những hành vi xâm chiếm của Trung Quốc."
Trước hết chúng ta khẳng định việc Việt Nam không kiện cùng Phi lip pin ngay khi họ bắt đầu khởi kiện vì chẳng có bất cứ điều bắt chúng ta phải làm như thế cả , một lần kiện liên danh Việt Nam -Phi Lip Pin cũng hoàn toàn không mang tính chất nào hơn so với hai lá đơn riêng rẽ Việt Nam và Phi Lip Pin .
Thứ hai , Chúng ta chưa hề và chưa mong mỏi ,hi vọng bất cứ điều gì từ phía Trung Quốc , một đất nước đã đem quân xâm lược chúng ta từ năm 1979 , chiếm đảo của chúng ta từ năm 1974 và 1988 hoàn toàn không cho chúng ta bất cứ điểm tựa nào để tin tưởng , nhất là khi Việt Nam từ trước đến nay không phải là những kẻ cả tin như quý ngài giáo sư . Điều khiến cho chúng ta không khởi kiện hay đúng ra là chưa khởi kiện vì nếu như hành vi ngồi đợi quan sát vụ kiện của Philipin sẽ có lợi hơn để khi chúng ta kiện sẽ không thụ động trước Trung Quốc , điều mà giới luật gia của Việt Nam vốn kém trong khoản kiện cáo quốc tế .
Cuối cùng , việc kiện cáo hay không kiện cáo chỉ mang tính chất ngoại giao , vấn đề sẽ phải giải quyết trên thực địa , Việt Nam và Trung Quốc có thể ví như hai nhà láng giềng nhưng hoàn toàn không phải vụ kiện này giống như vụ kiện giữa hai nhà láng giềng vì tranh chấp đất đai , bởi lẽ , cơ quan trong tài quốc tế không thể bắt Trung Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa và vài đảo ở Trường Sa nếu như chúng ta thắng kiện , thực tế từ lâu , hai quốc gia chỉ có thể giải quyết tranh chấp thông qua thực địa và tòa án quốc tế chỉ đóng vai trò là cơ quan hòa giải không có cơ quan thực thi kết quả phán quyết .
Đấy là ba điểm tôi hoàn toàn không thể hiểu được mong ông Hoàng Ngọc Giao , phó giáo sư , tiến sĩ , giải thích .
Hữu Chí
Nguồn
ông Giao tiếp tay cho phản động rồi
Trả lờiXóa