Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Trung Quốc thất bại tại Đối thoại Shangri-La, sự nhu đúng lúc của Việt Nam

Đoàn Việt Nam thắng lớn ở Đối thoại Shangri-La: Trên mạng, một số rận chủ bày tỏ hoài nghi về bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh, cho rằng phát biểu có phần "mềm", "nhũn" quá trước một Trung Quốc hung hăng. MTTS lại cho rằng, Đoàn Việt Nam đã thắng lớn tại Shangri-La. Cụ thể như sau:
- Đây là lần đầu tiên, Trung Quốc đem quân hùng, tướng mạnh đến Shangri-La. Có Phó Oanh (Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội TQ, hàm Bộ trưởng), vốn là mụ đàn bà giỏi đấu võ mồm đệ nhất Trung Hoa; có Trung tướng Vương Quán Trung, kẻ phụ trách tác chiến, nắm giữ thực quyền của Quân đội Trung Quốc. Phó Oanh lẫm liệt như thế nhưng bị các đoàn Mỹ, Nhật, Pháp cùng Khối ASEAN, các phóng viên quốc tế quần cho tơi tả, chẳng nói được câu nào nên hồn. Vương Quán Trung hống hách, trịch thượng như thế (không thèm bắt tay Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản), nhưng bài phát biểu chẳng được ai hưởng ứng, dù lồng lộn chỉ trích Mỹ, Nhật nhưng bị cả hội trường quay mặt cười mỉm.
- Đây là lần đầu tiên, tất cả các bài phát biểu dù công khai chỉ đích danh (như Bộ trưởng QP Mỹ), hay chỉ rõ mà không thèm nêu tên (như Thủ tướng Nhật)...thì Tàu đã bị đánh hội đồng. Bộ mặt ăn cướp của Tập cận Bình hiện lên rõ mồn một qua phát biểu của các đoàn. Trong khi bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh được hoan hô như sấm dậy, thì không có một ai chia sẻ quan điểm của Trung Quốc, kể cả nước chủ nhà Singapore, vốn là đất nước trung lập, nói tiếng Tàu. Nói tóm lại, tất cả mọi đoàn đều ủng hộ Việt Nam và phản đối hoặc không đồng tình với Trung Quốc.
- Lấy nhu chế cương là mưu kế kỳ diệu để các nước nhỏ tồn tại bên cạnh đế quốc. Đại tướng Phùng Quang Thanh năm 21 tuổi đã chỉ huy trung đội đánh tung hoành ngang dọc trên đường 9 khiến quân Mỹ-ngụy hồn xiêu, phách lạc. Tướng Mỹ và Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1971 còn phải đưa vào giáo trình đào tạo sĩ quan cái tên Phùng Quang Thanh và dạy cấp dưới, khi ra chiến trường mà đụng phải đơn vị Phùng Quang Thanh thì tốt nhất hãy bỏ chạy thoát thân. Cái DŨNG của Đại tướng Phùng Quang Thanh là dũng quán thiên hạ, nhưng ông không nói cho sướng miệng, cho thuận tai dân (đang bị ức chế bởi giặc Tàu), ông nói năng cẩn trọng, đúng sách lược của Đảng. Tuy nhu mà cương, khiến cả thế giới hiểu Việt Nam. Đó là đại TRÍ, đại NHÂN, đại NGHĨA. Đó là ĐẠI THẮNG.
Mã Tùng- PV QDND
Xem thêm
Anh hùng Phùng Quang Thanh
Toàn văn bài phát biểu của đại tướng Phùng Quang Thanh
Thưa Ngài Chủ tịch, Tiến sĩ Giôn Chíp-mơn!
Thưa toàn thể các quí vị!
Thay mặt Đoàn đại biểu Quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam, tôi chân thành cám ơn Chính phủ và Bộ Quốc phòng Xin-ga-po cùng Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 đã dành cho tôi cơ hội tham dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể này!
Thưa các quí vị!
Trước hết, chúng tôi bày tỏ sự đánh giá cao thông điệp về “chính sách hòa bình tích cực” của Nhật Bản được Thủ tướng Shinzo Abe (Sin-dô A-bê) trình bày tối hôm qua.
Cũng tại Diễn đàn này năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển tới cộng đồng quốc tế một thông điệp về “lòng tin chiến lược”, trong đó đã nhấn mạnh rằng “lòng tin là khởi nguồn của mọi quan hệ hữu nghị, hợp tác; là liều thuốc hiệu nghiệm để ngăn ngừa những toan tính có thể gây ra những nguy cơ xung đột. Lòng tin cần được nâng niu vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”.
Sau một năm nhìn lại, chúng ta thấy thế giới và khu vực vẫn còn nhiều căng thẳng và tiềm ẩn các nguy cơ xung đột, hoặc chiến tranh như chúng ta đang chứng kiến hàng ngày, hàng giờ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính vì vậy, xây dựng lòng tin vẫn đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết đối với tình hình thế giới và khu vực hiện nay.
Quản lý căng thẳng chiến lược là vấn đề hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, khu vực và thế giới, phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích của các quốc gia, là chủ đề tôi chia sẻ cùng các bạn.
Thưa các quý vị!
Nhìn chung, tình tình thế giới và khu vực hiện nay, hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sự phát triển năng động, tăng trưởng cao và là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư thế giới, tuy nhiên, vẫn tồn tại những căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông và Biển Đông... Đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.
Nguyên nhân của các vấn đề trên, xuất phát từ mâu thuẫn và xung đột lợi ích, dẫn đến sự hoài nghi về thiện chí và lòng tin trong quan hệ, hợp tác, sự cọ sát về lợi ích trong cạnh tranh chiến lược và hành động kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ... vẫn tồn tại, trong khi các bên liên quan vẫn chưa có được các giải pháp xử lý hữu hiệu.
Nguyện vọng chung của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là luôn mong muốn khu vực duy trì được môi trường hòa bình, ổn định, cùng hợp tác phát triển và ngăn chặn không để xảy ra xung đột, chiến tranh.
Tôi cho rằng, để quản lý các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết chúng ta cần có một nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, mà đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của các cường quốc. Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định hợp tác cùng phát triển, phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp Quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp, tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cùng có lợi, không phân biệt quốc gia lớn hay quốc gia nhỏ.
Khi có được nhận thức chung, chúng ta sẽ có nền tảng vững chắc để xây dựng lòng tin. Lòng tin không chỉ được thể hiện bằng lời nói, mà phải bằng hành động cụ thể, bằng những việc làm thiết thực để thúc đẩy sự minh bạch, đối thoại bình đẳng, cởi mở, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn có vai trò trách nhiệm và đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược này.
Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ, lãnh đạo cấp cao của các nước nên hết sức bình tĩnh, kiềm chế, đặt lợi ích của quốc gia trong lợi ích của khu vực và quốc tế; lựa chọn giải pháp hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao để giữ gìn quan hệ hữu nghị giữa các nước.
Trong giải quyết bất cứ một mâu thuẫn hay tranh chấp nào, các bên liên quan cần phải tự kiềm chế, bình tĩnh, nhận rõ bản chất vấn đề thật khách quan và rất thận trọng đưa ra các quyết định. Chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm cho căng thẳng trở thành xung đột. Xử lý căng thẳng trong quan hệ giữa các nước, vai trò của quân đội hết sức quan trọng, quân đội phải kiềm chế, kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của từng người chỉ huy, người chiến sĩ trong chỉ huy, điều khiển vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu như tàu chiến, máy bay...
Trong quản lý căng thẳng chiến lược, thì vấn đề truyền thông có vai trò và trách nhiệm rất quan trọng, đó là đưa tin phải trung thực khách quan, kịp thời với tinh thần xây dựng vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Truyền thông nên tạo ra môi trường thuận lợi để góp phần giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp một cách hòa bình, không nên dùng những lời lẽ kích động, càng không nên kích động hận thù dân tộc, càng không nên làm cho tình hình căng thẳng thêm, hoặc gây áp lực cho lãnh đạo trong quá trình xem xét đưa ra quyết định giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, chúng ta nên phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương. Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương, còn vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên thì giải quyết theo cơ chế đa phương. Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu lầm, hoặc gây hoài nghi cho dư luận.
Hiện nay, chúng ta đang có những cơ chế hợp tác khu vực như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội đồng Hợp tác An ninh châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF), cũng như Đối thoại Shangri-La hôm nay, là những khuôn khổ hợp tác quan trọng về xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lý có hiệu quả xung đột.
Thưa các quý vị!
Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi nhận thức rõ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng hiện nay.
Với chủ trương trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc. Chúng tôi đề nghị Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được hòa bình ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới.
Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, càng không để xảy ra chiến tranh.
Việt Nam rất chủ động, tích cực trong hợp tác quốc phòng với các nước ASEAN như tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, thiết lập đường dây nóng chia sẻ thông tin giữa các nước ASEAN. Ngày 8/6/2014 tới đây, Việt Nam và Phi-líp-pin sẽ tổ chức giao lưu giữa các lực lượng đóng quân trên các đảo Song Tử Đông và Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa, để tăng cường hữu nghị và xây dựng lòng tin cũng như giảm căng thẳng ở khu vực.
Chúng tôi hy vọng vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, các mâu thuẫn, bất đồng sẽ từng bước được giải quyết, duy trì được sự ổn định và phát triển ở khu vực, đóng góp chung cho môi trường hòa bình của thế giới.
Cuối cùng, để kết thúc phần trình bày của mình, một lần nữa, tôi muốn chuyển đến quý vị một thông điệp từ Chính phủ và nhân dân Việt Nam rằng, với truyền thống hòa hiếu và yêu chuộng hòa bình, Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, cùng nhau xây dựng một môi trường hòa bình, thịnh vượng, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của quí vị!

9 nhận xét:

  1. Việc bưng bô nịnh bợ trong trường hợp này là cực kỳ phản tác dụng.
    Bộ trưởng QP VN nói rõ trước bạn bè đang lên án TQ ở Shangri la rằng: "Quan hệ giữa Việt Nam và nước BẠN láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014."
    Buồn cười nhỉ, BẠN bè gì cái thứ xâm lược và xảo trá ấy. Mà VN với TQ làm gì có tranh chấp gì, chúng rõ ràng đang xâm lấn vùng biển chủ quyền của VN theo luật quốc tế mà.
    Em chịu, không hiểu ông Thanh đang chứng minh gì, trong khi các nước đang chứng minh rằng TQ đang ĐƠN PHƯƠNG xâm lược vùng biển hoàn toàn thuộc EEZ VN mà chẳng có tranh chấp gì cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phát triển tốt đẹp? Chúng đang dùng mọi trò tiểu nhân bóp chết nền nông nghiệp và công nghiệp của VN để chúng thống trị nền kinh tế của VN.

      Xóa
    2. Thưa bạn , thứ nhất , Việt Nam đang dùng phương thức ngoại giao để chứng minh cho thế giới thấy , một đất nước có mối quan hệ "tốt đẹp " đến như thế mà những người chủ nghãi bành trướng Bắc Kinh cúng không từ thủ đoạn nào để gây xung đột , ức hiếp , như thế là hành vi như thế nào ?
      Thứ 2 , không biết bạn có nhận thức hay không khi nói mối quan hệ khác mà Việt Trung "đang xấu đi " thực tế tôi đã đi lên cửa khẩu tỏng mấy ngày vừa qua , người đi lại vẫn rất bình thường , hàng hóa cửa khẩu giảm đi đôi chút nhưng theo các tiểu thương ở đấy nói do không buôn hàng lậu từ TQ về được , biên phòng làm rất chặt . Vậy, quan hệ ngoại giao chưa bị hạ cấp , quan hệ kinh tế vẫn diễn ra bình thường thì không gọi là tốt đẹp thì gọi là gì ?
      Bạn bè gì thứ xâm lược ? =)) có lẽ bạn không hiểu nhưng Việt Nam sẽ vẫn là bạn bè với TQ , cũng như bạn bè với mọi quốc gia nào trên thế giới cho đến khi Bí thư quyết định đánh , chủ tịch ra lệnh tổng động viên thì đạn đã lên nòng ở biên giới rồi !

      Xóa
    3. =)) có lẽ bạn không hiểu nhưng Việt Nam sẽ vẫn là bạn bè với TQ

      ĐKM, khi nào lũ chó bán nước sụp đổ, tao sẽ bắt mày thiêu sống trước mặt nhân dân để đền tội.

      Xóa
    4. Trước khi cái gì đó có thể sụp đổ thì tôi cũng đã biết tôi đang phải nói chuyện với 1 người thất học như thế nào thưa bạn Nặc danh22:10 Ngày 02 tháng 06 năm 2014
      "=)) có lẽ bạn không hiểu nhưng Việt Nam sẽ vẫn là bạn bè với TQ , cũng như bạn bè với mọi quốc gia nào trên thế giới cho đến khi Bí thư quyết định đánh , chủ tịch ra lệnh tổng động viên thì đạn đã lên nòng ở biên giới rồi !"
      Xin lỗi nhưng bạn có vấn đề về đọc hiểu =))

      Xóa
  2. Cơ may cho Việt Nam đến từ Shangri la, một hội nghị an ninh toàn cầu được tổ chức tại Singapore, nơi Trung Quốc phải chịu những đòn lên án nặng nề từ hầu hết các nước tham dự do dã tâm xâm lược của nó. Việt Nam đến hội nghị với sự dẫn đoàn của ông Phùng Quang Thanh, đương kim bộ trưởng Quốc Phòng. Thông điệp của ông Thanh khá mù mờ và méo mó, khiến nhiều nước tham dự hội nghị không rõ Việt Nam đang thực sự muốn gì. Dường như xuyên suốt tham luận của ông Thanh, chỉ là mong muốn Trung Quốc kéo giàn khoan về, còn mọi thực trạng giữa Trung Quốc với Việt Nam hiện tại đều đáng hài lòng, như nhận xét ông ta nhiều lần nhất mạnh. Vị đại tướng béo tốt này có vẻ không tính đến thực tế bất lợi gần như tuyệt đối trong giao thương với Trung Quốc của Việt Nam hiện nay. Ông ta có vẻ cũng không tính tới thực tế là nhiều quốc gia khác đang muốn liên minh hay hỗ trợ Việt Nam, sẽ phai e ngại thực tế bị Việt Nam bán đứng nếu Trung Quốc chìa tay ra giúp xoa dịu để Việt Nam duy trì nguyên trạng sau khi đọc diễn văn của ông ta tại hội nghị. Cảm giác rõ nét nhất là tính rối rắm trong thông điệp của ông Thanh. Có thể nói viên tướng béo tốt này có ít khí chất của một quân nhân nhất so với những người tiền nhiệm của ông ta, vốn đều từng được tôi luyện trong các cuộc chiến chống ngoại xâm liên tiếp của Việt Nam trong thế kỷ 20.
    Nguồn: Lãng blog

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hoàn toàn có thể viết được chứ không nhất thiết phải đi cop một đoạn viết như thế , tuy nhiên tôi có thể chỉ cho bạn thấy thế giới hiểu Việt Nam đang muốn gì :
      "ư sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
      Chúng tôi nhận thức rõ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng. Việt Nam nhất quán chủ trương kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc; và Thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung, giữ gìn hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giữ ổn định chính trị để tập trung phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, thông qua con đường đối thoại ở nhiều cấp, nhiều ngành với Trung Quốc để làm giảm căng thẳng hiện nay."
      Đoạn đó chính là đoạn phơi bày hết toàn bộ sự thật là Trung QUốc đang làm gì , âm mưu gì và việc làm đó vi phạm những nguyên tắc nào giữa 2 nước , nguyên tắc quốc tế nào ?

      Xóa
    2. "Với chủ trương trên, Việt Nam rất kiềm chế, không sử dụng máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo... mà chỉ dùng tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển và tàu cá của ngư dân, phối hợp với lực lượng chấp pháp để bảo vệ chủ quyền, không chủ động đâm va, không phun vòi rồng vào các tàu của Trung Quốc."
      "Tôi cho rằng, quân đội hai nước phải hết sức kiềm chế, tăng cường hợp tác với nhau, kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động không để có những hành động ngoài tầm kiểm soát. Quân đội hai nước phải thể hiện vai trò tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước xử lý thỏa đáng vấn đề một cách bình tĩnh, kiên trì, để không xảy ra xung đột, càng không để xảy ra chiến tranh."
      Ở đoạn trên Việt Nam đã cho cộng đồng quốc tế thấy Việt Nam luôn tôn trọng hòa bình , luôn tôn trọng giải pháp hòa bình trong khu vực , điều đó càng làm tôn cao giá trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế nhất là so với những tuyên bố hung hăng , hiếu chiến của Trung QUốc tại hội nghị . Điều này cũng cho thấy là nếu như chiến tranh có xảy ra thì lỗi LUÔN LÀ LỖI CỦA TRUNG QUỐC , làn cho họ không thể nào vu oan cho ta nhưng việc họ đã vu trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

      Xóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !