Trong thời Tống , triều đình thường tổ chức tuần tra trên biển , trong đó đã thi hành thẩm quyền với Tây Sa .Trong thời Nguyên , một đài quan sát đã được đặt trên các đảo Tây Sa . Thời Minh , Thanh đặt Tây Sa thuộc quyền quản lú của họ , hải quần thường xuyên tập trận cũng như thực thi chủ quyền . Trung Quốc hiện nay kế thừa chủ quyền quần đảo Tây Sa từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949.
Thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam Dung Van Khiem đã nói " Theo các dữ liệu mà Việt Nam có , Tây Sa , Nam Sa nên là của Trung Quốc " ( để sau nói tiếp ) . Tháng 9 năm 1958 , thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã ghi nhận quyền 12 hải lý của Trung Quốc ( để sau nói tiếp ) vì vậy đã tán thành cả chủ quyền hai quần đảo của Trung Quốc .
Chính phủ Việt Nam đã kích động , khuyến khích để nhân dân chống lại Trung Quốc nhằm lảng tránh những vấn đề trong nước . Chính phủ Việt Nam đã không thể kiểm soát được các cuộc biểu tình gây hại cho 4 công dân Trung Quốc và gây thiệt hại cho nhiều công ty . Chính phủ Việt Nam nên có trách nhiệm bồi thường thương vong và thiệt hại đó .
Với việc làm kiên quyết không cho Trung Quốc được phép khai thác trên quân đảo Hoàng Sa , Việt Nam đã ngăn cản lợi ích của Trung Quốc trên vùng biển này . Có nhiều người đã cho rằng hành động của Trung Quốc là kém khôn ngoan khi đưa giàn khoan 981 ra biển Đông ngay trong thời kì hoạt động ngoại giao thường niên của các nước ASEAN cũng như ngay khi Tổng thống Mỹ Obama đến thăm các quốc gia trong khu vực .Nhưng người khác cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một âm mưu chiến lược ở biển Đông . Tuy nhiên thực tế Trung Quốc đã lập kế hoạch này hàng thập niên và không có bất cứ âm mưu nào khác ngoài việc khai thác năng lượng .
Thực tế , Việt Nam đã nắm các cơ hội thông qua chính sách hướng đông của Mỹ cũng như các bàn đàm phán ngoại giao trong khu vực để lên án Trung Quốc . Thực tế hành động của Mỹ chỉ là tái chiến lược , vì lợi ích riêng của Mỹ ở ASEAN . Sau khi Trung Việt đối đầu trên biển , Mỹ chỉ trích Trung Quốc nhưng hoàn toàn làm ngơ những hành động "nguy hiểm " của Việt Nam ngay trên thực địa . Các nước ASEAN làm ngơ cho hành động của Việt Nam .
Việt Nam đã đạt được mực đích mà họ đã đề ra .
Hành động của Việt Nam đã đi ngược lại những tôn chỉ giữa hai quốc gia là láng giềng thân thiện , hợp tác quan hệ cùng có lợi và giải quyết trên nguyên tắc hòa bình ở biển Đông Việt Nam . Năm 2011 , Việt Trung đã kí một văn kiện thỏa thuận giải quyết dựa trên hòa bình , hòa hợp và tìm kiếm đồng thuận chung ,, Trung Quốc nghĩ việc làm đó sẽ giống như việc giải quyết những căng thẳng tranh chấp trên Vinh Bắc Bộ mà hai nước đã đạt được .
Tuy nhiên Việt Nam đã không thực hiện đúng điều đó .
Mặc dù đã đã có tiến bộ lớn trong việc đàm phán giữa hải bên , Việt Nam đã bỏ qua mối quan hệ song phương hữu nghị cùng như hòa bình và ổn định trong khu vực để lật ngược lại bàn đàm phán .
Chính phủ Việt Nam không thể trốn tránh trách nhiệm vì nhũng sự kiện trê , cần phải bồi thường và xin lỗi nhân dân Trung Quốc
Tác giả là một chuyên gia về China Institutes of Contemporary International Relations .
Phần 2: Phản bác của tôi về bài viết :MỘT SỰ THẤT BẠI CỦA DUREX
Thứ nhất : Tác giả nói đến chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa Việt Nam nhưng không hề đề cập đến một giai đoạn cụ thể nào ,nếu nói Trung Quốc xã lập quyền ở đây từ thời Hán , vậy Việt Nam cũng là thuộc địa của Trung Quốc từ thời Hán , bởi vậy ,quyền chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa vào thời kì này cũng tương đương với quyền chủ quyền của Việt Nam vào thời điểm này , không hơn , nếu xét theo luận điểm đó . Trên thực tế Giao Chỉ bộ hay Giao Châu hiện nay đa phần thuộc về chủ quyền Việt Nam , trong 9 châu thì đa phần lãnh thổ hiện nay thuộc về nước Việt Nam độc lập , vậy chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa có lý hơn là chủ quyền của Trung Quốc . Đấy là nói đến sự chiếm lĩnh . Còn nói đến việc xáp lập chủ quyền của Trung Quốc là dựa vào quan điểm người Trung Quốc đã "phát hiện " ra vùng đất này ,quả thật đây là thông lệ quốc tế , thông lệ của những quốc gia thực dân trước kia mà chính bản thân nó đã kết thức vào thế kỉ 20 dưới sự kiện Điện Biên Phủ năm 1954 , chẳng lẽ Trung Quốc muốn lật lại lịch sử và tự biến mình thành một tên hề thực dân ?
Hoàng Sa , Trường Sa ở đâu ??? |
Thứ Hai , có lẽ Trung Quốc và các bạn dân chủ sẽ ăn mừng vì việc ông Dung Van Khiem nào đó nói về việc công nhận Hoàng Sa , Trường Sa là của Trung Quốc , Tuy nhiên xin lỗi nhưng ngài học giả cũng nên biết là Việt Nam thời đấy chẳng có ông Dung Van Khiem nào cả , thật là thất bại cho cho quý chuyên gia nào đó . Còn nếu muốn nói đến Đồng chí Ung Văn Khiêm , thì xin lỗi vì đó chỉ là nói miệng hoàn toàn hoang tưởng và không có bằng chứng . CÒn về tuyên bố của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có quý nhiều người bàn đến nên tôi xin phép miễn đề cập .
Thứ Ba , Tác giả cố gắng thể hiện cho nhân dân Trung Quốc và thế giới thấy Việt Nam là một con hổ hung hăng , tuy nhiên , khốn thay , chính việc chỉ biết nói không hề có căn cứ đã làm cho mọi người cảm thấy hài hước khi Việt Nam luôn kêu gọi hòa bình . Chính đại tướng Phùng Quang Thanh cũng lên án Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam chứ không có bất cứ lời lẽ chửi bới hay ảnh hưởng gì đến tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước cả , Trung Quốc sai , Việt Nam chỉ trích cái sai của Trung Quốc nhưng không chỉ trích nhân dân Trung Quốc . Còn về hành động bạo động của công nhân Việt Nam , Việt Nam đã xin lỗi và có những hình thức hợp lí để ngăn chặn , thiện ý ấy đã được các công ty Nhật Bản , Hàn Quốc , Đài Loan chấp nhận , hành động biểu tình của nhân dân Việt Nam LÀ HÀNH ĐỘNG HOÀN TOÀN HỢP PHÁP của Việt Nam ,không cần và không bao giờ phải xin lỗi Trung Quốc !
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa