Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Bộ mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma

PHẦN I
Đây là bối cảnh của cuộc đấu tranh ở Tây Tạng và làm thế nào mà Mỹ đã dựng Đạt Lai Lạt Ma để theo đuổi cuộc đấu tranh ý thức hệ của họ. Ở Mỹ nhiều người không hiểu rõ đã kinh ngạc bởi triết lý của ông ta về "hòa bình" và "bất bạo động". Bài viết này sẽ vạch trần sự thật với màu sắc thực và mục đích của Lạt Ma, tại sao Mỹ đã cho ông ta giải Nobel và nhiều hơn nữa. Tác giả Kalovski Itim - câu chuyện thật của cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao ở Tây Tạng, trong khi các Đạt Lai Lạt Ma cai trị: địa ngục trên Trái đất.

Đây là triết lý “bất bạo động của Đạt Lai Lạt Ma. Ông ta không bắn để giết, chỉ bắn vì sợ diều hâu: “Tôi nuôi những con chim, những con chim hòa bình. Tôi không phải là kẻ bạo lực, nhưng nếu diều hâu đến khi tôi đang cho chim ăn, tôi mất sự chịu đựng và cầm lấy súng.”

Có thật nhà sư khoác áo cà sa Đạt Lai Lạt Ma đấu tranh đòi tự do dân chủ cho nhân dân Tây Tạng? Không! ông ta đấu tranh để duy trì ách thống trị phong kiến hà khắc của triều đại Đạt Lai?

Media phương Tây đã che đậy bộ mặt thật của vị nhà sư đi giày hiệu Gucci ngàn đô này quá lâu!  

Khí hậu khắc nghiệt, Xã hội tàn nhẫn

Tây Tạng (Tibet) là một trong những nơi xa xôi nhất trên thế giới. Nó nằm trên dãy núi cao nguyên heo hút giữa lục địa châu Á. Cắt rời khỏi Nam Á bởi dãy Himalaya, với những ngọn núi cao nhất thế giới. Vô số những hẻm núi sâu và ít nhất 6 dãy núi khác cô lập khu vực này trong những thung lũng cô quạnh. Trước khi tất cả mọi thay đổi mang lại sau khi cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1949, không có đường giao thông ở Tây Tạng mà xe cộ có thể đi lại. Tất cả các lối mòn quá quanh co nguy hiểm theo dấu những con la núi, vết chân bò. Thương mại, thông tin liên lạc và chính phủ trung ương đã gần như không thể duy trì.
Phân bò là thứ đốt chính !

Hầu hết Tây Tạng là thảo nguyên núi trọc. Không khí rất loãng. Hầu hết các loại cây trồng và cây gỗ không phát triển ở đây. Trông cây lương thực hay tìm củi đốt đã là cả một cuộc vật lộn. Tại thời điểm cách mạng, người Tây Tạng đã vô cùng tản mát, khoảng 2 hoặc 3 triệu người sống trong một khu vực rộng bằng một nửa kích thước nước Mỹ, khoảng 1,5 triệu dặm vuông. Làng mạc, tu viện và các ngôi lều du mục thường ngăn cách bằng nhiều ngày đi lại khó khăn.

Cách mạng chủ nghĩa Mao đã thấy ở Tây Tạng có "Ba Đại Thiếu": thiếu nhiên liệu, thiếu thông tin liên lạc, và thiếu người. Các nhà cách mạng phân tích rằng "Ba Đại Thiếu" này chủ yếu không phải là do điều kiện vật chất, mà là do hệ thống xã hội. Họ nói "Ba Đại Thiếu" gây ra bởi "Ba Giàu Có" trong xã hội Tây Tạng: "Giàu nghèo đói, phong phú áp bức và thừa thãi sợ hãi siêu nhiên".

Xã hội thứ bậc tại Tây Tạng cũ


Tây Tạng là một xã hội phong kiến trước những thay đổi mang tính cách mạng bắt đầu vào năm 1949. Có hai nhóm chính: các nông nô và các quí tộc chủ sở hữu nông nô. Những người dân sống như nông nô ở châu Âu "Kỷ nguyên bóng tối", hay nô lệ châu Phi và lĩnh canh ở miền Nam nước Mỹ.

Nông nô Tây Tạng xoay sở thu hoạch lúa mạch trên nền đất cứng với cái cày bằng gỗ và liềm. Dê, cừu và bò Tây Tạng được nuôi để lấy sữa, bơ, pho mát và thịt. Các bậc quý tộc và thầy tu sở hữu dân chúng, đất đai và hầu hết các loài động vật. Họ bắt nông nô giao nộp hầu hết mùa màng thu hoạch được và áp đặt mọi loại lao động cưỡng bức (gọi là ulag). Trong số các nông nô, cả nam giới và phụ nữ đều tham gia lao động nặng, gồm cả ulag. Các dân tộc du mục rải rác trong vùng cao nguyên phía tây khô cằn của Tây Tạng cũng bị sở hữu bởi các lãnh chúa và các Lạt Ma.

Anh trai của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Thubten Jigme Norbu tuyên bố rằng trong trật tự xã hội Lạt ma, "Không có hệ thống giai cấp và sự thay đổi từ giai cấp này sang giai cấp khác làm cho bất kỳ giai cấp nào cũng không thể có định kiến." Nhưng sự thật ngược lại, toàn bộ sự tồn tại của tôn giáo này dựa trên một hệ thống thứ bậc cứng nhắc và tàn bạo.

Nông nô bị đối xử khinh miệt là "thấp kém" theo cách người da Đen bị đối xử ở châu Mỹ. Họ không thể ngồi cùng một chỗ, sử dụng cùng từ vựng hoặc đồ dùng ăn uống như các chủ nô. Thậm chí chạm vào một trong những đồ đạc của chủ có thể bị trừng phạt bằng trận đòn. Các chủ nhân ông và nông nô đã quá xa cách nhau đến nỗi trong Tây Tạng họ nói thứ ngôn ngữ khác nhau.

Thành một phong tục là nông nô phải quỳ bốn chân để ông chủ của mình có thể dẵm trên lưng để treo lên ngựa. Học giả Tây Tạng A. Tom Grunfeld mô tả cách một cô gái thuộc tầng lớp thống trị hàng ngày có các người hầu chỉ để bế cô ta lên xuống cầu thang chỉ vì lười biếng. Các ông chủ thường cưỡi trên lưng nông nô để qua sông.

Điều duy nhất tồi tệ hơn nông nô ở Tây Tạng là "nô lệ bị sở hữu", đó là những người không có quyền thậm chí là để trồng một ít cây cho mình. Các nô lệ thường bị bỏ đói, bị đánh đập và làm việc cho đến chết. Chủ nô có thể biến một nông nô thành nô lệ bất cứ lúc nào hắn ta muốn.Trẻ em thường bị đem bán ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Khoảng 5% người dân Tây Tạng được tính là nô lệ bị sở hữu. Và ít nhất thêm 10% là các nhà sư nghèo cũng thực sự là "nô lệ trong bộ áo choàng".

Hệ thống Lạt ma đã cố gắng để ngăn chặn bất kỳ lối thoát nào. Nô lệ chạy trốn không thể lập các trang trại tự do ở các vùng đất trống rộng lớn. Cựu nông nô giải thích cho nhà văn Anna Louise Strong rằng trước giải phóng, "bạn không thể sống ở Tây Tạng mà không làm một ông chủ. Bất cứ ai cũng có thể bắt bớ bạn như một tội phạm, trừ khi bạn đã có một chủ sở hữu hợp pháp."

Sinh con gái là sự trừng phạt tội lỗi quá khứ?


Đạt Lai Lạt Ma viết: "Ở Tây Tạng không có sự phân biệt đối xử đặc biệt đối với phụ nữ." Nhà viết tiểu sử được ủy quyền của Đạt Lai Lạt Ma là Robert Hicks cho rằng phụ nữ Tây Tạng vừa lòng với vị thế của họ và "ảnh hưởng của chồng". Nhưng ở Tây Tạng, sinh ra một người phụ nữ bị coi là sự trừng phạt vì hành vi "vô đạo" (tội lỗi) trong kiếp sống trước kia. Thuật ngữ "phụ nữ" ở Tây Tạng cũ, là “kiemen”, có nghĩa là "sinh đẻ thấp kém". Phụ nữ bị dạy cầu nguyện: "Tôi có thể từ chối một cơ thể nữ nhi và được sinh một nam nhi".

Mê tín dị đoan Lạt ma đánh đồng phụ nữ với cái ác và tội lỗi. Người ta nói "trong mười phụ nữ sẽ tìm thấy chín con quỷ". Bất cứ cái gì phụ nữ chạm vào đều bị coi là thối tha – vì thế mọi thứ cấm kỵ đều bị áp đặt lên phụ nữ. Phụ nữ bị cấm làm thuốc. Han Suyin viết, "Không một phụ nữ nào được phép chạm vào đồ đạc của một vị Lạt ma, cũng không được dựa vào tường, hoặc  là 'bức tường sẽ đổ". Góa phụ là đáng khinh, là ma quỷ. Không phụ nữ nào được phép sử dụng công cụ bằng sắt hoặc chạm vào sắt. Tôn giáo cấm họ ngước mắt cao quá đầu gối đàn ông, như nông nô và nô lệ không được phép nhìn mặt các nhà quý tộc hay Lạt ma vĩ đại".

Tu sĩ của giáo phái chính Phật giáo Tây Tạng từ chối chung chạ xác thịt (hoặc thậm chí tiếp xúc) với phụ nữ, như một phần trù định của họ để được thành linh thiêng. Trước cách mạng, không có phụ nữ nào từng đặt chân vào hầu hết các tu viện hay các cung điện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Có những báo cáo phụ nữ đã bị thiêu cháy chỉ vì sinh đôi hay vì thực hành tôn giáo truyền thống có trước Phật giáo (gọi là Bon). Cặp song sinh được coi là bằng chứng cho thấy phụ nữ đã giao phối với một linh hồn ma quỷ. Các nghi lễ và y học dân gian Bon được coi là "phù thủy". Như trong các xã hội phong kiến khác, phụ nữ tầng lớp trên được gả bán vào các hôn nhân sắp đặt. Phong tục cho phép người chồng có thể cắt đứt chóp mũi vợ mình nếu phát hiện ngủ với người đàn ông khác. Chế độ gia trưởng bao gồm đa thê, khi một người đàn ông giàu có thể có nhiều vợ, và đa phu, nơi mà gia đình quý tộc nghèo một phụ nữ có thể bị buộc phải làm vợ cho một số anh em.

Ở các tầng lớp thấp hơn, đời sống gia đình tương tự như chế độ nô lệ ở miền Nam nước Mỹ. Nông nô không thể kết hôn hoặc để lại gia sản mà không có sự cho phép của chủ. Các ông chủ chuyển nông nô từ điền trang này sang cái khác theo ý muốn, phá vỡ gia đình họ vĩnh viễn. Hiếp dâm phụ nữ nông nô là phổ biến dưới hệ thống ulag, lãnh chúa có thể lấy phụ nữ nông nô làm "vợ tạm thời".

Ba Chủ nhân


Người Tây Tạng gọi giới cai trị họ là "Ba Ông chủ lớn", bởi vì giai cấp cầm quyền của chủ sở hữu nông nô đã được thiết lập thành ba tổ chức: các tu viện Lạt ma chiếm cứ 37% diện tích đất canh tác và đồng cỏ Tây Tạng; tầng lớp quý tộc thế tục giữ 25% và phần còn lại 38% nằm trong tay các quan chức chính phủ được bổ nhiệm bởi các cố vấn của Đạt Lai Lạt Ma.

Khoảng 2% dân số Tây Tạng là các bề trên thượng lưu, thêm 3% là các đại diện của họ, những kẻ giám sát, quản lý, điều hành bất động sản và đội quân riêng. Gerba, là một tầng lớp nhỏ bề trên khoảng 200 gia đình, cai trị ở trên cao. Han Suyin viết: "Chỉ có 626 người nắm 93% tất cả đất đai và của cải và 70% tất cả số bò Tây Tạng. 626 kẻ này gồm 333 kẻ đứng đầu tu viện và các cơ quan tôn giáo, 287 cơ quan giáo dân (bao gồm cả các quý tộc của quân đội Tây Tạng), và 6 bộ trưởng nội các".

Thương nhân và thợ thủ công cũng thuộc về lãnh chúa. 1/4 dân số ở thủ đô Lhasa sống sót bằng cách ăn xin từ những người hành hương tôn giáo. Không có ngành công nghiệp hiện đại hay giai cấp công nhân. Ngay cả diêm và đinh cũng phải nhập khẩu. Trước cách mạng, không một ai ở Tây Tạng từng được trả lương cho công việc của họ.

Trọng tâm của hệ thống này là bóc lột. Nông nô làm việc 16-18 giờ mỗi ngày để làm giàu cho chủ, họ chỉ giữ được khoảng 1/4 số lương thực trồng trọt được.

Tom Grunfeld viết: "Những tài sản này là cực kỳ sinh lời. Một cựu quý tộc lưu ý rằng một tài sản "nhỏ" thường sẽ bao gồm một vài ngàn con cừu, một ngàn con bò Tây Tạng, một số lượng không xác định dân du mục và 200 nông nô làm nông nghiệp. Sản lượng hàng năm bao gồm hơn 36 tấn ngũ cốc, hơn 1800 kg len và gần 500 kg bơ. Giới chức chức chính phủ có "quyền hạn không hạn chế để tống tiền và có thể biến cơ hội từ quyền hạn của mình thành bóp nặn hối lộ để không bỏ tù và trừng phạt người dân. Cũng có những ông chủ bóp nặn tiền bạc từ nông dân vượt ra ngoài phạm vi các loại thuế cần thiết".

Chủ nô và tầng lớp cai trị là ký sinh trùng ăn bám. Một nhà quan sát, Sir Charles Bell, mô tả một quan chức điển hình, kẻ dành một giờ mỗi ngày cho nhiệm vụ công mình. Các buổi tiệc tùng của lớp bề trên kéo dài cả ngày ăn uống, cờ bạc và nằm đó đây. Các quý tộc Lạt ma cũng không bao giờ làm việc. Chúng dành cả ngày để tụng 

Các tu viện: Thành trì của chế độ phong kiến


Giới biện hộ cho Tây Tạng cũ miêu tả Phật giáo Lạt Ma như cốt lõi của nền văn hóa nhân dân Tây Tạng. Nhưng thực sự nó không gì hơn ít nhiều là hệ tư tưởng của một hệ thống xã hội đặc trưng đàn áp. Tôn giáo Lạt ma tự nó đã cổ lỗ lạc hậu như chính xã hội phong kiến. Vua Tây Tạng đầu tiên, Tùng Tán Cán Bố (Songsten-Gampo), thiết lập hệ thống phong kiến thống nhất ở Tây Tạng, khoảng năm 650 ông ta kết hôn với công chúa Trung Hoa và Nepal để học hỏi từ họ cách thi hành chế độ phong kiến ở bên ngoài Tây Tạng. Những cô công chúa này mang Phật giáo Mật tông đến Tây Tạng, nó được hòa trộn với tín ngưỡng vật linh trước đó để ra dời một tôn giáo mới, chủ nghĩa Lạt Ma (Lamaism).

Tôn giáo mới này được áp đặt lên dân chúng trong thế kỷ sau và một nửa là bởi sử dụng bạo lực của giai cấp cầm quyền. Vua Ngật-lật-song Đề-tán (Trosong Detsen 742-798) ra lệnh: "Ai giơ ngón tay với nhà sư sẽ bị cắt ngón tay; kẻ nói xấu các nhà sư và chính sách Phật giáo của nhà vua sẽ bị cắt môi, đứa ngờ vực vào họ sẽ bị móc mắt".

Giữa những năm 1400-1600, củng cố quyền lực đẫm máu đã diễn ra, các chưởng tu viện lớn nhất nắm quyền toàn bộ. Bởi vì những chưởng tu viện này thi hành chính sách độc thân chống phụ nữ, hệ thống chính trị mới của họ không thể hoạt động bằng cách kế vị họ tộc cha-con.Vì vậy, các Lạt ma đã cho ra đời học thuyết tôn giáo mới của họ: thông báo rằng họ có thể phát hiện trẻ em sơ sinh là hóa thân đầu thai của Lạt ma cai trị đã chết. Hàng trăm vị Lạt Ma đầu đã được tuyên bố là "Hoạt Phật" (Bồ Tát sống), kẻ được cho là đã trị vì những kẻ khác trong nhiều thế kỷ, chuyển sang cơ thể mới đôi khi như là rời bỏ cơ thể cũ già nua.

Biểu tượng trung tâm của hệ thống này, là những kẻ nam khác nhau được gọi là Đạt Lai Lạt Ma, được tuyên là thần siêu nhiên Quán Thế Âm (Chenrezig), chỉ đơn giản là xuất hiện trở lại trong hình dạng 14 cơ thể khác nhau qua mấy thế kỷ. Trong thực tế, chỉ có 3 trong số 14 vị Đạt Lai Lạt Ma thực sự nắm quyền cai trị. Giữa các năm 1751-1950, 77% thời gian không có Đạt Lai Lạt Ma người lớn lên ngôi ở Tây Tạng. Các chưởng tu viện mạnh nhất cai trị Tây Tạng với vai trò cố vấn "nhiếp chính", những kẻ đào tạo, thao túng và thậm chí ám sát vua-trẻ em làm Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tu viện Tây Tạng không phải là thánh thần, thiên đường huyền ảo Shangrilas từ bi, như trong một số tưởng tượng thời đại mới. Các tu viện này là pháo đài đen tối của chủ nghĩa bóc lột phong kiến, chúng là các làng tu hành vũ trang hoàn chỉnh với kho quân sự và quân đội riêng. Khách hành hương đến một số đền thờ để cầu nguyện cho một cuộc sống tốt hơn. Nhưng hoạt động chính của tu viện là cướp bóc nông dân xung quanh. Các giáo nhà sư của tôn giáo rất nhàn rỗi chỉ trồng 1 ít lương thực là gánh nặng lớn đối với dân chúng.

Các tu viện lớn nhất có hàng ngàn nhà sư. Mỗi tu viện "cha" lập ra hàng chục (thậm chí hàng trăm) thành trì lớn nhỏ khác rải khắp các thung lũng. Ví dụ, tu viện Drepung chứa 7.000 nhà sư và sở hữu 40.000 người trên 185 cơ sở và 300 đồng cỏ khác nhau.

Các tu viện cũng đặt ra vô số thứ thuế tôn giáo để cướp bóc dân chúng bao gồm các loại thuế cắt tóc, thuế cửa sổ, thuế ngưỡng cửa, thuế trẻ em sơ sinh hoặc bê mới sinh, đánh thêm thuế vào trẻ sơ sinh có mắt 2 mí và cứ như thế. Một phần tư thu nhập của tu viện Drepung đến từ lãi tiền cho vay ở nông nô và nông dân.Các tu viện cũng đòi các nông nô giao nộp nhiều thanh niên để phục vụ như nhà tu trẻ em.

Quan hệ giai cấp của Tây Tạng cũng bị sao chép bên trong tu viện: phần lớn các nhà sư là nô lệ và gia nô cho sư cụ chủ trì bề trên, họ sống nửa chết đói vì lao động chân tay, cầu nguyện tụng kinh và bị đánh đập. Sư bề trên có thể buộc các nhà sư nghèo tham gia các kỳ sát hạch tôn giáo của họ hoặc phục dịch các hoạt động tình dục. Trong giáo phái Tây Tạng mạnh nhất, tình dục đồng tính được coi là dấu hiệu của sự thánh thiện xa rời phụ nữ. Một phần trăm nhỏ các nhà tu là nữ.

Sau giải phóng, Anna Louise Strong hỏi một nhà sư trẻ, Lobsang Tele, về cuộc sống tu viện theo lời Phật dạy về lòng từ bi. Lạt ma trẻ trả lời rằng ông đã nghe nhiều chuyện trong hội thánh đường về lòng tốt đối với tất cả các sinh linh, nhưng cá nhân ông đã bị đánh đập ít nhất một nghìn lần. "Nếu ai đó trong giới Lạt ma bề trên kìm chế đánh đập bạn", ông nhấn mạnh, “nghĩa là đã rất tốt rồi. Tôi chưa bao giờ thấy một Lạt ma bề trên cho thức ăn bất kỳ vị Lạt ma nghèo bị đói nào. Họ đối xử với giáo dân, những người là tín hữu chỉ là xấu xa hay thậm chí tệ hại hơn thế."

Thời này, vị Đạt Lai Lạt Ma được "đóng gói" quốc tế như một kẻ thánh thiện không mang vật chất. Trong thực tế, Đức Đạt Lai Lạt Ma là chủ sở hữu nông nô lớn nhất ở Tây Tạng. Về mặt pháp lý, ông ta sở hữu toàn bộ đất nước và tất cả mọi người dân trong đó. Thực sự, gia đình ông ta trực tiếp cai quản 27 trang viên, 36 đồng cỏ, 6.170 nông nô làm việc trên cánh đồng và 102 nô lệ làm việc nhà.

Khi ông ta di chuyển từ cung điện đến cung điện, Đạt Lai Lạt Ma cưỡi trên một chiếc ngai vàng do hàng chục nô lệ khênh. Quân đội của ông ta hành quân theo sau và hát "đó là một chặng đường dài đến xứ đạo Tipperary", một giai điệu bắt chước học từ các giảng viên đế quốc Anh của họ. Trong khi đó, vệ sĩ của Đạt Lai Lạt Ma, cao to hơn tất cả, cầu vai độn và roi dài, đánh người đi trệch khỏi đường. Nghi lễ này được mô tả trong chính cuốn tự truyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Lần đầu tiên ông ta trốn sang Ấn Độ là vào năm 1950, các cố vấn của Đạt Lai Lạt Ma gửi vài trăm con la chất đầy vàng và bạc thỏi đến trước để đảm bảo cho ngài sự tiện nghi thoải mái trong cuộc sống lưu vong. Sau lần thứ hai ông ta bỏ chạy, năm 1959, Tờ Bắc Kinh báo cáo rằng gia đình ông ta đã bỏ lại rất nhiều vàng và bạc, cộng với 20.331 đồ trang sức và 14.676 bộ quần áo.

Đói nghèo đắng cay và chết sớm


Dân chúng Tây Tạng  sống trong triền miên đói và lạnh. Nông nô không ngừng thu thập gỗ quý cho các chủ nhân. Nhưng những túp lều của họ chỉ được làm nóng bởi ngọn lửa nấu ăn nhỏ nhoi từ phân bò. Trước cuộc cách mạng không có điện ở Tây Tạng. Bóng tối chỉ được chiếu sáng bởi ngọn đèn leo lét thắp bằng mỡ bò.

Nông nô thường bị bệnh suy dinh dưỡng. Các món ăn truyền thống của dân chúng  chúng là một thứ bột loãng làm từ trà, bơ bò, và bột lúa mạch được gọi là tsampa. Nông nô hiếm khi được ăn thịt. Một nghiên cứu năm 1940 ở miền đông Tây Tạng thấy rằng 38% hộ gia đình không bao giờ có bất kỳ ít trà nào và chỉ uống các loại thảo mộc hoang dã hay "trà trắng" (nước sôi). 75% các hộ gia đình buộc phải ăn cỏ nhiều lần. Một nửa số dân không đủ khả năng có được bơ, là nguồn đạm chính có sẵn.

Trong khi đó, một ngôi đền lớn là Jokka Kang, đốt cháy 4 tấn bơ (mỡ) bò được cúng hàng ngày. Người ta ước tính rằng 1/3 tất cả các mỡ bò sản xuất ra ở Tây Tạng đã tan thành khói trong gần 3.000 ngôi chùa, không kể đến trong mỗi ngôi nhà nhỏ để thắp sáng.

Trong Tây Tạng cũ, không có gì được biết về vệ sinh cơ bản, hay giữ vệ sinh, hoặc thực tế vi trùng là thứ gây bệnh. Đối với những người bình thường, không có nhà xí, cống thoát nước hay nhà vệ sinh. Các Lạt ma dạy rằng bệnh tật và cái chết là do tội lỗi "nghịch đạo". Họ nói rằng tụng kinh, vâng lời, trả tiền cho nhà sư và nuốt các cuộn giấy cầu nguyện là được bảo vệ thực sự khỏi bệnh tật.

Mê tín dị đoan cũ ở Tây Tạng, thực hành phong kiến và lực lượng sản xuất thấp kém gây ra vấn nạn khủng khiếp về bệnh tật. Hầu hết trẻ em chết trước khi qua năm đầu tiên. Thậm chí hầu hết các Đạt Lai Lạt Ma đã không sống qua đến năm 18 tuổi và đã chết trước khi làm lễ đăng quang. Một phần ba dân số mắc bệnh đậu mùa. Một trận dịch bệnh đậu mùa năm 1925 đã giết chết 7.000 người ở thủ đô Lhasa. Người ta không biết bao nhiêu đã chết ở nông thôn. Bệnh phong, bệnh lao, bướu cổ, uốn ván, mù lòa và lở loét là rất phổ biến. Phong tục tình dục phong kiến làm lây lan bệnh hoa liễu, bao gồm cả trong các tu viện. Trước cách mạng, khoảng 90% dân số bị lây nhiễm các bệnh vô sinh và gây tử vong. Sau đó, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, cuộc cách mạng đã làm giảm đáng kể các bệnh tật nhưng nó đòi hỏi đấu tranh giai cấp khốc liệt chống lại các Lạt ma và mê tín dị đoan tôn giáo. Các nhà sư phản đối kịch liệt thuốc kháng sinh và các chiến dịch sức khỏe cộng đồng, họ nói rằng đó là tội lỗi vì giết chết chấy rận hay thậm chí là giết chết vi trùng! Các nhà sư tố cáo Quân đội Giải phóng nhân dân đã loại bỏ các đàn chó hoang đổng đảo, các con chó dại bị nhiễm bệnh và là nỗi sợ hãi của người dân trên khắp Tây Tạng. Tuy nhiên, thật nực cười là ngày nay, một trong những "tội lỗi" của cuộc cách mạng Mao là "giết chó"!

Bạo Lực của các Lạt ma


Trong Tây Tạng cũ, tầng lớp bề trên rao giảng bất bạo động của Phật giáo thần bí. Nhưng giống như tất cả các tầng lớp cầm quyền trong lịch sử, họ thi hành bạo lực phản động để duy trì quyền lực.

Hệ thống Lạt ma của chính phủ ra đời thông qua cuộc đấu tranh đẫm máu. Các Lạt ma sớm bị cho là đã ám sát nhà vua Tây Tạng cuối cùng, Lang Darma, trong thế kỷ 10. Sau đó, họ đã chiến đấu nhiều cuộc nội chiến, hoàn thành với các cuộc tàn sát lẫn nhau thanh toán toàn bộ một tu viện.Trong thế kỷ 20, Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 được đưa đến nước Anh đế quốc để huấn luyện hiện đại hóa quân đội quốc gia của mình. Ông ta thậm chí còn cung cấp một số quân để giúp Anh trong Thế chiến I.

Chỉ riêng những sự kiện lịch sử đã đủ để chứng minh rằng học thuyết Lạt ma về "từ bi" và "bất bạo động" là đạo đức giả.

Giai cấp cầm quyền cũ phủ nhận có đấu tranh giai cấp trong Tây Tạng. Một báo cáo điển hình bởi Gyaltsen Gyaltag, đại diện của Đạt Lai Lạt Ma ở châu Âu, nói: "Trước năm 1950, người Tây Tạng không bao giờ gặp nạn đói, bất công xã hội và không bao giờ dẫn đến một cuộc nổi dậy của nhân dân." Đúng là có rất ít ghi chép về đấu tranh giai cấp. Lý do là chủ nghĩa Lạt ma đã ngăn chặn mọi lịch sử thực viết ra về nó. Chỉ có tranh chấp về tín điều tôn giáo được ghi chép lại.

Nhưng những ngọn núi Tây Tạng đầy các tên cướp chạy trốn, và mỗi trang trại có các binh lính vũ trang riêng của mình. Chỉ điều này đã là bằng chứng vững chắc vạch rõ tình trạng xã hội Tây Tạng và các mối quan hệ quyền lực trong đó, cuộc đấu tranh có khi công khai, đôi lúc ngấm ngầm.

Các nhà sử học cách mạng đã ghi nhận các cuộc nông nô nổi dậy ở Tây Tạng vào các năm 1908, 1918, 1931, và những năm 1940. Trong một cuộc nổi dậy nổi tiếng, 150 gia đình nông nô của quận Thridug phía bắc Tây Tạng đứng lên năm 1918, dẫn đầu bởi một phụ nữ, Hor Lhamo. Họ giết kẻ đứng đầu quận, với khẩu hiệu: "Đả đảo các quan chức! Bãi bỏ mọi lao động cưỡng bức ulag!".

Bạo lực hàng ngày trong Tây Tạng nhắm vào số đông quần chúng. Mỗi chủ nô trừng phạt nông nô "của mình", và tổ chức các băng nhóm vũ trang để thực thi quy tắc của mình. Quản đội của các nhà sư đánh đập người dân. Chúng được gọi là "thanh sắt" vì các thanh kim loại lớn chúng mang đến để đập người.

Đó là phạm tội khi "bước ra khỏi vị trí" của mình như săn bắt cá hay cừu hoang mà các Lạt ma tuyên bố là "thiêng liêng". Thậm chí còn là phạm tội với một nông nô khi kháng cáo quyết định của ông chủ đến một số chức trách. Khi nông nô bỏ trốn, băng nhóm của chủ đi săn tìm họ. Mỗi chủ đất có nhà ngục riêng và phòng tra tấn riêng của mình. Hạt tiêu bị buộc dưới mí mắt, gai buộc dưới móng tay. Nông nô bị xích 2 chân bằng xích ngắn và được thả để đi lang thang tập tễnh trong phần còn lại của cuộc đời họ.

Grunfeld viết: "tín ngưỡng Phật giáo ngăn cản việc giết chết sự sống, do đó đòn roi một kể đến gần chết và sau đó thả ra để chết ở đâu đó cho phép giới quan lại Tây Tạng phán xét một cái chết là “hành động của Thượng đế". Hình thức trừng phạt tàn bạo khác bao gồm cắt đứt cổ tay, sử dụng que sắt nóng đỏ để khoét mắt, treo bằng các ngón tay; Và để làm tê liệt kẻ có tội, đút anh ta vào một chiếc túi và ném xuống sông".

Như dấu hiệu sức mạnh của các vị Lạt ma, nghi lễ truyền thống sử dụng các bộ phận cơ thể của những người đã chết: sáo làm từ xương đùi người, bát làm bằng sọ, trống làm từ da người. Sau cuộc cách mạng, một chuỗi tràng hạt được tìm thấy trong cung điện Đức Đạt Lai Lạt Ma được làm từ 108 chiếc sọ khác nhau. Sau giải phóng, các nông nô thông báo rộng rãi rằng các vị Lạt Ma tham gia vào nghi lễ hiến tế người sống bao gồm cả trẻ em nông nô sống trong các tu viện ngầm.Cựu nông nô làm chứng rằng ít nhất 21 người đã bị hiến tế bởi các nhà sư vào năm 1948 với hy vọng ngăn chặn chiến thắng của cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao.

Một thầy tu Tây Tạng tay đang cầm trống da người gọi là Damaru và sáo xương đùi người gọi là Rkang-gling.


Đây là cái bát nghi lễ làm từ đỉnh hộp sọ người. 
Mặc dù có ngăn cấm, nhưng một lượng không xác định đã được làm 
qua các phong tục kỳ quái.

Sáo xương đùi người, có rất nhiều.

Sử dụng luân hồi (Karma) để bào chữa cho áp bức

Niềm tin trung tâm của chủ nghĩa Lạt ma là luân hồi số kiếp và nghiệp chướng (karma). Mỗi chúng sinh được cho là nơi cư ngụ của một linh hồn bất tử, được sinh ra và tái sinh nhiều lần. Sau mỗi cái chết, linh hồn được cho là đi vào một cơ thể mới.

Theo giáo lý luân hồi, mỗi linh hồn được cuộc sống nó xứng đáng: hành vi ngoan đạo dẫn đến luôn hồi tốt và khi nó đến kèm theo sự tăng tiến địa vị xã hội của kiếp sau. Hành vi vô đạo (tội lỗi) dẫn đến nghiệp kiếp xấu và cuộc sống tiếp theo có thể là một con côn trùng (hoặc phụ nữ).

Trong thực tế, không có cái gì giống như luân hồi. Người chết không trở lại trong cơ thể mới. Nhưng ở Tây Tạng, niềm tin vào thuyết luân hồi có hậu quả thực sự khủng khiếp. Dân chúng bị mê hoặc bởi thần bí Tây Tạng cần phải hiểu được chức năng xã hội phục vụ bởi những niềm tin Lạt ma bên trong Tây Tạng: Phật giáo Lạt ma đã được tạo ra, áp đặt và tồn tại để tiến hành áp bức phong kiến cực đoan lên người dân.

Lạt ma ngày nay kể lại câu chuyện của một vị vua Tây Tạng cổ đại, người muốn thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo. Nhà vua hỏi một vị học giả tôn giáo tại sao những nỗ lực của ông thất bại. "Nhà hiền triết được cho là đã giải thích với ông rằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo không thể khép lại bằng vũ lực, vì các điều kiện của cuộc sống hiện tại luôn là hậu quả của các hành động trong cuộc sống kiếp trước, và do đó quá trình của mọi sự là không thể thay đổi theo ý muốn".

Grunfield viết: "Từ quan điểm hoàn toàn thế tục, thuyết này phải được xem là một trong những hình thức khéo léo và nguy hại nhất để kiểm soát xã hội từng được nghĩ ra. Để người Tây Tạng bình thường, chấp nhận thuyết này, cản trở khả năng có bao giờ thay đổi mình hoặc số phận của mình trong cuộc đời này. Nếu một người sinh ra là nô lệ, thì học thuyết luân hồi dạy, đó không phải là lỗi của chủ nô mà là bởi làm nô lệ do chính mình đã phạm phải một số lỗi lầm trong cuộc đời kiếp trước. Đến lượt mình, chỉ đơn giản là chủ nô được khen thưởng cho những việc làm tốt trong kiếp trước. Đối với các nô lệ cố gắng phá vỡ xiềng xích trói buộc mình, anh ta hoặc cô ta, sẽ tương tự như tự kết án vào kiếp tái sinh một cuộc sống tồi tệ hơn cuộc đời đang sống đã thực sự phải chịu đựng. Đây chắc chắn không phải là thứ mà một cuộc cách mạng được thực hiện".

Phong kiến Tây Tạng - trụ trì Lạt ma dạy người ta rằng Lạt ma đứng đầu của họ là một vị thần-vua- kẻ cai quản duy nhất và hệ thống chó-ăn- chó là yêu cầu của các hoạt động tự nhiên vũ trụ.Những hoang đường và mê tín dị đoan dạy rằng không thể có sự thay đổi xã hội, đau khổ là hợp lý, và để kết thúc đau khổ mỗi người phải kiên nhẫn chịu đựng đau khổ. Điều này gần như là chính xác những gì Giáo hội Công giáo thời trung cổ châu Âu dạy dân chúng - để bảo vệ hệ thống phong kiến tương tự.

Cũng như trong thời trung cổ châu Âu, phong kiến Tây Tạng đã chiến đấu để đàn áp bất cứ điều gì có thể làm suy yếu hệ thống "kín" này. Tất cả các nhà quan sát đồng ý rằng, trước cách mạng Mao, không có tạp chí, sách in, hay văn học phi tôn giáo của bất kỳ loại nào ở Tây Tạng. Tờ báo ngôn ngữ Tây Tạng duy nhất được xuất bản ở Kalimpong bởi một giáo sĩ Tây Tạng chuyển đạo sang Ki-tô. Nguồn tin tức về thế giới bên ngoài là khách du lịch và độ 2 chục đài radio sóng ngắn được sở hữu bởi các thành viên của giai cấp cầm quyền.

Quần chúng hình thành văn hóa dân gian, nhưng ngôn ngữ viết bị dành riêng cho các giáo lý tôn giáo và các tranh tụng. Số đông quần chúng và có lẽ hầu hết các nhà sư bị cấm đoán hoàn toàn mù chữ. Giáo dục, tin tức bên ngoài và thử nghiệm bị coi là đáng ngờ và có hại.

Giới biện hộ của Lạt ma hành xử như thể tôn giáo này là cốt lõi văn hóa (và thậm chí là cả sự tồn tại) của người dân Tây Tạng. Điều này không đúng. Giống như mọi thứ trong xã hội và tự nhiên, Phật giáo Lạt Ma đã có một khởi đầu và sẽ có một kết thúc. Có nền văn hóa và ý thức hệ ở Tây Tạng trước Lạt ma. Sau đó, thứ văn hóa phong kiến và tôn giáo này nảy sinh cùng với bóc lột phong kiến. Không thể tránh khỏi rằng văn hóa Lạt ma sẽ tiêu tan cùng với những mối quan hệ phong kiến.

Trong thực tế, khi cuộc cách mạng Mao đến năm 1950, hệ thống này đã được mục nát từ bên trong. Thậm chí Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng dân số Tây Tạng đã bị suy giảm. Người ta ước tính có khoảng 10 triệu người Tây Tạng 1.000 năm trước, khi Phật giáo lần đầu tiên được đưa vào đây, khi cách mạng Mao chỉ có 2 hoặc 3 triệu người Tây Tạng. Có ước tính rằng sự sụt giảm đã tăng tốc: dân số đã bị giảm đi một nửa trong 150 năm qua.

Hệ thống Lạt ma chất gánh nặng lên dân chúng cùng với bóc lột thô bạo. Nó ép buộc gánh nặng đặc biệt để chống đỡ cho hệ thống giáo sĩ rất lớn, sống ký sinh, không tái tạo, bao gồm 200.000 ngàn giáo sĩ chiếm mất 20% hoặc hơn nam thanh niên trong vùng. Hệ thống này áp bức sự phát triển của lực lượng sản xuất: ngăn chặn sử dụng cày sắt, khai thác than hoặc nhiên liệu, thu hoạch cá, cấm các trò chơi, y tế và đổi mới/vệ sinh bất cứ hình thức nào. Đói, vô sinh do bệnh hoa liễu, và đa phu kìm chế tỷ lệ sinh thấp.

Huyền bí bao bọc quanh Lạt ma không thể che giấu rằng xã hội Tây Tạng cũ là một chế độ độc tài của chủ sở hữu nông nô đối với nông nô. Không có gì để lãng mạn hóa về xã hội này. Nông nô và nô lệ cần một cuộc cách mạng!

Tây Tạng gặp Cách mạng Mao


Qua các thập niên 1930 và 1940, chiến tranh nhân dân cách mạng đã dâng lên trong số các nông dân ở trung tâm Trung Hoa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Mao Trạch Đông, cuộc cách mạng giành được thắng lợi trên toàn quốc và những vùng đông dân ở phía đông Trung Hoa năm 1949. Khi đó, Mỹ bắt đầu mưu đồ ở biên giới phía Bắc Trung Quốc với Triều Tiên, và đế quốc Pháp đã tiến hành cuộc xâm lược thực dân vào Việt Nam dọc biên giới phía nam Trung Quốc. Rõ ràng, các nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mao đã háo hức để giải phóng người bị áp bức ở khắp mọi nơi ở Trung Quốc, và để lái các mưu đồ nước ngoài ra xa khỏi khu vực biên giới Trung Quốc.

Nhưng Tây Tạng đặt ra một vấn đề cụ thể: Năm 1950, khu vực rộng lớn này đã được gần như bị hoàn toàn bị cô lập với cơn lốc cách mạng, quét qua phần còn lại của Trung Quốc. Hầu như không có người cộng sản Tây Tạng. Không có cơ sở cộng sản trong số các nông nô Tây Tạng. Trên thực tế, các nông nô Tây Tạng không có ý tưởng một cuộc cách mạng đang diễn ra ở những nơi khác trên đất nước họ, hay thậm chí là những thứ như các "cuộc cách mạng" là có thể.


Sự kìm kẹp của hệ thống Lạt ma và tôn giáo của nó là vô cùng mạnh ở Tây Tạng. Không thể bị phá vỡ chỉ đơn giản bằng diễu hành của quân đội cách mạng phần lớn có gốc Hán và "tuyên bố" chế độ phong kiến Tây Tạng phải bị bãi bỏ! Mao loại bỏ cách tiếp cận “chỉ huy” "làm mọi việc mang danh quần chúng". Cuộc cách mạng của chủ nghĩa Mao dựa vào quần chúng.
Dân Tây Tạng trong trang phục truyền thống mang theo ảnh các lãnh đạo Trung Quốc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cùng với tác phẩm điêu khắc bơ - theo truyền thống được tạo ra trong các tu viện Tây Tạng như là một hành động của lòng sùng kính, thường được thực hiện cùng với bức tranh tôn giáo. Hình ảnh này hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.

PHẦN II


Trong phần 2 của loạt bài này, chúng ta xem xét về cuộc cách mạng của chủ nghĩa Mao đã đứng chỗ của mình ở Tây Tạng, và làm thế nào cuộc cách mạng phát triển thành cơn bão quần chúng mạnh mẽ và thổi bay sự đàn áp Đạt Lai Lạt Ma.

Đem cách mạng đến Tây Tạng 


Cho tới năm 1949, Quân đội Giải phóng nhân dân của Mao (PLA) đã đánh bại tất cả các đội quân phản động chính ở trung tâm Trung Quốc. Ngày của người nghèo và người bị áp bức đã đến! Nhưng các cường quốc lớn trên thế giới đã di chuyển một cách nhanh chóng để đè bẹp và "kìm giữ" cuộc cách mạng này. Quân đội Pháp xâm chiếm Việt Nam, biên giới phía nam Trung Quốc. Vào năm 1950, một lực lượng xâm lược lớn của Mỹ đổ bộ xuống Triều Tiên với kế hoạch đe dọa chính Trung Quốc.

Vùng núi và đồng cỏ phía tây của khu vực biên giới Trung Quốc là nơi sinh sống của cả chục nhóm dân tộc khác nhau, có nền văn hóa khác với phần lớn Trung Quốc người Hán. Một trong những khu vực là Tây Tạng, đã bị cai trị cục bộ như một vương quốc cô lập, "kín nước", bởi một tầng lớp sở hữu nông nô, đứng đầu là nhà sư trụ trì tu viện-Lạt ma Phật giáo lớn. Trong cuộc nội chiến Trung Quốc, giai cấp thống trị Tây Tạng âm mưu thiết lập một nhà nước giả "độc lập" thực sự núp dưới sự che chở của chủ nghĩa thực dân Anh.

Các nhà cách mạng Mao đã xác định đưa cuộc cách mạng vào Tây Tạng để bảo vệ khu vực biên giới với Trung Quốc, chống lại cuộc xâm lược và giải phóng hàng triệu nông nô Tây Tạng bị áp bức ở đó. Không có nghi ngờ gì, binh lính-nông dân cứng rắn của Mao có thể đánh bại bất kỳ đội quân phong kiến Tây Tạng nào.

Nhưng cuộc cách mạng phải đối mặt với một vấn đề: khu vực rộng lớn dân cư thưa thớt như Tây Tạng đã bị cô lập hoàn toàn khỏi cuộc chiến tranh cách mạng quét qua phần còn lại của Trung Quốc. Năm 1949, không có lực lượng trong quần chúng Tây Tạng để tiến hành giải phóng thực sự. Không có nổi loạn ngầm giữa các nông nô Tây Tạng. Hầu như không có cộng sản Tây Tạng hoặc thậm chí cộng sản người Hán nói tiếng Tây Tạng. Số đông người nông nô Tây Tạng chưa bao giờ nghe nói một cuộc cách mạng lớn đã xua tan những phần còn lại của đất nước họ. Nông nô Tây Tạng đã được dạy rằng khổ đau và nghèo đói hiện tại của họ là minh chứng cho tội lỗi mình gây ra trong cuộc sống kiếp trước.

Mao dạy rằng một cuộc cách mạng thực sự phải dựa vào nhu cầu, mong mỏi của số đông, và hành động của những người bị áp bức. Chủ nghĩa Mao gọi nguyên tắc này Phương pháp quần chúng. Mao nói: "Nó thường xảy ra một cách khách quan quần chúng cần một sự thay đổi nhất định, nhưng một cách chủ quan họ chưa ý thức được về sự cần thiết, chưa sẵn sàng hoặc xác định để thực hiện thay đổi. Trong trường hợp này, chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi. Chúng ta không nên tiến hành thay đổi cho đến khi, qua công việc của chúng ta, hầu hết quần chúng đã trở nên có ý thức về sự cần thiết, sẵn sàng và quyết tâm thực hiện nó. Nếu không chúng ta sẽ tự cô lập mình với công chúng. Trừ khi họ thức tỉnh và sẵn sàng, bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi sự tham gia của họ sẽ biến thành chỉ hình thức và sẽ thất bại."

Tháng 10 năm 1950 Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tiến vào vùng núi và đồng cỏ phía tây nam Trung Quốc. Tại Chamdo, họ dễ dàng đánh bại đội quân chống cự được giai cấp thống trị Tây Tạng cử đến - và sau đó họ dừng lại. Họ đã gửi một thông điệp đến thủ đô Tây Tạng, Lhasa.

Chính quyền cách mạng mới của Trung Quốc đưa ra cho giới cai trị Tây Tạng một thỏa thuận: Tây Tạng sẽ được sát nhập vào nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng trong thời điểm hiện tại, chế độ nông nô-chủ sở hữu (gọi là Kashag) có thể tiếp tục cai trị như một chính quyền địa phương, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Chính phủ nhân dân Trung ương. Người Mao-ít sẽ không xóa bỏ tập quán phong tục phong kiến, hoặc thách thức tôn giáo Lạt ma cho đến khi bản thân dân chúng ủng hộ sự thay đổi đó. PLA sẽ bảo vệ biên giới của Trung Quốc khỏi sự can thiệp của chủ nghĩa đế quốc, và các tay chân nước ngoài sẽ bị trục xuất khỏi Lhasa. Khoảng một nửa dân số Tây Tạng sống trong khu vực Tsinghai và Chamdo không dưới sự cai trị chính trị của Kashag. Các khu vực này không gồm trong đề nghị.

Chế độ Tây Tạng nông nô-chủ sở hữu đã ký "thỏa thuận 17 điểm" đặc biệt này và ngày 26 tháng 10 năm 1951, PLA đã tiến vào Lhasa một cách hòa bình.

Cả hai bên đều biết cuộc đấu tranh cuối cùng sẽ không tránh khỏi. Các quý tộc và tu viện có thể tiếp tục chế độ nô lệ "của họ" trong bao lâu, khi tất cả dân chúng bây giờ có thể thấy nông dân Hán đã giải phóng mình ra khỏi tình trạng tương tự bằng súng và chủ nghĩa Mao?

Các gia đình nông nô mạnh nhất bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc nổi dậy vũ trang. Em trai của vị Đạt Lai Lạt Ma đi du lịch ra nước ngoài để tìm kiếm mối quan hệ gắn kết với CIA, để có được vũ khí và yêu cầu công nhận chính trị. Các tu viện tổ chức cuộc hội nghị bí mật và lan truyền tin đồn hoang dại trong quần chúng: như như nói rằng các nhà cách mạng Hán chạy xe tải của họ bằng máu của trẻ em người Tây Tạng bị đánh cắp. Chuyến xe lửa bằng la chở vũ khí của Mỹ bắt đầu theo con đường quanh co từ Ấn Độ đến tu viện chính Tây Tạng. CIA lập các trung tâm huấn luyện chiến đấu cho các tay chân Tây Tạng của mình, cuối cùng đặt trụ sở tại vùng núi cao ở Colorado – trại Hale. Máy bay CIA thả vũ khí vào khu vực Kham miền đông Tây Tạng.

Áp dụng Phương pháp quần chúng của Mao với điều kiện đặc biệt của Tây Tạng


Trong khi đó, Mao chỉ thị cho các lực lượng cách mạng giành thắng lợi trong quần chúng để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp đến mà không kích động sớm phân cực trong quần chúng để họ có thể chống lại cách mạng. Mao viết: "Trì hoãn sẽ không làm chúng ta có nhiều nguy hại, trái lại, nó có thể là lợi thế của chúng ta. Hãy để họ (tầng lớp Lạt ma cầm quyền) tiếp tục sự tàn bạo phi lý của chúng chống lại người dân, trong khi chúng ta tập trung một phần vào những việc làm tốt, sản xuất, thương mại, xây dựng đường sá, dịch vụ y tế và đoàn kết trên mặt trận công việc (với đa số quần chúng và kiên nhẫn giáo dục) để giành chiến thắng trong quần chúng."

Một người lính đỏ về sau đã nói, "Chúng tôi đã đưa ra nhiều hướng dẫn chi tiết nên cư xử như thế nào."

Quần chúng Tây Tạng quá nghèo để dư thừa ngũ cốc cho quân đội cách mạng. Vì vậy, những người lính PLA thường bị đói cho đến khi các cánh đồng của họ sẵn sàng cho thu hoạch. Họ được dạy phải tôn trọng nền văn hóa và tín ngưỡng quần chúng Tây Tạng, đến lúc đó, những nỗi sợ hãi mê tín dị đoan mãnh liệt vẫn chi phối đời sống của người Tây Tạng.

Trong những năm đầu tiên, quân đội Trung Quốc đã làm việc như một lực lượng xây dựng lớn, họ làm những con đường đầu tiên nối Tây Tạng với Trung Quốc. Một chuỗi dài các trại làm việc kéo hàng ngàn dặm qua những ngọn núi và hẻm sâu vô tận. Cùng với những trại này, những người lính Hán trồng lương thực của mình bằng cách sử dụng phương pháp tập thể mới. Nông nô từ các khu vực xung quanh đã được trả lương cho công việc họ làm trên đường.

Giới cai trị Tây Tạng cũ đối xử với nông nô như "động vật biết nói chuyện" và buộc họ phải làm việc bất tận không trả công, vì thế hành động của PLA đã gây sốc cho công chúng Tây Tạng. Một nông nô nói, "Người Hán đã làm việc sát cánh cùng chúng tôi. Họ không đánh đập chúng tôi. Lần đầu tiên tôi được đối xử như một con người." Nông nô khác mô tả ngày một người lính PLA đã cho anh ta uống nước từ cốc của riêng mình, "Tôi không thể tin được!" Khi nông nô được đào tạo để sửa chữa xe tải, họ trở thành những người vô sản đầu tiên trong lịch sử Tây Tạng. Một nông nô bỏ trốn cho biết: "Chúng tôi hiểu đó không phải là ý muốn của các thần linh, nhưng sự tàn ác của con người như chúng ta, khiến chúng ta thành nô lệ."

Các trại làm đường PLA nhanh chóng trở thành nam châm thu hút nô lệ, nông nô, và các nhà sư chạy trốn. Nông nô trẻ làm việc trong các trại được hỏi nếu họ muốn đi học để giúp giải phóng người dân của họ. Họ đã trở thành sinh viên Tây Tạng đầu tiên tại Viện Dân Quốc ở các thành phố phía đông Trung Quốc. Họ đã học đọc, viết, và làm toán "cho cuộc cách mạng nông nghiệp đến"!

Bằng cách này, cuộc cách mạng bắt đầu tuyển dụng các nhà hoạt động, những người sẽ sớm lãnh đạo nhân dân. Các thành viên Đảng Cộng sản đầu tiên của miền trung Tây Tạng đã được tuyển dụng vào giữa năm 1950. Đến tháng 10 năm 1957, Đảng báo cáo có 1.000 thành viên Tây Tạng, cộng thêm 2.000 trong Đoàn Thanh niên.

Tất cả qua các vùng nông thôn phía đông Tây Tạng và các thung lũng xung quanh Lhasa, PLA đóng vai trò như một "máy gieo hạt giống" của cuộc cách mạng như nó đã làm trong lịch sử của Trường Chinh của Mao những năm 1930.

Mọi gợi ý thay đổi làm rúng động nước Anh gắn kết


Một khi đường bằng phẳng đầu tiên được hoàn thành, các đoàn lữ hành dài xe tải quân Trung Quốc đến, mang theo hàng hóa quan trọng như trà và diêm. Thương mại mở rộng và đặc biệt là sự sẵn có của trà giá rẻ cải thiện chế độ ăn uống của người Tây Tạng bình thường. Vào giữa thập niên 50, các máy điện thoại đầu tiên, điện báo, đài phát thanh và in ấn hiện đại đã được tổ chức hoạt động. Các tờ báo đầu tiên, sách và tờ rơi xuất hiện, cả tiếng Hán và Tây Tạng. Sau năm 1955, các trường học thực sự đầu tiên của Tây Tạng đã được thành lập. Đến tháng 7 năm 1957 có 79 trường tiểu học, với 6.000 học sinh. Tất cả điều này bắt đầu cải thiện cuộc sống của người nghèo và làm tầng lớp thượng lưu bực tức phát điên, những kẻ đã luôn luôn độc quyền tất cả thương mại, sách vở học tập và tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Khi các đội y tế cách mạng bắt đầu chữa bệnh cho người, ngay cả các nhà sư và tầng lớp bề trên cũng bắt đầu xuất hiện tại các phòng khám có sớm. Mỏ than đầu tiên được mở cửa vào năm 1958 và lò cao đầu tiên năm 1959. Điều này làm suy yếu mê tín dị đoan mà lên án đổi mới cùng thứ rao giảng rằng bệnh tật gây ra bởi hành vi tội lỗi.

Bắt đầu từ năm 1956, cuộc nổi loạn vũ trang tổ chức bởi chủ đất phong kiến ở khu vực biên giới Hán-Tây Tạng ngày càng căng thẳng. Các khu vực này không nằm trong “thỏa thuận 17 điểm”, và nông nô được khuyến khích bởi các nhà cách mạng ngưng trả tiền thuê đất và tài sản cho tu viện. Năm 1958 một nhà lãnh đạo cộng sản ở Tsinghai viết: "Cuộc cách mạng XHCN trong các vùng đồng cỏ là một cuộc đấu tranh giai cấp rất bạo lực giữa sống và chết."

Một số lực lượng trong nội bộ Đảng Cộng sản kêu gọi thỏa hiệp. Họ đề nghị làm chậm cải cách ruộng đất và đóng cửa các trường học và trạm y tế bị phản đối bởi Lạt ma. Giáo viên và các đội y tế đã rút lui.Nhưng điều này đã không làm các Lạt ma dừng âm mưu.

Vào cuối những năm 1950, giai cấp thống trị Tây Tạng thúc ép một cuộc nổi dậy toàn diện. Chúng tin rằng cuộc đấu tranh dữ dội bùng nổ ở trung tâm Trung Quốc gọi là Đại Nhảy Vọt tạo cho chúng một cơ hội mở để đẩy lui PLA. Hỗ trợ của CIA đã tăng lên, và các tay chân được huấn luyện đào tạo đã sẵn sàng.

Nổi loạn chủ nô gây cách mạng

"Trong lịch sử, tất cả các lực lượng phản động trên bờ vực tuyệt chủng luôn tiến hành cuộc đấu tuyệt vọng cuối cùng chống lại các lực lượng cách mạng." - Mao

Vào tháng Ba năm 1959, các nhà sư vũ trang và binh lính Tây Tạng tấn công quân đồn trú PLA ở Lhasa và phát động một cuộc nổi dậy dọc theo biên giới Tây Tạng-Ấn Độ. Một nhà sư sau đó đã nói, "Tất cả chúng tôi được nói rằng, nếu chúng tôi giết chết một người Hán, chúng tôi sẽ trở thành Phật sống và có nhà nguyện mang tên của chúng tôi."Thiếu sự ủng hộ trong quần chúng, các Lạt ma đã nhanh chóng thúc thủ trong một số chùa chiền. Cuộc nổi loạn chủ yếu đã tan trong vòng một vài ngày.
  
Trong khi chiến trận, vị Đạt Lai Lạt Ma chạy trốn sống lưu vong. Cuộc nổi loạn này được các Lạt ma mô tả như một sự kiện thậm chí rất anh hùng huyền bí. Nhưng bây giờ các tài liệu ghi nhận rõ rằng Đạt Lai Lạt Ma đã trốn thoát qua một chiến dịch bí mật của CIA. Cuốn tự truyện của Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng người nấu ăn của mình và điều hành đài phát thanh trong chuyến đi là nhân viên CIA. CIA muốn đưa ông ra ngoài Tây Tạng để làm một biểu tượng cho cuộc chiến tranh phản cách mạng chống lại cách mạng của chủ nghĩa Mao.

Bị đánh bại trong cuộc nổi loạn, phần lớn các nhà tu bề trên và tầng lớp quý tộc theo chân Đạt Lai Lạt Ma di cư về phía nam vào Ấn Độ đem theo nhiều nô lệ-gia nô, bảo vệ có vũ trang và đoàn la thồ của cải. Tất cả có 13.000 kẻ đi lưu vong, trong đó có các lực lượng phong kiến và ủng hộ kiên cường nhất của chúng. Đột nhiên, nhiều kẻ trong số “Ba chủ nhân” Lạt Ma Tây Tạng giàu có, các quan chức chính phủ cao cấp, và các quí tộc bỏ ra đi!

Các lực lượng cách mạng được huy động để nhổ tận gốc âm mưu phong kiến. Cả nghìn học sinh Tây Tạng vội vã từ Viện Quốc gia trở về để giúp tổ chức làn sóng lớn đầu tiên thay đổi mang tính cách mạng ở Tây Tạng.

Chính phủ Kashag của Đạt Lai Lạt Ma phần lớn ủng hộ cuộc nổi loạn phản cách mạng và bị giải tán. Các cơ quan quyền lực mới được thành lập trong mỗi khu vực được gọi là "Cơ quan trấn áp nổi loạn". Chính phủ khu vực mới được gọi là "Uỷ ban Trù bị khu tự trị Tây Tạng", trong đó, cán bộ Tây Tạng mới và cán bộ người Hán kỳ cựu làm việc cùng nhau.

Giai đoạn đầu tiên của cuộc cách mạng này được gọi là "Ba chống và Hai giảm”. Đó là chống lại các âm mưu Lạt ma, chống lao động cưỡng bức, và chống chế độ nô lệ. Trong quá khứ, nông nô đã phải nộp 3/4 sản lượng thu hoạch của họ cho các ông chủ bề trên, bây giờ cuộc cách mạng chiến đấu để giảm "thuê đất" đến 20%. Cái giảm khác là loại bỏ các khoản nợ lớn mà nông nô "nợ" chủ của mình.

Chiến dịch này đã tấn công vào trung tâm mối quan hệ phong kiến Tây Tạng: lao động cưỡng bức ulag đã bị bãi bỏ. Những người nô lệ nangzen của giới quý tộc và tu viện được trả tự do. Số đông nô lệ của sư sãi bất ngờ được cho phép rời khỏi tu viện. Các kho vũ khí bị dọn sạch khỏi tu viện lớn, chủ mưu chính bị bắt giữ.

Một số kẻ thích nói về "cuộc đấu tranh tự do tôn giáo ở Tây Tạng", nhưng trong suốt lịch sử Tây Tạng, cuộc đấu tranh chủ yếu xoay quanh "tự do tôn giáo" đã trở thành đấu tranh cho quyền tự do không tín ngưỡng, không chấp hành các nhà sư độc ác và mê tín dị đoan vô tận của chúng. Viễn cảnh hàng ngàn nhà sư trẻ háo hức được kết hôn và làm lao động thủ công là một đòn mạnh mẽ giáng vào nỗi sợ hãi mê tín dị đoan.

Giải phóng phụ nữ khỏi gông xiềng, khẩu hiệu lúc đó gây kinh ngạc: "Tất cả đàn ông và phụ nữ đều bình đẳng!" Thay đổi sở hữu tài sản mang tính cách mạng giúp giảm bớt áp lực cũ cho chế độ đa thê. Với một lượng lớn mới đàn ông hội đủ điều kiện, đã có không còn là áp lực tương tự cho phụ nữ để chấp nhận làm thê thiếp để người đàn ông có thể có nhiều vợ. Với sự phân phối lại đất đai, phụ nữ không còn chịu áp lực để phải kết hôn với cùng các anh em trong một gia đình.

Không có số tiền thuê đất, các tu viện lớn sống ký sinh bắt đầu khô héo. Khoảng một nửa các nhà sư bỏ đi và khoảng một nửa các tu viện đóng cửa.

Trong các cuộc họp quần chúng, nông nô được khuyến khích tổ chức Hội nông dân và đấu tranh cho quyền lợi của họ. Những kẻ áp bức chính bị gọi ra, bị lên án và trừng phạt. Các sổ sách nợ của nông nô-chủ sở hữu đã bị đốt cháy trong đống lửa lớn. Phụ nữ đóng một vai trò đặc biệt tích cực. Họ được nhìn thấy trong các bức ảnh của những ngày đầu cuộc họp như vậy và tố cáo kẻ áp bức. Ngay sau đó, nông nô tịch thu đất đai và vật nuôi. Cựu nông nô, người ăn xin trước đây, và cựu nô lệ mỗi người nhận được một số mẫu đất. Nông nô có được 200.000 việc làm mới với đất đai và bầy vật nuôi được trang hoàng bằng cờ đỏ và hình ảnh Chủ tịch Mao.

Các nông nô cho biết: "Mặt trời của Kashag chỉ chiếu vào “Ba chủ nhân” và tay sai của chủ đất nhà họ, nhưng mặt trời của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Mao chiếu vào chúng ta những người nghèo."
Bản quyền thuộc về :Thời thổ tả

5 nhận xét:

  1. Sự thật trên đời này chưa hẳn la đúng hay sai. Bài viết rất hay nhưng cách nhìn còn khá phiến diện...

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết chưa thuyết phục. Cảm thấy người viết rất âú trĩ. Mục đích thật sự của bài viết này là gì?

    Trả lờiXóa
  3. Vậy việc xác nhập tây tạng vào trung quốc là tốt hơn? Vậy bộ mặt thật của trung quốc là gì nào? Viết một bài về trung quốc đi chứ. Có khi nào bộ mặt của việt nam cũng giống ở tây tạng thì có nên xác nhập vào trung quốc luôn không. Viết bài bưng bô cũng vừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mày ngu à ???? Tây tạng nó sẵn thuộc tàu khựa thời nhà thanh đến thời cộng sản thì nó " tái chiếm " thế tại sao mày lên cơn bại não khi dám so sánh khập khiễng một quốc gia có chủ quyền hàng gần thiên liên kỷ với cái bọn đầu trọc sống ở vách lúi mọi rợ đó vây ????

      Xóa
  4. Mấy cái giống ôn con tìm cái lút địt-like trong cái trang này thật gia cũng đéo dám ủng hộ champa,tây nguyên,khơme nổi dậy đập vào mặt đại việt đâu ☻🖕☻🖕☻🖕☻🖕☻🖕☻🖕😔🖕☻🖕☻🖕☻🖕☻🖕😔🖕😔

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !