Vụ mất tích máy bay của hãng hàng không Malaysia đang là tâm điểm chú ý của dư luận những ngày qua. Rất nhiều bên tham gia tìm kiếm nhưng vẫn chưa phát hiện được tung tích của chiếc máy bay gặp nạn cùng những người mất tích. Trước hết, xin chia buồn cùng gia đình của các nạn nhân, hi vọng rằng công tác của các bên cứu hộ sẽ sớm có kết quả tốt đẹp.
Đâu đó trên các phương tiện truyền thông, người ta nhắc đến chi phí của cuộc tìm kiếm này. Rằng Việt Nam chi 20 tỷ một ngày. Đâu đó có người chê đắt chê rẻ, có người nói rằng có đáng không? Có người đặt vấn đề tế nhị hơn, khi chiếc máy bay đó không có công dân Việt Nam, thậm chí một số người đưa người Trung Quốc ra và viện vào mâu thuẫn giữa hai nước để cho rằng 20 tỷ mỗi ngày kia là chẳng đáng. Vậy, thực sự 20 tỷ mà Việt Nam bỏ ra đó mua được cái gì?
1. Cơ hội thực hành tìm kiếm cứu nạn
Rất nhiều các văn kiện hợp tác tìm kiếm cứu nạn đa phương được ký kết giữa Việt Nam và các nước bên bờ Biển Đông, máy bay rơi trước hết là một sự đáng tiếc, nhưng đây thực sự là một cơ hội để Việt Nam chứng tỏ khả năng thực thi công tác tìm kiếm cứu nạn để có thể cụ thể hóa cam kết của mình trong những văn kiện đó. Lần đầu tiên, Việt Nam sử dụng một lực lượng tương đối lớn các phương tiện khí tài hiện đại để phục vụ công tác nghiệp vụ, trong đó có cả những trang bị mới nhất trong biên chế quân đội và lực lượng thực thi Pháp luật. Đây là một bước tập dượt tốt để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả phương tiện trang bị của các lực lượng này
2. Hình ảnh quốc tế của Việt Nam và ASEAN
Từ trước đến nay, ASEAN vốn bị thế giới chê là lỏng lẻo. Thế nhưng lần này các nước ASEAN đã có một sự thể hiện khác. Hành động của các nước đã đi vào thực chất với sự tham gia của cả những cường quốc lớn trong việc thực hiện một nỗ lực chung. Đây là bước đệm cho ASEAN sớm có những nỗ lực chung trong việc giải quyết các bất đồng và tạo thuận lợi cho sự thống nhất trong đàm phán và giải quyết các vấn đề khác.
Hơn tất cả, Việt Nam đang là người chủ trì sự hợp tác đó, cái tên Việt Nam được nhắc đi nhắc lại với vai trò cung cấp thủ tục và là một trong những bên tích cực nhất trong công tác tìm kiếm. Đây là một sự khuếch trương hình ảnh và địa vị không hề nhỏ cho Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Sức mạnh mềm của quốc gia được tăng lên nhanh chóng, người ta nhìn đến Việt Nam như một quốc gia đủ khả năng và có vai trò lớn trong khu vực trong thúc đẩy đàm phán và hợp tác khu vực. Đây là điều mà không thứ gì có thể mua được
3. Đạo lý
Người Việt Nam vốn coi trọng đạo lý đùm bọc lẫn nhau, sống luôn trọng đạo lý, thương người như thể thườn thân. Ấy cũng là thuận với truyền thống mà cha ông truyền lại. Nỡ lòng nào thấy người thấy người gặp nạn không cứu họ? Ngay đến nước Mỹ rơi máy bay ở Trường Sa năm 1988 còn không quản sóng gió cứu mạng họ về cơ mà?
20 tỷ mỗi ngày, chừng đó tàu, chừng đó máy bay, chừng đó con người quần thảo trên vùng biển phía Nam nước ta mua được cái gì. Những ai chê đắt chê rẻ, hẳn là không biết suy tính gì cho nước nhà
Người Việt ưa nói khôn nói khéo, ấy vậy mà lắm kẻ cứ phải nói huỵch toẹt ra thì mới hiểu. Hay là cứ cố tình không hiểu?
Và đây là những kẻ điên nói chuyện |
Sao có những kẻ có đầu óc thiển cận thế !?(tôi thấy đúng danh hiệu Lão Nông Dân -trí tuệ cằn cỗi , tầm nhìn một gang kiến thức và tri tuệ bằng hạt gạo ) ,Theo nguyên tắc quốc tế khi tuyên bố chủ quyền tại vùng lãnh thổ nào thì chủ thể tuyên bố phải có khả năng quản lý vùng lãnh thổ ấy , Ngoài ra việc tìm kiếm cứu nạn cũng là cách răn đe nhửng kẻ có ý đồ nhòm ngó lãnh thỗ ( ý nghĩa là : này các vị nếu các vị định đi vào vùng lảnh hải của tôi tôi biết ngay đấy , tôi đủ khả năng giám sát , ngăn chặn , bắt giữ , truy đuổi , tấn công , giáng trả) Tìm kiếm cứu nạn là cách thể hiện rõ nhất khả năng quản lý , Những kẻ như LND (lão nông dân) ko hiểu biết gì kiểu như khi ra tòa xử ly hôn thì đòi bồi thường tuổi xuân (thông cảm so sánh hơi khập khễnh , Các cụ nhà ta đã dạy " biết thì thưa thớt ko biết thì dựa cột mà nghe" , Tôi mong muốn chủ của blog chuyển cho LND nhận xét của tôi , để từ nay lão sẽ sáng ra thêm nếu ko lão sẽ trở thành Lão nô dich của bọn ngoại bang ,THÂT NGHIỆP
Trả lờiXóaMấy ngày gần đây, hình như không thấy nhắc đến Việt Nam trong danh sách các nước đang tiếp tục tham gia tìm kiếm (?)
Trả lờiXóaViệt Nam từ bỏ tìm kiếm kể từ khi mấy tên Mã Lai tuyên bố tìm kiếm đã chuyển sang Ấn Độ Dương rồi bác ạ . VN tìm kiếm đơn giản vì nghĩ nó có liên quan đến mình , nhưng vì chuyện không còn liên quan đến mình nữa thì cũng không ôm rơm nữa , em còn nghe những "thánh giả thuyết " truyền nhau rằng hành động tìm kiếm của VN ở khu vực này cũng là để vùng biển phía Nam , nhất là Thềm Nam Côn Sơn và khu vực Vịnh THái Lan không bị trống khi các nước đổ quân vào tìm kiếm , nếu tàu thuyền các nước đi rồi thì mình không nhất thiết phải làm thế nữa .
Xóa