Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Đôi điều suy nghĩ về bài :Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Phải nói là đến tận hôm qua tôi mới đọc được bài viết Việt Nam - Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan , và khi đọc xong những điều đó , tôi hơi sững người , hơi bất ngờ , và ngồi lặng ra để viết bài viết này , không hẳn được gọi là một bài phản biện , cũng có thể xem là một bài Ngụy biện cũng được .
Tôi chưa bao giờ là một đứa con ngoan , càng chưa bao giờ là một đứa con nhà giàu , tôi cũng không giỏi , cũng không phải là cái gì đại diện cho những đặc điểm chung của người Việt Nam . Có lẽ chẳng có ai có thể đại diện cho đặc điểm chung của người Việt Nam , và tôi thiết nghĩ cũng chẳng có ai đại diện cho những đặc điểm chung của người Nhật , về bản chất người Nhật hay người Việt Nam chẳng khác gì nhau cả , đều chỉ là con người , và đều chỉ đang mưu cầu sự sống .
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Có lẽ chính sự khiêm nhường của bạn đã tự phủ nhận đi nền văn hiến lâu đời , hay chính sự trọng thị đề cao mà bạn suy nghĩ cho người Việt Nam nên tự hạ thấp giá trị của dân tộc bạn , vì tôi biết bất cứ dân tộc Á đông nào đều có lịch sử và văn hóa lâu đời , tôi cũng từng được nghe về sự cúi đầu của người Nhật , họ cúi đầu để vươn mình lên , sáng lòa và kiêu hãnh . Nhưng dân tộc tôi không có sự cúi đầu chào thân thiện và khiên nhường như người Nhật , không có sự chắp tay chào đầy đức tin như những quốc gia Nam Á Phật giáo khác , không có , hoàn toàn không có , không phải vì chúng tôi chưa từng có , cũng không phải chúng tôi đã mất đi , mà đơn giản là chúng tôi đã che giấu sự khiêm nhường hay trọng thị ấy vào trong trái tim của chính bản thân minh . Chẳng thế mà sao có những người Việt Nam lại luôn luôn cảm thấy tự ti khi nhìn thấy một người nước ngoài , như người Anh , người Pháp , người Mỹ và kể cả người Nhật , một thái độ khép nép đã xuất hiện , không cần đến cả cúi đầu hay chắp tay , những người Việt Nam đang làm điều đó bằng cả trái tim và khối óc , một khối óc "CÚI ĐẦU , KHÉP LÒNG ".
Tôi yêu nước Nhật , tôi không giấu được tình yêu đó qua những tác phẩm văn học đẹp như trong tranh Xứ Tuyết của Kawabata , cũng như những tác phẩm xã hội một thời Rừng Na Uy  của Haruki Murakami , tôi thích , tôi yêu , tôi khâm phục những tác phẩm đó , tôi ưa thích những giá trị của nước Nhật , nhưng không phải vì thế mà tôi chấp nhận , hay thừa nhận những giá trị văn hóa của nước Nhật cao hơn quê hương tôi . Tôi khâm phục nước Nhật , mấy hôm trước tôi còn thức từ 4 giờ sáng để được xem những phim về nước Nhật phục hồi sau thảm họa trên VTV1 , điều mà tôi không làm với bất cứ quốc gia nào khác , kể cả nước Trung QUốc .
Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. 
Tôi biết bạn viết đúng , đúng y như những gì mà tôi được biết thông qua truyền thông (!) tuy nhiên tôi cũng phải nhắc bạn một điều là quả thật không khôn ngoan khi đưa hình ảnh hôi của nên để đánh vào tâm lý người Việt Nam, Vẫn biết điều bạn nói ở Việt Nam cũng có , nhưng điều đó chẳng đại diện cho cái gì cả , cũng chẳng có gì có thể nói văn hóa Tình Dục của nước Nhật là đjai diện cho sự phóng khoáng về tình dục hay sự dâm đãng của con gái Nhật Bản cả , chẳng bao giờ có . Tôi đã từng nhớ về Việt Nam những năm chống Mỹ , cả dân tộc được nhận quà giáng sinh sớm của người Mỹ anh em , cả Hà Nội , Hải Phòng và các vùng khác đều trong cảnh thiếu đói , cảnh cái chết có thểm đến thăm bạn trong ngày mai , nhưng không có bất kì sự hỗn laonj nào cả , không có , chẳng bao giờ có chuyện sổ gạo nhà ai bị cướp mất , cũng không có chuyện đôi vòng vàng gia bảo trong tủ nhà nào bị cướp mất , nhà khóa bỏ đấy , người chạy xuống hầm . 
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy
Tôi cảm thấy ngại khi phải nói với bạn rằng câu " Rừng vàng biển bạc " đã bị xuyên tạc , bị những người , mà theo cách nói của một người " bạn " của tôi nói là " Liệt Não " xuyên tạc từ những nghĩa cao quý của nó . Rừng vàng biển bạc , chính là sự quý báu của đất , của biển đối với dân tộc Việt Nam chúng tôi , kể cả rừng có thành sa mạc , biển có thành bãi đá , chúng tôi vẫn giữ , vẫng nâng niu , vẫn bảo vệ đến cùng , coi nó như Vàng bạc để giữ gìn . Chúng tôi , tức những người hiểu câu nói theo đúng cái giá trị của nó , chưa bao giờ coi Rừng Vàng Biển Bạc như là thứ để tàn phá , chúng tôi coi đó như là một gánh nặng , trước là để bảo vệ , sau là để phát huy . Thiết tưởng người Nhật đối xử với đất đai , với chủ quyền của mình , cũng coi tọng và nâng niu như vàng như bạc để giữ gìn chứ nhỉ ? Nếu không sao cứ phải giữ Dokdo hay Điếu Ngư , sao cứ phải đòi vũng lãnh thổ phía Bắc làm gì ?
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Bạn quả thật làm cho chúng tôi khâm phục , cũng quả thật là kẻ chẳng biết gì . Thật đấy , kể cả bạn là ai đi chăng nữa tôi cũng cảm thấy bạn chẳng biết gì , nếu như không muốn nói là "Ngu mà học đòi phê phán ". 
Nếu như bạn nói việc xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiêu học ,tôi nói không sai , học sinh tiểu học của nước chúng tôi được học xếp hàng , thật đấy , cũng như học cúi người như nước các bạn mà thôi . Vậy việc chúng tôi rèn luyện trẻ nhỏ xếp hàng từ tấm bé , nhưng lớn nên chúng vẫn không xếp hàng lần lượt thì thật kì lạ , kì lạ vì văn hóa xếp hàng đã được dùng từ thời bao cấp , tức là thời tôi còn nhỏ . Xếp hàng , văn hóa Xếp Hàng bị biến mất vì chúng tôi đã từng coi nó như biểu hiện của một quá khứ thiếu thốn , một quá khứ Bao Cấp . Bạn xếp hàng , vậy bạn đã từng bao giờ thấy một dãy hàng nào chỉ toàn gạch ghi số không ? Tôi đã từng được nghe câu chuyện ấy kể về xếp hàng lính gạo của cán bộ công chức trong giờ làm việc . Vậy ai dám bảo chúng tôi không biết xếp hàng ?
Bạn có câu nói khá kì lạ : "người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp " , CÓ văn hóa , có giai cấp nào bảo người ta cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà không lên tiếng ? Đâu ? Ở đâu ? Nói thẳng cho người Việt Nam nếu vẫn giữ nguyên văn hóa làng xã thì đừng có xuất hiện con mụ chanh chua nào dám chửi đổng đấy , tôi dám khẳng định đấy , chỉ cần người đó còn ở trong làng thì đến hét đời cũng đừng biết chửi đổng là cái gì . Còn nói là giai cấp công nhân nên rạp mình trước bất công , mời bạn nói lại vì lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam chưa từng sợ bất cứ thế lực cường quyền nào , chẳng thế thì sao chúng tôi có thể lãnh đạo được những cuộc kháng chiến thần thánh ???
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?
Bạn nói nhăng từ nãy đến giờ vì sao nên nỗi ? Báo Đít Vịt , báo TN đăng lại bài đăng của bạn vì sao nên nỗi ? Con người cứ phải sống hằng ngày vì sao nên nỗi ? Tại sao biết nhà mấy điện hạt nhân có nhiều tác hại , hệ lụy vì sao nên nỗi phải dùng ? Chẳng phải đều là tồn tại hay sao ! Chúng tôi , cái cảm giác mong muốn làm giàu cũng chẳng kém bất cứ dân tộc nào , mà cái cảm giác chạy đuổi theo ước mơ cũng chẳng khác dân tộc nào .
Kết lại tôi cũng chỉ dám nói một điều thôi , bạn có thể là người Việt Nam , cũng có thể là người Nhật Bản , tôi không quan tâm , tôi đứng trên cách nhìn của bạn , và đứng trên cách nhìn của tôi để bàn . Bạn nói bạn tôn trọng đối phương nhưng lại quá hạ thấp giá trị đối phương đề cao giá trị của mình , bạn bàn về giá trị của người Việt Nam mà lại không thể am hiểu về giá trị đó  , bạn cứ luôn nói đến Văn hiến lâu đời của nước chúng tôi nhưng lại chưa từng nhắc đến việc chúng tôi duy trì văn hiến đó . Bạn nói chúng tôi mất gốc nhưng không hề đề cập đến thời mới cải cách Minh Trị của nước Nhật , bạn nói chúng tôi văn hóa làng xã nhưng bạn lại chưa hiểu cái văn hóa làng xã ấy là gì ?
Nói thật , bạn có thể là một người Việt Nam kém , cũng có thể là một ngươi Nhật tồi , nhưng tôi ghi nhận bạn ở một câu duy nhất :
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…
 Nguyễn Linh

6 nhận xét:

  1. Tôi cảm ơn tác giả với bài viết trên vì lý do bạn rất chăm chỉ và viết nhiều. Song bạn đừng giận vì tôi nhận xét bài viết của bạn : nhiều lời nhưng ít ý . Bạn trách người viết , đấy là quyền của Bạn . Riêng tôi đang tìm tác giả của bài viết : "Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan". Tôi sẽ đỡ xấu hổ hơn nếu tác giả viết bài này là người Việt Nam. Tôi sẽ vô cùng xấu hổ nếu tác giả bài viết là người nước ngoài đã từng du học tại Việt Nam. Không xấu hổ sao được khi đọc từng câu từng chữ thể hiện sự thật đến "nổi da gà" . Giả sử tác giả bài viết là người nước ngoài, thì 4 năm đủ để người ta nhận xét về nếp sống của những người Việt mà tác giả tiếp xúc là không có gì ngạc nhiên . Mỗi năm tôi và người thân thường xuôi ngược trong Nam ngoài Bắc , đi chơi có; đi về quê hương có (dành dụm đồng lương hưu để di chuyển bằng phương tiện giao thông rẻ tiền) , song thật buồn vì văn hóa ứng xử thời nay khác xa hơn bốn chục năm về trước. Tình người nay còn đâu, tôi như lạc trong một rừng người xa lạ. Điều may mắn duy nhất là họ còn hiểu tôi nói gì , và điều an toàn duy nhất là tôi không nói gì. . . . Còn nhiều lắm .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn buồn về văn hóa thời nay không bằng thời bao cấp , tôi cũng buồn vì điều đó . Ở trong bài đặng tác giả đã cố chỉ ra rằng "không cần thiết phải xem đây là người nước nào " , mà bàn về nội dung của bài viết .
      Tôi ít chữ nhưng cũng nhận ra những điều mà "Người Nhật " kia viết là những điều chỉ cần đọc trong báo chí "cách mệnh Internet " là biết , nhưng điều này được tung hô vì " một thái độ khép nép đã xuất hiện , không cần đến cả cúi đầu hay chắp tay , những người Việt Nam đang làm điều đó bằng cả trái tim và khối óc , một khối óc "CÚI ĐẦU , KHÉP LÒNG "." , Thật hay phải không , tôi nhớ đến cái thời minh đi đâu cũng ngẩng cao đầu kiêu hãng chứ không phải là cúi mình đớn hèn như thế .
      Còn về tác giả blog này thì điểm không vừa yas duy nhất mà tôi thấy chính là ông ta ( hay cô ta ) đã không nói thẳng ra những điều mà ai cũng nhận ra , cứ bình bình không có điểm nhấn !

      Xóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Sorry chủ nhà. Cứ bị lỗi suốt, thành ra phải tắt đèn làm lại :((

      Xóa
  3. Trong bài viết của Nguyễn Linh, tui tâm đắc nhất là câu kết: "bạn có thể là một người Việt Nam kém , cũng có thể là một ngươi Nhật tồi".

    Xin đừng nghĩ 'tồi' ở đây là nghĩa 'xấu xa' - 'tồi' ở đây cũng có nghĩa là 'kém'. Cho dù tác giả là người Việt hay người Nhật chăng nữa, vì không hiểu biết nhiều về đất nước và con người của xứ Phù Tang nên bài viết có nhiều so sánh khập khễnh - thậm chí là sai lầm trầm trọng. Đơn cử một ví dụ:

    [Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.]

    Thử hỏi, nếu Mỹ không dùng vũ lực tại Vịnh Tokyo, liệu người Nhật có chịu ngồi vào Hiệp ước Kanagawa, năm 1854, từ bỏ chính sách "bế quan toả cảng", để "sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác 'chia sẻ'"?

    Có thể nói, kể từ ngày chính thức lập quốc, thế kỷ 7 trước Công Nguyên, đây là lần đầu tiên mà người Nhật bị bắt buộc phải giao lưu với thế giới bên ngoài để "sẵn sàng tiếp nhận tinh hoa". Sau đó thì sao?

    - Năm 1910, Nhật xâm lăng Đại Hàn
    - Năm 1931, Nhật xâm lăng Mãn Châu
    - Năm 1937: Nhật xâm lăng Trung Quốc.
    - và thế chiến thứ II...

    Như vậy, lịch sử đã chứng minh "sự khiêm nhường" của người Nhật ra sao, chúng ta đã hiểu. Riêng về cái "văn hoá cúi chào" kia thì phải kể đến 2 giai đoạn: trước và sau 1945... Nếu kể ra hết những khập khễnh thì e là quá dài dòng.

    Nói chung, tui đồng ý với tác giả kia về một số "thói hư tật xấu" hiện nay của một bộ phận không nhỏ của người Việt mình. Nhưng, không đồng ý với cái "la fin justifie les moyens" của tác giả.

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !