Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Toàn cảnh về Nam Yết -Trường Sa Việt Nam

 Đảo Nam Yết trong nắng chiều 
 Nhà văn hóa đảo Nam Yết 
 Trong phòng Truyền thống đảo Nam Yết
 Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956 
 Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956 
 Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956 
 Những chiếc quạt điện gió 2 cánh đã được thay bằng quạt 3 cánh hiện đại hơn, bền trong mưa gió biển hơn
 Hoàng hôn ở đảo Nam Yết
 Hạ sĩ Nguyễn Bá Bình làm tiêu binh bên cột mốc chủ quyền
Để giữ gìn sự bình yên, toàn vẹn chủ quyền cho Tổ quốc, ngày nay vẫn có những người lính trẻ ở Trường Sa, ở đảo Nam Yết hy sinh. Binh nhì Nguyễn Vũ Hoàng Phương hy sinh khi chưa tròn 19 tuổi, anh quê ở thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, sinh ngày 23/4/1995, hy sinh vào ngày 14/2/2014, ngày bao bạn trẻ ở đất liền đang vui trong Valentine - Lễ Tình nhân!
Đảo Nam Yết được gọi là đảo dừa, có nhiều dừa nhất Trường Sa

Đảo Nam Yết (Namyit Island) ở phần Nam cụm đảo Nam Yết, nằm giữa khu vực có nhiều đảo đang bị nước ngoài chiếm đóng. Đảo nằm ở vĩ độ 10010’45’’ Bắc, kinh độ 114022’00’’ Đông, cách đảo Trường Sa 174 hải lý về phía Đông Bắc, cách đảo Song Tử Tây 76 hải lý về phía Nam, cách Cam Ranh 326 hải lý về phía Đông Nam. Đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa đang bị Đài Loan (Trung Quốc) chiếm đóng chỉ cách đảo Nam Yết 11 hải lý về phía Bắc, đá Ga Ven đang bị Trung Quốc chiếm đóng chỉ cách đảo Nam Yết 9 hải lý về phía Tây.
Toàn cảnh đảo Nam Yết, tháng 5/2013

Nằm theo hướng Đông – Tây trên một bãi san hô, đảo Nam Yết có hình bầu dục hơi hẹp bề ngang, dài khoảng 850m, rộng nhất 170m, diện tích đảo nổi khoảng 10,4ha. Thềm san hô quanh đảo rộng 300m - 1.000m tính từ bờ đảo, ở phía Tây ra tới 2.000m. 
Ảnh vệ tinh đảo Nam Yết năm 2006

Nghi thức treo cờ đầu tuần ở đảo Nam Yết

Do ở vị trí chiến lược, tháng 7/1973 đảo Nam Yết được quân đội Việt Nam Cộng hòa chọn là điểm đóng quân đầu tiên tại quần đảo Trường Sa. Cho đến tháng 4/1975, đảo Nam Yết là trung tâm chỉ huy của lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng trên các đảo ở quần đảo Trường Sa, bao gồm các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa. Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, sau khi đặc công Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng các đảo Song Tử Tây (14/4/1975) và Sơn Ca (25/4/1975), tối 26/4/1975 các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa ở các đảo còn lại tại quần đảo Trường Sa được lệnh rút. Sáng 27/4/1975, quân ta lên đảo Nam Yết.

Luyện tập sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo Nam Yết, năm 1988 – ảnh tư liệu

Bia chủ quyền đảo Nam Yết, năm 1994 – ảnh tư liệu

Bia chủ quyền đảo Nam Yết hiện nay

Từ năm 2010, các công tác chuẩn bị thành lập Khu bảo tồn biển Nam Yết, bao gồm đảo Nam Yết và vùng phụ cận với tổng diện tích khoảng 20.000 ha được xúc tiến. Theo hồ sơ Khu bảo tồn biển Nam Yết, khu vực Nam Yết có hệ sinh thái rạn san hô đặc trưng cho vùng biển quần đảo Trường Sa: cấu trúc kiểu rạn vòng atol, rạn viền bờ điển hình của các đảo nhỏ biển khơi. Rạn san hô ở vùng này có độ phủ khá cao và tương đối đồng đều.
Đèn biển đảo Nam Yết, được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2013, với tâm sáng ở độ cao 25m, tầm hiệu lực ánh sáng 15 hải lý

Vùng biển Nam Yết có 246 loài san hô, có 492 loài thực vật và động vật phù du, 86 loài rong, 2 loài cỏ biển, 225 loài động vật đáy, 414 loài cá san hô, 2 loài rùa biển. Có các loài sinh vật biển quý hiếm như bào ngư, tôm hùm, trai tai tượng, hải sâm, ốc anh vũ, nhum đá, vích, đồi mồi... Sinh vật trên cạn có 19 loài thực vật như dừa, mù u, bàng quả vuông, phong ba…, 10 loài chim biển, trong đó đó có những loài không thể tìm thấy ở đâu khác tại Việt Nam, như Hải âu mặt trắng, Chim Điên bụng trắng, Chim Điên chân đỏ, Nhàn Mào, Nhàn trắng.
Những cây tra cổ thụ trên đảo Nam Yết

Trong thư viện đảo Nam Yết

Khu vực cầu cảng ở phía Nam đảo Nam Yết đầu năm 2012, vật liệu xây dựng đang được tập kết

Tháng 5/2012, Trung tâm Văn hóa đảo Nam Yết được hoàn thành xây dựng, ở phía Tây cầu cảng

Bệ tượng Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn ở phía Đông cầu cảng cũng đã được xây dựng xong, chờ đón tượng Hưng Đạo Vương
Trường Sa tràn đầy sức sống và tiềm năng phát triển trong tình cảm nồng ấm của đồng bào, chiến sĩ cả nước là cảm nhận của những thành viên tàu 936 ghi được trên hải trình...
Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép
Đảo Nam Yết nhìn từ phía xa giống như một khu du lịch nghỉ dưỡng giữa biển khơi.
Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép
Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép
Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép
Khung cảnh thanh bình trên đảo Nam Yết
Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép
Chiến sĩ trên đảo giao lưu với các nghệ sĩ của đoàn nghệ thuật quân đội ra thăm đảo
Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép
Nam Yết - đảo xanh bên ánh thép
Luyện tập sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền trên đảo Nam Yết
Suốt gần ba ngày hai đêm vượt gần 900 km đường biển, trên boong tàu HQ 936 ai nấy ngất ngư vì sóng gió... Nhưng, đảo kia rồi! cả đoàn công tác Bộ Tư lệnh Hải quân và đại biểu các cơ quan dân, chính, Đảng do Thiếu tướng Phan Khuê Tảo, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân dẫn đầu như bừng tỉnh.
Từ phía xa, đảo Nam Yết xanh ngắt với những tán dừa xòe lá trên những mái nhà thấp thoáng giữa biển trời bao la. “Đẹp quá, nhìn như resort (khu du lịch nghỉ dưỡng) - thiên đường nhiệt đới giữa biển vậy...!”- ai đó thốt lên.
Tàu lớn thả neo ngoài khơi, thuyền nhỏ cập bến, thủ trưởng gặp chiến sĩ, đại biểu đất liền hội ngộ người miền biên hải, tay bắt mặt mừng, niềm vui bừng lên dưới tán lá bàng, lá phong ba, cây bão táp như chung một niềm tự hào về biển trời giàu có của Tổ quốc. Quả cũng không sai khi ai đó nói rằng, Nam Yết là một trong những đảo đẹp nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nằm ở vị trí trung tâm giữa hai đầu hải phận đất nước.
Dưới bàn tay những cán bộ chiến sỹ nơi đây, bên cạnh những dây muống biển hoa tím bò trườn mềm mại trên bờ cát trắng là một vườn cây xanh mướt với những bóng dừa, mù u, bàng, đu đủ, cây nhàu, cây tra, cây phong ba, cây bão táp và những vườn rau cải, mồng tơi, lá mơ lông, rau muống... đủ loại. Bước chân lên Nam Yết không còn cái ấn tượng ngày xưa khi nhắc tới hải đảo là nhắc tới sự khắc nghiệt của nắng gió và cát trắng. Nay với sự nỗ lực của cán bộ chiến sỹ trên đảo và tinh thần cả nước hướng về Trường Sa, đảo đã được phủ sóng điện thoại di động Viettel, lương thực, chế độ dinh dưỡng của cán bộ chiến sỹ được bảo đảm khá đầy đủ.
Trên đảo bộ đội có đầy đủ sân chơi thể thao, doanh trại với TV, radio, dàn karaoke, hội trường sinh hoạt văn nghệ, trạm xá, nhà bếp khang trang... Không giấu nổi niềm tự hào, Trung tá Phạm Văn Hóa, Đảo trưởng Nam Yết cười tươi cho biết: “Anh em ở đảo quí màu xanh cây lá, mỗi khi tắm xong đều tận dụng nước ngọt để tưới cây. Chúng tôi giờ không thiếu rau xanh, có khi còn nhiều hơn cả trên đất liền ấy chứ...”. Trên đảo, anh em cán bộ chiến sỹ nuôi tới gần 100 con lợn béo, hàng trăm con gia cầm. Bên những hàng cây, doanh trại, công sự... từng đàn lợn nhởn nhơ rũi cát như ở chốn quê nhà.
Là sĩ quan cơ yếu của đảo nhưng Đại úy Bùi Văn Ngãi còn là một tay nuôi gia cầm mát tay, anh và một đồng đội nữa hiện nuôi tới hơn 40 con ngan, vịt "không biết bơi" (do chỉ hoàn toàn được nuôi trên cạn, không dám ra biển sợ sóng đánh dạt đi mất). Trên đảo, mỗi anh em cán bộ chiến sỹ hàng năm đặt ra tiêu chuẩn thi đua trồng và chăm sóc 5 cây xanh sống khỏe, đồng thời tận dụng diện tích trồng thật nhiều các loại rau xanh... Mỗi năm toàn đảo thu được hàng chục tấn rau, hàng chục tấn thịt, cá, cải thiện cho đời sống bộ đội.
Hoa Văn Phương Anh, 19 tuổi, chiến sĩ trẻ nhất đảo, quê ở Khoái Châu, Hưng Yên, mới ra đảo được vài tháng tâm sự, lúc ở đất liền anh có đôi chút ngại ngùng khi nghĩ tới hải đảo xa xôi, nhưng nay thì đã yên tâm. Ngoài những giờ luyện tập và làm nhiệm vụ, Phương Anh vẫn chú ý ôn luyện kiến thức văn hóa để sau khi hoàn thành nghĩa vụ sẽ tiếp tục đăng ký thi đại học.
Cùng ý nghĩ như Phương Anh, bác sĩ Phong, bác sĩ Tịnh trong kíp y tế của Bệnh viện 103 mới tăng cường ra đảo cũng vững tin và xác định hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm qua, đảo đã cứu giúp 60 ngư dân gặp bão trôi dạt trên biển, can thiệp kịp thời giành lại sự sống cho nhiều trường hợp ngư dân lặn biển bị tai biến giảm áp, trong đó, có công sức không nhỏ của các anh.
Cán bộ chiến sỹ trên đảo Nam Yết có chung niềm tự hào là những người lính gánh vác sứ mạng bảo vệ chủ quyền nơi tiền tiêu của Tổ quốc. Ngày đêm trên đảo, dưới hương thơm của hoa mù u, cán bộ chiến sỹ đảo Nam Yết với chất thép của người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và lòng yêu quê hương, đất nước, đã không ngừng luyện tập, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.
Khi Nguyễn Mậu Trường mới được hai tuổi (anh sinh năm 1986) cha anh là liệt sĩ hải quân Nguyễn Mậu Phong đã chiến đấu và hy sinh anh dũng để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Lớn lên trong tình thương của mẹ và bà con lối xóm, hun đúc lòng tự hào về người cha anh hùng, nay Trường lại từ quê hương Quảng Bình rèn luyện và trở thành chiến sĩ hải quân trên đảo Nam Yết. Nở nụ cười thật hiền và rắn rỏi, Trường bảo: “Cha em và những người đồng đội của cha đã hy sinh vì Trường Sa, nay em tự hào mình lại được tiếp bước cha gìn giữ vững chắc biển trời của quê hương. Với em biển trời Trường Sa như máu thịt, như gần gũi đâu đây linh hồn của cha em và đồng đội...”.

1 nhận xét:

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !