Câu chuyện về bé S ở Chư Sê
Có lẽ mọi người không lạ gì sự kiện một nữ sinh đã ăn trộm ở siêu thị Vĩ Yên đã phải bắt đeo bảng "tôi là người ăn trộm " . Có rất nhiều ý kiến về vấn đề này , bản thân tôi cũng cảm thấy hành động này là không tốt , là hành động ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của mỗi người , học sinh đó còn nhỏ tuổi , vài quyển truyện vài chục nghìn tuy là số tiền lớn với nó nhưng đối với mọi người cũng chẳng đáng là bao , không cần thiết phải có hình thức xử phạt đến như vậy , chỉ cần nhắc nhỏ khuyên bảo , thậm chí chửi mắng chứ đừng để cho ai thấy .
Tuy nhiên , sự thật ở đây ăn trộm vẫn cứ là ăn trộm , vẫn cứ là một hành vi xấu không thể chấp nhận được và có hình thức xử phạt hợp lí để cảnh cáo , giúp người đó không còn tái phạm , từ bỏ đi tính tắt mắt .
Đấy là một trường hợp , sai thì phải sửa , phải chịu trừng phạt , để làm lại từ đầu !
Thế mà ở đây tôi thấy kì lạ với câu nói sau :
Theo bà Nga, ăn cắp cũng có nhiều loại, và ăn cắp sách có thể coi là "ăn cắp văn hóa để làm giàu văn hóa cho mình". Em S. còn nhỏ, có thể chưa hiểu hết hành vi của mình, người lớn nên giảng cho em thấy cái sai của mình chứ không phải nhằm vào đó để bắt ra cái sai của em.(lời của bà Phan Thị Hằng Nga - Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Gia Lai )Lạ quá , ăn cắp sách là ăn cắp văn hóa , vậy người in sách lậu phải được phong anh hùng vì đã cung cấp cho học sinh những vốn văn hóa đáng giá nhất với giá rẻ nhất . Đã là ăn cắp thì cái dù ăn cắp cái gì cũng là sai , quan điểm ấy chính tôi thấy cũng không hợp lí , nhưng trong trường hợp này ăn cắp sách là trường hợp sai hoàn toàn , sai trầm trọng và không thể chấp nhận được , cả đối với hành vi của em nhỏ lẫn sự biện hộ của bà phó giám đốc sở . Không hiểu bà nghĩ thế nào khi phát ngôn điều đó , chẳng nhẽ bà cảm thấy nên bênh vực cô học trò nhỏ để tỏ ra ủng hộ quan điểm của nền giáo dục hiện nay , yêu cho ngọt bùi , ghét cho roi vọt hay ư ?
Tôi cũng đã đọc bài viết trên báo Dân Trí có đoạn giải thích nguyên nhân :
Theo đó, nữ sinh bị làm nhục là em S. đang học một trường THCS ở huyện Chư Sê. Sự việc được nhà trường cho biết, hôm xảy ra sự việc là khoảng gần 13h chiều ngày 10/4, em S. và một bạn học đi vào một siêu thị ở thị Trấn Chư Sê (siêu thị V.Y.) để mua giấy kiểm tra. Em S. có vài nghìn đồng để trong cặp nhưng cặp được gửi tại quầy nhân viên. Khi S. và bạn đến khu vực mua giấy kiểm tra thì được biết giấy kiểm tra đã hết. S. thấy 2 quyển truyện mình yêu thích là “Trạng Quỳnh- Sư Bảo Mẫu” và “Trạng Quỳnh- Ngọc Người” (mỗi cuốn giá 10 nghìn đồng) nên đã cầm lên với ý định sau khi ra quầy lấy cặp sẽ trả tiền.Mọi người thấy có gì lạ không ? Nếu em đó chỉ có vài nghìn đồng , quyển truyện giá 20 nghìn đồng vậy em lấy cặp trả tiền bằng cái gì ? điều này cho thấy em hoàn toàn có ý định ăn trộm quyển truyện ấy ngay từ đâu chứ không phải là một sự cố do hành vi kém hiểu biết để biện hộ . Tôi còn nhớ mình có sở thích sưu tập truyện tranh Conan , hồi đó tôi cũng không có tiền ,vì nhà gần trường nên không có bất cứ khoản tiền tiêu vặt nào , mỗi tháng dùng "mọi thủ đoạn " để tích cóp vài nghìn , 3 tháng mua 1 cuốn truyện Conan về ngắm còn lại khi nào thích thì vào hiệu sách đọc trộm cho đỡ thèm , thầy giáo tôi cũng là chủ hiệu sách biết điều đó nên mắt nhắm mắt mở cho qua . Vậy nếu như em S ham đọc thì hoàn toàn có thể coi trộm như thế , tôi biết các siêu thị lớn họ hoàn toàn không quan tâm đến việc bạn đọc trộm quyển sách ấy bao lâu mà chỉ quan tâm đến bạn có trả tiền cho sản phẩm ấy khi mang ra ngoài , đấy , theo tôi mới chính là ăn trộm văn hóa !
Câu chuyện về người Việt năm châu
Ở trong nước , những người ăn trộm được bảo vệ và gìn giữ vì đó là ăn trộm văn hóa bởi chính bà Phó Giám Đốc sở Giáo Dục , thì trên thế giới , nhiều nước châu Á , hành vi của người Việt lại được các cơ quan báo chí Việt Nam truyền tải về trong nước với dòng chữ :Quốc Sỉ
Vậy chẳng nhẽ hành vi của người lớn ở nước ngoài , hành vi ăn cắp ăn trộm ấy được tuyên truyền là hành vi xấu xa , hành vi tồi tệ , hành vi đáng sỉ nhục , rồi chúng ta ôm nhau khóc ròng vì quá nhục nhã, thì trong nước hành vi ăn trộm lại cần bảo vệ ư ?
Chẳng lẽ hành vi của người Việt ăn trộm , tắt mắt , ăn cắp vạt của người nước ngoài là xấu còn hành vi của người Việt ăn trộm chính mình thì có thể xề xòa chấp nhận ?
Chẳng lẽ hành vi của một đứa trẻ cấp 2 ăn trộm
thì có thể chấp nhận được , không nên trừng phạt quá nặng thì hành vi ăn trộm của người Việt ở nước ngoài đã có những bình luận ":những người như thế nên bỏ tù " trong khi cùng mức độ gây hại , cũng chỉ là vặt mà thôi !
Thảm thương thây cho câu nói của các cụ ngày xưa , bé không dạy , lớn vô tâm , hành vi bao che , bao biện , hành vi bắt ông chủ Xin lỗi , không phải chỉ vì ông ấy trách phạt quá nặng , xúc phạm nhân phẩm của bé S mà giờ đây đã làm cho nhiều đứa trẻ khác tưởng đó là hay , là đúng mà tha hồ làm sai , để rồi thế hệ tương lai
của chúng ta sau này ra sao ? Có bao giờ thế hệ ấy có thể trở thành một thế hệ ăn cắp vặt hơn hẳn cha ông chúng hiện nay ?
Câu hỏi đó tôi xin nhường lại cho bà Nga phó giám đốc sở giáo dục Gia Lai .Và cũng xin hỏi luôn bà là nếu như bắt cả lãnh đạo siêu thị và nhân viên xin lỗi em S trước toàn trường Chư Sê thì có nên bắt cả sở giáo dục Gia Lai nên xin lỗi ông chủ siêu thị này !
Nguyễn Linh
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaĐọc bài này tôi bỗng nhớ đến " những người khốn khổ " V.Hugo, có đoạn Giăng Van Giăng vào nhà thờ ăn cắp bộ chuôi đèn, ông cha biết rõ nhưng ông vẫn lờ đi và chỉ tỏ thái độ mình biết khi Giăng đem trả lại. Buồn cho cách cư xử của ông chủ hiệu sách trước hành vi sai trái của một bé trộm sách. Một người có lòng bao dung, nhân ái sẽ có cách cư xử khác thay gì bắt em treo biển : Tôi là người ăn cắp" như ông ta đã làm. Nếu như ta la rầy, chỉ bảo cho em thấy hành vi sai trái của mình và tặng cho em cuốn sách mà em lấy cắp thì thế nào? Tôi nghĩ chắc em sẽ nhớ mãi khi lòng tham của em trỗi dậy và có thể em sẽ không tiếp tục thực hiện hành vi ăn cắp.
Trả lờiXóaNgười lớn đã không có lòng bao dung thì khó mà giáo dục trẻ! Nếu đứa bé ăn cắp là con của ông chủ hiệu sách và bị người mất cắp cũng bắt treo biển như ông bắt em S. đeo thì cảm giác của ông ta thế nào? Và chắc ông ta sẽ nghĩ đến hậu quả mà con ông ta phải gánh chịu.
Có những đứa trẻ vì xấu hổ sẽ bỏ học và lần hồi trở thành một tội phạm chuyên nghiệp.
Quả thật cách hành xử của nhân viên siêu thị rất đáng trách , nhưng kì lạ ở đây lại chính là cách hành xử của bà phó giám đốc sở giáo dục Gia Lai bác ạ
Xóanếu cháu có ăn cáp thật thì gọi bố mẹ hoăc đưa sang công an , làm như bọn bảo vệ thì quá ác tâm, dã man
Trả lờiXóatoi thấy bà phó GĐ sử GDDT tỉnh Gia lai phát biểu thiếu suy nghĩ và hơi có tính chợ búa
Trả lờiXóa