Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?
Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại. Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên ....
Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây:
- Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:
-Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);
-Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;
-Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;
-41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008) … là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...
Bàn về lịch sử người Do Thái.
Người Do Thái được Abraham lãnh đạo rời bỏ thành Ur ở Mesopotamia để sống phiêu bạc ở miền Canaan (Palestine, Jordan, Israel ngày nay). Được khoảng trăm năm thì Joseph dẫn họ vào Ai Cập định cư. Người Do Thái định cư ở Ai Cập không được lâu thì bị bắt làm nô lệ cho Ai Cập. Vài trăm năm sau, Moses lại dẫn dân tộc mình chạy khỏi Ai Cập trở lại miền Canaan và bắt đầu chinh phục miền nay để xây lên 1 vương quốc. Vương quốc Do Thái cực thịnh dưới hai triều David và Solomon thì bị chi cắt làm hai quốc gia Israel ở phía Bắc và Judah ở phía Nam. Israel bị Assyria xâm chiếm và dân Do Thái ở phía Bắc bị bắt làm nô lệ cho người Assyria. Assyria tồn tại không được lâu thì bị Babylon tiêu diệt. Babylon chiếm luôn Judah, lại bắt người Do Thái ở phía Nam làm nô lệ và đày 1 phần dân số qua thành Babylon. Khi Babylon rơi vào tay Cyrus đại đế của Ba Tư thì hoàng đế này mới trả người Do Thái trở lại miền Canaan. Sau đó Canaan liên tục đổi chủ từ Ba Tư qua Macedonia, rồi quốc gia Ai Cập của họ Ptolemy và Syria của họ Seleucos. Người Do Thái dành được độc lập một thời gian sau cuộc khởi nghĩa Maccabe lập ra vương quốc Hasmonean thì bị La Mã xâm lăng và biến thành 1 tỉnh của La Mã. Khoảng cuối thế kỉ thứ nhất sau Công Nguyên thì người Do Thái lại nổi dậy chống La Mã. Cuộc khởi nghĩa thất bại và một phần lớn người Do Thái bị phân tán đi khắp các miền của Đế quốc.
Từ đó dân tộc Do Thái bị phân tán, lang thang khắp châu Âu, Địa Trung Hải và Trung Đông. Miền Canaan lần lượt rơi vào tay Byzantine, Ả Rập, Mameluke, rồi lại Ả Rập, rồi Thổ Nhĩ Kỳ, cuối cùng là Anh. Trong khoảng thời gian đó, hầu như người Do Thái ở đâu cũng bị khinh bỉ và đàn áp, từ Tây Âu Công giáo và Đông Âu Chính Thống giáo cho đến Trung Đông Hồi giáo và ngay chính quê nhà ở Canaan. Mỗi khi Jerusalem đổi chủ là mỗi lần người Do Thái ở thành này chịu cảnh đổ máu.
Cho đến cuối thế kỉ 19, người Do Thái ở châu Âu và châu Mỹ mới bắt đầu 1 phong trào gọi là Zion. Người Do Thái ở các châu lục này mới dần dà kéo nhau về miền Palestine (tức Canaan) để định cư.
Thảm họa lớn nhất của dân tộc Do Thái đến vào cuối thập niên 30 đầu thập niên 40 của thế kỷ 20, khi 6 triệu người Do Thái trên khắp châu Âu bị đưa vào các trại tập trung của Phát xít Đức để bị giết hại. Sự kiện này đã khiến hàng ngàn người Do Thái bỏ chạy khỏi châu Âu và di tản đến định cư ở Palestine.
Dĩ nhiên sự xuất hiện của họ ở Palestine chẳng được người Ả Rập đang định cư ở đó chào đón. Hàng loạt xung đột nổ ra giữa hai sắc dân trên miền Palestine.
Với sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc lúc này mới được thành lập trên sự đồng ý của ba cường quốc Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô, quốc gia Israel, sau gần 2000 năm kể từ khi vương quốc Hasmonia bị La Mã tiêu diệt, lại được tái lập.
Sau 50 năm, bất chấp việc bị các láng giềng hùng mạnh hơn và thù địch liên tục uy hiếp, Israel vẫn vươn lên là 1 cường quốc kinh tế và quân sự số một trong vùng.
Lịch sử hình thành nhóm Do Thái ở Mỹ.
Người Do Thái tuy đã sớm có mặt trong những dòng người di cư đến Mỹ nhưng đến năm 1800 cộng đồng người Do Thái ở Mỹ mới có 2000 người. Sang thế kỷ 19 người Do Thái từ các nước Châu Âu bắt đầu di cư ồ ạt đến đây để chạy trốn phong trào bài Do Thái đang phát triển mạnh ở các nước Châu Âu, đặc biệt là Đông Âu và Nga Ngày đầu trên đất Mỹ người Do Thái vẫn chịu sự phân biệt đối xử của nhóm sắc tộc khác, trong khó khăn người Do Thái đoàn kết gắn bó, họ vươn lên trong mọi mặt của đời sống, khẳng định vị trí trong xã hội Mỹ Đến năm 1940 cộng đồng người Do Thái ở Mỹ lên đến 4,2 triệu, người Do Thái vươn lên mạnh mẽ, tạo dựng sức mạnh kinh tế đáng kể. Người Do Thái thành công nắm giữ, sở hữu, kiểm soát ngành tài chính Mỹ và thành công trong những lĩnh vực ngành nghề cao cấp nhất trong xã hội như khoa học công nghệ, luật sư, bác sỹ, nhà quản lý, nhà tư tưởng, nhà ngoại giao… Sau chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc người Mỹ nói chung và người Do Thái tại Mỹ đều bàng hoàng trước thảm cảnh mà người Do Thái ở Châu Âu phải trải qua dưới thời Hitlet. Các nhóm Do Thái đã tăng cường hoạt động, vận động không chỉ quốc hội và chính quyền Mỹ mà cả công chúng Mỹ tạo nên sự ủng hộ mạnh mẽ trong nước Mỹ cho việc thành lập nhà nước Do Thái. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chính quyền Mỹ đã công nhận Israel chỉ 11 phút sau khi nước này chính thức tuyên bố thành lập Israel nhà nước đầu tiên và duy nhất của người Do Thái được thành lập đã thu hút người Do Thái từ khắp nơi trở về. Đa phần người Do Thái ở Mỹ đã không di chuyển về sống ở Israel mà vẫn ở lại định cư tại Mỹ. Song họ cảm thấy có trách nhiệm với sự tồn vong và thịnh vượng của nhà nước này. Đây không chỉ đơn thuần là một trạng thái tình cảm mà còn là sự gắn kết chặt chẽ về tôn giáo. Hơn thế nữa ủng hộ nhà nước Do Thái được coi là cách tốt nhất để người Do Thái khẳng định “chất Do Thái” và bản sắc cộng đồng của mình
Tiềm lực kinh tế của bộ phận người Do Thái ở Mỹ
Người Do Thái ở Mỹ có mặt và thành công trong mọi lĩnh vực kinh tế. Người Do Thái trở thành cộng đồng được đào tạo tốt nhất và có thu nhập cao nhất trên toàn nước Mỹ. 37% người Do Thái có thu nhập bình quân trên 85 000 USD/năm trong khi số này chỉ là 13% đối với phần còn lại của dân số Mỹ
Trong lĩnh vực tài chính, lĩnh vực huyết mạch và có vai trò chi phối sự phát triển của nền kinh tế Mỹ hiện đại, người Do Thái đã tạo lập và duy trì được một ảnh hưởng rất lớn. Ba nhà kiến trúc sư quan trọng nhất của hệ thống tiền tệ, tài chính Mỹ hiện nay đều là người Do Thái. Paul Warburg người viết đạo luật dự trữ liên bang, Emamuel Goldenweiser người đã điều khiển hoạt động của Cục dự trữ Liên Bang (FED) trong suốt 30 năm đầu và Harry Dexter While người đã có công thành lập quỹ tiền tệ Quốc Tế (IMF). Hiện nay hoạt động của FED phụ thuộc chặt chẽ vào 8 ngân hang của 8 gia đình Do Thái. Với sức mạnh này nhóm Do Thái có thể gây sức ép trực tiếp lên bất cứ một chính quyền nào
Nhóm Do Thái còn nắm giữ sức mạnh khác đó là giới truyền thông, thông tin đại chúng. Người ta tính cứ 36 người Mỹ mới có một người Do Thái song gần như tất cả những người”định hình nên khái niệm về thực tế, về cái tốt và cái xấu, cái có thể và cái không thể cho công chúng Mỹ” đều là những người Do Thái. Họ nắm trong tay 3 công ty lớn nhất trong ngành truyền hình Mỹ là Amerian Broadcasting Companies(ABC), Columbia Broadcasting System(CBS), National Broadcasting Company(NBC) và 8/10 công ty giải trí lớn nhất của Mỹ tiêu biểu là các tập đoàn Time Warner, Walt Disney, Paramount, 20th Century Fox, Columbia Pictures, Viacom Inc và MCA Inc
Người Do Thái cũng nắm trong tay hang chục tờ báo trong đó quan trọng nhất là 3 tờ: Thời báo New York, Nhật báo phố Wall và tờ Bưu điện Washington cùng hang chục các nhà xuất bản sách trên khắp nước Mỹ. Hai đế chế công nghệ và truyền thông của thời đại Internet là Google và Facebook cũng là do người Do Thái sáng lập. Những nhà công nghệ sáng lập đã nhận sự các khoản đầu tư mạo hiểm từ cộng đồng Do Thái giai đoạn đầu để phát triển công ty lớn mạnh như ngày nay
Do hoạt động của chính quyền Mỹ đặc biệt là trong lĩnh vực đối ngoại phụ thuộc và chịu tác động lớn từ những thông tin mà họ có nên nắm được lĩnh vực này nhóm Do Thái đã gián tiếp tác động đến toán bộ hoạt động của chính quyền Mỹ. Bên cạnh đó thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhóm Do Thái còn tác động đến toàn bộ công chúng Mỹ
Người Do Thái với tài năng và trí tuệ của mình qua hàng trăm năm đã nắm giữ và kiểm soát tất cả các giá trị vô hình và là nền tảng sức mạnh quốc gia của Mỹ. Khác với giá trị văn hóa Do Thái, giá trị văn hóa Việt nam thường ủng hộ việc sở hữu các tài sản hữu hình như đất đai, khoáng sản, chiếm hữu tư liệu sản xuất. Gia đình, dòng họ, xã hội thường ngưỡng mộ những cá nhân chiếm hữu được nhiều tài sản nhất, những người cả cuộc đời theo đuổi mục tiêu xây dựng các giá trị vô hình thường không được tôn trọng
Nguồn tài nguyên lớn nhất của người Do Thái đó là nguồn lực con người và nguồn tài nguyên trí tuệ, sang tạo không bao giờ cạn. Đó là nền tảng giá trị tạo nên sức mạnh, thành công trên mọi lĩnh vực của dân tộc Do Thái
Quốc hội Mỹ & chính sách thân Israel rất mật thiết.
Hệ thống chính trị Mỹ với sự phân chia quyền lực giữa 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp theo hướng “kiểm soát và cân bằng” là điều kiện hình thành và phát triển các nhóm lợi ích
Cơ chế kiểm soát cân bằng không phép bất cứ một nhánh nào giành được quá nhiều quyền lực hoặc sử dụng không đúng quyền lực của mình trong các quyết sách chính trị. Cả tổng thống và quốc hội đều có thể sử dụng nguyên tắc “Một người đề nghị, người kia bác bỏ”
Hiểu được văn hóa chính trị Mỹ các nhóm lợi ích Do Thái có thể tác động đến nhánh lập pháp để ngăn cản hoặc thúc đẩy nhánh hành pháp thực thi một chính sách nào đó hoặc ngược lại
Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ Quốc hội tạo dựng ví trí trong quốc hội dựa trên hoạt động thu hút phiếu bầu của cử chi. Để được bầu hay được tái đắc cử các ứng viên phải luôn chứng tỏ mình là đại diện tốt cho quyền lợi của cử chi, bảo vệ các lợi ích của cử chi. Các ứng cử viên cần vận dụng tất cả các kênh vận động tranh để định hướng lá phiếu của cử chi
Trong một nền chính trị thực dụng như ở Mỹ hiện nay các ứng viên phải trông chờ vào sự vận động dồn phiếu của các nhóm lợi ích. Chi phí vận động tranh cử đắt đỏ và ngày càng tăng trong các cuộc bầu cử ở Mỹ buộc các ứng cử viên phải dựa vào sự ủng hộ tài chính của các nhóm lợi ích. Chính vì điểm này nên ảnh hưởng của các nhóm lợi ích càng được tăng cường, đặc biệt khi nhóm có nguồn lực kinh tế mạnh và khả năng huy động phiếu cao như trong nhóm Do Thái
Với sức mạnh kinh tế to lớn cho phép các nhóm Do Thái giữ quan hệ với gần như tất cả các đại biểu quốc hội. Đa số các nghị sỹ quốc hội nhận nhận các khoản đóng góp tranh cử của nhóm Do Thái
Khi các nhóm Do Thái cần vận động chính sách ủng hộ Israel và lợi ích của nhóm Do Thái ở nước Mỹ cũng như toàn cầu, các nghị sỹ thay mặt cho nước Mỹ phải có trách nhiệm trả nợ cho những người đã giúp họ thắng cử.
Các nhóm Do Thái trực tiếp đưa người của mình tham gia vào hoạt động của quốc hội Mỹ,. Trong quốc hội luôn có 10% thượng nghị sỹ và 7% hạ nghị sỹ là người Do Thái
Hoạt động vận động hành lang của nhóm Do Thái ở Mỹ hiệu quả đến mức suốt 60 năm từ ngày thành lập nhà nước Israel mọi chính sách của quốc hội và chính phủ Mỹ luôn ủng hộ Israel. Mỹ ủng hộ Israel trên mọi hoạt động ngoại giao quốc tế, thiên vị Israel trong các vấn đề hòa bình Trung Đông. Các nhà ngoại giao quốc tế, đặc biệt là các nhà ngoại giao các nước Arap không thể hiểu nổi tại sao các chính sách đối ngoại của Mỹ luôn bị chi phối với mong muốn của Israel. Người ta cảm tưởng rằng chính sách đối ngoại của quốc hội và chính phủ Mỹ được xây dựng ở Tel Aviv và được thông qua ở Washington. Quốc hội Mỹ như là một vùng đất bị Israel chiếm đóng, hoạt động vì lợi ích của Israel
Thành công của hoạt động vận động hành lang của nhóm Do Thái tại Mỹ là hình mẫu hiệu quả mà các nhóm vận động hành lang nước ngoài khác tại Mỹ theo đuổi
Trí tuệ người Do Thái.
Về tư tưởng: Moses, Sigmund Freud, Albert Einstein. Thậm chí cả Karl Marx và chúa Jesus cũng là người Do Thái.
Chính trị: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Thủ tướng Áo Bruno Kreisky, Thủ tưởng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald...
Văn học: Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, Franz Kafka, Isaac Asimov, Joseph Heller...
Âm nhạc cổ điển: Yascha Heifetz, Daniel Burnbaum, Isaac Stern, Arthur Rubinstein.
Ngành giải trí: Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon & Garfunkel, Paul Anka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau, Larry King, David Copperfield…
Điện ảnh: Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crystal, Steven Speilberg, Bette Midler, Harrison Ford...
Kinh doanh: Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, George Soros, Ralph Lauren, Ben Cohen, Adam Citroen…
Ở nước Mỹ hiện nay: Có 1/3 triệu phú Mỹ, và 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người Do Thái.
Giáo dục và chuẩn bị từ khi chưa sinh ra đời.
Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác).
Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980, tôi định đến California và tôi nảy ra ý tường, tôi tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng, loài người có thể tạo ra những người giống họ như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không? Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và tôi đem so sánh với những chủng tộc khác. Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ. Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cũng chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp cô giải bài. Tôi hỏi cô, ‘việc này có phải là giúp cho thai nhi?’. Và cô trả lời, ‘Đúng vậy, tôi làm thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ như vậy nó sẽ trở nên thông thái về sau.’ Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ được sinh ra.
Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người mẹ rất thích ăn hạnh nhân, chà là cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá.
Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân.
Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường. Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc. Theo các nhà khoa học ở Đại học Israel, chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA (tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não. Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái ...
Dân tộc và đất nước nào "thống trị" giải Nobel ?
Phải chăng người Do Thái thông minh hơn phần còn lại của nhân loại? Và nước Mỹ là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, xứng đáng là cái nôi của các thiên tài? Hay còn những bí mật nào khác về con đường dẫn đến giải Nobel mà chúng ta chưa được biết?
Nhiều giả thuyết về nguồn gốc trí tuệ của người Do Thái. Có giả thuyết cho rằng người Do Thái sớm đề cao thuyết ưu sinh. Kinh Talmud của họ có đoạn viết: “Một người nên bán tất cả gia sản để cưới được con gái một học giả, hoặc để cưới được một học giả cho con gái mình”.
Nhờ quan điểm coi trọng việc lựa chọn bạn đời là những người thông minh, có học thức mà các thế hệ sau người Do Thái được hưởng nguồn gien tốt và xuất hiện ngày càng nhiều thiên tài.
Lịch sử 106 năm của giải Nobel chứng kiến một hiện tượng lạ lùng: trong số 779 người đã từng đoạt giải Nobel, có ít nhất 176 người Do Thái.
Người Do Thái đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu khoa học. Họ đã cống hiến cho nhân loại một trong những bộ óc vĩ đại nhất của lĩnh vực vật lý lý thuyết, Albert Einstein, cha đẻ thuyết tương đối, chủ nhân giải Nobel Vật lý 1921. Người Do Thái nổi tiếng bởi tài năng trong kinh doanh và chính trị. Họ đã sản sinh ra rất nhiều nhà tư tưởng kiệt xuất, trong đó có Milton Friedman (Nobel Kinh tế 1976), “nhà kinh tế học có ảnh hưởng lớn nhất nửa cuối thế kỷ XX” theo đánh giá của tạp chí The Economist.
Người Do Thái còn là một dân tộc sở hữu những tâm hồn nghệ sĩ bay bổng như Boris Pasternak (Nobel Văn học 1958), tác giả cuốn tiểu thuyết "Bác sĩ Zhivago". Làm thế nào mà một dân tộc đã từng bị xua đuổi và tàn sát đến mức hiện chỉ còn vẻn vẹn 13 triệu người sống rải rác trên khắp thế giới lại có thể đạt được những kỳ tích lớn lao như vậy?
Đối với một số nhà nghiên cứu, câu trả lời thật đơn giản: Người Do Thái thông minh hơn đa phần nhân loại.
Người Do Thái ở Mỹ – lực lượng quyết định chính sách.
Người Do Thái ở Mỹ thành công nhất trên lĩnh vực kinh tế, tài chính. Họ chiếm khoảng một nửa số doanh nhân giàu có nhất và chiếm một phần ba số tỷ phú Mỹ. 21/40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes (trong đó có Paul Allen …) cùng rất nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng và khoảng 50% giới tinh anh của phố Wall là người Do Thái. Nổi danh hơn cả có lẽ là Alan Greenspan 17 năm làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang FED quyền lực lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, trùm tài chính George Soros, chủ tịch Ngân hàng Thế giới Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James D. Wolfensohn, các chủ nhân giải Nobel kinh tế Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976), Paul Krugman (2008) …
Cộng đồng Do Thái cũng từng bước chiếm lĩnh chính trường Mỹ: hai bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger và Madeleine Albright; bộ trưởng Quốc phòng Casper Weinberger. Năm 2000, một người Do Thái là Joe Lieberman ra ứng cử chức Phó Tổng thống Mỹ và hiện nay nếu ông Michael Bloomberg đương kim Thị trưởng New York từ 2001 (và là ông chủ kênh truyền hình cùng tên) ra ứng cử Tổng thống thì rất có khả năng trúng cử. Cộng đồng Do Thái chỉ chiếm 2,5 % dân Mỹ nhưng hiện chiếm 7% số Hạ nghị sĩ và 13% số Thượng nghị sĩ. Tân Tổng thống Barack Obama cũng vừa mới chọn một người Do Thái – ông Rahm Emanuel vào một chức vụ rất quan trọng là Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Đạo Do Thái là một trong các tôn giáo quan trọng nhất ở Mỹ chiếm 1,7% số người Mỹ trưởng thành, có hơn 5000 nhà thờ Do Thái giáo, một trường đại học đào tạo Rabbi (giáo sĩ), nhiều cơ quan truyền thông riêng. Một phần ba tín đồ Do Thái giáo có trình độ sau đại học.
Ảnh hưởng to lớn của cộng đồng Do Thái đối với đời sống chính trị Mỹ thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất là việc tham gia bầu cử Tổng thống và hai viện Quốc hội. Nhìn chung chỉ có khoảng một nửa dân Mỹ đi bầu, trong khi đó tỷ lệ người Do Thái đi bỏ phiếu cao tới 90%, cao nhất trong các cộng đồng ở Mỹ. Hơn nữa họ lại sống tập trung tại các bang có tiếng nói quyết định kết quả bầu cử, như New York, California, Pennsylvania … Do nắm nhiều cơ quan truyền thông xuất bản nên tiếng nói của người Do Thái rất lớn, mỗi khi xảy ra sự việc nào liên quan tới quyền lợi của người Do Thái hoặc Israel thì các cơ quan này đều rầm rộ lên tiếng nhất trí bênh vực. Thứ hai là quyên góp tiền cho ứng viên tranh cử. Các cuộc bầu cử ở Mỹ ngốn hàng chục hàng trăm triệu USD, đều do dân tự nguyện quyên góp cho các quỹ tranh cử của ứng viên. Người Do Thái tuy nổi tiếng căn cơ tiết kiệm nhưng khi quyên góp vì mục đích chính trị thì họ rất hào phóng, vả lại họ rất giàu. 4 trong 5 người quyên góp nhiều nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000 là người Do Thái. Các ứng viên chức Tổng thống, Thống đốc bang hoặc nghị sĩ dựa vào tiền đóng góp của ai thì phải biết lấy lòng người ấy. Cho nên khi đã trúng cử, họ đều bênh vực lợi ích người Do Thái và Israel.
Mặt khác, người Do Thái làm việc gì cũng có tổ chức và đoàn kết nhất trí. Họ lập ra rất nhiều quỹ quyên góp bầu cử, gọi là “Ủy ban hành động chính trị”. Hiện nay nước Mỹ có khoảng 80 ủy ban như vậy, trong khi người A Rập ở Mỹ chỉ có 10 tổ chức tương tự. Các Ủy ban ấy đã quyên góp được hàng tỷ USD ủng hộ Israel. Năm xưa, khi nổ ra chiến tranh với các nước A Rập, bà Golda Meir Thủ tướng Israel sang Mỹ quyên góp tiền mua vũ khí, ngay lập tức quyên được 70 triệu USD (số tiền rất lớn hồi đó).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !