Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014
Thế giới nhỏ hẹp trong suy nghĩ người Việt
Một du học sinh Việt Nam tại Đan Mạch viết thư gởi bộ trưởng Giáo Dục , “cộng đồng mạng phát sốt”.Một du học sinh Nhật (thật hay không chưa biết) phê phán các thói xấu của người Việt, “cộng đồng mạng” lại “sốt” và sốt rất cao . Bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng , anh chàng Ngô Di Lân kia khộng phải du học tại Đan Mạch mà đang học tại ….Châu Phi, và du học sinh tại Việt Nam không phải là người Nhật mà là người Irag hay Afganistan, Banglades gì đấy . Như thế “cộng đồng mạng” có sốt hay không ?
Nhìn các hoạt động của người dùng internet Việt Nam và cả truyền thông Việt, tôi có cảm tưởng rằng thế giới rất chật hẹp .Có bao giờ chúng ta lấy giấy bút viết tên các quốc gia và thủ đô của nó rồi đếm thử xem mình biết được bao nhiêu nước? chúng ta thực sự hiểu biết bao nhiêu về các nước đó ? Chúng ta biết London là thủ đô của nước Anh, Paris là Thủ đô nước Pháp , Washington là thủ đô nước Mỹ…nhưng con nít hỏi chúng ta Thủ đô của Jamaica là gì thì y như rằng chúng ta phải gãi , bóp trán bước tiếp theo là Gu Gồ với Wiki
Phim ảnh là một kênh tiếp thu thông tin ( không xác thực lắm nhưng phổ biến), hàng ngày chúng ta xem phim gì ? Sự thưc,”cộng đồng mạng” chỉ xem 3 món :phim Hoa ngữ ( hongkong- Đài Lona), Phim Hàn và phim ….Mỹ.Với “cộng đồng mạng” trái đất thật quá nhỏ hẹp với Úc Châu, Bắc Mỹ, vài nước Tây Âu, và Hàn- Nhật- Singapore Truyền thông đa phần đưa tin và bình luận các sự kiện xảy ra ở các nước ấy . Các trải nghiệm về thế giới bên ngoài của “cộng đồng mạng” đại khái thế này :
- Tôi đi Mỹ thấy bên đó abc
- Tôi du học ở Pháp, bên đó xyz.
- Tôi sống ở Anh, bên đó ….
Bên trong mẫu câu như trên thì “bên đó” phải được hiểu là các thành phố ,các trung tâm hành chính. Đừng nói tới Âu- Mỹ - Úc xa xôi, ngay nước láng giềng Thái Lan, “cộng đồng mạng” cũng chỉ biết đến Bangkok và các thành phố du lịch, chả mấy ai biết nông thôn Thái Lan tròn méo ra sao.Và từ “trải nghiệm” kiểu thầy bói xem voi như vậy “cộng đồng mạng” phác họa ra hình ảnh Anh, Pháp, Mỹ , Hàn – Nhật:giàu có , đẹp đẽ , văn minh cái gì cũng tốt , cũng là số một. Thế giới được chia làm hai nửa , một là Việt Nam , phần còn lại là các nước ấy
Căn bệnh “thế giới nhỏ hẹp” ấy không hẳn là lỗi của “cộng đồng mạng”. Danh sách vài chục nước mà “cộng đồng mạng” biết đến ngoài vài nước “nhà giàu mới nổi”, đa phần là các nước”nhà giầu lâu năm”. Do lịch sử huy hoàng của chủ nghĩa thực dân ( “mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh” ), Âu- Mỹ thành cái rốn của văn minh nhân loại. Một ví dụ đơn giản : một người nước X nước Y nào đó được gọi là dân mê văn chương chỉ cần anh ta biết Alexandra Dumas, Victo Hugo, William Shekespeare…..mà chẳng cần biết Đỗ Phủ, Nguyễn Du , Lỗ Tấn ….là ai, thậm chí chả cần đọc Tam Quốc Chí hay Hồng Lâu Mộng
Việt Nam chỉ mới thành nước độc lập –tự do trọn vẹn vào năm 75, tiếp theo là trải qua hai cuộc cấm vận của hai cường quốc Mỹ- Trung ngót ngét 20 năm. Việt Nam chỉ mới đặt chân vào “thế giới phẳng” trên dưới 20 năm , mới chỉ thoát nghèo được vài năm. Người Việt Nam ngước mắt trong sang “cái rốn của nhân loại” với khao khát ,thèm muốn không có gì lạ. Chính cái khao khát đó là một động lực để người Việt Nam phấn đấu tiến lên .Tuy nhiên cái gì cũng có giới hạn của nó, khao khát thèm muốn văn minh- phồn hoa của người ta thái quá đến mức đâm ra tự ti thì rất không nên . Tôi có cảm giác rằng “cộng đồng mạng” tự đánh mất tự trọng của mình .”cộng đồng mạng” đúng là yếu ớt và dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết . Một dân tộc chỉ có thể thành công chỉ khi dân tộc ấy biết điểm yếu của mình và biết kiêu hãnh vì bản sắc của mình . “Cộng đồng mạng” rất giỏi cái khoản tự ti ngoài ra họ dường như không hiểu gì về ưu điểm của Việt Nam so với 178 quốc gia mà chúng ta có quan hệ ngoại giao. Một ông Tây một ộng Nhật chê Việt Nam là “cộng đồng mạng” phát sốt, còn lại thế giới nói gì về chúng ta “cộng đồng mạng” không quan tâm.
Năm 2012, khoảng thời gian mà các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt- Trung và Nhật-Ttung đang ở cao trào, một nhà báo Nhật đã viết một bài báo đề cao chính sách đấu tranh bằng ngoại giao của Việt Nam. Cuối bài, ông kết luận: chính phủ Nhật nên học tập cách làm của chính phủ Việt Nam. Ấy vậy mà khi đó tuyệt nhiên không thấy “cộng đồng mạng” nhà mình nói được một câu gọi là.
Nay, một đứa ất ơ nào đó tự nhận là "du học sinh Nhật" đăng lên cái gọi là "tâm thư" mà chủ yếu là liệt kê lại những thói xấu của một bộ phận người Việt, thì “cộng đồng mạng” truyền tay, chia sẻ cứ như bát được vàng. Rồi thi nhau "cảm thấy nhục" thay cho thiên hạ.
Căn bệnh “thế giới nhỏ hẹp” đang giết dần niềm kiêu hãnh Việt Nam, bào mòn chủ nghĩa dân tộc. Dù là một người dùng internet, tôi xin mạn phép được đứng ngoài cái gọi là “cộng đồng mạng”.
Bao Bất Đồng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !