Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Thư gửi thầy Dương Xuân Thành về bài viết trên báo Vietnamnet

Tôi đã luôn ấp ủ muốn viết một bài viết thực sự về vấ đề tiến sĩ giấy của VN hiện nay , nhưng quả thật hễ mỗi lần định đặt tay vào phím thì lại có những suy nghĩ vẩn vơ , lan mang nên không thể viết thành một bài hoàn chỉnh được .
Nhân có bài viết tiến sĩ-thầy Dương Xuân Thành trên báo vietnamnet.vn về vấn đề này tôi xin phép được đưa ra suy nghĩ cá nhân của mình .
Một bài viết đậm chất "Nghe hơi nồi chõ "
Bài báo trên có lẽ được rất nhiều bạn , nhất là các bạn trẻ hoan nghênh vì nó được đưa ra và đề cập đến nhiều vấn đề hót hiện nay , từ việc chiếc tàu của ông Hòa đến chiếc máy bay của anh Thắng , những vấn đề được dư luận chú ý đến . Tuy nhiên , bài viết lại có nhiều thứ đáng nực cười .
Ví dụ như việc tác giả liên tục lấy nguồn từ những báo chứ không hề do ông tự mình tìm tòi đã cho thấy cái nhìn quá là phiến diện của tác giả Dương Xuân Thành :

Tôi chưa thấy bất cừ một nhà khoa học nào lại lấy nguồn từ những báo để chứng minh cho nhận định của mình mà ngay tại báo đó cũng đã ghi :
Về phía cơ quan chức năng Thái Bình, một lãnh đạo Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Thái Bình (chưa phát ngôn chính thức) cho biết: Ông Hòa để tàu ngầm trong Cty, hoặc dùng xe chở tàu ngầm đi nơi khác thì không sao, nhưng nếu như ông Hòa đưa tàu ngầm xuống mặt biển thì sẽ… bắt.Khi hỏi thêm, luật chưa đề cập đến phương tiện này thì làm sao mà bắt được, vị này khẳng định: Mặt nước thuộc quyền kiểm soát của cảnh sát đường thủy, nếu ai đưa phương tiện nào xuống mà chưa được phép, nghĩa là ảnh hưởng đến an toàn của người khác, phương tiện khác nên cảnh sát đường thủy có quyền bắt.
 Tôi thấy phần báo mà ông Dương Xuân Thành ra làm bằng chứng lại hoàn toàn mơ hồ , mơ hồ y như nguồn tin giấu tên từ bắc Triều Tiên vậy , trong khi đó , họ đã khẳng định đây là phát ngôn chưa chính thức . Thực tế bộ quốc phòng đã có kế hoạch ủng hộ ông Hòa cả về vật chất lẫn công nghệ khi cử 2 cán bộ nghiên cứu đầu ngành đến khảo sát , và hành động này trước bài đăng của ông Dương Xuân Thành nhiều lần .
Nếu như bạn không cho đây là một bài báo phát biểu ý kiến mang tính học thuật nghiên cứu mà chỉ là một bài báo chém gió lên xuống , thì cũng chẳng sao , mọi phản bác của tôi ở trên đều là vô nghĩa , nhưng có một điểm tôi hoàn toàn không hiểu :
Hãy cùng nhau làm một phép so sánh: Một chiếc máy bay lên thẳng mini cứ cho là bay thành công đi, liệu có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hơn hàng vạn cán bộ, công chức bằng thật mà trình độ rởm không? Một chiếc tàu ngầm mini, giả sử chạy thành công trong lòng biển đi liệu có đe dọa đến tính mạng của hàng vạn ngư dân như những chiếc “tầu lạ” đang ngày đêm rình mò trên biển Đông hay không?
 Đây là một đoạn viết hoàn toàn mang tính cảm tính . Vì chúng ta cùng đọc về chiếc máy bay này :
Chiếc máy bay của người thợ sửa xe này đã có 3 lần thử nghiệm, hai lần thử nghiệm đầu, trực thăng đã nhấc mình khỏi mặt đất khoảng 50 cm. Lần thứ ba vào chiều ngày 15/1/2014, sau khi nhấc lên khỏi mặt đất 70 cm, máy bay đã bị mất thăng bằng và ngã nhào, khiến hư hỏng nặng hai cánh chính và khoang lái .
Như vậy chiếc máy bay của anh Thắng đã bị tai nạn , vụ việc xảy ra  khi máy bay bay ở độ cao 70cm nên không có bất cứ thương tích nào về người , nhưng nếu máy bay rơi ở độ cao lớn hơn có thể gây nguy hại đến tính mạng của anh Thắng thì sao ? ừ thì không liên quan gì đến nhà nước nhưng nếu chiếc máy bay đó rơi xuống người khác thì sao ? Nếu chiếc máy bay đó không rơi và hoạt động tốt bị phần tử xấu lợi dụng nó để tấn công và làm việc xấu thì sao ? Quả thật hay phải không các bạn , vậy điều này có nên tiến hành mà không được phép của nhà nước không ?
Có nhiều người sẽ so sánh với anh em nhà Wright , nhưng tôi xin nhắc lại là vào thời đấy vẫn chưa có bất cứ chế tài nào liên quan đến hàng không và an toàn hàng không =))

 Lời của một học sinh về thầy Dương Xuân Thành
Em là , hay đúng hơn là từng là một sinh viên trường Nông nghiệp , em cũng có hân hạnh được cầm cuốn lí thuyết và pascan mà thầy viết nhưng những dòng trên em vẫn luôn dùng từ ngữ quyết liệt nhất , vì nên giáo sục khoa học ở Việt Nam mà thầy luôn ủng hộ không phải là luôn cần sự phản biện thật sự hay sao.Em là sinh viên nông nghiệp ,và khẳng định việc thầy Thành nói là đúng Tiếc thay , cả  2 thứ đó đều là do Khoa công nghệ thông tin ra đề , và kì đầu năm nhất , tôi trượt cả 2 môn đó . Nói rông dài như thế chỉ để nói lại rằng , tôi biết mẩu chuyện mà thầy Thành nhắc đến và tôi xin nhấn mạnh là thầy nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trên các báo lẫn trong những buổi giảng dạy ít ỏi của mình  ,và xin bổ sung thêm :
Vào đầu những năm 90, có Phó tiến sĩ nhận quyết định của Bộ về ĐHNNHN công tác. Ông vốn là giảng viên đại học được cử đi nghiên cứu và bảo vệ luận án PTS tại Tiệp, vốn ông công tác tại khoa Cơ Điện. Vì là phó tiến sĩ nên ông được Bộ rất ưu ái , lo cho cả về thủ tục dân sự lẫn công tác.

Tuy nhiên khi nộp hồ sơ lần cuối để nhận công tác thì ông lại bị chuyển về phòng ban chứ không được về làm giảng viên như trước .

Thật ra , lí do đơn giản mà sau này một thầy phó giáo sư lãnh đạo trường đã kể lại là do phó bộ môn của khoa Cơ điện cũng chỉ mới là kĩ sư nên không thể tuyển thêm một ông phó tiến sĩ làm giảng viên được , như thế hoặc là làm cho thầy phó bộ môn không thích , hoặc là không đánh giá đúng cương vị của ông phó tiến sĩ .
Hay câu chuyện về chính khoa thầy : Đã bao lâu nay truyền thuyết về những vị trưởng , phó khoa của khoa công nghệ thông tin đều là người của các ngành khác được điều đến , những thầy Nguyễn Duy Bình vốn tốt nghiệp Trường đại học nông nghiệp Buchrest ở tận Rumani về lĩnh vực tài nguyên nước , rất giỏi trong lĩnh vực chuyên môn của thầy , nhưng lại hoàn toàn không biết gì về tin học , chẳng thế mà tôi có hân hạnh được ngồi nghe giảng về Nguyên lí thủy văn và hệ thống thông tin địa lí .Thầy Trần Đình Đông thì tôi nhớ như in là phó khoa công nghệ thông tin , thầy dạy tôi môn Vật lý năm thứ nhất , kiến thức cực kì uyên bác , dạy luôn mang theo giáo án đầy đủ nhưng không bao giờ cần mở sách mà vẫn đúng y nguyên từng từ từng chữ , tuy tôi trượt môn của thầy nhưng tôi vẫn khẳng định đó là do lỗi của tôi . Thầy phó khoa thứ 3 chính là dân Bách khoa gốc công nghệ thông tin .
Lan mang như trên để cho mọi người biết rõ rằng tại sao thầy Dương Xuấn Thành lại bất mãn về cái nền phó giáo sư tiến sixcuar Việt Nam đến thế , chẳng phải ngay trong khoa của thầy cũng có đầy những bất mãn như thế sao ?
Nhưng tôi cũng phải nói luôn là thầy Thành nên mở rộng hơn một chút và nhìn khác quan một chút , không phải ở đâu cũng như thế , lúc nào cũng như thế . Nền khoa học của chúng ta đang có sự thay đổi lớn , chẳng phái sau bao nhiêu lâu thì khoa ta cũng có một phó khoa là dân chuyên ngành thực thụ hay sao ? Thầy Dũng cũng là tiến sĩ va tốt nghiệp ở trường  Đại học bách khoa Buncaret , Rumani rồi hay sao ? Chẳng phai hồi năm ngoái phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định thay đổi việc phân cấp Giáo sư để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu hay việc trường ta sắp lên làm Học viện hay sao ?
Những câu nói của thầy đăng trên Vietnamnet :
Thiết nghĩ cần có sự thay đổi, trước hết là tư duy nhìn nhận về những sáng tạo của con người, bất kể họ ở tầng lớp nào. Vì sáng tạo đâu phải là “đặc quyền” riêng ai. Và có những chính sách hỗ trợ sáng tạo hợp lý. Chí ít cũng là không nên ngăn chặn cấm “lặn”, cấm “bay” (trong dạng thử nghiệm) như hiện nay.
Những đỉnh cao muôn trượng chỉ có đại bàng và loài bò sát là có thể vươn tới, người Việt muốn là đại bàng cần phải có ước mơ bay lên.
Điều này chỉ có thể trông chờ vào những con người dám dành cả cuộc đời cho đam mê sáng tạo khoa học, nhưng cũng rất cần những con người không sợ người khác… hơn mình.
 Quả thật khó hiểu , nhất là khi phân tích với hoàn cảnh trường mình hiện nay và hoàn cảnh xã hội .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !