Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

HÀN GIÀU NHỜ MỸ?!

Bình luận của tui : Để cho cách bạn không phải váng mãi về Mã Lai , về Ấn Độ , về Miến Điện , Về Triều Tiên hay Thượng Hải mình nên nhắc các bạn một cách hiểu về lịch sử mà mình đã hiểu . Các nước như Nhật , Anh là những nước có diện tích lãnh thổ nhỏ , lãnh thổ lại nằm biệt lập trên các quần đảo , vì vậy , ngoài việc phát triển công nghiệp trong lãnh thổ đi đôi với xâm chiếm thuộc địa -tài nguyên và thị trường , họ buộc phải chuyển giao một số lượng không nhỏ những ngành sản xuất công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng ) cho các thuộc địa , đầu tư vào thuộc địa chính là mục tiêu chính của đế quốc Anh , trong khi đó đế quốc Pháp vốn được gọi là "chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi " , họ thay vì đầu tư tư bản sang thuộc địa thì lại cho các quốc gia tư bản khác vay để để phát triển ( đặc biệt là đế quốc Nga ) ,hơn nữa lãnh thổ Pháp đủ rộng lớn , lại nằm trong đất liền hoàn toàn đáp ứng cho quy mô phát triển của đất nước họ !
Tại sao Nhật lại đầu tư sang Hàn , có thể nói đó là do mô hình đàn sếu đã rất quen thuộc ,cũng có thể là do mối quan hệ lâu dài giữa Hàn Quốc và Nhật ( lưu ý là giới lãnh đạo Hàn QUốc lúc đấy không có mối quan hệ với đội quân kháng chiến chống Nhật ) .

Nhiều bạn hay chọn lựa sự thành công về kinh tế của một vài nước theo Mỹ để cố biện hộ cho hành động làm tay sai cho Mỹ xâm lược chia cắt và dìm VN trong bể khổ chiến tranh tàn phá giết chóc suốt mấy thập niên. Đó là một ngụy biện.

Cho dù sự thật là làm tay sai cho Mỹ sẽ được Mỹ cho một lợi ích nào đó thì lợi ích đó cũng không thể so sánh với một nước VN độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ!

Nhưng đó lại không phải là sự thật! Như bài trước tôi đã chứng minh Nhật sau khi thất trận trong TCII và bị bắt buộc theo Mỹ thì họ đã bị Mỹ đè đầu nên không thể phát triển hơn nữa và do đó TQ mới có cơ hội qua mặt.

Và ở Châu Á nếu nói theo Mỹ thì không có nước nào theo toàn diện bằng Philippines nhưng các bạn không bao giờ lôi nước này ra để khoe vì sợ mất mặt Mỹ!

Các bạn lại hay thích lôi Hàn Quốc ra khoe 'Hàn giàu nhờ Mỹ' nên hôm nay chúng ta hãy xem một giáo sư đại học của Mỹ nói gì về chuyện này.

Trong bài này tôi xin chia sẻ với các bạn phân tích của giáo sư Atul Kohli http://www.princeton.edu/~kohli/. Ông là Giáo sư Đại học Princeton về Chính trị và Các vấn đề Quốc tế. Quan tâm nghiên cứu chính của ông là trong lĩnh vực so sánh kinh tế chính trị nhắm vào các nước đang phát triển. Tài liệu này lấy từ trang web thuộc Đại học Harvard, http://isites.harvard.edu/fs/docs/icb.topic199080.files/Readings_for_September_25_/Kohli.Korea.pdf

Theo giáo sư chuyên ngành đại học tên tuổi của Mỹ này thì Hàn giàu không phải là nhờ Mỹ mà là nhờ...Nhật! Tài liệu này mang tựa đề:

"Nền Kinh tế Chính trị Phát triển nhanh đến từ đâu? Nguồn gốc Nhật bản của 'Nhà nước Phát triển' của Hàn Quốc"

Where Do High Growth Political Economies Come
From? The Japanese Lineage of Korea’s
“Developmental State”

Lời tóm tắt:

"Nhiều học giả đã tìm cách phân tích thành công kinh tế của Hàn quốc, nhưng không chú ý đủ đến ảnh hưởng của thời thuộc địa Nhật. Chế độ thuộc địa của Nhật từ 1905 đến 1945, tuy tàn bạo và nhục nhã, cũng là yếu tố quyết định để hình thành một chế độ chính trị kinh tế mà sau đó tiến hóa thành con đường phát triển nhanh cho Hàn quốc.

Đi vào chi tiết hơn, ba thành phần xã hội mà chúng ta dễ dàng liên kết là những thành phần của hình mẫu Hàn quốc có nguồn gốc từ thời thuộc địa:

-Triều tiên dưới thời Nhật được thay đổi từ một định chế xã hội tương đối thối nát và kém hiệu quả để trở thành một tổ chức toàn trị, xuyên suốt ở mức độ cao, có khả năng cùng lúc điều khiển và chuyển đổi xã hội Triều tiên.

-Liên minh mang khuynh hướng sản xuất bao gồm nhà nước và giai cấp thống trị dẫn đến sự mở rộng sản xuất và xuất khẩu

-Những tầng lớp dưới của xã hội trong thành phố và nông thôn nằm dưới sư điều khiển một cách có hệ thống của nhà nước và gia cấp thống trị.

Mặc dù trật tự này bị phá vỡ ngay sau TCII, nhưng khi đám bụi lắng xuống, Hàn quốc dưới thời Park Chung-Hee lại rơi ngay trở lại những đường rãnh của thời thuộc địa và phát triển theo hướng đó cho đến tận cuối thập niên 80."

Đi vào chi tiết thì có những điểm nổi bật sau:

+ Mô hình tổ chức chính trị xã hội và kinh tế. Phát triển giáo dục và cơ sở hạ tầng:

Bài phân tích này cho thấy Triều Tiên dưới thời sáp nhập vào Nhật đã có những tiến bộ chính trị xã hội và những thành quả đặt nền móng và là nguyên nhân cho một nền kinh tế tăng trưởng nhanh sau độc lập. Và nếu đem so sánh với VN thì có những khác biệt rất lớn.

Hệ thống hành chính phát triển cao của Nhật được áp dụng trực tiếp vào Triều tiên (trang 1273)

Theo ông Kohli, nếu Triều tiên vào lúc chuyển giao vào thế kỷ 20 là một Trung hoa nhỏ thì đến giữa thế kỷ đã trở thành một Nhật bản nhỏ.

Park Chung-Hee, một sĩ quan trong quân đội Nhật phục vụ ở Mãn châu, sau khi lên nắm quyền đã đưa Hàn quốc trở lại trật tự của thời thuộc địa.

Tác giả Kohli dẫn lời sử gia về lịch sử Đông Á, Giáo sư, Chủ tịch khoa lịch sử Đại học Chicago, Bruce Cumings rằng, mặc dù Mỹ có can dự lâu dài vào Hàn quốc, nhưng ảnh hưởng của Nhật mới là bền bỉ. Cho dù là về quân sự, hành chính, hay chính sách, trong thời Mỹ chiếm đóng, người Mỹ nhận ra mình chỉ là bà đỡ đẻ cho một cái thai Nhật, hơn là cho ra đời đứa con của chính mình (trang 1285).

Mô hình Nhật là một mô hình toàn trị từ trung ương đến cơ sở để nắm chắc các chính sách trung ương được thực hiện triệt để. Các thống đốc người Nhật ở Triều tiên đã biến bán đảo này thành một trại lính (trang 1273).

Mô hình toàn trị và hành chính cao của Nhật thiết lập ở Triều tiên đã trở thành một nhân tố phát triển kinh tế hiệu quả. Nó giúp thu thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia trực tiếp vào sản xuất. Tầng lớp hữu sản được tưởng thưởng - đặc biệt về lợi nhuận - cho việc hợp tác với nhà nước hoàn thành những mục tiêu kinh tế. Nhà nước khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật, kiểm soát nguồn vốn, hỗ trợ vốn, tích lũy tư bản - để nắm chắc sự hợp tác của địa chủ và thương gia. Kết quả của liên minh nhà nước - doanh nghiệp là một nền kinh tế thành công trong xuất khẩu hàng hóa sản xuất...

Một mô hình phát triển dựa trên Nhật bản dưới thời Minh trị được chuyển đổi trong một hoàn cảnh thuộc địa đã được hình thành và đặt nền kinh tế do nhà nước chỉ đạo với sự liên kết nhà nước - doanh nghiệp ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển (trang 1282- 1283).

Về giáo dục, vào năm 1910 có gần 10 ngàn học sinh đi học ở một cấp độ nào đó thi đến năm 1941, con số này là 1,7 triệu. Tỉ lệ biết đọc viết là 50%. Trọng tâm là giáo dục cơ bản và giáo trình được soạn thảo với mục tiêu tạo ra những người có khả năng thực tiễn để đáp ứng những đòi hỏi của nhà nước (trang 1275).

Để so sánh. Khi VNDCCH thành lập sau TCII đã tiếp quản một dân số có 95% mù chữ!

Nhật đã đầu tư đáng kể vào giáo dục cơ bản và vì thời gian để có thể gặt hái thành quả lâu, hai nước Triều tiên đã nhận được thành quả đó nhiều hơn là nước Nhật.

Nhật cũng đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng làm cho Triều tiên thừa hưởng một hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ thuộc loại phát triển nhất trong các nước thuộc địa. (trang 1277).

Một tài liệu khác có tên là "Một nghiên cứu về quốc gia: Hàn quốc, Vai trò của Nhật trong Sự Phát triển Kinh tế của Hàn quốc", cho biết:

Trong thời kỳ đầu của Nhật trên Triều tiên, chính phủ Nhật đã cố gắng sáp nhập hoàn toàn kinh tế Triều tiên vào Nhật, và do đó đã áp dụng nhiều định chế xã hội và kinh tế hiện đại và đầu tư lớn vào hạ tầng cơ sở, bao gồm trường học, đường xe lửa, và tiện nghi công cộng...Chính phủ Nhật đã dồn nhiều nỗ lực để phát triển Triều tiên hơn là so với Nhật ở cuối thế kỷ 19. Nhiều chương trình được soạn thảo cho Triều tiên vào những năm 1920 và 1930 có nguồn gốc từ những chính sách của thời Minh Trị (1868-1912). Chính phủ Nhât đã giúp huy động các nguôn lực cho phát triển và đưa ra định hướng kinh doanh cho những doanh nghiệp mới. Kinh tế thuộc địa tăng được bắt đầu bởi những cố gắng mạnh mẽ của chính phủ trong mở rộng hạ tầng cơ sở kinh tế, tăng cường đầu tư vào nguồn nhân lực qua y tế, giáo dục để nâng cao năng suất lao động.

http://en.wikipedia.org/wiki/Korea_under_Japanese_rule#Economy_and_modernization

+ Công nghiệp hóa:

Để làm giảm áp lực chủ nghĩa dân tộc ở Triều tiên, Nhật đã lựa chọn một số doanh nhân tiêu biểu người Triều tiên vào công cuộc phát triển sản xuất. Và để đối phó với khủng hoảng kinh tế, người Nhật đã công nghiệp hóa Triều tiên một cách quyết liệt vào thập niên 30 (trang 1273).

Tỉ lệ phát triển trung bình của công nghiệp trong thời gian 1910-1940 là 10%. Gần như không giống bất cứ nơi nào khác trong lịch sử của thực dân. Và đến 1940, gần 35% của tổng lượng hàng hóa sản xuất là sản phẩm công nghiệp (trang 1279).

Trong thập niên 1930 và thời TCII, Triều tiên được công nghiệp hóa với tốc độ cao. Tỉ lệ phát triển công nghiệp trung bình mỗi năm là gần 15% và thành phần phát triển mới thuộc về công nghiệp nặng, đặc biệt là công nghiệp hóa chất (trang 1280).

Từ 1936 đến 1939, sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi. Đầu thập niên 40, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp gần bằng nhau (khoảng 40% cho mỗi ngành); và đến 1943, công nghiệp nặng chiếm một nửa tổng sản lượng công nghiệp (trang 1282).

+ Nguồn gốc của Chaebol và một nền kinh tế sản xuất, xuất khẩu hàng hóa:

Nhân sự lãnh đạo của các tập đoàn kinh tế của Hàn quốc cũng được tạo ra dưới thời thuộc địa của Nhật. Họ bắt đầu bằng những xưởng sản xuất với số lượng nhân công dưới 50 người.

Tư bản Triều tiên nở hoa đầu tiên dưới sự cai trị của Nhật và dưới sự bảo trợ chính thức của người Nhật. Những tập đoàn kinh tế chính, như Kyungbang - nhóm doanh nghiệp Triều tiên sáng giá nhất trong thời kỳ thực dân, được bắt đầu trong ngành dệt, với cái tên Kongsin Hosiery. Paeksan Trading Company, Hwasin cũng đã được bắt đầu trong thời gian đó (trang 1280).

Những nhóm doanh nghiệp Triều tiên hợp tác với Toàn quyền Nhật được hưởng lợi ích từ chính quyền thuộc địa, theo những tài liệu nghiên cứu mới. Ví dụ như nhóm doanh nghiệp Kyongbang, đã tìm được tiền đầu tư với sự giúp đỡ của Quan Toàn quyền. Trợ cấp của chính phủ trong thời gian 1924-1935 tổng cộng lên đến gần 1/4 vốn tư bản của công ty vào năm 1935. Hơn thế nữa, nguồn tài chính chính là nợ vay từ ngân hàng chính phủ Chosen Industrial Bank. Quan hệ cá nhân giúp gắn kết mối liên hệ giữa Kyongbang, Ngân hàng Công nghiệp, và Chính quyền thuộc địa. Điều kiện của vốn vay rất ưu đãi, cho thấy một quan hệ gần gũi và thoải mái giữa chính quyền thuộc địa và doanh nghiệp Triều tiên. Một nghiên cứu khác cho thấy có một sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền thuộc địa và anh em Min trong ngành ngân hàng và Pak Hung-sik trong ngành thương mại. Những thương nghiệp này sau cùng đã trưởng thành thành những tập đoàn như Hwasin Department Store (trang 1281-1282)

Một tầng lớp những nhà thầu khoán người Triều tiên đã hình thành dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân. Nhiều người trong số này đã tiếp tục và thành lập những tập đoàn lớn của Hàn quốc hiện đại như Samsung, Hyundai và Lucky

Dưới thời thực dân, Triều tiên đã là một nền kinh tế xuất khẩu. So với những nền kinh tế cùng cỡ thời gian đó, tỉ trọng hàng xuất khẩu của Triều tiên là gấp đôi.

Không những thừa hưởng một cấu trúc kinh tế vững chắc, Hàn quốc còn thừa hưởng một tâm lý tích cực với kinh tế mở, trong khi hầu hết các nước thuộc địa khác không tin tưởng vào nó bởi vì họ bị ám ảnh với kinh nghiệm xấu của mình và do đó tầng lớp thượng lưu của Hàn quốc đã nhanh chóng liên kết sớm một nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và có tốc độ phát triển cao (trang 1282).

60% những nhà sáng lập của 50 tập đoàn đứng đầu Hàn quốc đã hoạt động thương mại dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân. Họ đã phát triển mạnh mẽ với sự giúp đỡ của nhà nước thực dân hoặc than phiền và kiến nghị để được giúp đỡ nhiều hơn (trang 1285).

Trong phần kết luận ở trang 1288 tác giả cho rằng gốc rễ động lực kinh tế của Hàn quốc, ít nhất một phần, nằm ở quan hệ nhà nước - xã hội được thiết lập dưới thời thuộc địa của Nhật. Nhật là một nước phát triển trễ và họ đã hoàn thiện được một mô hình phát triển đuổi theo với kinh tế thế giới do nhà nước chỉ đạo. Trong bối cảnh thuộc địa họ cũng đã thiết lập được một nền kinh tế chính trị thích hợp tốt với mục đích đuổi theo những nền kinh tế đi trước.

Vài điểm lưu ý khác:

Sau TCII, Bán đảo Triều tiên rơi vào chia cắt và thay đổi thể chế chính trị dĩ nhiên kinh tế bị ảnh hưởng. Sau đó chiến tranh xảy ra và cả hai miển đều bị thiệt hại nặng nề. Hàn quốc trải qua một thời gian sóng gió chính trị sau đó và kinh tế cũng đình trệ, cho đến khi Park Chung-hee lên nắm quyền vào năm 1960, đã chấn chỉnh Hàn quốc theo trật tự cũ dưới thời thuộc địa và kinh tế lại phát triển mạnh suốt ba thập niên sau đó.

Các bạn CC hay chém gió rằng mô hình toàn trị làm một nước không thể phát triển là hoàn toàn sai lầm so với thực tế Đông Á và Đông Nam Á. Sự thật cho thấy tất cả các nước Đông Á đều dùng mô hình toàn trị, nhà nước chỉ đạo kinh tế để phát triển nhanh bắt kịp với phương tây. Nếu VN làm không được thì đó là vì khả năng yếu kém từ trên xuống dưới của người VN.

Nếu bạn vẫn phản đối và cho rằng Hàn giàu nhờ Mỹ thì hãy đưa ra bằng chứng cụ thể Mỹ đã làm gì để giúp Hàn giàu để phản bác. Đừng dùng đức tin vào Thượng đế Mỹ để phản bác!

Topic này chỉ giới hạn trong vấn đề 'Hàn giàu nhờ Mỹ'. Xin đừng tổ lái. Cãi không được cũng chẳng sao cả. Các bạn sẽ tổ lái rằng Triều tiên nghèo. chuyện đó không phải là một bằng chứng khoa học chứng minh 'Hàn giàu nhờ Mỹ' vì Triều tiên nghèo có thể là do bị...cấm vận nhé và chuyện đó thuộc về một vấn đề khác cần xem xét một cách khoa học.

Các bạn thần tượng phương tây nên nhớ rằng sở dĩ họ có bước ngoặt phát triển vượt bậc vào thế kỷ 16 là vì họ biết nhìn nhận xem xét phê bình mọi vấn đề trên tinh thần khoa học. Nói có sách mách có chứng chứ không phải dựa vào tình cảm yêu ghét hay đức tin do bị nhồi sọ tẩy não lẫn nhau để xem xét vấn đề.

Bằng chứng là có nhiều nhà chuyên môn ở các trường Đại học danh tiếng của Mỹ làm nghiên cứu viết sách về vấn đề này không dám vơ vào thành công kinh tế của Hàn quốc là nhờ Mỹ đấy! Bài phân tích trên là tổng hợp của nhiều nghiên cứu khoa học của những nhà chuyên môn đấy. Các bạn nhớ xem phần chú thích nguồn ở cuối bài.

Ngày nào các bạn vẫn không biết xem xét vấn đề một cách khoa học thì ngày đó các bạn vẫn chìm trong u mê ám chướng. Quanh đi quẩn lại các bạn cũng chỉ biết dùng tình cảm yêu ghét và đức tin vào Đấng Tối cao Mỹ để cãi lấy được. Đầu óc như thế thì làm sao đòi phát triển cho chính bản thân bạn chứ đừng nói gì bảo người khác nghe các bạn để VN phát triển nhé!

M/HNNGBPĐ

2 nhận xét:

  1. Nước Hàn Quốc giàu thì đã là giàu rồi...còn nhờ đến ai thì chắc chắn ai cũng biết Người Hàn Quốc Dân chủ -tự do và minh bạch.

    Nước Việt nam thì nghèo và đã nghèo lâu rồi...còn nhờ đến ai để nghèo thì ai cũng biết mấy thằng lãnh đạo việt nam là tay sai,là tôi tớ là đầu heo ,đầu chó cho Trung Cộng...

    Trả lờiXóa
  2. Nước Hàn Quốc giàu thì đã là giàu rồi...còn nhờ đến ai thì chắc chắn ai cũng biết Người Hàn Quốc Dân chủ -tự do và minh bạch.

    Nước Việt nam thì nghèo và đã nghèo lâu rồi...còn nhờ đến ai để nghèo thì ai cũng biết mấy thằng lãnh đạo việt nam là tay sai,là tôi tớ là đầu heo ,đầu chó cho Trung Cộng...

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !