Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Câu chuyện về giống lúa ở Hà Tĩnh

Hôm nay tôi ngỡ ngàng khi lại được đọc tin  về vụ Chủ tịch xã dẫn dân quân phá ruộng vì giống không cơ cấu trên báo VNn , thứ nhất đây không phải là vấn đề mới mà là vấn đề đã tồn tại từ vài năm nay ,tuy nhiên tôi vẫn không hiểu một vấn đề đã tồn tại đến 2 năm trời rồi mà vẫn chưa có được sự giải quyết tận gốc cho nó hợp tình hợp lí và nhất là sự việc lại chủ yếu xảy ra ở huyện Can Lộc .

Đây là vấn đề không mới và báo QĐND đã có bài đề cập
Trưa 1-12, khi chúng tôi có mặt tại cánh đồng thuộc xóm 9, xã Tiến Lộc, huyện Can Lộc, rất đông người dân còn tụ tập bên bờ ruộng. Ông Đồng Văn Nhâm, chủ thửa ruộng hơn một sào tại đây bức xúc: "Ngày hôm qua (30-11) tôi đã gieo giống IR-1820 nhưng bị cán bộ xã, gồm 8 người, trong đó có ông Trưởng công an xã đã xuống giẫm đạp, phá ruộng của tôi".
Không chỉ tại xóm 9 mà ở nhiều xóm khác, đặc biệt là ở xóm 3, xã Tiến Lộc cũng xảy ra tình trạng tương tự. Trên đường tìm đến trụ sở UBND xã, chúng tôi nhận thấy nhiều người dân phê phán UBND xã đã tiến hành biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn bà con trồng giống lúa cũ.
                                                                                                       QDND 10/12/2011
Và mẩu tin ngày hôm nay
Sự việc xảy ra vào khoảng 8h sáng ngày 27/11, khi đoàn cán bộ xã Tùng Lộc gồm Chủ tịch xã, Bí thư, Công an... các ban ngành đoàn thể xã đi ra cánh đồng Nhà Hường để dùng cào phá mạ của hộ nông dân Nguyễn Chỉ Nhụ (64 tuổi, trú xóm 2 Bắc Tân Dân).Ngay lúc đó, chủ ruộng mạ và một số nông dân đang có mặt trên cánh đồng đã bức xúc chạy đến ngăn cản, có người quá bức xúc đã bốc bùn dưới ruộng ném và dùng thau múc nước hắt vào đoàn cán bộ.
Ông Nhụ cho biết, nguyên nhân ruộng mạ bị cán bộ phá là vì ông bắc giống lúa 1820, loại giống lúa này xã đã cấm không cho nông dân đưa vào sản xuất. 
Như chúng ta đã thấy thì 2 mẩu tin chỉ khác nhau về ngày tháng và xã cụ thể ,còn về việc yếu tố mùa vụ và diễn biến hoạt động cơ bản là không có sự khác nhau lớn . Nhưng điều đó làm cho tôi nảy sinh câu hỏi ,tỉnh Hà Tĩnh mà ở đây là huyện Can Lộc đã  làm gì trong mấy năm qua ,chẳng nhẽ năm nào cũng phải sử dụng dân quân để cưỡng chế gieo trồng mà chưa có biện pháp tuyên truyền có hiệu quả hay việc giống mới chưa có thể đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân ?
So sánh 2 giống lúa IR1820 và B-TE1
Khi xem xét về việc 2 giống lúa này tôi đã có sự tìm hiểu tài liệu cũng như những bài liên quan trên Internet về việc gieo trồng ở tình Hà Tĩnh :
Giống lúa IR-1820 được nhập từ Viện Lúa Quốc tế năm 1979, đ­ược công nhận giống Quốc gia năm 1987; có thời gian sinh tr­ưởng 190 - 200 ngày. Chất l­ượng gạo tốt, ngon cơm, năng suất trung bình 45 - 55 tạ/ha, cao đạt 60 - 65 tạ/ha; chống đổ khá, nhiễm nhẹ đạo ôn, nhiễm rầy nâu từ nhẹ đến trung bình, kém chịu chua và thiếu lân. Gieo cấy vào trà xuân sớm, bố trí trên chân đất vàn trũng, độ màu mỡ khá, chua, nghèo lân, cần bón vôi và tăng l­ượng lân.
 (Nguồn: Đại học  Nông nghiệp Hà Nội) 
Giống lúa IR1820 là một giống lúa đã quen thuộc với người nông dân từ mấy chục năm nay ,tuy nhiên giống cây đã bộc lộ nhiều tính chất không còn phù hợp nữa ,nhất là  về khả năng sinh trưởng tương đối dài ngày ,khả năng chịu rầy nâu ,đạo ôn kém cần sử dụng nhiều phân bón để thu được hiệu quả . Không những thế ,vì là giống lâu năm nên không ngoại trừ khả năng việc người dân để tiết kiệm chi phí đã tự ý sử dụng giống sẵn có gây thoái hóa giống và hạn chế sản lượng của giống cây ,đem lại hiệu quả kinh tế kém .
Trong khi đó giống cây B-TE1 khi mới đưa vào sử dụng đã được đánh giá là có triển vọng cao
Arize B-TE1 (viết tắt B-TE1) là giống lúa lai 3 dòng do Viện Nghiên cứu & phát triển lúa lai, Tập đoàn Bayer (Ấn Độ) chọn tạo. Sau khi SX thành công tại các nước như Ấn Độ, Philippines, năm 2007 B-TE1 chính thức được đưa vào SX tại ĐBSCL (Việt Nam) và công nhận cho SX đại trà ở miền Bắc nước ta từ năm 2008.

Tại Thanh Hóa, B-TE1 được SX thử từ vụ mùa năm 2007, sau đó nhân rộng diện tích theo các năm. Vụ mùa 2013, B-TE1 chủ yếu SX ở các huyện Tĩnh Gia, Bá Thước, Đông Sơn… Sau khi thu hoạch, hầu hết lãnh đạo địa phương và nông dân đánh giá cao tiềm năng giống lúa này.
TGST vụ ĐX 135-145 ngày, vụ mùa 120-125 ngày; gieo cấy được cả 2 vụ,mỗi khóm đẻ tới 24-25 nhánh, cấy mật độ 30-40 khóm/m2 nên tiết kiệm được giống, ngày công, chống chịu tốt rầy nâu, kháng được đạo ôn, bạc lá. Về năng suất, bình quân vụ xuân đạt trên 90 tạ/ha; vụ mùa mặc dù điều kiện thời tiết bất thuận, dịch hại phá hoại nhưng ước đạt 70 tạ/ha.Đặc biệt, giống này có khả năng chịu úng và đất chua, phèn tốt, có thể thay cho các giống bao thai, MO90 đã bị thoái hóa.
Như vậy thì chúng ta đã thấy rõ tính ưu việt hơn của giống lúa mới so với giống lúa cũ ,với việc gieo trồng từ những năm 2007 tại khu 4 đã cho thấy tương lai của giống lúa này .
Thực tế tôi cũng đã đọc được một số bài báo về việc tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương mở giống giống lúa này trên diện rộng . Điều này là khác hoàn toàn với việc báo Vnn đăng là
 "Trong khi đó, ông Nhụ cho biết, loại giống 1820 mà ông đã bắc mạ vẫn cho năng suất cao, bình quân 3,5 tạ/sào.Còn một số giống lúa khác, trong đó có giống mới Ấn Độ mà xã đang vận động làm thì mùa vụ trước năng suất thấp, bình quân chỉ 1,8 tạ/sào"
Vì không trực tiếp nghe vấn đề này nhưng tôi nghi ngờ vấn đề không phải là nằm ở giống lúa không phù hợp với thổ nhưỡng mà nằm ở vấn đề khuyến nông của khu vực này chăng ?
Vấn đề nằm ở đâu ???
Theo tôi ,việc các báo như VNn cố tình đăng hình tượng như là một sự kiện này như là một hệ quả của chủ trương quan liêu là hoàn toàn sai lầm về mặt nhận thức , theo tôi chủ trương này không phải là vấn đề quan liêu mà nằm trực tiếp ở vấn đề cách hành xử của địa phương cũng như là việc nông dân tiết kiệm tiền cho gieo trồng mà xã không thể có chính sách linh hoạt và phù hợp .
Thực vậy ,bài báo đề cập đến vấn đề là
 Dân chúng tôi trồng lúa bao nhiêu năm nay, giống IR 1820 luôn cho năng suất ổn định, với lại có thể giữ giống để tiếp tục cho mùa sau. Còn những giống lúa lai đã không cho năng suất, đến mùa nông dân chúng tôi lại phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua giống mới, rồi còn phải bao bọc ni-long, đóng cọc che chắn…
Vấn đề giá và kĩ thuật trồng cây chính là rào cản để ngăn cho người dân mặn mà với giống lúa mới , nhất là việc nếu như người dân không coi lúa là nguồn thu nhập chủ yếu thì yếu tố giá cả và kĩ thuật này chính là rào cản thực sự ngăn cản họ trồng .
Trước tình hình đó ,chính quyền địa phương phải có biện pháp tuyên truyền phù hợp với toàn bộ người dân ,lấy tôn chỉ " dân biết ,dân bàn ,dân làm ,dân kiểm tra " thì lấy quan điểm dân biết - dân bàn- dân làm là chủ ,đề cao yếu tố của người dân chứ không phải áp đăt một cách máy móc vấn đề. Nếu như vấn đề này vẫn không thể giải quyết được thì vấn đề sau này về giống lúa biến đổi gen như thế nào ?
Đã 2 năm qua đi kể từ khi những vụ cưỡng chế đầu tiên xảy ra ,xã vẫn chưa thể làm cho nhân dân tin tưởng ,vậy vấn đề giờ không còn nằm ở nhân dân nữa mà đã là của xã rồi .
Vệ Đạo


Phụ lục
Mấy năm gần đây, chủ trương của tỉnh Hà Tĩnh là, hạn chế dần, để đi đến bỏ hẳn giống lúa cũ IR1820 đồng thời giao cho các địa phương phải tiếp cận và đưa các bộ giống lúa mới thay thế. Kỹ sư Đào Nghĩa Nhuận, Hội KHKT nông nghiệp Hà Tĩnh, người từng đứng ra tiếp nhận giống IR1820 trước đây, nói: Tôi là người tiếp cận giống lúa IR1820 đầu tiên về trên đất Hà Tĩnh. Phải thừa nhận rằng, thời khó khăn đói khát bấy giờ nếu không có 1820 thì nguy cơ thiếu đói trầm trọng. Thế nhưng, thời ấy đã lùi quá xa rồi, các tỉnh lân cận cũng đã loại trừ giống này, nông dân Hà Tĩnh không thể đèo bòng mãi với cái duyên cũ kỹ này nữa.
Theo ông Nhuận, giống IR1820 không thể phù hợp với yêu cầu hiện nay bởi biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, mưa lũ triền miên mà thời gian sinh trưởng của giống lúa này lại quá dài, từ 165-180 ngày. Mùa về, nhìn xung quanh các cánh đồng giống mới đã được gặt xong phơi khô quạt sạch, nhưng những thửa ruộng gieo cấy giống 1820 thì vẫn còn trơ trơ ra đó, hiếm có năm nào thoát nạn lũ lụt nên cho dù lúa tốt bao nhiêu đi chăng nữa cũng coi như mất trắng vì lũ. Còn nói về chất lượng thì giống này tụt hậu xa so với các giống lúa mới hiện nay. 
Đầu năm 2011, Sở NN-PTNT Hà Tĩnh tham mưu cho UBND tỉnh phát động các huyện kiên quyết không đưa giống IR1820 vào cơ cấu. Đặc biệt, tại cuộc họp triển khai đề án SX vụ đông xuân 2011-2012, tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh kiên quyết thay đổi bộ giống cũ sang giống mới, giao cho các huyện phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, nếu đơn vị nào không thực hiện để dân gieo cấy giống IR1820 không đúng với yêu cầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước tỉnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !