Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Hội chứng Campuchia của người lính Việt Nam


Mỗi khi đọc trên BBC Việt ngữ tôi lại có cảm giấc nhớ nhung và hồi tưởng , tôi hồi tưởng đến thời tôi còn học mẫu giáo , tôi hay viết văn theo một mô típ rất quen thuộc kiểu như :
Ngày xửa ngày xưa .....
Hay
Nhà em có .....
Cái hồi tưởng này xuất hiện khi BBC Việt ngữ luôn luôn , dù đăng rất rất nhiều bài , của rất rất nhiều loại người nhưng tựu trung lại vẫn chỉ là viết về Việt Nam với sự hằn học , căm thù và bôi nhọ , chẳng biết tại làm sao nữa .
Tuy nhiên khi đọc bài :Cuộc chiến bị lãng quên của ông Kevin Doyle nào đó tôi còn nhớ đến Cha tôi đang ở quê , một cựu binh tình nguyện Việt Nam đã từng chiến đấu ở Campuchia trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam .
Cứu tinh hay xâm lược ?




Những người lĩnh Việt Nam tình nguyện tại Cam pu chia trong mắt người dân Cam pu chia như thế nào ? Họ đã làm gì ở đó ?
Trước hết , trong khi người dân Cam pu chia đang rên xiết dưới họng súng và đòn đau của bè lũ Polpot , của Khơ me đỏ , khi những người dân Cam pu chia đang phải chết từng ngày , từng giờ , thì chẳng có ai xuất hiện để cứu người dân Cam pu chia , ngoài lính tình nguyện Việt Nam .
Trong khi những người lính Việt Nam đang chiến đấu chống lại quân Khơ me đỏ , chống lại lũ diệt chủng ấy , thì những nước Phương Tây như Anh-Pháp-Mỹ và bè lũ bành trướng Đặng Tiểu Bình đang bắt tay nhau lên án Việt Nam " Xâm lược " , cấm vận Việt Nam , làm kinh tế Việt Nam kiệt quệ . Kinh hoàng hơn , chúng còn liên tiếp mở đường cứu viện lương thực , vũ khí cho Polpot để chúng quay lại giết hại người dân Cam pu chia vô tội , giết hại những người lính tình nguyện Việt Nam .
Chính vì lẽ đó , việc ngày hôm nay BBC Việt ngữ nói rằng những người lính Việt Nam là những kẻ xâm lược chẳng có gì là mới lạ cả , đó chẳng qua là sự lặp lại điệp khúc mà BBC đã ca trong suốt 30 năm qua mà thôi , và tôi cũng chẳng bất ngờ về hành động đó .
Thật nực cười phải không khi chính những người Việt lại tin rằng đó là sự thật ? Không , chẳng có sự nực cười nào cả , và chẳng có ai tin vào điều đó ngoài những người vốn từ lâu chẳng phải là người Việt Nam , không quốc tịch , không cả tâm hồn , có hay chăng chỉ còn lại là dòng máu đỏ da vàng kiểu Á Đông , phải nắm chứ ,và vô khối họ trà trộn trong những khu người Hoa để hưởng sái , rồi vác mồ lên BBC Việt ngữ , thông qua tay nhà báo Doyle nào đó để chửi , auto chửi .
Còn người dân Cam pu chia nghĩ gì ư ? Hãy nhìn vào lượng lưu học sinh Cam pu chia đang học hành cần mẫn trên khắp các trường đại học ở Việt Nam thì biết , những con người đó đến Việt Nam , ngoài sự ngưỡng mộ về văn hóa -giáo dục -tri thức , họ đến Việt Nam , học ở Việt Nam đã nói lên tất cả .
Thủ tướng Cam pu chia Hunsen đã nói :
Nếu không có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, Campuchia đã không giải phóng được nhanh như thế. Nếu chỉ dựa lực lượng của chúng tôi, ít nhất phải mất năm năm. Năm năm thì dân Campuchia chết hết rồi.

Hay như 
Trung tá Seng Someth, Trưởng khoa Y, Học viện Quân y Quân đội Hoàng gia Campuchia, hiện đang là Nghiên cứu sinh và là Trưởng đoàn Lưu học viên quân sự Campuchia đang học tập tại Học viện Quân y, Quân đội nhân dân Việt Nam :
"Dưới thời Khơ me đỏ, toàn bộ nhân dân sống như dưới địa ngục trần gian, cuộc sống rất cực khổ và sợ hãi, không biết bản thân mình sẽ phải chết lúc nào. Tất cả gia đình người dân Campuchia đều bị mất đi thành viên trong gia đình. Có những gia đình không còn ai sống sót. Những người trí thức bị chúng giết hết vì bị vu khống là phản bội. Gia đình tôi cũng phải chịu chung cảnh đó. Ông bà nội, 4 chú ruột và cả gia đình cô ruột tôi cùng với người chồng và 5 người con đều bị Khơ me đỏ sát hại dã man. Nỗi đau đó chúng tôi không bao giờ quên được.
Trong 3 năm, 8 tháng, 20 ngày, đã có hơn 3 triệu người dân Campuchia bị giết hại một cách man rợ. Khắp nơi đầy rẫy những hố chôn người tập thể. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội bị tàn phá hoàn toàn. Một chế độ xã hội không bệnh viện, không chợ búa, tôn giáo, trường học trở thành nơi chứa tù nhân như Toul Sleng, Beng Chongak...Người dân phải làm việc cực khổ nhưng chỉ được ăn cháo loãng, ốm đau không có thuốc men, không được chăm sóc, không biết sống chết lúc nào dưới những lưỡi búa, rìu của bọn Khơ me đỏ. Sự tàn bạo đó không có ngòi bút nào diễn tả hết được. Có lẽ ở trên thế giới này không có nơi nào như vậy.35 năm trôi qua, kể từ ngày Thủ đô Phnom Pênh được hoàn toàn giải phóng, nhân dân Campuchia đã thoát khỏi thảm họa diệt chủng, nhưng những hồi ức về lịch sử chúng tôi không bao giờ quên đối với dân tộc Campuchia."
Vậy sự ngưỡng mộ , sự biết ơn , sự tin tưởng tồn tại từ những người lãnh đạo cao nhất đến những sinh viên đơn thuần nhất , từ những người đã kinh qua chiến tranh đến những người sẽ là chủ nhân tương lai của Cam pu chia đã cho thấy điều đó .

Hội chứng Cam pu chia .
Tôi khẳng định những người lính tình nguyện Việt Nam hiện nay có hội chứng Cam pu chia rất sâu sắc , điều đó được thể hiện rất rõ qua những cuộc gặp gỡ đồng ngũ giữa những người lính với nhau mà tôi có hân hạnh được biết .
Cha tôi , như đã nói đã từng chiến đấu ở Cam pu chia , đã mắc phải hội chứng Cam pu chia rất nặng khi lần đầu tiên được ngồi máy bay đã phải thốt lên :
 "Đây là lần thứ 2 bố được đi máy bay đó  , lần đầu là đi máy bay của Liên Xô , máy bay trực thăng ấy , ở Cam pu chia , lần đó nhớ đến già" .
Hội chứng Cam pu chia mà Cha tôi thể hiện nó như thế đó . 
Còn với một cựu chiến binh , lính tình nguyện khác , thì lại là hồi ức ám ảnh :" Đến giờ tau vẫn nhớ đám con gái Miên , lần đó đơn vị giao lưu văn nghệ với địa phương mà , họ nhảy đẹp lắm , có cô còn cầm tay tau nhẩy nữa , đó là lần đầu tiên tau cầm tay con gái " .
Hội chứng này thì nặng hơn Cha tôi , tôi đoán vậy , hội chứng thật ám ảnh .
Còn với những người thân ở nhà thì Hội chứng Cam pu chia lại thể hiện theo một cách khác nữa . Bà bác của Cha tôi ( ông nội tôi đi lính biền biệt từ hồi Điện Biên Phủ , hiếm khi về nhà ) kể về việc Cha tôi năm 17 tuổi ,học rất giỏi  mà vẫn viết đơn đi nhập ngũ , khi ra xã khám tuyển thì biết sẽ bị loại vì thiếu cân nên đã phải chạy sang nhà Bà để mượn mấy cái ổ khóa đeo vào người để đủ cân đi lính , bà kể :"Nghe tin chiến tranh tây nam tao cứ mắng bác mày vì đã cho bố ày mượn khóa , trước tưởng hòa bình hẳn rồi , ai ngờ chiến tranh , ở nhà nghe tin lính ta bê đạn nhiều người bị nổ , bị thương mà tao cứ lo " .
Vậy đấy , hội chứng Cam pu chia thể hiện mỗi người mỗi cách khác nhau , nhưng những người đi lính lại chẳng thấy ai mắc như những người ở nhà ( nếu coi biểu hiện kia là "hội chứng " ) . 
 Giờ đây những người Đồng chí của Cha tôi , hay mở rộng ra những người thuộc thế hệ người lính chiến đấu chống Khơ-me đỏ , thế hệ lính tình nguyện Việt Nam ở Cam pu chia đều đá lớn tuổi , hầu hết đều trên 45 , đều có con cái đề huề , cuộc sống giờ đây vẫn có nhiều khốn khó , mỗi người đều có những lo toan công việc riêng của mình , tuy nhiên , những buổi Đồng ngũ vẫn diễn ra , những ngày 27-7 họ vẫn được gặp gỡ nhau đầy xúc động .Và tất nhiên , tất cả cựu chiến binh , thương binh và gia đình liệt sĩ đều được đãi ngộ như bất kì cuộc chiến nào khác , tôi nhớ đến cô giáo dạy tiếng Anh hồi trung học của tôi có cha là liệt sĩ tại Cam pu chia , và cô được đãi ngộ như bao người con liệt sĩ khác , được cộng điểm , được ưu tiên phân công việc làm .
Nhà nước hiện nay đã quên những người Cựu chiến binh tình nguyện ,họ bị "ngược đãi" và "áp bức tồi tệ" , bị ép phải nhận và phải đeo những kỷ niệm chương và huy hiệu ngoài những huân huy chương như bao nhiêu người lính khác .
 
Vinh danh người lính tình nguyện-Quân sử

Đại tướng Lê Đức Anh -Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam chúc mừng cựu chiến binh quân tình nguyện .


Không mang ơn .
Ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều thông tin về những người Cam pu chia đốt cờ Việt Nam , những thủ đoạn của chính quyền Cam pu chia hay những phát ngôn gây căm phẫn của "chính trị gia " Cam pu chia , những cuộc tuần hành , biểu tình ....
Thật sự thì tôi rất rất sợ hãi điều đó , và tôi càng sợ hãi hơn khi mấy năm trước , những người Cam pu chia còn vắc súng nhằm vào đầu lính Thái nã đạn hay mang xe tăng đến giáp biên giới Thái Lan để tiếp tục "chiến đấu " .
Quái , Việt Nam bị căm ghét , căm thù vì đã "xâm chiến " Cam pu chia , thế Thái Lan còn giúp đỡ " nhân dân Cam pu chia " ủng hộ Khơ me đỏ đến cùng để giết hại lính Việt Nam - tấn công các bản làng Cam pu chia , đáng nhẽ phải được mang ơn chứ sao ăn đạn ghê vậy ?
Hóa ra người dân Cam pu chia muốn chống cả thế giới ư ?
Không , tôi chẳng nghĩ như thế đâu các bạn ạ , con người có hộp sọ to hơn con cá hay nhiều tế bào hơn con sinh vật nhân chuẩn là để biết suy nghĩ cho tử tế và chẳng có ai gán cách hành xử của một vài cá nhân cho cả một tập thể cả . Người Việt Nam căm thù , phẫn nộ với lũ bành trướng Trung Quốc , Đế quốc Mỹ , Phát xít Nhật , nhưng đâu có căm thù người Trung Quốc  , người Mỹ hay người Nhật ? Đến cả điều đơn giản ấy mà cái lão nhà báo "đời " như Doyle trên BBC Việt ngữ cũng chẳng biết thì cũng đã biết tác phẩm 
                    Cuộc chiến bị lãng quên 
Của BBC được viết bởi thứ có hộp sọ loài người , ngôn ngữ loài người nhưng não lại bé hơn con vật nào đó và cách hành xử thì không bằng con sinh vật nào đó rồi .

1 nhận xét:

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !