Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Suy ngẫm về chiến tranh ở Việt Nam

Đôi điều suy ngẫm quanh "Có một sự kiện lịch sử đẩy Dân Tộc Việt Nam vào chiến tranh và đau khổ"( Dân Luận)

Dù khác biệt nhiều quan điểm , tôi phải công nhận tác giả rất lương thiện về mặt tri thức. Ấy là là dám nhìn nhận sự thật : dân ta kháng chiến chống Pháp ( chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất theo cách gọi của Tây ) là do Pháp - Mỹ ép dân ta. :
"Kết luận mà tôi rút ra cho tôi là đau khổ của Dân Tộc Việt Nam từ Thế Chiến II là do chủ nghĩa Thực Dân ăn sâu vào trong đầu dân Pháp sau hơn 80 năm đô hộ và bóc lột Việt Nam, vào thời điểm đó, kẻ thực dân đại diện là De Gaulle. Dù ôngnày là anh hùng của dân Pháp cũng không ngăn tôi gọi ông ta là tên thực dân..." 
Bất kỳ một người có "dân tộc tính" đều phải nhận thức được điều này. Tôi không hiểu làm sao người ta lại có thể đổ hết tội ( làm bùng nổ chiến tranh) cho chính phủ Việt Nam DCCH với các cáo buộc "hiếu chiến" , "đưa dân tộc vào máu lửa" với lý lẽ " không cần đánh Pháp , Pháp cũng trả lại độc lập". 
"ông Hồ Chí Minh rất xứng đáng được coi là một lãnh tụ tuy cộng sản nhưng cực kỳ dân tộc chủ nghĩa, dành mọi tâm trí, thủ đoạn và ưu tiên cho Độc Lập của Việt Nam. Chỉ rất tiếc và rất đau, chính vì sự ngoan cố của Thực Dân chỉ muốn tiếp tục vai trò chủ nhân ông của Đất Nước cộng thêm với thế chính trị của Mỹ sau Thế Chiến là ưu tiên cho đồng minh của mình dù đồng minh ấy là thứ chủ nghĩa thực dân mà chính Mỹ cũng không muốn. Không ít hơn tám lần Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã liên lạc với Tổng Thống Mỹ Roosevelt và sau đó là Truman sẳn sàng hợp tác toàn diện với Mỹ và chỉ mong một điều mà Dân Tộc ta đã qua bao nhiêu lần vùng dậy mà không đạt được: Độc Lập..." 
Tôi không đồng ý với Tác giả khi cho rằng cuộc chiến hai chục năm tiếp theo của người Mỹ là một cuộc chiến Ý Thức Hệ Quốc Gia - Cộng Sản cứ như thể người Mỹ tiếp quản cái đống bầy hầy do người Pháp để lại. Người Mỹ không hề nhảy vào Việt Nam một cách miễn cưỡng như cái giá phải trả để Pháp cộng tác "chống làn sóng đỏ" tại Tây Âu Người Mỹ không phải là kẻ thụ động trong giai đoạn 9 năm. Từ năm 1948, họ đã đẩy mạnh viện trợ cho Pháp . Khi Đờ - cát phất cờ trắng tại Điện Biên Phủ thì Mỹ đã góp tới 80% tổng cộng chiến phí. Một núi tiền được bỏ ra như vậy lẽ nào chỉ vì lý do miễn cưỡng , có qua có lại với đồng minh ? Từ vai trò kẻ đứng sau, sau hiệp định Geneve Mỹ đã chính thức xâm lược Việt Nam cho tới ngày cuốn cờ khỏi xứ sở này vào năm 1973. Giai đoạn 1954- 1973 nước Mỹ xâm lược trực tiếp Việt Nam chỉ vì muốn đạt được điều họ muốn từ sau thế chiến thứ II. Giai đoạn 9 năm kháng chiến chống Pháp đã không hề là chiến tranh Quốc - Cộng thì 20 năm tiếp theo cũng không phải là "chiến tranh ý thức hệ " hay "nội chiến". Không có chiến tranh Đông Dương lần I hay lần II như Phương Tây đã gọi , chỉ có duy nhất một cuộc xâm lược của Thực dân - đế quốc mà thôi. Có vẻ như Tác giả không công tâm khi đánh giá vai trò Pháp và Mỹ ở "chiến tranh Đông Dương"? Ở góc độ một người dân Việt Nam tôi không thấy khác biệt nào(về mục đích ) giữa Pháp và Mỹ khi họ đặt chân vào đất nước tôi. Và bằng hiểu biết lịch sử tôi thấy rằng cái khác biệt duy nhất là người Mỹ thông minh hơn người Pháp. Họ không duy trì các chức danh sặc mùi thực dân như "toàn quyền Đông Dương" hay "Cao Uỷ". Họ đặt Tòa Đại sứ tại Sài Gòn thay vì "phủ toàn quyền " , và VNCH không phải nằm trong "Liên Hiệp Mỹ" như Pháp đã từng làm với nhiều chính phủ "Quốc gia". Người Mỹ làm chủ miền Nam một cách tế nhị hơn người Pháp trên phương diện ngoại giao. Điều này làm nhiều người Việt tại Miền Nam , nhất là với tầng lớp thượng lưu , thu nhập cao không thấy rằng mình bị cai trị bởi thứ chủ nghĩa thực dân tiến hoá hơn. Sự ngộ nhận này kéo dài hàng mấy chục năm cho tới khi đủ độ lùi lịch sử để người ta khách quan và công tâm hơn khi suy ngẫm về lịch sử nước nhà. 
Tôi không hoàn toàn đồng ý với tác giả rằng "sự thực là dân tộc ta, nhược tiểu yếu kém về mọi phương diện trừ tình yêu Tổ Quốc vĩ đại,phải chịu thân phận con chốt cho các cường quốc trong bàn cờ chia chác tài nguyên, thị trường". 
Hoàn cảnh Việt Nam 1946 cho đến 1973 là đúng như vậy nhưng Việt Nam bây giờ là nước nhỏ chứ không "nhược tiểu". 
Năm 1972 đã diễn ra cuộc mua bán lãnh thổ Việt Nam giữa Mỹ - Trung mà hậu quả là ngày nay câu chuyện Hoàng Sa vẫn là cái kim đâm sâu nhức nhối . Chúng ta chiến đấu mất 9 năm chỉ để làm chủ một nửa đất nước , hiệp định Geneve đã bị người ta bội ước. Có công bằng không ? Luật chơi quốc tế nó là như thế , các nước nhỏ luôn là quân cờ của các cường quốc. Điều duy nhất các nước nhỏ có thể làm là luồn lách né Đông tránh Tây cốt sao toàn mạng , kiếm được lợi ích và giảm thiểu nguy cơ bị các cường quốc mua bán trên lưng. Dù còn nhiều khó khăn , vẫn còn là nước nghèo nhưng Việt Nam của 69 năm sau ngày quốc cách mạng đã có một vị thế tương đối vững chải , chí ít cũng không phải miếng bánh để người ta "hội đàm tìm giải pháp tháo gỡ bế tắc chính trị" hay "hội nghị X bên bàn về tương lai Việt Nam " mà thực chất là họ cò kè trả giá với nhau. Sẽ có những ý kiến kiểu "Việt Nam nằm trong quỹ đạo Trung Quốc" hay "chư hầu" " lệ thuộc". Tôi đã nhiều lần phân tích vấn đề này. Trong phạm vi trao đổi về bài viết này , tôi chỉ muốn nhắc các bạn một sự thật khách quan là làm gì có một nước nhỏ nhưng vị thế địa chính trị nhạy cảm nằm bên cạnh một cường quốc mà có thể muốn làm gì thì làm ? Nước nhỏ chỉ có thể bình yên nếu không về phe nước khác chống cường quốc láng giềng , không biến thành nơi để các cường quốc khác làm bàn đạp tấn công nhau. Các bạn có bao giờ tự hỏi chuyện gì xảy ra nếu Mexico bỗng nhiên muốn thân Trung Quốc hay gia nhập một liên minh quân sự nào đấy của Nga , nước Mỹ sẽ khoanh tay đứng nhìn sao ? Vì vậy các bạn đừng có đòi hỏi Việt Nam phải thân Mỹ hay trở mình thành đồng minh Mỹ. Con đường ngoại giao đa phương của Việt Nam đã quá tuyệt vời ,nó đảm bảo cho chúng ta được hòa bình ổn định , có thời gian xây dựng kinh tế , tích trữ đạn dược phòng thân. Một nước nhỏ mà trở thành chiến trường cho các cường quốc đấu với nhau thực sự là một bi kịch. Việt Nam vẫn đang "lăng ba vi bộ " giữa các cường quốc và đường lối ngoại giao như thế này sẽ còn phát huy hiệu quả trong thời gian dài cho đến khi chiến tranh thế giới lần thứ III. Vì vậy các bạn có thấy các lãnh đạo Việt Nam tay bắt mặt mừng với ai , nói vài lời có cánh các bạn phải hiểu rằng ngoại giao (của ta) là như vậy , lời nói của chính trị gia không phải lời thề non hẹn biển của đôi lứa yêu nhau. Việt Nam mới tiếp tướng Mỹ sang thăm , hôm sau lại sang Bắc Kinh hội đàm , thắt chặt quan hệ hợp tác. Trong khi nâng cao mối quan hệ "hợp tác toàn diện" với Mỹ thi mới đây lại tuyên bố giúp Nga trong bối cảnh Nga bị Âu - Mỹ trừng phạt thương mại. Lời tác giả trong đoạn trích dưới đây nên thay từ "lãnh đạo Việt Nam" bằng "cộng đồng mạng Việt Nam ". Bởi lẽ lãnh đạo đã thừa hiểu bụng dạ của các cường quốc và hết sức khôn khéo trong quan hệ với họ còn dân ta thì chặt chém nhau , chia rẽ nhau vì các vấn đề "thân Mỹ" , "phụ thuộc Tàu" , "cuồng Nga" hết sức vô bổ. 
"Lãnh đạo Việt Nam đọc để thấy chuyện đời là một màn chơi với những quy luật và thế trận của nó, tiếp tục lấy Tổ Quốc làm trọng vì đó là cái tinh túy nhất của những người làm và đi theo cách mạng chỉ mưu cầu cho độc lập, tự do và hạnh phúc của dân tộc. Họ cần phải thấy “không ai mãi mãi là bạn,không ai mãi mãi là thù”, phải thấy nước nào cũng xem quyền lợi của nước họ là tối thượng mà bỏ qua trong trong tâm trí mấy chữ “anh em” và càng cảnh giác hơn nữa với những danh từ hoa mỹ. "

Bao Bất Đồng

3 nhận xét:

  1. Lịch sử cận đại VN, không có bọn vác binh đao vào nhà người xâm lược thì dân tộc VN không việc gì phải chiến tranh và đau khổ. Có những thằng người bị đui đột xuất trước ông bố da trắng xâm lược rành rành, trong khi quay quắt nhìn đồng bào hỏi tại sao phải chiến tranh và đau khổ, đúng là lũ bệnh.

    Trả lờiXóa
  2. Thân chào anh Thiềm Thừ , tôi chỉ xin góp y cùng anh về cái nhìn đối với người Mỹ nói riêng, và một nước Mỹ trong nước Mỹ nói chung thì anh sẽ hiểu rõ bản chất thật của cuộc chiến Nam - Bắc Việt Nam . Hà Nội xin đầu hàng sau trận thả bom 11 ngày đêm nhưng Mỹ không cho phép đầu hàng mà buộc HN phải thắng trận chiến được gọi là Điện Biên Phủ trên không nhằm mục đích trong thế chiến lược của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương . Tôi xin đơn cử vấn đề đường mòn HCM được xây dựng cho tương lai đến hôm nay để trở thành những Xa lộ xuyên Á nhằm hình thành khối TPP mà VN là bến cảng đổ hàng lớn nhất tại khu vực cho 11 nước qua đến tận Trung Đông . ( xin xem lại bản đồ của Xa lộ xuyên Á và bên cảng nước sâu Vũng Ánh , Sơn Dương sẽ rõ ) .

    Vấn đề ai là người chủ biển động thật sự ? anh nên nhớ vị tuyến 17 bao gồm HS-TS là của nước VNCH . Vì thế chiến lược tại Châu Á Thái Bình Dương của Mỹ qua khối TPP , buộc Mỹ phải hành động vì Quyền lợi của Mỹ tại biển động là tự do hằng hải đúng theo luật pháp quốc tế . Muốn được như thế , Mỹ phải thay đổi thể chế CT tại VN hiện nay để đòi lại lãnh thổ lãnh hải , biển đảo bị TQ chiếm giữ nhằm mở đường tự do hằng hải cho TPP . Chính vì thế mà Mỹ phải dẹp bỏ dcs để thay vào đó nền Để Tam của nước Việt Nam Cộng Hòa mới đủ pháp lý đòi lại biến đảo , lãnh thổ lãnh hải bị mất . Anh nên đọc thêm tại link sau đây sẽ biết được ý tôi muốn nói . Thân mến .
    http://hoiquanphidung.com/forumdisplay.php?141-Trang-Thời-Sự-Vinhtruong

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !