Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Nazi biến Ukraine từ cường quốc xuất khẩu thành cường quốc nhập khẩu vũ khí ?

Xem thêm
Ukraine: Khi những người công nhân chiến thắng lũ phát xít !
Nắm giữ 30% công nghiệp quốc phòng (CNQP) khi Liên Xô tan rã, Ukraine có tiềm năng rất lớn để trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới.
Sở hữu hàng loạt nhà máy, viện thiết kế nổi danh
Ukraine nắm nhiều công nghệ quan trọng trong sự phát triển của các hệ thống vũ khí Liên Xô. Kiev nắm giữ khoảng 30% nền công nghiệp quốc phòng Liên Xô khi Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991. Trong đó có một số nhà máy sản xuất vũ khí quan trọng nằm trên lãnh thổ Ukraine như:
Hãng chế tạo máy bay nổi tiếng Antonov, cục thiết kế Kharkiv Morozov (“cha đẻ” T-54/55, T-62, T-64, T-72, T-80), nhà máy sản xuất xe tải hạng nặng chuyên dụng KrAZ, nhà máy Kiev Arsenal, Cục thiết kế Yuzhnoye - nơi thiết kế các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa của Liên Xô.
Trước đây, đặc biệt, Ukraine nắm nhiều công nghệ quan trọng liên quan đến hệ thống dẫn đường cho tàu ngầm, công nghệ radar, cùng các công nghệ dẫn đường tiên tiến cho tên lửa.
 Ukraine sở hữu hàng loạt viện thiết kế, nhà máy chế tạo máy bay, xe tăng, tên lửa đạn đạo.
Khu phức hợp công nghiệp quốc phòng Ukraine được đánh giá tiên tiến nhất của quốc gia này, bao gồm 85 tổ chức khoa học tập trung cho việc phát triển các hệ thống vũ khí phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Việc phát triển các hệ thống phức tạp trên không và không gian vũ trụ có 18 viện thiết kế và 64 doanh nghiệp sản xuất, phát triển vũ khí vàu tàu chiến cho hải quân có 15 viện nghiên cứu và phát triển, 40 viện thiết kế và 67 doanh nghiệp, tên lửa, đạn dược và các thiết bị liên quan có 6 văn phòng thiết kế và 28 nhà máy sản xuất.
CNQP Ukraine có nhiều thế mạnh trong phát triển các loại động cơ dùng cho máy bay và tàu chiến, xe tăng nhất là động cơ tuabin khí dùng trong tàu chiến và xe tăng. Kiev cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các loại tên lửa đối không, xe tăng và công nghệ radar.
Một số lĩnh vực của CNQP Ukraine được sản xuất theo công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay như: Tên lửa hành trình, vệ tinh và các thiết bị nghiên cứu vũ trụ, các hệ thống tên lửa đối không tích hợp và các thiết bị quang học chính xác.
Vũ khí nổi danh
Sản phẩm tiêu biểu nhất của CNQP Ukraine là hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga, đây là hệ thống chuyên phát hiện máy bay tàng hình tối tân nhất thế giới hiện nay. Kolchuga được hợp tác phát triển giữa Cục thiết kế các thiết bị radar đặc biệt, Đại học kỹ thuật quốc gia Donetsk, công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Ukraine Ukrspetsexport và công ty đầu tư công nghệ. Quá trình phát triển hệ thống kéo dài trong 8 năm từ năm 1993-2000.
 Trạm anten của hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga.
Người ta thường gọi Kolchuga là radar nhưng trên thực tế nó không phải là radar mà là một hệ thống trinh sát điện từ thụ động. Mỗi hệ thống gồm 3 đài thu tín hiệu sóng điện từ có thể bố trí cách nhau 10km, cùng 1 đài điều khiển xử lý tín hiệu trung tâm, có thể phát hiện và bám sát các loại phương tiện bay bằng việc giao hội sóng điện từ giữa 3 đài thu tín hiệu.
Kolchuga có thể cùng lúc bám sát tín hiệu của 32 mục tiêu với đủ 3 tham số. Các đài thu và trạm điều khiển trung tâm đều được đặt trên khung gầm xe vận tải việt dã Kraz 6x6. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì nó có thể phát hiện mục tiêu từ cự ly 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt tới 620km, cự ly phát hiện mục tiêu đường không tối đa tới 800km.
Kolchuga đã được xuất khẩu cho một số khách hàng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sản phẩm đình đám thứ hai của CNQP Ukraine là xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot.
 T-84 Oplot - một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất thế giới.
Xe tăng này được phát triển dựa trên cơ sở xe tăng chiến đấu chủ lực T-80 (thời Liên Xô), công tác phát triển T-84 được bắt đầu vào năm 1994, đi vào phục vụ trong quân đội Ukraine từ năm 1999.
T-84 Oplot có thiết kế tháp pháo kiểu phương Tây trong khi vẫn thừa hưởng được các đặc tính ưu việt từ “xe tăng bay T-80”. T-84 Oplot được trang bị pháo chính 125mm, súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không 12,7mm.
Mặc dù không có được loại giáp gốm tổng hợp như nguyên bản của T-80 nhưng Ukraine vẫn đủ khả năng để sản xuất loại giáp tổng hợp mới trang bị cho T-84. Bên cạnh đó Ukraine còn phát triển loại giáp phản ứng trang bị xung quanh tháp pháo để tăng cường khả năng bảo vệ cho xe tăng.
T-84 Oplot đã gặt hái được khá nhiều thành công trên thị trường xuất khẩu, Thái Lan một quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ đã chọn T-84 Oplot làm loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới cho quá trình hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp của họ.
Georgia cũng có ít nhất 12 chiếc T-84 trong biên chế lực lượng tăng thiết giáp của họ. Peru cũng chọn T-84 vào danh sách các ứng viên tiềm năng cho quá trình hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp của họ sau khi thử nghiệm xe tăng MBT-2000 của Trung Quốc không thành công.
 Ukraine đã chế tạo lại thành công tàu đệm khí lớn nhất thế giới Zubr với tên gọi mới Project 958 Bison bán cho Trung Quốc.
Ngoài radar, xe tăng, Ukraine nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng liên quan đến dự án tàu đổ bộ khí đệm cao tốc lớn nhất thế giới Project 1232.2Zubr. Nhà máy Feodosiya, Ukraine đã ký hợp đồng đóng mới và chuyển giao công nghệ tàu đổ bộ khí đệm siêu hạng này cho Trung Quốc. Ít nhất 2 chiếc loại này đang được thử nghiệm tại Trung Quốc gây nhiều quan ngại cho các nước trong khu vực.
Kiev cũng là một trong những quốc gia sản xuất động cơ tuabin khí cho tàu chiến hàng đầu thế giới. Động cơ tuabin khí dùng cho tàu chiến UGT với nhiều công suất khác nhau trong đó nổi bật là động cơ tuabin khí thế hệ thứ tư UGT-25000 được đánh giá vượt trội về sức mạnh.
Ukraine đang là nhà cung cấp động cơ tuabin khí chính cho các dự án đóng tàu chiến của Trung Quốc, tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9, tàu tên lửa cao tốc Molnyia của Việt Nam cũng sử dụng động cơ tuabin khí do nước này sản xuất.
Ngoài ra, CNQP Ukraine còn có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng khác như: xe thiết giáp BTR-3BR, BTR-3E, BTR-4. Các loại xe chiến đấu bộ binh này đã được xuất khẩu rộng rãi cho nhiều quốc gia trên thế giới như: Myanamr,Thái Lan, Nigeria, Ecuador.
Gần đây, CNQP Ukraine đã giới thiệu hệ thống phòng không trên hạm cho tàu chiến cỡ nhỏ Arbalet-K và hệ thống phòng thủ đảo cỡ nhỏ Bar’er-Vk được đánh giá sẽ mang lại nhiều đột phá trong tác chiến hải quân tầm gần.
Xét về năng lực, CNQP Ukraine đủ khả năng để cạnh tranh với Nga, tuy nhiên, điều mà nước này đang thiếu là tiềm lực tài chính và những bất ổn chính trị là “rào cản” để nước này vươn tới đỉnh cao không chỉ ngang ngửa Nga mà tầm thế giới.
Bình Đức


Lục quân
Lục quân Ukraine có quân số khoảng 144.000 người, lực lượng tăng thiết giáp của họ được đánh giá rất mạnh chỉ đứng sau Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
Trang bị bao gồm: 10 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do họ sản xuất; 76 T-64 BM Bulat; 2.281 chiếc T-64; 172 chiếc T-55AGM; 271 chiếc T-80UD; 1.302 chiếc T-72.
Xe chiến đấu bộ binh các loại khoảng 6.431 chiếc, 1.647 khẩu pháo các loại trong đó có các loại đáng chú ý như pháo tự hành 2S19 Msta-S, 2S3 Akatsiya, 2S1 Gvozdika. 626 dàn pháo phản lực bắn loạt trong đó đáng chú ý nhất là 100 dàn pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch mạnh hàng đầu thế giới.
Lực lượng tên lửa Ukraine còn có trong biên chế số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka đạt tầm bắn 180km.
Phòng không
Lực lượng phòng không mặt đất của Ukraine cũng rất mạnh, họ có trong biên chế hầu hết các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất trước đây như: S-300V, S-200, 9K330 Tor, 9K37 Buk, Buk-M1/2, 9K35 Strela-10, hệ thống phòng không tích hợp pháo – tên lửa Tunguska M1, pháo phòng không ZSU-23-4, tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla.Bên cạnh số lượng lớn tên lửa phòng không, Ukraine còn có hệ thống radar cảnh giới rất mạnh, trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống trinh sát điện tử thụ động Kolchuga được đánh giá là hệ thống phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Hệ thống Kolchuga do các kỹ sư Ukraine độc lập phát triển, sản phẩm này là một minh chứng cho tiềm năng to lớn của Kiev trong phát triển các loại vũ khí công nghệ cao.
Không quân
Không quân Ukraine có quân số khoảng 43.100 người, trang bị 247 máy bay chiến đấu các loại. Trong đó có 36 tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27, 80 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29, 36 máy bay cường kích Su-24M, 23 máy bay trinh sát Su-24MR, 46 máy bay cường kích tầm gần Su-25 cùng một số máy bay vận tải các loại.Bên cạnh các máy bay chiến đấu thừa hưởng được từ Liên Xô, Ukraine cũng đã bắt đầu phát triển các máy bay cho riêng mình. Phòng thiết kế Antonov đã phát triển thành công máy bay vận tải quân sự đa dụng tầm trung An-70, hiện tại đã có 2 chiếc được đưa vào trang bị.
Hải quân
Hải quân Ukraine có biên chế khoảng 15.470 người, trang bị của hải quân nước này khá yếu, phần lớn các tàu chiến có trong trang bị đều thừa hưởng từ Liên Xô. Tổng cộng có khoảng 27 tàu chiến các loại đang hoạt động.Trong đó, loại tàu chiến hiện đại nhất là tàu hộ vệ lớp Krivak. Các tàu chiến của họ chủ yếu là các tàu loại nhỏ và không có tàu tên lửa nào. Mặt khác, biển Đen giống như một cái “ao làng” và mối đe dọa đối với họ từ đây không cao nên hải quân không phải là lực lượng được ưu tiên của Kiev. Bên cạnh đó, tại đây đã có căn cứ chính của Hạm đội biển Đen Nga bao trùm toàn bộ khu vực và Địa Trung Hải nên Ukraine không phải lo lắng nhiều.
Tuy nhiên kể từ khi chiến tranh nổ ra ở miền Đông , tình hình này đã thay đổi !

Theo cơ quan báo chí Quốc hội Ukraine, các nhà lập pháp nước này đã thông
 qua đạo luật hạ mức thuế nhập khẩu vũ khí và các sản phẩm liên quan tới ngành công nghiệp quốc phòng xuống 0%.
Theo đó, các mặt hàng như: Cấu kiện chế tạo tên lửa, kíp nổ điện tử, thiết bị quang học, cấu kiện chế tạo pháo mặt đất và thiết bị quan sát quang-truyền hình lắp đặt trên xe thiết giáp... sẽ được nhập khẩu theo quy chế ưu đãi đặc biệt. Lý giải cho đạo luật trên, Quốc hội Ukraine tuyên bố, đây là bước đi cần thiết khi lực lượng chính phủ đang cần nhiều trang bị quân sự mới, hiện đại cho "chiến dịch chống khủng bố ở miền Đông".
Mới đây, Ba Lan và một số quốc gia Đông Âu mới gia nhập NATO tuyên bố sẵn sàng cung cấp vũ khí thời Liên Xô cho Ukraine. Vấn đề này có thể được đưa ra thảo luận và có hiệu lực ngay sau khi được NATO thông qua trong hội nghị thượng định sẽ diễn ra trong đầu tháng 9 này.
Theo một số nguồn tin, Ukraine có thể được cung cấp 58 xe tăng T-72 từ Hungary. Ngoài ra, CH Czech cũng sẵn sàng chuyển giao xe tăng T-72 cũ cho Kiev. Tuy nhiên, thứ quân đội Ukraine cần không phải là xe tăng, mà là các đơn vị xe thiết giáp hạng nặng hoặc xe chiến đấu bộ binh.
Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở miền Đông, lực lượng chính phủ Ukraine đã mất rất nhiều phương tiện quân sự. Phần nhiều bị phá huỷ trong chiến đấu, phần còn lại hoặc bị hỏng, hoặc bị tự vệ thu giữ. Tính tới thời điểm hiện tại, 8/10 lữ đoàn cơ giới mạnh của quân đội Ukraine đã bị tan rã hoặc thiệt hại nặng không thể phục hồi.
Верховная Рада Украины приняла закон об отмене пошлин на импорт продукции военного назначения. Об этом сообщает пресс-служба украинского парламента.
Как отмечается, налоговые льготы касаются нескольких типов оборонной продукции, включая осветительные ракеты, детонаторы, оптическое оборудование и прицелы для стрелкового оружия, фото- и видеооборудование, а также тяжелую бронированную технику (танки и бронемашины).
В пояснительной записке к закону говорится, что меры вводятся на время проведения «антитеррористической операции».
Ранее Польша заявила, что ряд стран НАТО готов поставить вооружения и военную технику Украине. По словам главы Бюро национальной безопасности Польши (BBN) Станислава Кожея, поставки могут состояться, если президент Украины Петр Порошенко попросит об этом на ближайшем саммите Североатлантического альянса, запланированном на начало сентября.
Как предполагала польская газета Rzeczpospolita, Украине могут достаться в том числе 58 танков Т-72, которые Венгрия недавно продала чешской компании Excalibur Defense. Официально сообщалось, что танки предназначены Чехии, однако по версии газеты, у страны танков достаточно, тогда как украинская сторона остро нуждается в тяжелой бронетехнике.
По версии украинских властей, вооруженные силы страны сейчас противостоят не только сепаратистам ДНР и ЛНР, но также российским войскам, которые поддерживают повстанцев.
Lý giải cho những điều trên là Ukraine đã mất đi sự ủng hộ của nhân dân miền đông Ukraine , nơi rất giàu có và tập trung cao độ những cơ sở công nghiệp quốc phòng . Chính vì lẽ đó nên Ukraine đã phải nhập những thứ vũ khí quá ư "thô sơ" để đấu lại đội quân được trang bị hiện đại , tự cung cấp và cải tiến vũ khí .
Vì vậy mỗi khi bạn đọc đến đoạn chính quyền Nazi Ukraine gào toáng lên là Nga hỗ trợ cho quân nổi dạy , các bạn hãy cứ mặc nhiên mà cười là nếu có hỗ trợ thì đó là sự giúp đỡ về sắt thép và than đá , thứ có thể nhập khẩu từ bất cứ nơi đâu trên thế giới !

3 nhận xét:

  1. Đây là cuộc chiến giữa Ukraina và Nga. Không có thì còn lâu phiến quân thân Nga có thể bắn hạ máy bay, xe bọc thép củaUkraina như rạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuộc chiến của những người công nhân quốc phòng và lũ phát xít

      Xóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !