Phản bội nhà nước
Những lời buộc tội phản bội nhà nước (phản lại triều đình) từ thời xa xưa đã được sử dụng một cách rộng rãi trong các cuộc tranh giành quyền lực. Vũ khí này đã được tung ra ngay cả trong các nền dân chủ cổ đại. Lấy thí dụ như danh tướng Themistokles (524 - 459 trước CN). Ông là một trong những trưởng lão đã gây dựng nên nền dân chủ Athens, từng giành được những chiến thắng quyết định trong cuộc chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư và đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa Athens trở thành một cường quốc biển. Thế nhưng, tới năm 471 trước CN. Themistokles đã bị đuổi khỏi
Buông thả trác táng
Lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã, Julius Caesar (100 - 44 trước CN), lưu danh thiên sử không chỉ bằng những kỳ tích.
Sinh thời, ông đã bị buộc cho vô số tội lỗi, từ vụ lợi tới độc đoán và đặc biệt là việc quan hệ luyến ái oái oăm và vô độ. Những chuyện tình giăng hoa của Caesar đã biến ngay cả những đồng minh gần gụi nhất của ông thành kẻ thù không đội trời chung. Và “vụ việc
Ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời nào, làm quan thường dễ trở nên tham lam và tư lợi quá đà. Ngay cả các nhân vật trong Kinh Thánh cũng còn bị buộc cho những tội này. Trong lịch sử nhà nước phong kiến ở Việt
Nát rượu
Nỗi đam mê rượu ít khi làm sụp đổ các sự nghiệp chính trị nhưng luôn gây ảnh hưởng không nhỏ tới các chính trị gia. Sự nghiện rượu kinh niên của vị Tổng thống Mỹ thứ 18 Ulysses Grant (1822-1885) hay của vị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên Kemal Ataturk (1881-1938) thực sự đã không làm cho uy tín chính trị của hai người này suy giảm.
Thế nhưng, Joseph Bonaparte (1768-1844), anh trai của hoàng đế Napoléon, từng được làm vua Tây Ban Nha trong những năm 1808-1813, đã bị ảnh hưởng nặng nề vì những lời buộc tội nát rượu và thậm chí vì thế còn bị đặt cho biệt danh là “Ngài Pepe chai” (tiếng Tây Ban Nha: don Pepe de Botella). Điều oan sai nhất ở đây là bản thân Joseph lại không hề mê rượu mà ông chỉ bị mang tiếng như thế vì những lời bịa đặt của kẻ thù và những người có ác ý với ông.
Cận thần bá láp
Những mối quan hệ bằng hữu không xứng và đám cận thần “bá láp” đã gây nên tai họa cho không chỉ các ông quan mà cả những bậc đế vương.
Trong lịch sử nước Nga chẳng hạn, người ta vẫn hay nhắc tới nhân vật Grigori Rasputin, kẻ tự phong mình là tu sĩ “xịn” với thần lực của thượng đế, khiến Sa hoàng Nikolai Đệ nhị và hoàng hậu Aleksandra trở nên mê muội. Sự gần gụi của tay đại bịp mang đậm màu sắc tín ngưỡng này đã không chỉ làm sụp đổ uy tín của Sa hoàng mà của cả của hệ thống quyền lực Nga trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Việc hạ sát Rasputin tháng 12-1916 đã không thể giúp khôi phục lại danh giá của triều đình và càng tạo thêm điều kiện để bùng nổ cuộc cách mạng vĩ đại nhất thế giới trong thế kỷ XX, dẫn tới cái chết bi thảm của cả gia đình Sa hoàng Nikolai Đệ nhị…
Giả mạo tài liệu
Việc giả mạo văn bản tài liệu cho những mục đích chính trị cũng đã được áp dụng từ thời xa xưa trong lịch sử nhân loại, ngay từ khi văn tự vừa xuất hiện. Những tài liệu giả đã làm dang dở vô số thân phận và làm thay đổi định hướng của nhiều hoạt động ngoại giao, Năm 1924, bốn ngày trước khi diễn ra bầu cử Quốc hội, tờ báo Anh Daily Mail đã đăng lá thư mà theo ban biên tập ấn phẩm này giới thiệu, dường như do Chủ tịch Quốc tế Cộng sản Grigori Zinoviev viết gửi lên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Anh. Trong lá thư đó có viết những lời kêu gọi đấu tranh vũ trang. Kết quả là lực lượng cánh tả đã bị thất bại trong bầu cử và quan hệ giữa
Nghiện ma túy
Việc hút xách thực ra đã phổ biến trong giới quan chức, chính trị gia từ thời thượng cổ và khi đó, nó không bị coi là một thói hư tật xấu.
Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180) thường xuyên hút thuốc phiện nhưng trong ký ức của hậu thế vẫn được ghi nhớ như một minh quân hạng nhất trong lịch sử đế chế La Mã.
Chỉ tới thời hiện đại, ma túy mới là lời buộc tội nghiêm trọng đối với các chính trị gia, trước hết là ở nước Mỹ.
Câu chuyện về hoạn lộ của thị trưởng Washington, đảng viên đảng Dân chủ Marion Barry có tính điển hình rất cao: ông đã bị tống giam sau khi Cục Cảnh sát Liên bang (FBI) công bố đoạn băng video ghi lại cảnh ông hút crack (một loại cocain). Vì quá ham muốn rửa hận, Barry vẫn tiếp tục ra tranh cử thêm một lần nữa. Thế nhưng, ông đã bị thất bại một cách bẽ bàng…
Quan hệ với thế giới ngầm
Những nghi ngờ về các mối quan hệ với thế giới ngầm, đó là thứ vũ khí đầy hiệu quả để chống lại các đối thủ trong quá trình vận động tranh cử, khi các khoản đóng góp cho các quỹ của các ứng cử viên luôn được phân tích một cách rốt ráo. Trong quá trình điều tra vụ việc liên quan tới Richard Nixon đã phát hiện ra rằng quỹ vận động tranh cử của ông này đã nhận tiền dấm dúi của mafia theo những cách rất kín đáo và tinh xảo với sự tham gia của các ngân hàng
Bài bạc
Trong kho vũ khí vu vạ chính trị thì hình thức này còn tương đối mới. Trong quá khứ việc giải trí bằng các trò đen đỏ là “chuyện thường ngay ở huyện” đối với mọi tầng lớp xã hội và trong cung đình thì bài bạc là hình thức “giết thời gian” phổ biến nhất. Chỉ tới cuối thế kỷ XX, máu đỏ đen mới trở thành sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng tới danh tiếng của các chính trị gia.
Các phương tiện thông tin đại chúng ở phương Tây từng viết rất nhiều về câu chuyện xảy ra với chính trị gia Mỹ nổi tiếng William Bill Bennett. Ông này đã trở thành vật hy sinh trên công luận khi một nhân viên ở casino mà ông ta hay tới chơi trò đỏ đen giải trí tiết lộ về những khoản thua khổng lồ của ông ta.
Sau sự cố này, Bennett bắt buộc phải thú nhận về bệnh nghiện cờ bạc không thể nào khắc phục được và thôi bộc lộ tham vọng thăng tiến trên con đường công danh sự nghiệp.
Những “lỗ đen” trong lý lịch
Những tước hiệu ngụy tạo, những huân huy chương tự mình tặng cho mình - tất cả những trò tô vẽ lý lịch này đã được biết rõ từ lâu như những hình thức gian dối để thăng quan tiến chức. Và xã hội loài người cũng đã biết rất rõ những phương thức để bóc trần các trò gian dối này. Hiện nay thay vì tìm vạch bộ mặt thật của những bá tước giả danh, người ta phải đi bóc mẽ các GS - TS với những bằng cấp rởm
| ||
Đinh Thế Cường
Sưu tầm
|
Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013
10 phương thức truyền thống hạ gục chính trị gia
Xem xét lịch sử đông tây kim cổ, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng, những lý do khiến cho các yếu nhân bị mất danh thơm không quá đa dạng. Ngay trong thời hiện đại, các loại bẫy giăng ra để rình rập các chính trị gia cũng không khác mấy so với thời Trung cổ. Thế nhưng, chúng vẫn tỏ ra rất hiệu nghiệm. Hóa ra, văn minh thì có nhiều biến đổi nhưng bản tính con người nói chung và các nhà hoạt động chính trị nói riêng vẫn giống như xưa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !