"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia "-Thân Nhân TrungTuy nhiên gần đây nhân tài -hiền tài loạn như cào cào , những kẻ nhân tài cứ muốn đội danh thành hiền tài trên báo chí để nhằm mục đích chém gió ho đủ giấy .
Dạo gần đây sư luận lại nổi cộm lên sự kiện 13 nhà vô địch của chương trình Đường lên đỉnh Olympia thì có đến 12 người không trở về nước để cống hiến cho nước nhà . Nhiều tiếng nói cất lên bỡn cợt , nào là đường lên nước Úc , nào là nhà nước chưa chú trọng nhân tài , nào là nước ta , nào là cá nhân họ ... loạn cả lên .
Tuy nhiên , theo tôi nghĩ , chuyện họ ở lại nước Úc là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đặc biệt , chim khôn tìm cây đậu , người tài tìm chốn về là điều hiển nhiên , nhất là khi họ cảm thấy nước Úc đã cho họ cơ hội để tiếp tục đạt được thành công trong cuộc sống của họ .
Còn về mặt nhà nước không đạt đủ điều kiện ,không có chính sách thu hút nhân tài làm tôi chợt nghĩ đến thế hệ những Hiền tài của thời đại Hồ Chí Minh , những Trần Đại Nghĩa ,Phạm Ngọc Thạch , Tôn Thất Tùng , Phạm Huy Thông... Những người làm cho Việt Nam chỉ 2 năm sau khi giành được độc lập từ tay một nước thực dân mà đã có thể cho sinh viên Việt Nam học bằng tiếng Việt trên giảng đường , điều mà đến tận ngày nay nhiều quốc gia cựu thuộc địa có ngôn ngữ dân tộc cũng không thể nào làm được . Lúc đó nước ta có chính sách thu hút nhân tài không ? Những nhà khoa học ấy có được đãi ngộ đặc biệt không ? Có ,nước ta có đãi ngộ đặc biệt lắm , đó là đảm bảo cho những vật báu của dân tộc được an toàn nhất , được toàn tâm toàn trí cống hiến cho sự nghiệp của dân tộc, ngoài điều đó ra thì những người ấy không có xe hơi , nhà lầu , cẩm y ngọc thực , những thứ họ hoàn toàn có được khi tiếp tục sống như trước kia , tức không theo kháng chiến . Nhưng họ vẫn theo .
Tôi nhắc đến những nhân vật nổi danh bậc nhất , những hiền tài bậc nhất ấy chẳng phải rè bỉu chê bai ai ,cũng chẳng có ý xúc phạm những người du học và ở lại nước ngoài bằng tiền của nhà nước , tôi chỉ muốn nói với họ rằng : Nếu đã muốn ở lại thì đừng nói về nước không phát huy được tài năng !
Rất nhiều người khi được hỏi sao không về nước đã nói : ở đấy không phát huy được tài năng của bọn em , không có điều kiện thi triển ....Vâng , nhưng họ đâu biết rằng nếu quả thực có tài năng thì ở đâu cũng thi triển được , chẳng cứ ở nước ngoài . Đành rằng ở đó có những lab lớn , có trang thiết bị đầy đủ , nhưng đã là nhân tài thì phải biết làm chủ kiến thức , nếu VN không có sao không tự tạo ra ? Giáo sư Trần Đại Nghĩa tạo thuốc nổ bằng phân rơi và tạo sắt từ đường ray xe lửa vẫn tạo ra được Bazoka bắn lủng xe tăng Pháp đấy thôi . Nhất là khi xã hội bây giờ phát triển đến độ cao của nó , ở Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút được để xây dựng những Lab lớn , hiện đại . Tôi chợt nhớ đến cô giáo đại học của tôi , người tốt nghiệp thạc sĩ tại một trường nổi tiếng tại Mỹ vẫn ngày ngày cặm cụi bên cái lab vừa nghèo nàn về dụng cụ hóa chất lại còn cháy cái nọ , hỏng cái kia , có khi chuột thí nghiệm cằm gẳng hỏng dây điều hòa , cô có kêu không , có buồn không ? Không , hỏng thì sửa , ít thì ta tiết kiệm , bài vẫn dạy đủ , thí nghiệm vẫn làm đủ , có sao không ? Đấy là thạc sĩ khoa học nhé , là người tài thực sự nghiên cứu chuyên môn nhé chứ chẳng phải nhân tài cấp "cử nhân " như các nhân tài tây học thường nói .
Lại nói đến loại "nhân tài " thứ 2 cũng du học , đó hẳng phải những Nhân tài đi học bằng học bổng của nước ngoài mà là số "nhân tài " loại đi du học tự túc , họ cũng giống như loại 1 , chê Việt Nam , viết loạn trên báo cáo buộc môi trường trong nước và làm nhiễu thông tin , loại nhân tài như con ông tiệm gạo con rể ông tiệm sắt lớn nhất Hà Thành vẫn đang học tiến sĩ ở Úc vậy .
Và qua những thứ ở trên chúng ta nhận ra , Nhân tài và hiền tài không thể đánh đồng , Gs Trần Đại Nghĩa là hiền tài , GS Ngô Bảo Châu chỉ là nhân tài ,hiền tài ở đâu cũng cống hiến , ở đâu cũng thành công , nhân tài thì chỉ thành công khi có điều kiện hợp lý , âu cũng là một cách nhìn nhận cho đỡ nhầm lẫn nhưng mong những Nhân tài kia hãy nhanh nhanh tích lũy đủ đức , đủ tài thực sự để về nước cống hiến .
Cần lưu ý là GS VS Trần Đại Nghĩa, sau khi tốt nghiệp đại học ở Pháp đã ở lại làm việc ở Pháp và Đức một thời gian trước khi về nước. Nhờ có thời gian làm việc trong môi trường sản xuất vũ khí và liên quan, ông mới tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất vũ khí. Tố chất thiên tài cộng với sự tích lũy tri thức trong một môi trường tốt đã làm nên những thành tựu to lớn của ông trong ngành sản xuất vũ khí cho Việt Nam. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang lại uy tín rất lớn cho khoa học Việt Nam. Ngoài việc cống hiến cho nhân loại, ông vẫn đang đóng góp rất lớn cho Việt Nam trong việc phát triển toán học nói riêng và khoa học nói chung.
Trả lờiXóanhân tài đi Úc hết rồi
Trả lờiXóa