Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Sinh viên kỹ thuật mạn đàm về tương lai

Ngày hôm nay , đang mơ màng bên cái máy tính thì nghe thấy cuộc hội thoại của hai nam sinh viên tương lai .
A: Thế mày định học ngoại thương hay bách khoa ?
B:Tao định theo ngoại thương thôi , mọi người đều khuyên thế , học ngoại thương sau này ra trường có thể làm ông nọ bà kia , học bách khoa ra trường mãi chỉ là thằng kĩ sư , chẳng biết bao giờ mới khá được .
A: Mày sướng thật đấy , tao thì học kém ,đỗ mỗi đại học Công nghiệp .
B:Yên tâm , ra trường nếu 2 năm không xin được việc thì cứ gặp anh , anh lo cho , lúc đó anh mở công ty rồi cũng nên .
Đến đoạn đó hai người ấy bắt đầu nói tiếp về nhân sinh quan  ,về lý tưởng và về ba vòng của gái ngoại thương so với gái công nghiệp , lúc đó tôi cũng lại mơ màng tiếp tục chém gió tiếp nhưng không thể nhập tâm vào câu chuyện hay ho đó nữa mà suy nghĩ luôn quẩn quanh câu chuyện vừa nghe được .
Ở Việt Nam đã từ lâu xuất hiện phong trào học kinh tế , các trường kinh tế mở như nấm sau mưa và luôn mở rộng chỉ tiêu , các trường đại học vốn không có thế mạnh về đào tạo cách ngành kinh tế như Bách khoa , Nông nghiệp cũng liên tiếp mở các ngành kinh tế "siêu hot" kia để bắt kịp với thị trường . Quan niệm về học kinh tế ra trường có thể làm gì đã được rất rất đông người nghĩ đến với hàng vạn câu trả lời nhưng suy cho cùng quanh đi quẩn lại vẫn chỉ gói gọn trong các câu như : Nhàn hạ , lương cao , ổn định , cơ hội kiếm việc làm cao... Cái đó nhiều khi được ẩn chứa trong hàng ngàn câu chém gió kiểu như : xã hội đang phát triển , những người làm kinh tế  đang là trụ cột của xã hội , và những người học kinh tế là nền tảng của sự phát triển đó . Có lẽ cũng vì tư duy như thế mà cách ngành kinh tế mở vô tội vạ , chỉ tiêu lên cao liên tục lấn sang các ngành khác .
Hệ quả đã rõ ràng , sự thật là sau quãng thời gian sôi động của nền kinh tế , Kinh tế Việt Nam đã phát triển chậm lại và dần về với cái máng lợn quen thuộc của mình , và dư luận " phẫn nộ" với con số hàng chục vạn cử nhân thất nghiệp . Ở một đất nước mà Dịch vụ chỉ chiếm chưa đến 50% GDP mà đến hơn 60% đào tạo nhân lực về dịch vụ thì việc thất nghiệp là tất yếu và hoàn toàn có thể báo trước .Nhưng điều đó không làm thay đổi quyết tâm của những học sinh nhận thức vè ngành nghề kinh tế , Đại học kinh tế TP HCM đã tăng thêm 1 điểm và giữ nguyên chỉ tiêu đầu vào , đại học kinh tế quốc dân tăng chỉ tiêu , hàng chục nghìn sinh viên tương lai và hàng chục vạn thí sinh đều hi vọng vào sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam trong vài năm sau .
Một lần khác tôi có cái hân hạnh được hóng chuyện của những nhà "chính trị vỉa hè" trong lúc đợi xe bus ở Hà Nội ,những câu chuyện về ông nọ bà kia kết thúc , những người ở đấy bắt đầu nói về thế hệ "mầm" và bắt đầu nói về những cử nhân kinh tế , họ cho rằng chỉ cần ủy viên bộ chính trị là những chuyên gia kinh tế giỏi thì Việt Nam sẽ cất cánh thành siêu cường . Vâng , lại kinh tế và câu chuyện về các chuyên gia kinh tế , họ chửi bới những người xuất thân từ lính kém nhận thức về kinh tế nên làm nền kinh tế nước ta ngày càng tồi bại và yếu kém . Tuy nhiên họ đã quên rằng thế hệ những nhà lãnh đạo tài năng bậc nhất của nước ta như Nguyễn Văn Linh- Võ Văn Kiệt đều là những người xuất thân chẳng có chút liên quan gì đến "trình độ kinh tế cao " như họ hay nói .
Có lẽ tư tưởng tôn trọng kinh tế , khinh thường công-nông-bách nghệ đã tồn tại và in đậm vào tâm trí mỗi người từ khi nước ta mở cửa và giá trị của đồng tiên ngày càng cao .
Tôi chợt nghĩ đến Trung Quốc , thật đấy , dù tôi chẳng ưa gì Trung Quốc tuy nhiên tôi biết ủy viên thường trực bộ chính trị nước họ từ khóa 16 tất cả các ủy viên đều là kĩ sư và xuất thân kĩ thuật .Hồ Cẩm Đào , Ôn Gia Bảo đều là những người xuất thân từ những trường đào tạo kĩ thuật tốt nhất  . học kĩ thuật đâu phải chỉ có thể làm thợ , họ hoàn toàn có thể trở thành những lãnh tụ , cũng có thể thành những doanh nhân nổi tiếng , ông Vũ Quang Hội cũng từng là sinh viên khoa Cơ Điện của đại học Nông nghiệp I (nay là học viện nông nghiệp Việt Nam ) , một trong những ông trùm của bất động sản Việt Nam , người sở hữu cao ốc đẹp nhất Việt Nam .
Danh sách ủy viên thường vụ bộ chính trị ĐCS TQ khóa 16 :
Hồ Cẩm Đào tốt nghiệp chuyên ngành thủy điện đầu mối Khoa Công nghệ thủy lợi Đại học Thanh Hoa, trình độ học vấn: đại học, kỹ sư.
Ngô Bang Quốc tốt nghiệp chuyên ngành thiết bị điện chân không Khoa Điện tử học vô tuyến điện Đại học Thanh Hoa, trình độ đại học, kỹ sư.
Ôn Gia Bảo tốt nghiệp chuyên ngành cấu tạo địa chất Học viện Địa chất Bắc Kinh, trình độ nghiên cứu sinh, kỹ sư.
Tăng Khánh Hồng tốt nghiệp khoa điều khiển tự động Học viện công nghiệp Bắc Kinh , công trình sư.
Ngô Quan Chính tốt nghiệp chuyên ngành đo trắc nhiệt và điều kiển tự động khoa động lực Trường đại học Thanh Hoa , nghiên cứu sinh , công trình sư .
Hoàng Cúc tốt nghiệp chuyên ngành chế tạo cơ điện khoa cơ điện Trường đại học Thanh Hoa , công trình sư .
Lý Trường Xuân tốt nghiệp chuyên ngành tự động hóa doanh nghiệp công nghiệp Khoa công trình máy điện Trường Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, với học lực Đại học, kỹ sư.
Giả Khánh Lâm tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế và chế tạo máy điện và đồ điện Khoa Điện lực Học viện Công nghiệp Hà Bắc, kỹ sư cấp cao.
La Cán tốt nghiệp chuyên ngành nung đúc cơ khí Học viện luyện kim Freiburg dân chủ Đức , công trình sư cấp cao .

VNV


1 nhận xét:

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !