Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

DỊCH SỞI và cơ hội cho KỀN KỀN ĂN XÁC THỐI


Mấy ngà hôm nay tôi sống ở đất Hà Nội mà bức bối kinh khủng , mấy phòng trọ xung quanh rủ nhau đi tiêm phòng sởi hết cả , trẻ con cấm tiệt ra khỏi nhà , khống khí đất cố đô ngàn năm như đang trải qua những năm tháng khốc liệt nhất .
Mà cũng đúng thôi , cái không khí dịch bệnh này nguy hiểm thật , số người đã chết lên đến hơn trăm người , cả bệnh viện nhi trung ương trùm trong không khí hột hoảng , tấp nập như ở bệnh viện dã chiến , những mầm non tương lai thì đau đớn bên trong những căn phòng trật trội mà đến cả người lớn như tôi nhìn thấy cũng cảm thấy muốn sốt phát ban đến nơi !
Ấy thế mà những con kền kền vẫn còn mò đi ăn được , những đôi cánh kền kền ăn xác thối đã bay từ Gia Lai đến tận Hà Nội, tuy nhiên khẩu vị thích trẻ thơ gần như không đổi .
Mấy ngày hôm nay , nhiều tờ báo đăng tin liên tục , ví dụ như báo Tuổi Trẻ :
Sau 11 ngày nằm điều trị ở Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc, bệnh bé ngày càng nặng hơn, gia đình chị lại đưa bé trở lại bệnh viện nhi. “Sáng nay bác sĩ thông báo bệnh tình bé giờ rất xấu, có thể phải chấp nhận điều xấu nhất” - chị Mùa vừa khóc vừa nói.
Song, những gì mà Bộ Y tế cung cấp về dịch sởi lại là bức tranh màu hồng. Theo thông tin từ báo cáo của Bộ Y tế, các ca mắc sởi đã giảm xuống mức thấp, chỉ còn 25 ca/tuần, trong khi thời gian cao điểm tháng 2-2014 có đến 300 ca mắc/tuần.
Bộ Y tế cũng cho biết đã bắt đầu chống dịch sởi từ cuối năm 2013, tuy nhiên thực tế phải đầu tháng 2-2014 những biện pháp chống dịch đầu tiên mới được triển khai tại tỉnh Yên Bái, một trong bốn tỉnh thành đầu tiên công bố dịch sởi. Điều đó cho thấy các hoạt động chống dịch đã được tiến hành rất chậm.
Ngoài ra,  do bệnh sởi không phải xuất hiện hằng năm, các bác sĩ không kịp cập nhật kiến thức điều trị khiến hiệu quả chẩn đoán, điều trị sởi tại tuyến dưới kém, bệnh nhân phải lên tuyến trên gây quá tải trầm trọng tại Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh
viện Xanh Pôn. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ, tắc trách này? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước 108 ca tử vong (đó là thống kê chưa đầy đủ) về một căn bệnh vốn được coi là lành tính? Chúng tôi xin gửi câu hỏi này đến Bộ Y tế.
Cái tờ báo này mò từ miền nam ra miền bắc nhanh quá , nhanh đến nỗi mấy ông nhà báo miền Bắc ngớ người ra là tại sao lại có thể hỏi Bộ Y Tế là họ giấu dịch được cơ chứ >"< Đời lạ như thế đó , mấy lều báo , mấy con kền kền ăn xác thối cứ muốn lần mò , muốn sục vào nỗi đau của nhân dân để hỏi ra những thế lếu náo không thể chấp nhận được , chẳng nhẽ không ai biết rằng việc công bố có dịch sởi hay không có dịch sởi là bắt đầu từ Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh chứ liên quan gì đến Bộ Y Tế , chẳng nhẽ bắt họ phải chịu trách nhiệm đến những thứ mà họ không có thẩm quyền để làm .
Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm táng thế này: 

“2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C;

b) Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch; 

c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.”
Chưa hết , tôi còn đọc được một bình luận tương đối ấn tượng như sau :
''Ô hay, sao đúng đến khi bệnh trọng mới kêu gào tôi là thế nào.

2 năm trước tôi khuyên cứ tiêm phòng vacxin cho con các đồng chí đi, bọn báo chí lá cải thối mồm chỉ giỏi làm người ta hoang mang chứ có giúp ích gì cho các vị đâu mà các vị lỡ không nghe lời tôi tự động bỏ tiêm. Rồi bây giờ lại cuống cuồng hỏi tôi, tôi bảo cứ tiêm phòng bổ sung cho con đi bởi sau tiêm nếu có nhiễm sởi thì cũng nhẹ hơn. Các vị tranh nhau cho con đi tiêm đến hết cả vac xin lại chửi người ta ngu không biết đường dự trữ.

Thứ 2, 2 năm trước tôi đã khuyên lũ bạn tôi, những đứa chưa mắc sởi và quai bị, tiêm phòng bổ sung đi, mũi 3 trong 1 sởi, rubella, quai bị để nhỡ có dịch (ai biết cái xã hội đông nhung nhúc này lúc nào có đại dịch, mà có đại dịch chắc sẽ chết hết) vì con sởi & quai bị sau tiêm phòng chỉ có kháng thể trong khoảng 15-20năm, sau đó nên tiêm nhắc lại. Chúng nó cười bảo đồ sợ chết. Một mình tôi đi tiêm (tốn tiền chết).

Một bác sĩ sai lầm chỉ giết chết được 1 người, 1 hệ thống truyền thông a dua câu khách có thể giết chết cả 1 thế hệ. Ấy thế mà vẫn dương dương tự đắc cho mình cái quyền phán xét, thật không thể hiểu được sự ngược đời. Nếu có thể, hãy bỏ tù những bọn điếm bút, để người dân đi viện bớt khổ, để nhân viên y tế thoải mái làm việc không phải dè chừng lẫn nhau.

Bây giờ, cho tôi ngồi một mình giữa nghĩa địa buổi tối cũng không thấy đáng sợ bằng ngồi trực cấp cứu.

Muốn xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt thì cả xã hội phải chung tay, phải có hệ thống truyền thông tốt, bỏ mặc cái bộ y tế với số tiền ngân sách èo uột thì có nữa vẫn chết. Như hoàn cảnh hiện nay thì người chết còn nhiều, chắc chắn rất nhiều. Một nền văn hóa không dành cho người tử tế.''

Còm của Phong Nguyễn Mạnh, lượm bên nhà Anh Tư Sang kiếm cùn!

Nguyễn Linh
PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI CHO TRẺ EM: TRUYÊN THÔNG ĐỪNG ĐI QUÁ GIỚI HẠN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !