Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI CHO TRẺ EM: TRUYÊN THÔNG ĐỪNG ĐI QUÁ GIỚI HẠN

Hồi trưa tôi đã tạm đăng một bài tổng hợp về "Hành động của truyền thông " trong việc chống bệnh sởi ,đó là bài DỊCH SỞI và cơ hội cho KỀN KỀN ĂN XÁC THỐI thì tôi xin phép đăng thêm 1 bài đăng của tác giả Đông Tuyền nhằm làm rõ hơn vấn đề này với mọi người :

Truyền thông, cắt nghĩa nôm na là "truyền đi những thông điệp". Nói về giới hạn của truyền thông (chúng ta thống nhất rằng cái gì cũng cần có giới hạn của nó) nghĩa là nói về "vùng phủ" và tốc độ lan truyền, nói về sự thật và tính nhân văn nhân bản, tất cả phải có điểm dừng nhất định với từng sự việc hoàn cảnh cụ thể.
Mới rồi đây, giới truyền thông mạng rùm beng chuyện nữ sinh 13 tuổi, truyền thông với sức ém vô hình của mình, đòi hỏi một lời xin lỗi (và cả sự trả giá) từ những người "làm nhục" bé gái ấy, mà phớt lờ một câu xin lỗi cần có đến từ cô nữ sinh với hành vi ăn cắp của mình. Điều đó rõ ràng làm xô lệch các giá trị nhân văn của xã hội. Truyền thông đã vượt qua giới hạn của mình (tất nhiên ở đây ta đang đòi hỏi sự tốt đẹp của truyền thông)
Quay lại vấn đề chính là tình trạng bùng phát bệnh sởi ở một số tình miền Bắc trong thời gian gần đây. Một hệ thống truyên thông văn minh phải làm gì trong tình huống này ?
- Đưa tin về diễn biến của hiện tượng này. Nguyên tắc sự thật và chỉ sự thật.
- Tuyên truyền về cách nhận biết, phòng tránh, điều trị và chăm sóc. Nguyên tắc vị cộng đồng.
- Đưa ra những phân tích, trên cơ sở lương tâm, trách nhiệm và tri thức.
Thế nhưng truyền thông, đặc biệt truyền thông mạng, đã đang làm gì?
1. Câu view từ những hình ảnh thương tâm
Ai cũng biết, những cảnh thập tử nhất sinh, những hình ảnh của bệnh nhân đang nằm giữa ranh giới sự sống và cái chết luôn là những cảnh gây xúc động mạnh cho mọi người, nhất là ở thời đại thông tin lan truyền nhanh như hiện nay.
Thế nhưng lạm dụng việc đó để tấn công cảm xúc người đọc, gây nên sự lo lắng, hoảng sợ quá mức trong xã hội, trong khi điều cần làm là trấn tĩnh đề đối phó với vấn đề trước mắt thì thật không phải cách.
2. Khuyến khích tiêm vacxin trong khi "dịch" đang diễn ra.
Cơ chế của Vacxin chúng ta đều hiểu một cách nôm na là đưa "mầm bệnh nhẹ" hoặc "đấu hiệu của mầm bệnh" (các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật) vào cơ thể để hệ miễn dịch tiêu diệt và ghi nhớ. Sự "ghi nhớ" của hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể tránh việc nhiễm bệnh về sau.
Tuy nhiên đưa "mầm bệnh nhẹ" (tức vắc xin) vào cơ thể khi mà "dịch" đang diễn ra là một sự ngộ nhận tai hại. Nếu trẻ đã ở giai đoạn ủ bệnh sắp chuyển sang giai đoạn phát ban, việc tiêm phòng sởi lúc này lại là một cách thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát bệnh. Vì thế, việc tiêm phòng sởi trong giai đoạn dịch, tại các ổ dịch nhất thiết phải có sự khuyến cáo của các cơ quan y tế, được sự chỉ định của bác sĩ chuyên ngành y tế dự phòng.
3. Chỉa mũi dùi vào bác sỹ, nhưng người đang trực tiếp cứu chữa bệnh nhân.
Bệnh sởi là căn bệnh làm suy giảm miễn dịch, vì vậy khi nhiễm sởi cơ thể rất dễ bị bội nhiễm những virut khác (nguyên nhân gây biến chứng), cho nên khi điều trị sởi phải hạn chế tối đa khả năng bội nhiễm, tuân thủ nguyên tắc vô trùng.
Trong bài viết với tiêu đề "Phóng viên bị cấm tác nghiệp tại Viện Nhi", cánh phóng viên tố giác bác sỹ của bệnh viện không cho họ tác nghiệp, nhưng hỏi ngược lại các phóng viên có hiểu được nguyên tắc vô trùng là gì hay không ?
Tất nhiên là họ không biết, và không chỉ bài báo đó, còn rất nhiều bài báo khác mà mũi dùi chỉ trích hướng vào nhưng người đang trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh.
4. Yêu sách vô lối.
Báo chí đòi phải công bố dịch, nhưng hỏi “công bố dịch” là gì? Căn cứ vào cái gì để đòi công bố? nếu công bố thì giải quyết được cái gì? Chịu, không biết!
"Luật số 03/2007/QH12 và QĐ thủ tướng số 64/2010/QĐ-TTg quy định, trước tiên Sở Y Tế so sánh số ca mắc với số lượng dự kiến hàng năm, sau đó lại so tiếp tỉ lệ chết trong các ca mắc, vượt 2 ngưỡng này thì mới công bố."
Và hiện nay, cả hai ngưỡng trên đều chưa vượt qua, khi so sánh tỷ lệ tử vong do sởi năm 2009.
Thế nhưng bất chấp, báo chỉ chỉ trích cả bộ trưởng Tiến, mặc dù, bộ trưởng phát biểu trong tình huống này là rất đúng nguyên tắc.
Khi tôi phân tích sự hợp nguyên tắc trong phát biểu của bộ trưởng thì một người bạn lại chống chế rằng, dù sao phát biểu như thế là vô tâm. Chẳng lẽ bộ trưởng phải nói là "tôi không biết có nên công bố không, nhưng tôi vô cùng đau lòng" thì mới không vô tâm à?
KẾT LẠI, xin trích lời một người trên facebook để làm kết bài:
"Một bác sĩ sai lầm chỉ giết chết được 1 người, 1 hệ thống truyền thông a dua câu khách có thể giết chết cả 1 thế hệ. Ấy thế mà vẫn dương dương tự đắc cho mình cái quyền phán xét, thật không thể hiểu được sự ngược đời. Nếu có thể, hãy bỏ tù những bọn điếm bút, để người dân đi viện bớt khổ, để nhân viên y tế thoải mái làm việc không phải dè chừng lẫn nhau.
Bây giờ, cho tôi ngồi một mình giữa nghĩa địa buổi tối cũng không thấy đáng sợ bằng ngồi trực cấp cứu.
Muốn xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt thì cả xã hội phải chung tay, phải có hệ thống truyền thông tốt, bỏ mặc cái bộ y tế với số tiền ngân sách èo uột thì có nữa vẫn chết. Như hoàn cảnh hiện nay thì người chết còn nhiều, chắc chắn rất nhiều. Một nền văn hóa không dành cho người tử tế.''
Bonus: Một số thông tin khác bạn nên biết về bênh sởi:
Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bệnh sởi tại nhà:
http://suckhoedoisong.vn/me-va-be/dau-hieu-nhan-biet-va-cach-cham-soc-tre-benh-soi-tai-nha-20140417095845872.htm
Phân tuyến điều trị, tránh lây nhiễm chéo bệnh sởi:http://suckhoedoisong.vn/thoi-su/phan-tuyen-dieu-tri-tranh-lay-nhiem-cheo-benh-soi-20140417151157019.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !