Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Thành tựu đổi mới là thước đo hiệu quả lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam!

Hình ảnh Hình ảnh


Trên Website boxitvn ngày 15-3-2012 có đăng bài của tác giả ký tên NTV  (http://boxitvn.blogspot.com/2013/03/ong-mai-hoang-kien-noi-khong-that.html-nhưng)- ban biên tập đề rõ đó là ông Nguyễn Trọng Vĩnh viết ngày 13-3-2013 gởi đăng phản bác lại bài “Dân chủ phụ thuộc vào lý tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền” trên báo nhân dân ngày 8-3-2013 của tác giả Mai Hoàng Kiên. Bản thân tôi là một người Việt đang sống tại Hoa Kỳ cảm thấy ngạc nhiên về những điều ông Vĩnh nêu ra. Tôi có thể khẳng định rằng đó là những điều cáo buộc. Trong bài viết tác giả lớn tiếng giáo huấn, trích dẫn như người nắm trong tay bằng chứng xác đáng không thể “chối cãi” được, tỏ ra “Thông thạo” về “Nội tình” của đất nước, nhưng khi ta đọc bài này thì tác giả lại vô tình (hay cố tình?) không chỉ ra cho người đọc biết những dẫn chứng phản biện bài viết của tác giả Mai Hoàng Kiên và mối quan hệ biện chứng giữa Đảng cộng sản Việt Nam với các thắng lợi vẻ vang trong công cuộc kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước trong lịch sử dân tộc. Tác giả cũng phớt lờ lịch sử và với nhận định: “Dân chủ hay không còn tùy thuộc sự biến thiên về chất của đảng theo thời gian và tùy thuộc vào người lãnh đạo” !?. Không dừng lại ở đó tác giả khẳng định tiếp ” Hãy nói từ năm 1975 trở về trước, nhất là thời kỳ năm 1946. Lúc bấy giờ Đảng cộng sản cực kỳ trong sáng, hết lòng vì nước vì dân…còn bây giờ thì …uy tín vai trò của Đảng đã khác rồi “”!? Ông NTV cố tình tỏ ra không hiểu, hoặc cố tình xuyên tạc bản chất của điều lệ Đảng sửa đổi (Điều 9) khoá XI nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ” . Những người cơ hội, xét lại đã phản kích quyết liệt nguyên tắc tập trung dân chủ – nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng CSVN . Họ cho rằng căn bệnh độc đoán, gia trưởng, chuyên quyền là bạn đồng hành gắn liền với nguyên tắc tập trung dân chủ. Một số người lớn tiếng đòi thực hiện đa nguyên chính trị, mở rộng dân chủ không giới  hạn, hy vọng tạo ra trong Đảng nhiều phe phái đối lập nhằm phá hoại sự đoàn kết của Đảng. Một số người vì hạn chế về nhận thức lý luận, mơ hồ về chính trị cũng dao động, nghi ngờ bản chất khoa học của nguyên tắc tập trung dân chủ. Họ cho rằng: Nguyên tắc tập chung dân chủ chỉ phù hợp khi Đảng lãnh đạo trong thời chiến nay thì đã lỗi thời !? Tôi tôi nghĩ làm gì có chuyện Đảng chặt chẽ ở giai đoạn này, buông lỏng ở giai đoạn khác. Như mọi người biết Đảng cộng sản Liên Xô do không nắm vững bản chất và buông lỏng nguyên tắc đã bị những phần tử cơ hội phản động làm tan rã. Vì vậy phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ một cách chặt chẽ nhất. Vậy thì ông NTV đòi hỏi một thứ dân chủ, nhân quyền không giai cấp, nhưng thực ra lại rất mang tính giai cấp, đó là “dân chủ tư sản” , là“nhân quyền tư sản”. Qua theo dõi trên các trang mạng xã hội tôi thấy những “nhà dân chủ” họ phỉ báng nguyên tắc tập trung dân chủ của tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam như Hiến pháp quy định là độc tài, phát xít. Họ phủ nhận sự nhận thức lý luận và thực tiễn về sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc VN. Họ thiết lập và giả tạo những tư liệu, nhận định sai lầm, khó kiểm chứng về lịch sử, reo rắc hoài nghi về việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, họ buông những lời cay nghiệt đối với “sự lựa chọn của lịch sử” về con đường đi lên của dân tộc… hòng làm cho người đọc nhầm lẫn, hoài nghi, đặt ra những câu hỏi ngờ vực, dao động niềm tin trong nhân dân. Luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, thổi phồng hoặc dựng đứng lên các “sai lầm”, “tội lỗi” của Đảng Cộng sản, hạ bệ thần tượng lãnh tụ, nói xấu cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Họ luôn khoét sâu những điểm yếu kém, hạn chế trong thực thi công vụ của các cơ quan, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở, tạo dựng ra cái gọi là phe này, phái nọ hay những “cuộc đấu đá”, tranh giành quyền lực vv… để gây lòng nghi kỵ, ngờ vực, phá hoại lòng tin vào Đảng, Chính phủ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, qua đó, phát tán những tư tưởng chống Cộng, kích động ,cổ vũ cho những tư tưởng, hành động cực đoan, chống phá chính quyền Nhà nướcViệt Nam.Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một nước độc lập có chủ quyền, có quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn quyết định thể chế chính trị của mình. Người dân có quyền tham gia vào việc xây dựng và quyết định các quyết sách của đất nước. Quyền bầu cử, ứng cử, ngày càng được phát huy. Ngoài tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có các tổ chức chính trị và hàng trăm tổ chức xã hội – nghề nghiệp theo lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động thu hút hàng chục triệu hội viên tham gia. Mọi tư tưởng và chính kiến khác nhau được tự do đề đạt có tổ chức- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Các dân tộc được đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; được tạo cơ hội phát triển như nhau, được duy trì tiếng nói và chữ viết riêng, bảo tồn văn hoá truyền thống. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng cao- Quyền khiếu nại, tố cáo được đảm bảo; quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người dân luôn được tôn trọng- Quyền tự do báo chí, tự do hội họp theo quy định của pháp luật được tôn trọng. Với số đầu báo, tạp chí tăng nhanh, thông tin đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân. Hệ thống phát thanh, truyền hình phát triển nhanh, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đài phát thanh, truyền hình, với trên 95% số xã được phủ sóng truyền hình, gần 99% số xã được phủ sóng phát thanh.
Việt Nam đã đạt được Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc đặt ra là giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo giai đoạn 1990 – 2015; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, các chương trình chăm sóc y tế đã thu được kết quả khá. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo, vùng sâu, vùng xa, được quan tâm; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên từng năm.
Sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục-đào tạo tăng nhanh, hình thức giáo dục-đào tạo được đa dạng hoá, đã đảm bảo công bằng xã hội trong văn hoá, giáo dục. Lượng thông tin được cung cấp phong phú hơn về số lượng, đa dạng về chủng loại, hấp dẫn hơn về nội dung và hình thức. Người dân được tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại. Có thể khẳng định, Quyền con người ở Việt Nam không ngừng được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam . Quyền con người luôn luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do vậy không thể áp đặt hoặc sao chép máy móc các tiêu chuẩn của nước này cho nước khác.Họ cổ vũ thứ dân chủ vô kỷ cương, không lãnh đạo, hòng tự do gây hỗn loạn về tư tưởng, làm đổi màu xã hội, chuẩn bị cho tình huống lật đổ Đảng, Nhà nước và chế độ . Họ cố tình quyên rằng dân chủ mang hình thái tồn tại của nhà nước, dân chủ mang tính giai cấp, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cao hơn nền dân chủ tư sản ở chỗ đó là dân chủ của đa số, dân chủ của nhân dân lao động. Việt Nam thực hiện tập trung dân chủ là thực hiện một kiểu dân chủ của đa số, quyết định theo đa số, đảm bảo quyền lực của đa số -quyền lực của nhân dân lao động.
Ông NTV đã có những kết luận hồ đồ rằng: “Từ sau năm 1975 có phải là có “Tiến bộ vượt bậc” như ông Kiên nói? Hay ngược lại, càng ngày càng sa sút? Tôi sẽ dẫn chứng để chứng minh ông đã nói sai-  Hơn 25 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã vượt qua tình trạng đói nghèo, kém phát triển; tình hình chính trị, kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh tiếp tục ổn định và phát triển, uy tín, vị thế của nước ta không ngừng nâng cao trên trường quốc tế, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, đời sống an sinh xã hội tiếp tục được cải thiện, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm và có sự phát triển tốt. Việt Nam tiếp tục nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1985 được coi là “đêm trước” của công cuộc đổi mới. Thất bại của cuộc cải cách giá – lương – tiền đã đẩy kinh tế đất nước lún sâu hơn vào cuộc khủng hoàng mà đỉnh điểm lạm phát lên tới 774,7% vào năm 1986. Trong bối cảnh ấy, nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương đã biết “phá rào” để tự cứu mình, và bằng những kết quả thực tế đó đã gợi mở ra tư duy mới, đường lối kinh tế mới. Đồng thời, từ thất bại của cải cách giá-lương-tiền, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rút ra bài học: Không thể chỉ sửa đổi cục bộ từng yếu tố của cơ chế cũ, mà phải xoá bỏ hoàn toàn cơ chế đó để thực hiện cơ chế quản lý mới theo kinh tế thị trường, hội nhập với khu vực và thế giới. Như gió lành đã tràn vào mọi lãnh vực của cuộc sống, đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác lập đã tạo ra sinh lực mới cho đất nước tăng tốc phát triển nhanh trong mọi lĩnh vực. Ngoài thành phần kinh tế nhà nước và tập thể, kinh tế tư nhân dần dần được pháp luật thừa nhận, ngày càng được xã hội tôn vinh. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nẩy nở, đâm chồi nẩy lộc.
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất.
1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện.GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước.
Từ năm 1996-2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm.
Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD.
Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn – 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.
2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 16%. GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD.
Theo Chỉ số Thịnh vượng (Prosperity Index) của 110 nước năm 2010 do Viện Nghiên cứu chính sách Legatum (Vương quốc Anh) thực hiện qua thẩm định 89 tiêu chí thuộc 8 lĩnh vực kinh tế-xã hội cơ bản, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 61 thế giới, tăng 16 bậc so với năm 2009 (đứng thứ 77), kém Trung Quốc 3 bậc, hơn LB Nga 2 bậc và hơn Ấn Độ 27 bậc, trong khi Na Uy đứng đầu bảng, dẫn đầu thế giới, Singapore đứng thứ 17 (dẫn đầu châu Á)… Rõ ràng, thành tựu của 25 năm đổi mới là rất to lớn, được dư luận quốc tế đánh giá cao. Tầm vóc Việt Nam ngày nay đã khác xưa. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận. Càng tự hào về những kết quả đã đạt được trong 25 năm qua, càng cần quyết tâm, kiên trì thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới và suy cho cùng, mới bảo vệ và phát triển chế độ chính trị – xã hội lên tầm cao văn minh, hiện đại.Trong bài viết đăng trên Tạp chí World Politics Review, tác giả Roberto Tofani nhận định kể từ năm 1986 khi bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Năm 2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.”Hãng Phân tích kinh tế SEE của Tây Ban Nha vừa công bố báo cáo đánh giá Việt Nam sẽ là nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong giai đoạn 2005-2025, với mức tăng bình quân hàng năm 8%, cao hơn gần 1% so với hai thập kỷ trước đó.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, trong tháng 3/2013, lạm phát được kiềm chế, thị trường giá cả tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2013 giảm 0,19% so với tháng trước, là tháng có chỉ số giảm sau 7 tháng tăng liên tiếp; so với tháng 12/2012 tăng 2,39%, đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm qua.”Tăng trưởng GDP quí I/2013 ước đạt 4,89%, cao hơn cùng kỳ năm 2012 (4,75%), trong đó: khu vực nông nghiệp tăng 2,24%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,93%; khu vực dịch vụ tăng 5,65%. Ngành xây dựng, sau một thời gian trì trệ, nhờ nỗ lực tháo gỡ khó khăn của các cấp, các ngành, đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, đạt mức tăng 4,79% trong quí I/2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ 2 năm liên tiếp trước đó (năm 2012 tăng 0,77%; năm 2011 giảm 0,01%).
Trong điều kiện có nhiều khó khăn và phải ưu tiên tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì đạt mức tăng trưởng GDP như vậy là một sự cố gắng.
Có gần 7,65 nghìn trong số 13 nghìn doanh nghiệp (khoảng gần 60%) tạm ngừng hoạt động trong năm 2012 đã quay lại trở lại hoạt động trong quí I/2013.
An sinh xã hội tiếp tục được quan tâm; nhất là đối với người nghèo, người mất việc làm, gia đình có công với cách mạng. Trong tháng 3/2013 ước tạo việc làm khoảng 130,5 nghìn lao động; tính chung quí I/2013 ước tạo việc làm khoảng 361,7 nghìn lao động.
Các lĩnh vực y tế, giáo dục, thông tin, truyền thông, văn hoá – nghệ thuật, thể dục thể thao được đẩy mạnh. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được tăng cường.
Quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường. Công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực.Kiên trì mục tiêu đó, chúng ta đã giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Chúng ta có quyền tự hào chính đáng khi nhận định rằng:Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 80 năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhân dân VN từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Đó là thực tế lịch sử không ai có thể phủ nhận, xuyên tạc. Xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hiện nay không sẵn có mô hình, là một sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật, hợp lòng dân.- Công cuộc đổi mới của Việt Nam hơn 25 năm qua có cả thành tựu và khuyết điểm, nhưng thành tựu là cơ bản, là mặt chủ yếu của sự phát triển. Khuyết điểm không phải mặt cơ bản, chủ yếu, song chúng ta tự nghiêm khắc thấy rằng, có một số mặt rất nghiêm trọng, không thể xem thường. Thực tế chỉ rõ, trong bất cứ trường hợp nào, Đảng đều dũng cảm nhìn nhận, không chối bỏ trách nhiệm về những yếu kém của mình. Phản bác luận điểm: “Phải xóa bỏ chế độ một đảng, lập đa đảng mới khắc phục được các căn bệnh trầm kha của xã hội, như tham nhũng, quan liêu…”. Nhiều người đã rõ, Hiến pháp năm 1992 quy định tại Điều 4 về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước và xã hội là ý nguyện của toàn dân. Lịch sử đấu tranh cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX đã chứng minh điều đó. Thắng lợi của công cuộc đổi mới hơn 25 năm qua do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, được nhân dân ghi nhận, đồng tình.-Không có Đảng Cộng sản lãnh đạo, sẽ không có thành tựu vĩ đại đó.
AMARI TX (Hoa kỳ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !