Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Đồng Bào giáo dân đừng để bị lợi dụng !

Hình ảnh: AI ĐÃ BẤT CHẤP PHÁP LUẬT, TIẾP TAY CHO KẺ ĐỊCH ?

Ảnh: - Cuộc diễu hành ngày 17/9 của một số giáo dân quá khích.
       -  Buổi cầu nguyện đã biến thành buổi hiệp thông cho những đối tượng trong     nhóm phản động Việt Tân hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân 

Ngày 8/9/2013, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 139/UBND - NC về hoạt động liên quan đến chức sắc, giáo dân công giáo của tỉnh Nghệ An, trong đó đặc biệt lưu ý về tình hình vi phạm pháp luật của một số chức sắc và giáo dân trên địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, gửi Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, với thiện chí để sớm giải quyết ổn định tình hình phức tạp trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, thay vì chân thành tiếp nhận và cùng phối hợp với chính quyền giải quyết, thì ngày 15/9/2013, Văn phòng Toà Giám mục Xã Đoài lại có Văn thư “Phản đối Công văn số 139/UBND - NC ngày 8/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An và các vấn đề liên quan” cố tình bóp méo sự thật, lừa dối dư luận, đổ lỗi cho chính quyền. Trong số báo ngày 20/9/2013, Báo Nghệ An đã đăng bài “Lợi dụng đức tin, bày trò kích động” nhằm hệ thống lại toàn bộ diễn biến và những sự kiện liên quan đến vụ việc, để bạn đọc tiện theo dõi và hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc. Trên cơ sở diễn biến sự việc xẩy ra, với sự nhìn nhận khách quan, chiếu theo những quy định của Pháp luật Việt Nam, trước mắt Báo Nghệ An tập trung trao đổi các vấn đề (5,6,7,8,9,10,11) trong văn thư liên quan đến vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương, Nghi Lộc).

Ở vấn đề thứ năm, Văn thư của Văn phòng Toà Giám mục Xã Đoài một lần nữa không chịu nhìn nhận đúng bản chất vấn đề của vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên ngày 4/9/2013 và tiếp tục giọng điệu vu khống “cực lực lên án việc nhà cầm quyền dùng bạo lực trấn áp quần chúng”. Trong công văn còn xảo biện rằng: “Vụ việc này có nguyên nhân sâu xa từ việc cán bộ công an không mặc sắc phục, không mang thẻ công an, không nêu lý do mà sách nhiễu, vô cớ chặn đường người đến Trại Gáo cầu nguyện và tham dự Thánh lễ”, “dẫn đến sự xô xát giữa người dân với (những người sau này bị phát hiện ra là) công an vào ngày 22/5/2013” nhưng, chẳng thấy giáo dân nào lên tiếng là vô cớ bị chặn đường, bị sách nhiễu.

Trong bản tường trình về vụ việc xảy ra tại Trại Gáo ngày 22/5/2013 của Giáo xứ Mỹ Yên (ngày 26/5 gửi Đức Giám mục Giáo phận Vinh và Cha quản xứ Mỹ Yên) và báo cáo của Văn phòng Tòa Giám mục Xã Đoài (Ngày 31/5 do Linh mục Nguyễn Văn Hương – Chánh Văn phòng Tòa Giám mục ký) cũng không đưa ra được bằng chứng nào về việc “sách nhiễu, vô cớ chặn đường người đến Trại Gáo”, mà chỉ quy chụp, vu khống một cách chung chung, vô căn cứ. Thử hỏi các chiến sỹ công an đã “sách nhiễu, vô cớ chặn đường người đến Trại Gáo cầu nguyện và tham dự Thánh lễ” vào lúc nào, ở đâu? Xin hỏi cụ thể là ai bị chặn đường, người nào bị sách nhiễu? Làm sao chỉ với mấy người mặc thường phục mà lại có thể “chặn đường” hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giáo dân khắp nơi về đi lễ ngay trên Linh địa Trại Gáo? Điều này đã rõ như ban ngày, rằng ai đã bịa đặt, vu khống?

Vấn đề thứ sáu, Văn thư của Tòa giám mục lớn tiếng quy kết, Công văn số 139 của UBND tỉnh Nghệ An đã “bịa đặt và vu khống hoàn toàn”, “phủ nhận sự đóng góp tích cực” của ông Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh trong thời gian qua, nhất là trong việc “an dân và giải cứu 3 người bị thương” liên quan đến vụ việc vào tối 22/5/2013 tại Giáo họ Trại Gáo (xã Nghi Phương).

Sự thật, ngay sau khi vụ việc xảy ra (19 giờ 30 phút), các lực lượng chức năng tỉnh và huyện đã liên lạc với Toà Giám mục và một số linh mục trên địa bàn đề nghị phối hợp giải quyết vụ việc. Nhưng khoảng hơn 22h cùng ngày, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục mới đến. Khi có mặt tại nơi xảy ra sự việc, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng đã “khẩn trương” nhưng không phải là giải cứu, cấp cứu 3 cán bộ công an bị thương mà là hướng dẫn cho Hội đồng mục vụ Giáo họ Trại Gáo lập biên bản với nội dung vu khống cho lực lượng công an ngăn cản không cho giáo dân tham dự lễ.

Các cán bộ công an không chịu ký vào biên bản, ông Hợp đã uy hiếp: “Sau 10 phút các anh không ký, tôi về, mọi chuyện để giáo dân tự giải quyết”. Đến khoảng 0h ngày 23/5/2013, ông Hợp mới gọi ô tô chở 3 cán bộ về trụ sở Công an huyện. Chẳng lẽ những hành động như trên có thể gọi là “tích cực” giải quyết sự việc, “nhất là trong việc an dân và giải cứu 3 người bị thương” sao?

Vấn đề thứ bảy, Văn thư khẳng định: “việc cho phép linh mục dâng lễ nơi thờ phượng thuộc thẩm quyền của Giáo hội, chứ không phải việc của nhà cầm quyền”. Về vấn đề này, Điều 25 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm mà không thuộc trường hợp quy định tại các điều 28 và 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau: Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hoặc ngoài tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được UBND cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận...”. Buổi lễ này nằm ngoài chương trình đăng ký hàng năm của giáo xứ Mỹ Yên và chưa được sự cho phép của chính quyền địa phương, mặt khác, Linh mục Đặng Hữu Nam cũng không phải là vị chức sắc quản xứ Mỹ Yên. Trong trường hợp này, Tòa Giám mục Xã Đoài đã tự cho mình cái quyền đứng trên luật pháp của Việt Nam, cụ thể ở đây là Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Vấn đề thứ  tám, Văn thư cho rằng “không có căn cứ nào để kết nối việc Giám mục trở về nước với việc giáo dân Mỹ Yên kéo đến UBND xã Nghi Phương ngày 30/8/2013”. Ngay từ khi xảy ra vụ việc ngày 22/5, ông Nguyễn Thái Hợp đã có mặt và biết rõ sự việc. Khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt 2 đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải, ông Hợp cũng đã được thông báo trực tiếp.

Tuy nhiên, thấy rất rõ, suốt thời gian từ 22/5 đến trước ngày 26/8, sự việc đang được các cơ quan chức năng giải quyết theo trình tự của pháp luật với chiều hướng tích cực. Mọi việc trở nên phức tạp khi ông Hợp trở về từ nước ngoài (ngày 26/8), với yêu sách đòi “cho 2 đối tượng về với gia đình” trước ngày 4/9, không đúng quy định của pháp luật, nên không được chấp nhận. Từ đó, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần (từ 30/8 đến 4/9), tại Giáo xứ Mỹ Yên đã xẩy ra 3 cuộc gây rối trật tự công cộng, giữ người trái pháp luật, chống người thi hành công vụ.

Chưa hết, trong sự việc ngày 30/8, có mặt tại thời điểm một số giáo dân quá khích gây rối, xâm phạm, lăng nhục cán bộ ngay tại trụ sở UBND xã Nghi Phương, lẽ ra với trách nhiệm người “chủ chăn”, ông Hợp phải khuyên can con chiên không tiếp tục có những hành vi vi phạm pháp luật. Ngược lại, vị Tổng Giám mục này lại cố tình lập lờ, lừa dối con chiên khi nói với đám đông giáo dân: “Các con cứ ra về, việc này cha đã có ý kiến với ông Trung tướng Bộ Công an và chính quyền xem xét giải quyết, sau 5 ngày nữa nếu chính quyền không thả người thì cha hết trách nhiệm, các con muốn làm gì thì làm?”. Luận điệu trên chẳng phải là cố tình kích động con chiên gây ra các vụ việc tiếp theo hay sao?

Vấn đề thứ chín, Văn thư còn lớn tiếng “phủ nhận giá trị pháp lý của Công văn 139” bằng cách khẳng định “Giám mục Giáo phận Vinh không bao giờ đề nghị bảo lãnh” cho 2 đối tượng Hải và Khởi, cùng sự “thắc mắc” tội danh khởi tố 2 bị can ít hơn tội danh khởi tố vụ án. Phải chăng Văn thư cho rằng tội danh của 2 bị can còn quá ít so với hành vi họ đã gây ra? Và phải chăng cũng do biết rõ tội danh của 2 đối tượng này nên bây giờ lớn tiếng tuyên bố “không bao giờ đề nghị bảo lãnh” cho họ? Mặt khác, cũng thấy Văn thư này mâu thuẫn với chính những lời hứa của ông Hợp với thân nhân của 2 bị can và những lời nói của ông trong cuộc gặp với đại diện lãnh đạo Tổng cục An ninh II là “nếu cần thiết thì Tòa giám mục sẽ đứng ra bảo lãnh”.

Nội dung thứ mười của Văn thư đặt nghi vấn “tại sao cuộc họp quân dân chính để triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà được bày binh, bố trận án ngữ cổng vào ủy ban, bao vây xung quanh và khắp mọi nơi của ủy ban?”. Xin thưa rằng, cuộc họp này diễn ra ngay sau 2 vụ gây rối, giữ người trái pháp luật của hàng trăm giáo dân quá khích xảy ra tại trụ sở UBND xã Nghi Phương. Do đó, để tránh những sự việc tương tự xảy ra và bảo vệ an ninh trật tự tại cơ quan nhà nước, nên sự có mặt của lực lượng chức năng là điều hiển nhiên và cần thiết. Còn việc những người quá khích kéo đến gây rối, ném đá không phải do chính quyền xã Nghi Phương hay lực lượng chức năng “mời”, mà do những lời kích động, xúi giục và tiếng chuông tập hợp mà đến. Việc phải giải tán đám đông quá khích có hành vi vi phạm pháp luật là nhiệm vụ của lực lượng chức năng.

Cuối cùng, sau khi lớn tiếng vu khống “Vụ việc ngày 04/09/2013 là hệ quả của việc công an gây hấn ngày 22/5/2013 và việc bắt giữ người sai pháp luật của nhà cầm quyền ngày 27/6/2013”, Tòa Giám mục đặt câu hỏi “điều cần làm rõ là tại sao quần chúng lại bức xúc như vậy?” Vấn đề này, Báo Nghệ An đã phân tích và chỉ rõ trong bài “Lợi dụng đức tin, bày trò kích động” đăng ngày 20/9/2013.  Đó là, sự kiện Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc “sốt sắng” vào nhà thờ họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, Nghi Lộc (nơi không thuộc phạm vi phụ trách của mình) để tổ chức cầu nguyện, hiệp thông vào tối ngày 22/5, nhằm kích động, tập hợp giáo dân kéo vào Vinh gây rối phiên tòa phúc thẩm xét xử Hồ Đức Hòa và đồng bọn (là những đối tượng trong nhóm phản động Việt Tân) phạm tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Hoạt động của các bị cáo này có liên quan gì đến Linh mục Nam và một số chức sắc, chức việc khác hay không, mà họ lại tích cực tổ chức hiệp thông, cầu nguyện, cổ xúy cho những phần tử phản động này?

Có thể khẳng định, không phải ai khác mà một số chức sắc cực đoan như ông Nguyễn Thái Hợp và Đặng Hữu Nam đã có những hành vi, lời nói kích động, xuyên tạc, vu khống chính quyền khiến “quần chúng bức xúc”, “hoang mang”. Cũng chính những người này đã “xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo”  khi lợi dụng đức tin của một số giáo dân nhẹ dạ để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và sâu xa hơn là ủng hộ, tiếp tay cho nhóm phản động Việt Tân và các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó chính là sự thật đằng sau những vụ việc giáo dân vi phạm pháp luật xảy ra liên tiếp trên địa bàn xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc) mà Báo Nghệ An đã phản ánh thời gian qua.

Nhóm Phóng viên 
Nguồn: Báo Nghệ An (21/9/2013)

http://nghean.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gjU1cXT9NAH-cgN0cDA0d3A4NALw8P41BXY6B8pFm8s7ujh4m5j4GBv1GYgYGRn2lwoEFosLGBpzEB3eEg-_DrB8kb4ACOBvp-Hvm5qfoFuREGWSaOigARX8Hk/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfTlZLT0k0MVVDUjhJRTBJSVQyMkxSTTMwMDA!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/portal_na/ttsk/ttskdstg/6dc28d00412d7fa2b357f753118b32d2 

Nguyễn Mai Trang Lọ Lem Vũ Biên Thùy Hoàng Lan Hoàng Thị Nhật Lệ Thư Anh Nguyễn Ut Ha Thu Huong Huyền Ngố Hong Ky Truong ...
Ảnh: - Cuộc diễu hành ngày 17/9 của một số giáo dân quá khích.
- Buổi cầu nguyện đã biến thành buổi hiệp thông cho những đối tượng trong nhóm phản động Việt Tân hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân 

Ngày 8/9/2013, UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 139/UBND - NC về hoạt động liên quan đến chức sắc, giáo dân công giáo của tỉnh Nghệ An, trong đó đặc biệt lưu ý về tình hình vi phạm pháp luật của một số chức sắc và giáo dân trên địa bàn xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, gửi Tổng Giám mục Nguyễn Văn Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, với thiện chí để sớm giải quyết ổn định tình hình phức tạp trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, thay vì chân thành tiếp nhận và cùng phối hợp với chính quyền giải quyết, thì ngày 15/9/2013, Văn phòng Toà Giám mục Xã Đoài lại có Văn thư “Phản đối Công văn số 139/UBND - NC ngày 8/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An và các vấn đề liên quan” cố tình bóp méo sự thật, lừa dối dư luận, đổ lỗi cho chính quyền. Trong số báo ngày 20/9/2013, Báo Nghệ An đã đăng bài “Lợi dụng đức tin, bày trò kích động” nhằm hệ thống lại toàn bộ diễn biến và những sự kiện liên quan đến vụ việc, để bạn đọc tiện theo dõi và hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc. Trên cơ sở diễn biến sự việc xẩy ra, với sự nhìn nhận khách quan, chiếu theo những quy định của Pháp luật Việt Nam, trước mắt Báo Nghệ An tập trung trao đổi các vấn đề (5,6,7,8,9,10,11) trong văn thư liên quan đến vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương, Nghi Lộc).

Ở vấn đề thứ năm, Văn thư của Văn phòng Toà Giám mục Xã Đoài một lần nữa không chịu nhìn nhận đúng bản chất vấn đề của vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên ngày 4/9/2013 và tiếp tục giọng điệu vu khống “cực lực lên án việc nhà cầm quyền dùng bạo lực trấn áp quần chúng”. Trong công văn còn xảo biện rằng: “Vụ việc này có nguyên nhân sâu xa từ việc cán bộ công an không mặc sắc phục, không mang thẻ công an, không nêu lý do mà sách nhiễu, vô cớ chặn đường người đến Trại Gáo cầu nguyện và tham dự Thánh lễ”, “dẫn đến sự xô xát giữa người dân với (những người sau này bị phát hiện ra là) công an vào ngày 22/5/2013” nhưng, chẳng thấy giáo dân nào lên tiếng là vô cớ bị chặn đường, bị sách nhiễu.

Trong bản tường trình về vụ việc xảy ra tại Trại Gáo ngày 22/5/2013 của Giáo xứ Mỹ Yên (ngày 26/5 gửi Đức Giám mục Giáo phận Vinh và Cha quản xứ Mỹ Yên) và báo cáo của Văn phòng Tòa Giám mục Xã Đoài (Ngày 31/5 do Linh mục Nguyễn Văn Hương – Chánh Văn phòng Tòa Giám mục ký) cũng không đưa ra được bằng chứng nào về việc “sách nhiễu, vô cớ chặn đường người đến Trại Gáo”, mà chỉ quy chụp, vu khống một cách chung chung, vô căn cứ. Thử hỏi các chiến sỹ công an đã “sách nhiễu, vô cớ chặn đường người đến Trại Gáo cầu nguyện và tham dự Thánh lễ” vào lúc nào, ở đâu? Xin hỏi cụ thể là ai bị chặn đường, người nào bị sách nhiễu? Làm sao chỉ với mấy người mặc thường phục mà lại có thể “chặn đường” hàng trăm, thậm chí hàng nghìn giáo dân khắp nơi về đi lễ ngay trên Linh địa Trại Gáo? Điều này đã rõ như ban ngày, rằng ai đã bịa đặt, vu khống?

Vấn đề thứ sáu, Văn thư của Tòa giám mục lớn tiếng quy kết, Công văn số 139 của UBND tỉnh Nghệ An đã “bịa đặt và vu khống hoàn toàn”, “phủ nhận sự đóng góp tích cực” của ông Nguyễn Thái Hợp – Giám mục Giáo phận Vinh trong thời gian qua, nhất là trong việc “an dân và giải cứu 3 người bị thương” liên quan đến vụ việc vào tối 22/5/2013 tại Giáo họ Trại Gáo (xã Nghi Phương).

Sự thật, ngay sau khi vụ việc xảy ra (19 giờ 30 phút), các lực lượng chức năng tỉnh và huyện đã liên lạc với Toà Giám mục và một số linh mục trên địa bàn đề nghị phối hợp giải quyết vụ việc. Nhưng khoảng hơn 22h cùng ngày, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục mới đến. Khi có mặt tại nơi xảy ra sự việc, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng đã “khẩn trương” nhưng không phải là giải cứu, cấp cứu 3 cán bộ công an bị thương mà là hướng dẫn cho Hội đồng mục vụ Giáo họ Trại Gáo lập biên bản với nội dung vu khống cho lực lượng công an ngăn cản không cho giáo dân tham dự lễ.

Các cán bộ công an không chịu ký vào biên bản, ông Hợp đã uy hiếp: “Sau 10 phút các anh không ký, tôi về, mọi chuyện để giáo dân tự giải quyết”. Đến khoảng 0h ngày 23/5/2013, ông Hợp mới gọi ô tô chở 3 cán bộ về trụ sở Công an huyện. Chẳng lẽ những hành động như trên có thể gọi là “tích cực” giải quyết sự việc, “nhất là trong việc an dân và giải cứu 3 người bị thương” sao?

Vấn đề thứ bảy, Văn thư khẳng định: “việc cho phép linh mục dâng lễ nơi thờ phượng thuộc thẩm quyền của Giáo hội, chứ không phải việc của nhà cầm quyền”. Về vấn đề này, Điều 25 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký hàng năm mà không thuộc trường hợp quy định tại các điều 28 và 25 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau: Hoạt động tôn giáo có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hoặc ngoài tỉnh, tổ chức tôn giáo cơ sở phải được UBND cấp tỉnh nơi diễn ra hoạt động tôn giáo chấp thuận...”. Buổi lễ này nằm ngoài chương trình đăng ký hàng năm của giáo xứ Mỹ Yên và chưa được sự cho phép của chính quyền địa phương, mặt khác, Linh mục Đặng Hữu Nam cũng không phải là vị chức sắc quản xứ Mỹ Yên. Trong trường hợp này, Tòa Giám mục Xã Đoài đã tự cho mình cái quyền đứng trên luật pháp của Việt Nam, cụ thể ở đây là Nghị định số 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Vấn đề thứ tám, Văn thư cho rằng “không có căn cứ nào để kết nối việc Giám mục trở về nước với việc giáo dân Mỹ Yên kéo đến UBND xã Nghi Phương ngày 30/8/2013”. Ngay từ khi xảy ra vụ việc ngày 22/5, ông Nguyễn Thái Hợp đã có mặt và biết rõ sự việc. Khi cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt 2 đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải, ông Hợp cũng đã được thông báo trực tiếp.

Tuy nhiên, thấy rất rõ, suốt thời gian từ 22/5 đến trước ngày 26/8, sự việc đang được các cơ quan chức năng giải quyết theo trình tự của pháp luật với chiều hướng tích cực. Mọi việc trở nên phức tạp khi ông Hợp trở về từ nước ngoài (ngày 26/8), với yêu sách đòi “cho 2 đối tượng về với gia đình” trước ngày 4/9, không đúng quy định của pháp luật, nên không được chấp nhận. Từ đó, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần (từ 30/8 đến 4/9), tại Giáo xứ Mỹ Yên đã xẩy ra 3 cuộc gây rối trật tự công cộng, giữ người trái pháp luật, chống người thi hành công vụ.

Chưa hết, trong sự việc ngày 30/8, có mặt tại thời điểm một số giáo dân quá khích gây rối, xâm phạm, lăng nhục cán bộ ngay tại trụ sở UBND xã Nghi Phương, lẽ ra với trách nhiệm người “chủ chăn”, ông Hợp phải khuyên can con chiên không tiếp tục có những hành vi vi phạm pháp luật. Ngược lại, vị Tổng Giám mục này lại cố tình lập lờ, lừa dối con chiên khi nói với đám đông giáo dân: “Các con cứ ra về, việc này cha đã có ý kiến với ông Trung tướng Bộ Công an và chính quyền xem xét giải quyết, sau 5 ngày nữa nếu chính quyền không thả người thì cha hết trách nhiệm, các con muốn làm gì thì làm?”. Luận điệu trên chẳng phải là cố tình kích động con chiên gây ra các vụ việc tiếp theo hay sao?

Vấn đề thứ chín, Văn thư còn lớn tiếng “phủ nhận giá trị pháp lý của Công văn 139” bằng cách khẳng định “Giám mục Giáo phận Vinh không bao giờ đề nghị bảo lãnh” cho 2 đối tượng Hải và Khởi, cùng sự “thắc mắc” tội danh khởi tố 2 bị can ít hơn tội danh khởi tố vụ án. Phải chăng Văn thư cho rằng tội danh của 2 bị can còn quá ít so với hành vi họ đã gây ra? Và phải chăng cũng do biết rõ tội danh của 2 đối tượng này nên bây giờ lớn tiếng tuyên bố “không bao giờ đề nghị bảo lãnh” cho họ? Mặt khác, cũng thấy Văn thư này mâu thuẫn với chính những lời hứa của ông Hợp với thân nhân của 2 bị can và những lời nói của ông trong cuộc gặp với đại diện lãnh đạo Tổng cục An ninh II là “nếu cần thiết thì Tòa giám mục sẽ đứng ra bảo lãnh”.

Nội dung thứ mười của Văn thư đặt nghi vấn “tại sao cuộc họp quân dân chính để triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà được bày binh, bố trận án ngữ cổng vào ủy ban, bao vây xung quanh và khắp mọi nơi của ủy ban?”. Xin thưa rằng, cuộc họp này diễn ra ngay sau 2 vụ gây rối, giữ người trái pháp luật của hàng trăm giáo dân quá khích xảy ra tại trụ sở UBND xã Nghi Phương. Do đó, để tránh những sự việc tương tự xảy ra và bảo vệ an ninh trật tự tại cơ quan nhà nước, nên sự có mặt của lực lượng chức năng là điều hiển nhiên và cần thiết. Còn việc những người quá khích kéo đến gây rối, ném đá không phải do chính quyền xã Nghi Phương hay lực lượng chức năng “mời”, mà do những lời kích động, xúi giục và tiếng chuông tập hợp mà đến. Việc phải giải tán đám đông quá khích có hành vi vi phạm pháp luật là nhiệm vụ của lực lượng chức năng.

Cuối cùng, sau khi lớn tiếng vu khống “Vụ việc ngày 04/09/2013 là hệ quả của việc công an gây hấn ngày 22/5/2013 và việc bắt giữ người sai pháp luật của nhà cầm quyền ngày 27/6/2013”, Tòa Giám mục đặt câu hỏi “điều cần làm rõ là tại sao quần chúng lại bức xúc như vậy?” Vấn đề này, Báo Nghệ An đã phân tích và chỉ rõ trong bài “Lợi dụng đức tin, bày trò kích động” đăng ngày 20/9/2013. Đó là, sự kiện Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận, xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc “sốt sắng” vào nhà thờ họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên, xã Nghi Phương, Nghi Lộc (nơi không thuộc phạm vi phụ trách của mình) để tổ chức cầu nguyện, hiệp thông vào tối ngày 22/5, nhằm kích động, tập hợp giáo dân kéo vào Vinh gây rối phiên tòa phúc thẩm xét xử Hồ Đức Hòa và đồng bọn (là những đối tượng trong nhóm phản động Việt Tân) phạm tội hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Hoạt động của các bị cáo này có liên quan gì đến Linh mục Nam và một số chức sắc, chức việc khác hay không, mà họ lại tích cực tổ chức hiệp thông, cầu nguyện, cổ xúy cho những phần tử phản động này?

Có thể khẳng định, không phải ai khác mà một số chức sắc cực đoan như ông Nguyễn Thái Hợp và Đặng Hữu Nam đã có những hành vi, lời nói kích động, xuyên tạc, vu khống chính quyền khiến “quần chúng bức xúc”, “hoang mang”. Cũng chính những người này đã “xúc phạm nặng nề niềm tin tôn giáo” khi lợi dụng đức tin của một số giáo dân nhẹ dạ để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và sâu xa hơn là ủng hộ, tiếp tay cho nhóm phản động Việt Tân và các thế lực thù địch âm mưu lật đổ chính quyền Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó chính là sự thật đằng sau những vụ việc giáo dân vi phạm pháp luật xảy ra liên tiếp trên địa bàn xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc) mà Báo Nghệ An đã phản ánh thời gian qua.

Nhóm Phóng viên
Nguồn: Báo Nghệ An (21/9/2013)

2 nhận xét:

  1. Ngay từ đầu những người hiểu biết tình hình đều nhận định không khác bài viết trên. Chủ chăn Nguyễn Thái Hợp cùng đám bầy tôi đã lợi dụng đức tin và sự nhẹ da của giáo dân để mượn tay họ chống phá khối đại đoàn kết toàn dân, xuyên tạc vu cáo chính quyền là dấu hiệu nhận diện hành vi chống phá, lật đổ NNVN của bề trên tòa giám mục Xã Đoài. Hành động của các vị đã di ngược lại giáo lý răn dạy tín đồ sống phúc âm trong lòng dân tộc, tốt đời đẹp đạo, kính chúa yêu nước,...mà đòi hỏi giáo hội CG phải có trách nhiệm trước quốc dân đồng bào, đất nước!
    Những tấm gương tày liếp của GHCG gây ra cho dân tộc, cách mạng còn đó mong sao quý vị tỉnh ngộ và quay đầu trở về trong lòng dân tộc, đó chính là thứ đạo đẹp nhất và nhân bản nhất!

    Trả lờiXóa
  2. công văn 139/UBND- NC ngày 08/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An.
    RÚT XUỐNG RỒI HAY SAO TÌM MÃI KHÔNG RA ÔNG BẠN

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !