Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

TRỊNH HỮU LONG - ẤU TRĨ VÀ NGU NGƠ

Nhóm “Phản đối Tuyên bố 258” của Nhật Lệ lại gởi email cho tôi hai bài:
1- Cuộc tranh luận về điều luật 258 của Kính Hòa (phóng viên RFA,
2013-09-18).
2- Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258của Trịnh Hữu Long (http://blog.trinhhuulong.com/, 20/9/2013).
Với lời giới thiệu: “Có bài của cây báo gạo cội Trịnh Hữu Long phản bác bác Đông La và Hoàng Thị Nhật Lệ ạ” và nhờ “Bác nghiên cứu giúp”.
Tiếc là tôi vẫn chưa biết “cây báo gạo cội” Trịnh Hữu Long là ai?
Về bài của Kính Hòa (phóng viên RFA).
Phóng viên này kể: “Chúng tôi đã tìm cách tiếp cận… Cô Hoàng Thị Nhật Lệ, một trong những người tiến hành thu thập chữ ký để phản đối kiến nghị 258”, rồi cho biết Nhật Lệ đã “nói” với “đài RFA”:
Điều luật hình sự nước CHXHCN VN năm 1999, sửa đổi năm 2009 qui định rõ áp dụng với những kẻ lợi dụng quyền tự do dân chủ, tôi nhấn mạnh lợi dụng, để xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích của cá nhân và tổ chức. Đối với những người không lợi dụng thì đâu có lý do gì mà sợ”.
Ý của Nhật Lệ như vậy là đúng một cách hiển nhiên. Việc phản đối Điều 258 đồng nghĩa với việc đề nghị nhà nước công nhận sự “lợi dụng quyền tự do dân chủ” để “xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích của cá nhân và tổ chức”. Một điều mà bất cứ ai chưa mất trí khôn cũng phải thấy là phi lý.
Nhật Lệ nói tiếp: “Điều luật 258 đã được quốc hội Việt Nam, cơ quan lập pháp cao nhất của nước Việt Nam, khi muốn chỉnh sửa điều này thì phải cần sự đồng thuận của nhân dân Việt Nam. Trong khi họ chỉ là một nhóm nhỏ không được sự đồng thuận của nhân dân Việt Nam, đến các đại sứ quán các nước để trao bản tuyên bố nhân danh các blogger, các facebooker, chúng tôi không đồng ý”.
Ý này cũng lại quá đúng luôn. Quốc hội VN là cơ quan quyền lực cao nhất nước ta, cá nhân, nhóm người có thể có kiến nghị gửi đến Quốc hội theo các cách thức khác nhau, như trực tiếp gặp Đại biểu Quốc hội hoặc các Đoàn Đại biểu Quốc hội ở các địa phương chẳng hạn. Quốc hội buộc phải xem xét. Nếu đúng Quốc hội phải nghe theo, nếu sai Quốc hội không nghe. Có điều đúng hay sai là do Quốc hội quyết định, đơn giản là vì Quốc hội có quyền. Nếu kiến nghị bị bác bỏ thì người kiến nghị phải chịu, còn không chịu, muốn thực hiện ý mình bằng được thì chỉ có cách là phải lật đổ chế độ hiện thời thôi, rồi lập ra một chế độ mới để thực hiện được ý mình. Nhưng làm không được bị tù thì ráng mà chịu! Nhóm “Tuyên bố 258” biết trước ý mình không bao giờ được Nhà nước chấp thuận nên đã đưa bản Tuyên bố cho nước ngoài. Cần phải hiểu hành động đó thật liều lĩnh, bởi nó có tính chất phản quốc, đi cầu ngoại bang can thiệp vào công việc nội bộ của VN.
Kính Hòa kể tiếp:
Chúng tôi hỏi chuyện cô Phương Dung, một trong những người thuộc nhóm kiến nghị 258 và cũng thuộc nhóm các bloggers đến cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc để trao kiến nghị. Cô Phương Dung nói về nhóm đang phản đối nhóm 258:
“ …Họ nói chúng tôi là mạo danh làm ô uế tinh thần dân tộc của họ, trong khi chúng tôi là những người công khai có tên tuổi đàng hoàng.
Họ nói rằng đấy là công việc của Bộ ngoại giao trong khi Nhà nước có quyền lực trong tay đàn áp người dân thì làm sao người dân có thể lên tiếng được. Họ nói chúng tôi là cầu viện ngoại bang như Trần Ích Tắc, thế thì ngày xưa bác Hồ cũng yêu cầu Mỹ can thiệp để trả độc lập cho Việt Nam, hay là nhận viện trợ từ Trung Quốc thì sao? Họ nói chúng tôi cũng giống ông Hồ Chí Minh à?...”
Cái chuyện “làm ô uế” tùy thuộc tính chất của hành động chứ không phải “công khai tên tuổi” thì không ô uế! Không lẽ công khai đi ăn cướp thì không xấu chăng? Việc phát ngôn tùy tiện: “Nhà nước có quyền lực trong tay đàn áp người dân” cũng là phạm tội vu cáo. Bởi Nhà nước VN chưa có bất kỳ một chính sách nào để “đàn áp người dân”. Nếu trong xã hội có hành động như vậy là phạm pháp. Nhưng cũng cần phải phân biệt việc bắt và trấn áp những cá nhân, nhóm người quấy rối, làm càn vì an ninh chung không phải là “đàn áp”. Trong khi thi hành trọng trách đó, những cá nhân có thể có những hành động thiếu bình tĩnh và mất kiềm chế cũng sẽ là sai trái. Nhưng cho những cái đó là “nhà nước đàn áp người dân” là phóng đại xuyên tạc.
Còn Phương Dung cho “Họ nói chúng tôi là cầu viện ngoại bang như Trần Ích Tắc, thế thì ngày xưa bác Hồ cũng yêu cầu Mỹ can thiệp để trả độc lập cho Việt Nam, hay là nhận viện trợ từ Trung Quốc thì sao? Họ nói chúng tôi cũng giống ông Hồ Chí Minh à?...”
Việc cho hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh giống hành động của Trần Ích Tắc, hành động của mình giống hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đúng là cái lý sự bậy bạ, mất dạy, dốt nát và bố láo!
Phải hiểu Trần Ích Tắc khi Nhà Trần đang đánh quân xâm lược Nguyên Mông thì đem cả gia đình đi hàng giặc, được Hốt Tất Liệtphong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước làm vua tay sai. Khi quân Nguyên Mông đại bại, Trần Ích Tắc phải ở lại làm quan rồi chết luôn ở bên Trung Quốc. Vì sự phản bội này nhà Trần đã loại Ích Tắc ra khỏi tôn thất, cho đổi tên thành Ả Trần (hèn nhát như ả đàn bà).
Vì vậy hành động hàng giặc cầu vinh, phản bội lại đất nước sao lại cho giống như hành động của Bác Hồ “yêu cầu Mỹ can thiệp để trả độc lập cho Việt Nam”, “nhận viện trợ của Trung Quốc” để chống ngoại xâm, giải phóng đất nước? Hai hành động có mục đích trái ngược nhau sao lại cho là như nhau? Đó là cái nhìn của một cái đầu trí thấp, tâm tối, không còn phân biệt được cái gì là đúng sai, cái gì là tốt xấu nữa!
Còn bài của Trịnh Hữu Long?
Trịnh Hữu Long cũng có một “cái nhìn của một trí thấp, tâm tối không còn phân biệt được đâu là đúng sai, đâu là tốt xấu” về chuyện “cầu viện” như của Phương Dung vừa nói ở trên, không cần bàn nữa cho mất công.
Về chuyện tiếm danh của nhóm “Tuyên bố 258”?
Trịnh Hữu Long cho nhóm “Tuyên bố 258” tiếm danh cũng như : “Năm Hồ Chí Minh cùng các đồng chí đã lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”; “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông””. Rồi Đảng lao động Việt Nam lập ra một tờ báo lấy tên là “Nhân dân” và tự nhận là “tiếng nói của nhân dân Việt Nam”, v.v…
Về logic hình thức Trịnh Hữu Long rất đúng, nhưng về bản chất thì sai hoàn toàn. Khi Bác Hồ và Đảng có những hành động như trên là khi dân ta đã mất nước, các hành động đó đã vì lợi ích của cả dân tộc, ngoại trừ những kẻ bù nhìn, tay sai. Vì tính chất của những hành động nói lên đúng nguyện vọng của nhân dân, nên mới được công nhận, và cả dân tộc đã tin và đi theo Đảng, Bác; có vậy thì cuối cùng mới giành được thắng lợi. Còn nhóm “Tuyên bố 258” ngược lại, chỉ có dúm người sao lại nhân danh “Việt Nam” chống lại Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của chính nước VN? Nếu cho hành động đó đúng thì chỉ là nhân danh một nước VN nào khác chưa ra đời mà thôi!
Còn nhóm Nhật Lệ cũng chỉ là “một dúm người”, cũng nhân danh “Việt Nam”, nhưng hoàn toàn có lý vì mục đích là để bảo vệ Quốc hội và Nhà nước VN, nghĩa là nhóm Nhật Lệ đã lên tiếng hộ mọi người. Vì đúng, có lý nên chỉ trong một thời gian rất ngắn đã được nhiều cá nhân cũng như các cơ quan ủng hộ gấp rất nhiều lần cái Tuyên bố phạm pháp của nhóm Đoan Trang. Như vậy tiếm danh hay không là do tính chất của hành động chứ không phụ thuộc vào lượng người, khi ông Nguyễn Cao Kỳ tự nhận là bù nhìn thì cả cái thể chế VNCH cũng không thể đại diện cho VN!
 Về chuyện “Nhóm nhỏ cá nhân không được phép liên hệ với sứ quán”?
Trịnh Hữu Long viết: “Blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La cho rằng, một nhóm nhỏ cá nhân không thể tùy tiện liên hệ với đại sứ quán nước ngoài, vì đó là việc “quốc gia đại sự” và phải thông qua Bộ ngoại giao mới được tiến hành.
Bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức nảy ra câu hỏi: Những cá nhân muốn xin visa, học bổng du học và nguồn tài trợ từ các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam có được tự ý thực hiện không? Hay cần phải thông qua Bộ ngoại giao?”
Việc xin du học là thực hiện một việc thuộc phạm vi chính sách của nhà nước đã ban hành, sao lại có thể ví với chuyện cầu viện nước ngoài đòi xóa bỏ một điều luật vì dân, vì nước. Còn rất nhiều chuyện liên hệ với nước ngoài để làm ăn trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, du lịch, v.v…, không ai lại ngớ ngẩn cho là cầu viện nước ngoài cả!
Về chuyện “Nhóm 258 đã chống lại pháp luật Việt Nam, chống lại Quốc hội”?
Trịnh Hữu Long trích trong bài tôi viết: “...nhóm Đoan Trang đã sai và chống lại luật pháp Việt Nam, bởi Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy bị bắt vì phạm pháp chứ không phải vì họ ‘đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ’”. Rồi so sánh: “Hồ Chí Minh đã từng bị bắt ít nhất hai lần vào năm 1931 ở Hồng Kông và năm 1942 ở Quảng Châu – Trung Quốc, đều với lý do “phạm pháp”. Các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt đều từng bị bắt và tống giam với lý do tương tự. Chúng ta hẳn cũng từng nghe qua câu nói của mục sư Martin Luther King: Đừng bao giờ quên rằng, tất cả những gì Hitler đã làm ở Đức đều là hợp pháp” (nguyên văn: “Never forget that everything Hitler did in Germany was legal”)”.
Đọc đoạn này tôi thật ngạc nhiên tại sao lại có một cái kiểu lý sự thật buồn cười như thế?
Trước hết, đã phạm pháp thì dù ở nước nào cũng bị xử lý, Phát Xít hay không Phát xít cũng vậy, như việc nước Mỹ truy lùng Snowden gần đây chẳng hạn. Trịnh Hữu Long đã rất sai trái và ngô nghê khi lại mang pháp luật của nước Đức thời Phát-xít Hít-le ra so sánh. Việc cho chế độ VN hiện thời bắt Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy phạm pháp là đã hành xử như chế độ phát xít là một cái nhìn bệnh hoạn, xuyên tạc, bất chấp thực tế. Bởi chủ nghĩa phát xít cho việc tiêu diệt dân Do Thái và xâm lược toàn thế giới là sứ mệnh của chúng, và thực tế chúng đã gây ra Cuộc Đại chiến thế giới thứ II kinh khủng khiếp. Có lẽ nào Nhà nước VN hiện thời cũng đang như thế? Còn việc so sánh Bác Hồ hoạt động cách mạng bị bắt cũng phạm pháp như những kẻ quấy rối làm càn thì cũng thật bậy bạ và mất dạy. Bởi Bác Hồ dấn thân vào chốn hiểm nguy vì công cuộc giải phóng đất nước, giành lại nền độc lập bị địch bắt, sao lại so với những tên viết bậy, nói bậy, quấy rối làm càn, hại dân hại nước, bị bắt theo theo pháp luật của chính Nhà nước VN? Không phân biệt được như vậy chẳng khác gì cho người chiến sĩ giết giặc trên chiến hào cũng như hành động của tên cướp giết người trên đường phố. Chỉ có một cái đầu trì độn và mất hết nhân tính mới nghĩ như thế mà thôi!
Trịnh Hữu Long bàn tiếp về chuyện “phạm pháp”:
Cần thiết phải hình dung về khái niệm “bị bắt vì phạm pháp” và khái niệm “pháp luật” một cách đầy đủ trước khi kết luận bất cứ một vấn đề pháp lý nào. Để làm được việc đó, một người nghiên cứu nghiêm túc nhất thiết không thể bỏ qua thông tin sau đây của Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp):
Trong 10 năm, các cơ quan kiểm tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, phát hiện trên 50 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau. Riêng Cục Kiểm tra văn bản đã tiếp nhận, kiểm tra trên 27 nghìn văn bản, phát hiện trên 4,8 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.” – Quyết định số 214/QĐ-KtrVB, ngày 23/8/2013.
Nếu nói rằng, hành vi ra tuyên bố yêu cầu bãi bỏ một điều luật là hành vi chống lại pháp luật Việt Nam, thì Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đại biểu Quốc hội là những người chống lại pháp luật Việt Nam một cách thường xuyên, lâu dài, có hệ thống và có tổ chức nhất.
Nếu nói như tác giả Đông La, rằng “việc làm của nhóm Đoan Trang thực sự là hành động chống lại việc thi hành công vụ của không chỉ một cá nhân, một cơ quan mà là Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân Việt Nam!” thì hẳn Đông La đang tát những cú đầy cay nghiệt vào mặt các đại biểu Quốc hội, vốn thường xuyên tiếp nhận ý kiến đóng góp của cử tri về việc thi hành, sửa đổi luật, kể cả trực tiếp tại địa phương lẫn gián tiếp trên báo chí và môi trường mạng”.
Hiến pháp, các Bộ luật là lý thuyết chung, triển khai vào thực tế không thể không có sai phạm. Vì thế mới có Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Và khi kiểm tra thì việc Cục này thấy có những sai trái là lẽ đương nhiên. Cái chính là phải khắc phục. Còn các Đại biểu Quốc Hội, nhiệm vụ của họ là phải nghe ý kiến người dân để thể hiện ý kiến đó và ý kiến của chính họ trên nghị trường. Đó chính là dân chủ. Nhưng nên nhớ Đại biểu Quốc Hội khác với Quốc Hội, họ cũng có ý đúng, ý sai, dân cũng có ý đúng, ý sai. Như trường hợp 2 ông Nguyễn Minh Thuyết và Dương Trung Quốc chẳng hạn. Ông Thuyết từng đề nghị đình chỉ chức vụ Thủ tướng để điều tra vụ Vinashin, còn ông Quốc từng gợi ý Thủ tướng từ chức. Nhưng ý của họ đều sai và Quốc hội đã không quyết theo. Ông Thuyết, ông Quốc dù rất muốn ý mình được thực hiện nhưng đâu có dám như nhóm Đoan Trang ra tuyên bố kêu gọi người dân ủng hộ và  đi “cầu viện” nước ngoài. Đơn giản là vì các ông ấy già hơn thì khôn hơn.
Vì vậy, Trịnh Hữu Long đã sai hoàn toàn khi cho việc làm của Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và việc các Đại biểu Quốc Hội thực thi công việc của mình cũng giống như hành động đòi bỏ hẳn một điều luật đã được Quốc Hội thông qua vì lợi ích chung.
Nhóm Đoan Trang, Phương Dung có quyền tự do ngôn luận theo lẽ phải của mình. Cái chính là phải chịu trách nhiệm về tính chất của hành động đó, bởi có thể theo mình là phải nhưng với ngưới khác là trái, và với cơ quan công quyền là phạm pháp!
Với một cái Tuyên bố mà như tôi và nhiều người đã chỉ ra sự sai trái trong nội dung của nó thì việc nhà nước bác bỏ là đương nhiên. Cô Phương Dung biện hộ cho việc “cầu viện” nước ngoài như thế này: “trong khi Nhà nước có quyền lực trong tay đàn áp người dân thì làm sao người dân có thể lên tiếng được”, nghĩa là cô đã cho lẽ phải hoàn toàn thuộc về mình, cho việc ý mình không được thực hiện là bị “Nhà nước đàn áp”, nên đã kêu gọi mọi người ủng hộ và đi “cầu viện” nước ngoài mong thực hiện kỳ được ý của mình. Vậy hành động đó không phải là kích động quần chúng và “cầu viện” ngoại bang để chống lại Quốc hội, chống lại nhà nước Việt Nam hiện thời thì là hành động gì?
Trong Lời kết, Trịnh Hữu Long viết:
Không thể phủ nhận là tôi dành nhiều thiện cảm cho blogger Nhật Lệ, bởi blogger trẻ tuổi này tỏ ra tôn trọng người khác và ít phạm lỗi ngụy biện hơn nhiều so với Đông La. Trong khi Đông La dùng phép ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) đối với nhà báo Đoan Trang và nhóm 258, cũng như viện dẫn những vấn đề không liên quan đến Tuyên bố 258 như vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đắc Kiên để kết luận vấn đề, thì blogger Nhật Lệ đã cố gắng tỏ ra lý lẽ, nhã nhặn và lịch sự”.
Tác giả “Tuyên bố 258” là một nhóm. Một nhóm là do những cá nhân cụ thể nhóm lại chứ không thể là những người vô hình. Với những cơ quan công quyền thì trước hành vi phạm pháp người ta phải lập hồ sơ điều tra cụ thể toàn diện về từng cá nhân, còn tôi viết một bài báo thì chỉ cần viết về người mà tôi biết rõ nhất, mà cũng tỏ ra nổi trội xông xáo nhất, đó chính là cô Đoan Trang. Vậy viết về Đoan Trang thì phải viết về toàn bộ những hành động và suy nghĩ của cô ta liên quan đến vụ việc. Nếu không chính tôi sẽ phạm tội vu cáo. Như những quan điểm của Đoan Trang về viết báo, về việc cô ủng hộ những cá nhân từng vi phạm Điều luật 258 như Hà Vũ, Đắc Kiên. Còn chuyện cô ta xấu đẹp, cao thấp, con cái nhà ai thì không liên quan, nên dành cho những ai ngồi lê đôi mách viết, chứ tôi thì không cần. Ngụy biện là biện bác bằng những chứng cớ giả, sai trái. Vậy Trịnh Hữu Long nói tôi “ngụy biện” thì ngụy biện cái gì? Với những chứng cớ xác thực tôi trích từ chính blog của Đoan Trang, liên quan trực tiếp về Điều 258, vậy Trịnh Hữu Long viết tôi “ngụy biện” thì không những viết bậy mà còn dốt nát, không hiểu nghĩa ngụy biện là gì!
Cả bài viết của Trịnh Hữu Long thể hiện một cái nhìn ấu trĩ, ngô nghệ, chỉ đọc được cái vỏ chữ mà không hiểu nghĩa là gì, giống như việc cứ thấy hai muối của Natri đều mầu trắng thì đều ăn được. Nhưng Natri clorua thì không ăn người ta sẽ chết, còn Natri Xyanua thì chỉ cần tí ti thôi, sau ít giây ăn phải người ta sẽ toi ngay! Một tư duy như vậy mà cũng đi bàn chuyện chính trị, chuyện đại sự quốc gia thì thật nguy hiểm. Cần phải biểu chuyện chính trị như nước sôi, ngu ngơ nhúng tay vào là bị bỏng đấy!
TPHCM
22-9-2013
ĐÔNG LA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !