Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Thư gửi tướng Nguyễn Trọng Vĩnh về ruộng đất !

Thưa ngài !
Nói đến những vị tướng ở Việt Nam ,ngài sẽ được nhắc đến là vị tướng nổi tiếng nhất , nhưng không phải là do những chiến công trong quá khứ ,cũng không phải là do năng lực chính trị ,mà là do có những suy nghĩ rất mới và rất lạ .
Và hôm nay ,tôi đã được đọc bức thư của ngài trên trang Xã Hội Dân Sự
Tôi đặc biệt quan tâm đến bức thư này của ngài bởi lẽ tôi đã tìm hiểu về Ruộng đất Việt Nam một cách có hệ thống nên có thể có một suy nghĩ góp ý với ngài để bài đăng có thêm giá trị hơn và có sức thuyết phục hơn.
Thứ nhất ,ngài nói về ruộng đất và cải cách ruộng đất , tôi chưa có ý kiến ,tuy nhiên nếu như ngài nói đất đai lúc đó là đất tư hữu thì hoàn toàn không hợp lí , đất ruông của Việt Nam từ ngàn xưa và hiện nay sẽ luôn là đất đai thuộc về những người lãnh đạo chính quyền ,thời phong kiến là thuộc về hoàng gia ,thuộc về nhân dân . Nếu như ngài không tin thì tôi có thể chỉ
Bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ (1428 - 33), về sau được định thành quy chế, thực thi trong cả nước vào năm Hồng Đức thứ tám (1477) thời Lê Thánh Tông và tiếp tục duy trì cho đến năm Gia Long thứ hai (1803); có thay đổi ít nhiều và tồn tại đến năm 1945. Nội dung cụ thể của QĐ Hồng Đức: ruộng công làng xã được phân cấp theo định kì 6 năm một lần, do các quan phủ huyện sở tại khám đo đạc và tính toán; ruộng công của xã nào chia cho dân xã ấy; người được chia cấp kể từ quan tam phẩm (11 phần) đến hạng tàn tật cô quả (3 phần); ruộng công được chia gọi là ruộng khẩu phần, không được mua bán, chuyển nhượng; người nhận ruộng đất phải nộp tô thuế và phu dịch cho nhà nước (quan tam, tứ phẩm được miễn). QĐ Gia Long vẫn theo những nguyên tắc trên, thời gian định kì rút xuống còn 3 năm. Thực chất việc thực hiện QĐ là biện pháp nhằm duy trì và bảo vệ ruộng đất công làng xã và là cơ sở kinh tế cho chính quyềnNguyễn.
Vậy cơ sở của quân điền là gì ? Chính là chia ruộng đất bình đẳng . Vậy ruộng đất công ở làng xã chính là nền tảng của phép quân điền cũng như đất toàn dân chính là nền tảng của bình quân ruộng đất ,cải cách ruộng đất . Vậy cải cách ruộng đất được tiến hành trên cơ sở đất đai toàn dân chứ đâu phải đất đai tư hữu thưa ngài .
 Thứ 2 ,ngài nói đến :
Đất đai của người dân do ông cha để lại hoặc tích cóp mua được không còn là của mình nữa, rất vô lý, gây bức xúc.
Vậy tức ngài đang ám chỉ đến việc đất đai địa chủ phong kiến - thực dân là đất đai mà cha ông họ làm ra ,việc chia lại ruộng đất là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân hay không ??? Theo tôi biết ở Bạc Liêu thời Pháp thuộc địa chủ chiếm 2% dân số nhưng lại có đến 95% ruộng đất cũng là tài sản tư hữu được bảo vệ đúng không ??? vậy thì tôi nghĩ ngài khi nhắc đến chữ " tướng " của mình chắc phải nhục lắm vì nhài đã đang tâm cống hiến gần cả cuộc đời để chống lại nhân dân nhỉ ?! Hoang đường ,nếu phủ nhận chia lại ruộng đất ,nếu phủ nhận thành quả của cải cách ruộng đất nếu mong muốn duy trì chế độ đất đai của Pháp mà như tôi nói ,đi ngược lại với truyền thống dân tộc và ước nguyện của nhân dân thì ngài Nguyễn Trọng Vĩnh có được ngồi ở đây mà nói nhàm hay đang làm tá điền cho một điền chủ nào đó rồi ?\
Thứ 3 ngài nói :
Là một nguyên nhân quan trọng đẻ ra tham nhũng tràn lan. Chính quyền từ cấp xã trở lên đều có thể nhân danh “nhà nước” cấp đất, thu hồi đất, bán đất làm giầu.
Ngài nói đến công hữu ruộng đất là nền tảng của tham nhũng . Tôi cảm thấy ngài nói hay như là " Ăn cơm là nền cảng của cái chết " và khuyên chúng ta không ai nên ăn uống gì cả ,chỉ ngồi không hít khí ,mà theo mệnh đề của ngài có lẽ cũng có " hít khí là nền tảng của cái chết " ấy nhỉ . Xin hỏi ngài ,nếu như ruộng đất không được công hữu ,tức không được chia đều cho nhân dân thì  đất đai sẽ tập trung vào thiểu số cá nhân nhỉ . Tôi laiji nghĩ đến sự so sánh giữa Cuba và các quốc gia lân bang . Chúng ta hay thử nhìn Cuba cải cách ruộng đất ,chia ruộng đất với những quốc gia ruộng đất thuộc về thiểu số người xem ở đâu năng suất nông sản cao hơn . Chính quyền hiện nay đã xóa bỏ thuế nông nghiệp ,xóa bỏ thuế cho đất canh tác nông nghiệp , vậy tức nếu như ngài thừa nhận là không cải cách ruộng đất ,công hữu ruộng đất và bình quân ruộng đất ,những địa chủ chẳng có việc gì phải cống hiến cho xã hội trong khi họ vẫn bóc lột người lao động đúng không ? Vậy thì quan điểm của ngìa là ủng hộ thành quả lao động và giá trị lao động của tuyệt đại đa số nông dân Việt Nam hay ủng hộ những người giàu có nhiều ruộng đất ( có thể xảy ra khi không có cải cách ruộng đất và bình quân ruộng đất ) ???

 Thứ 4 ngài nói đến :
  – Có thể nói là tội ác khiến bao gia đình nông dân mất nguồn sinh sống thành cầu bơ cầu bất.
Vâng ,quả thật là tội ác cho trí não bé bỏng của ngài . Ngài Nguyễn Trọng Vĩnh nói câu trên dựa trên quan điểm gì ,hiện tượng gì ??? Hiện tượng xảy ra sau cải cách ruộngđất ư ? Khi đó thì bao nhiều người nông dân đang hăng xay lao động kiến quốc ,chắc tay súng ,vững tay cầy trên những cánh đồng hợp tác xã . Hay gần thời đó hơn khi nông dân vừa được chia ruộng đất ,họ đang lao động miệt mài . Chỉ có 1 loại gia đình li táng ,có 1 loại người lưu vong ,đó là những kler có nợ máu với nhân dân .Còn nếu ngài nói đến xã hội hiện nay khi đất đai được thu lại để xây dựng khu công nghiệp . Vâng ,và họ có tiền đền bù . Nhưng tại sao tiền đền bù đó không cao ??? Đơn giản vì nó là tài sản của toàn dân vag giao cho người đó canh tác ,khi được giao đất họ không mất tiền,vậy làm sao được hưởng tiền khi đền bù . Còn chính những người dân đó ,xin thưa ,hoặc họ phát triển buôn bán ,hoặc học nghề để làm công nhân , đó chính là một hiện tượng hiển nhiên xuất hiện từ lâu rồi ,nhất là khi làm nông không đủ đáp ứng như cầu chi tiêu hằng ngày .
Thứ 5 ngài ủng hộ những kẻ phạm tội
– Là nỗi oán hận chứa chất trong lòng dân, làm mất lòng tin vào lãnh đạo và chính quyền, nếu tiếp tục có thể “tức nước vỡ bờ”, tiếng súng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết là lời cảnh báo.
 Vậy tôi thử hỏi ngài ,ngài có thể biết đọc và còn có thể đọc thì ngài hãy vào blog Tiên Lãng để đọc những bài có liên quan về vấn đề này ,đơn giản vì tôi không cần nói nữa khi đã có quá nhiều bài viết rồi .
Thứ 6 ,tôi khá ấn tượng với đề nghị mà ngài viết
Tôi đề nghị Chủ tịch và các vị đại biểu lắng nghe ý kiến thực của dân, vì lợi ích của dân mà các vị đại diện khi thảo luận Hiến pháp sửa đổi. Cụ thể tôi đề nghị Quốc hội với chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước sửa điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thành “đất đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể.
Tôi có thể cam đoan rằng những câu trên của ngài lấy âm hưởng từ nền kinh tế nhiều thành phần mà chúng ta đã và đang xây dựng . Tuy nhiên ngài hình như không hiểu bản chất vấn đề rồi , tôi hỏi từ 20 năm nay ngìa có tiếp xúc với người nông dân nào không để biết được suy nghĩ và vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay . Vâng ,nó không phải đơn thuần là sở hữu mà nhiều vấn đề khác .
Tôi đã có hân hạnh được đọc một bài khác của tác giả Hồ Nguyễn Quân đề cập đến câu trả lời này :
Trước hết đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là tài nguyên đặc biệt của mọi quốc gia, không những là tư liệu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… mà còn là tài sản quan trọng về quốc phòng, an ninh, phát triển công nghiệp và phục vụ lợi ích công cộng. Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số là nông dân, nguồn sống chủ yếu từ đất đai, sở hữu toàn dân tức là mỗi người dân đều có quyền, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý Nhà nước về đất đai, bảo đảm sử dụng hợp lý, có hiệu quả. điều này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý và phân bổ đất đai, đảm bảo điều tiết quá trình phân phối công bằng, ngăn ngừa khả năng số ít chiếm dụng phần lớn đất đai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận bình đẳng và trực tiếp với đất đai, xóa bỏ tình trạng dùng độc quyền sở hữu đất đai với mục đích bóc lột người sử dụng đất. 
Quy định đất đai là sở hữu toàn dân là cần thiết vì đất đai gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đất đai là xương máu của nhiều thế hệ, cho nên không được lơ là quan điểm "đất đai là sở hữu của toàn dân". Quy định này cũng là sự khẳng định và ghi nhận thành quả cách mạng về đất đai của dân tộc ta. Trên thực tế, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai hiện hành đã bảo đảm cho người sử dụng đất đai, chủ yếu là nông dân có các quyền cần thiết như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, được bồi thường, được lựa chọn hình thức sử dụng đất, quyền sử dụng đất lâu dài, quyền cải tạo, bồi bổ đất đai để khai thác có hiệu quả cho cuộc sống…
Xét về quan điểm khoa học pháp lý về sở hữu đất đai có thể thấy, không có một hình thức sở hữu nào trên thế giới về đất đai có ưu điểm tuyệt đối hoặc nhược điểm tuyệt đối. Ngay ở tại các nước lựa chọn hình thức đa sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân thì vẫn có vai trò của Nhà nước trong việc quản lý, điều tiết đối với sở hữu đất đai. Từ thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định một trong những bài học kinh nghiệm lớn là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc, chế định đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, là nguồn lực quan trọng để phục vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Như vậy, chế định sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta là phù hợp với thể chế chính trị cả về lý luận khoa học cũng như thực tiễn.
 Hồ Nguyễn Quân

=================================================================
Toàn văn bức thư của tướng Vĩnh
Hà Nội, ngày 23/19/2013
Kính thưa Chủ tịch Quốc hội;
Kính thưa các vị đại biểu.
          Nhân dịp Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp, tôi xin đề đạt mấy ý kiến về điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” như sau:
          Nước ta là nước nông nghiệp, 80% dân số là nông dân.

          Trong thời kỳ vận động cách mạng bí mật dưới ách thống trị của thực dân Pháp, Đảng đã nêu khẩu hiệu “Độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cầy”; nhân dân, nhất là nông dân tràn đầy hi vọng, theo sự lãnh đạo của Đảng làm nên Cách mạng tháng 8/1945.
          Trong kháng chiến chống Pháp, năm 1953, Đảng thực hiện giảm tô, tiếp theo chia công điền cho nông dân nghèo. Con em nông dân phấn khởi tự nguyện đi bộ đội giết giặc, (lúc chưa có luật về nghĩa vụ quân sự), hăng hái đi dân công tiếp tế chiến trường, chúng ta mới có chiến thắng Điện Biên Phủ.
          Năm 1955, Cải cách ruộng đất, 1956 phát hiện sai lầm nghiêm trọng, Hồ Chủ tịch tự phê bình công khai đứng ra xin lỗi dân, Tổng Bí thư Trường Chinh từ chức, sửa sai, ruộng đất vẫn là tư hữu.
          Sau khi hoàn thành Độc lập thống nhất, chúng ta chủ trương xây dựng XHCN theo mô hình Stalin, nên Hiến pháp năm 1980 mới ghi “đất đai thuộc sở hữu toàn dân”.
          Do mô hình XHCN Stalin không thích hợp, kìm hãm sản xuất, đời sống nhân dân khó khăn, cộng với đặc quyền đặc lợi của giới lãnh đạo nên Liên Xô tan rã, cả hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ. Điều đó chứng tỏ XHCN kìm hãm xã hội phát triển, không hiện thực, vậy chúng ta vẫn giữ “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” còn có ý nghĩa gì?
          Chính cái điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” mang tính chất tước đoạt, rất vô lý đã là một nguyên nhân sinh ra biết bao tệ hại, tiêu cực.
          – Đất đai của người dân do ông cha để lại hoặc tích cóp mua được không còn là của mình nữa, rất vô lý, gây bức xúc.
          – Là một nguyên nhân quan trọng đẻ ra tham nhũng tràn lan. Chính quyền từ cấp xã trở lên đều có thể nhân danh “nhà nước” cấp đất, thu hồi đất, bán đất làm giầu.
          – Có thể nói là tội ác khiến bao gia đình nông dân mất nguồn sinh sống thành cầu bơ cầu bất.
          – Là nỗi oán hận chứa chất trong lòng dân, làm mất lòng tin vào lãnh đạo và chính quyền, nếu tiếp tục có thể “tức nước vỡ bờ”, tiếng súng của Đoàn Văn Vươn và Đặng Ngọc Viết là lời cảnh báo.
          Tôi đề nghị Chủ tịch và các vị đại biểu lắng nghe ý kiến thực của dân, vì lợi ích của dân mà các vị đại diện khi thảo luận Hiến pháp sửa đổi. Cụ thể tôi đề nghị Quốc hội với chức năng là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước sửa điều “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thành “đất đai gồm đa sở hữu”, có sở hữu nhà nước, có sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể.
          Được thế là công bằng, dân chủ, sẽ loại bỏ những tệ hại, tiêu cực nêu trên đây, tạo được phấn khởi trong nhân dân, khôi phục được một phần lòng tin của dân, góp phần ổn định xã hội.
Kính chào
Nguyễn Trọng Vĩnh

1 nhận xét:

  1. Một kẻ trở cờ như Nguyễn Trọng Vĩnh thì không có ý kiến nào có lợi cho quốc gia, dân tộc và nhân dân cả. Nó chỉ còn đại diện và có lợi cho một nhóm phản bội Đảng, phản bội lại những hy sinh của bao thế hệ những người kể cả các đảng viên trung kiên cũng như toàn dân tộc vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân ta hôm nay.

    Trả lờiXóa

Đi tìm sự thật thực ra là một công việc vô ích vì sự thật sẽ tự tìm đến với chúng ta ,chỉ cần chúng ta có tâm tìm kiếm !
Nguyễn Linh
Bản quyền thuộc về Blog Tìm Lại Sự Thật ,khi đưa lại bài từ blog mong các bạn ghi rõ nguồn !
Bình luận đăng lên phải có chứng cứ rõ ràng ,không nên đăng những thông tin sai sự thật hay những bình luận có nội dung nhục mạ !